Viết thư cho chính mình năm 45 tuổi (14mẫu)

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  1

Thiên đàng, ngày 1/1/2016

Xin gửi lời chào tới anh bạn tương lai của tôi!

Vậy là đã gần bốn tháng kể từ ngày tôi rời xa dương thế. Có lẽ sự từ giã trần thế quá sớm khiến tôi trưởng thành hơn để hôm nay tôi viết bức thư này cho anh. Tôi – bé Aylan Kurdi 3 tuổi người Syria – được cả thế giới biết đến với giấc ngủ vĩnh hằng trên bờ biển Bodrum Thổ Nhĩ Kỳ, viết cho anh – là tôi của tuổi 45 còn sống nơi trần thế.

Nghe có vẻ vô lý anh nhỉ? Tôi đã chết thì làm gì có anh! Nhưng tại sao lại không thể khi mọi thứ đều trong một giấc mơ – cả tôi và anh. Những thiên thần sẽ giúp tôi gửi bức thư này đến anh.

Anh bạn thân yêu! Giờ đây tôi đang ở trên thiên đàng – một thế giới kì diệu lung linh biết mấy. Nơi này chẳng có ngày hay đêm. Mặt trời, vầng trăng và cả những vì sao lấp lánh cùng nhau tỏa sáng, không gian lúc nào cũng trong veo như pha lê. Mẹ và anh trai tôi đang mỉm cười cùng những linh hồn khác. Chúng tôi không có quốc gia, không phải di cư, không phân biệt tôn giáo, không có khủng bố hay bạo lực... Tất cả đều như nhau – những linh hồn bay nhẹ nhõm, thanh thản và bình yên.

Giờ đang là giao thừa. Từ trên đây, chúng tôi có thể ngắm nhìn cả trái đất. Ngắm nhìn những chùm pháo hoa lộng lẫy bung nở trong màn đêm và lắng nghe tiếng chuông ngân vang. Dưới đó là những mảng màu tương phản. Có những nơi rực rỡ trong ánh sáng, lại có những mảng tối im lìm đâu đó. Tiếng chuông lẫn trong tiếng súng, hạnh phúc ở cùng với bất hạnh, thù hận đi liền với tình yêu... Chao ôi, cuộc sống nơi trần thế! Giờ thì tất cả đã quá xa vời.

Anh bạn tuổi 45 ơi, anh còn nhớ chứ! Chúng ta theo cha mẹ chạy trốn khỏi chiến tranh và bạo lực đẫm máu nơi quê nhà Kobani với giấc mơ về "miền đất hứa" ở trời Âu. Vậy mà, giấc mơ ấy chấm dứt chỉ 20 phút sau khi chiếc thuyền khởi hành. Biển dậy sóng, thuyền lật úp, bàn tay bé nhỏ của tôi buông rời tay mẹ. Tôi đã hét lên: "Bố ơi, xin đừng chết!". Tôi đã vật lộn với những con sóng, đã cố bấu víu lấy sự sống mong manh, đã vẫy vùng trong tuyệt vọng. Nhưng đứa bé ba tuổi thì có thể làm gì được giữa biển cả mênh mông trong đêm tối mịt mù? Và rồi... biển cả rộng mở đón tôi vào lòng. Biển cả cũng rất khoan dung khi thay vì nhấn chìm tôi đã đưa tôi vào bờ, nằm yên trên nền cát. Hẳn anh còn nhớ hình ảnh của tôi khi ấy. Bé bỏng. Áo màu đỏ và quần xanh lam. Chân đi giày. Hai tay xuôi theo chiều chân. Tôi nằm yên trên bãi biển. Mặt úp xuống bờ cát hiền hòa như đang say ngủ. Xung quanh, những con sóng vỗ về. Một giấc ngủ dài. Vĩnh viễn.

Hình ảnh tôi được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Họ đã nói những gì? "Thảm họa nhân đạo mang tính toàn cầu", "Biểu tượng của nỗi đau mà người dân Syria phải hứng chịu cũng như nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi nỗi đau ấy" rồi "khiến thế giới câm lặng" hay "thức tỉnh lương tri".

Và người ta còn vẽ lên bức hình tôi đôi cánh của thiên thần. Đây, dĩ nhiên không phải là cách người ta "cường điệu hóa" hay "thi vị hóa" một cái chết. Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Đứa trẻ mãi mãi tuổi lên ba. Tôi và gia đình đã sống sót qua mưa bom bão đạn ở Syria bất ổn, nhưng lại bỏ mạng khi đang trên đường tìm một nơi bình yên khác để sống. Cái chết quá sức đau đớn và quá sức vô lý.

Chao ôi, 3 năm – một cuộc đời! Giá không có chiến tranh và bạo lực; giá tôi được đi trên chiếc thuyền chắc chắn hơn; giá bố mua được cho tôi chiếc áo phao; giá các nước châu Âu mở rộng đường biên giới; giá như... thì có lẽ tôi đã không phải chết!

Giờ thì thân xác tôi đã được trở về nơi quê nhà. Một hành trình trở về đất mẹ gian truân, nhọc nhằn. Nhưng là trở về sau khi đã chết. Trở về cái nơi tôi đã tháo chạy. Trở về chỉ đề nằm dưới lòng đất. Đúng là một kiếp người dạt trôi, một phận người bèo bọt!

Nhưng anh ạ, dù sao thì tôi cũng được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí hàng triệu cái chết khác thì sao? Hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chết vì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được. Một người đồng hương Syria của tôi đã viết thế này trước khi chết chìm anh ạ "Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi visa... mà không hỏi tôn giáo của tôi là gì...". Thế đấy, có những cái chết được người ta xoa dịu. Có những cái chết được người ta tưởng nhớ. Nhưng cũng có cái chết bị bỏ rơi, quên lãng. Chao ôi, chỉ có chết mới hết bất công sao? Hay đến chết cũng chưa hết bất công?

Và từ nơi đây, từ trong đau đớn, tột cùng của một đứa trẻ đã chết, từ trong yên bình, nhẹ nhõm nơi thiên đàng, tôi viết thư cho anh – là tôi, 45 tuổi còn sống nơi trần thế. Anh sẽ hỏi sao không phải một độ tuổi nào khác? Anh bạn, tôi chọn anh – tuổi 45 – là bởi khi ấy ta đã định vị được bản thân trong cuộc đời. Khi tôi 45 tuổi, còn sống – là anh – ta sẽ thế nào nhỉ? Một ông bố? Một công chức bình dân? Hay một nhân vật có khả năng thay đổi thế giới?

Anh biết đấy, Steve Jobs của Apple cũng là con một người di cư. Và ta sẽ sống ở đâu? Trở về quê hương Syria hay ở miền đất hứa trời Âu? Thế giới khi ấy sẽ ra sao? Có như thiên đàng tôi đang sống không? Tuổi 45 ngỡ sẽ đến như một lẽ tự nhiên ư? Không! Có những tuổi 45 mãi mãi chỉ là ước mơ không thành hiện thực. Ai sẽ cho tôi và những đứa trẻ như tôi tuổi 45? Ai sẽ cho chúng tôi cuộc đời? Làm sao để tất cả mọi người đều có tuổi 45, tuổi 55 và hơn thế nữa? Câu hỏi ấy ai sẽ trả lời cho tôi – thưa anh!

Thân ái!

Tôi - là anh từ trên thiên đàng

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  2

Hà Giang, ngày 11 tháng 12 năm 2015

Thư gửi tôi!

Năm nay tôi đã ở tuổi trăng rằm, độ tuổi mà đối với tôi mọi thứ đều hấp dẫn, yêu đời, cuộc sống đầy thú vị và hoài bão.

Ở nơi xa xôi hẻo lánh này, sáng sớm sương mờ giăng đầy núi, đã 8h mà sương vẫn còn dày đặc. Tôi đến trường sương ướt đầy vai áo, sương bám trên mi mắt buốt lạnh, nặng trĩu.

Cách đây 35 năm khi tôi còn chưa ra đời, đất nước tôi khi đó còn khó khăn nhiều lắm. Người dân cơ cực trăm bề, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, khoai sắn còn thiếu thốn, ... đời sống vất vả vô cùng. Ông và cha tôi phải lên rừng đào củ mài, củ nâu, cỏ tranh... để nuôi sống qua ngày.

Và giờ đây, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đất nước tôi đã trở mình vươn lên dần thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và mù chữ. Ở cái bản nhỏ của tôi, trẻ em được vận động đến trường học cái chữ và mỗi học sinh đều được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mỗi năm đều có các nhà hảo tâm đến tận nơi tặng quà, sách vở, quần áo và cả lương thực, thực phẩm... Cuộc sống của dân làng tôi nay đã khấm khá hơn trước rất nhiều.

Ông tôi thường nói với tôi rằng: cuộc sống bây giờ của con sướng hơn ông ngày xưa gấp nhiều lần, sau 35 năm nữa chắc hẳn cuộc sống của con sẽ tốt hơn bây giờ gấp bội. Con hãy cố gắng làm một người công dân tốt, đem hiểu biết của mình về truyền đạt lại cho thế hệ mai sau nghe con. Đừng bao giờ như những người thi Olympia gì gì đó, đi ra nước ngoài học tập rồi quên luôn cả nguồn cội, tổ tiên - Những người đã bỏ biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của mình để cho họ có được ngày hôm nay, ấy vậy mà họ phủi ơn, lại còn buông lời cay đắng. Cháu của ta phải nhớ lời ta dặn: "Uống nước, nhớ nguồn" nghe không.

Ông ơi! Lời ông dạy con luôn luôn ghi khắc trong lòng, hôm nay đây con biên đôi dòng này gửi lại đến 35 năm sau. Dù thế giới có đổi thay, lòng người có thay đổi thì với những lời này con sẽ truyền đạt lại cho thế hệ mai sau lời dạy của ông: "Chim có tổ, người có tông", sống làm dân nước Nam, thác làm ma đất Việt.

Con sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, phấn đấu hết sức mình cho quê hương Hà Giang ngày một phồn vinh, giàu đẹp. Trẻ em được đến trường, chữa bệnh miễn phí, người dân được ấm no, hạnh phúc, nhà cửa khang trang, giao thông thuận lợi, ... Con xin tự hứa với mình rằng: 35 năm sau con sẽ đạt được những mục đích đó. Để không phụ lòng của ông dạy dỗ.

Mong rằng các anh chị bưu điện đừng để lạc mất thư này của em, xin hãy bảo lưu thật kỹ, để sau này em được nhìn lại quá khứ và lời hứa của mình 35 năm về trước. Em xin chân thành cảm ơn!

Tôi của ngày xửa, ngày xưa!

VN, ngày rộng tháng dài năm bao la!

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  3

Chào thầy Hiệu Trưởng,

Có lẽ thầy ngạc nhiên lắm nhỉ? Thầy có biết tôi là ai không? Tôi là quá khứ của thầy đó – quá khứ 30 năm về trước.

Để tôi nhắc cho thầy nhớ nhé! Cũng vào ngày này, tại ngôi trường này – có một cậu học trò ngồi bàn đầu nhưng hay ngủ gật. Cậu ngủ gật đến nỗi viết chữ vào vở mà y như vẽ hàng rào vậy, với những đường dài ngoằn ngoèo thật khó tả. Nhà cậu cách trường 15 cây số, sáng nào đến lớp áo cậu cũng ướt đẫm mồ hôi như vừa mới tắm (vì đạp xe tốc hành). Dù thời tiết có là mùa đông hay mùa hạ thì việc đó cũng không thay đổi.

Cậu rất ghét cái xấu, cái ác, yêu hoà bình, sống chân thật. Cậu mong muốn trở thành một chiến sĩ công an nhân dân để bảo vệ cuộc sống bình yên cho mọi người. Nhưng cậu không thể vì cậu lùn quá, thiếu thước tấc: chiều cao 1,6m không đủ tiêu chuẩn đầu tiên để thi vào trường công an. Thế là cậu ước mơ trở thành một thầy giáo – một thầy giáo dạy văn, mặc dù cậu chuyên ban A (toán – lý – hoá), thế có nghịch lý không? Cậu chỉ chú tâm vào hai ngành nghề trên, không phải là cậu không mến mộ các ngành nghề khác như kĩ sư, bác sĩ, kinh doanh, khoa học... mà tại vì gia cảnh nhà cậu nghèo quá. Mỗi sáng nhịn đói đến trường thì lấy đâu ra tiền mà học những ngành cao siêu ấy. Xác định như vậy là phù hợp với bản thân và gia đình của cậu nhất.

Trải qua muôn vàn khó khăn và cực nhọc thức khuya, dậy sớm. Cuối cùng cậu cũng đã đạt được một chút thành công nho nhỏ: Cậu đã thi đỗ vào Đại học sư phạm với số điểm vừa đủ vì thi vào ban C (văn – sử – địa). Trải qua một thời sinh viên nhịn đói cầm hơi, ăn mì tôm Colusa, rau muống luộc người cậu trở nên thanh mảnh và rất thời trang. Đổi lại 5 năm sư phạm thật nhiều niềm vui, học được nhiều ý nghĩa trên con đường mình đã chọn. Cậu học trò nghèo rớt mùng tơi và có phần nhút nhát ngày nào giờ đã là một thầy giáo trẻ trung, năng động đầy nhiệt huyết. Ra trường với tấm bằng loại khá, thầy được điều động về xã miền núi xa xôi, hẻo lánh giáp giới với nước bạn. Điều kiện trường lớp khó khăn, người dân bản xứ còn nghèo đói nên cũng chưa quan tâm đến việc học hành. Thầy đã đến nhà vận động ba mẹ từng học sinh, giúp bản làng trồng lúa nước, trồng rau quả, chăn nuôi lợn gà, bò heo tập trung, ... Thời gian đầu người dân còn ngờ vực chưa tin thầy lắm, nhưng với tấm lòng tận tuỵ hết lòng với bà con nên dần dà thầy đã chiếm được tình cảm của dân làng nơi đây. Cùng với đội ngũ giáo viên của trường, thầy đã ghi công mình vào việc xoá mù chữ cho dân bản và giúp bản thoát nghèo đói, không còn phá rừng làm rẫy mà trồng rừng để thu lợi nhuận. Với thành tích 10 năm giảng dạy ở non cao nên thầy được đặc cách lựa chọn một trường dưới xuôi mà mình muốn về. Thế là thầy chọn ngay ngôi trường THCS ngày xưa thầy đã học.

Đến đây hẳn là thầy đã nhớ ra tôi là ai rồi chứ? Vâng tôi chính là thầy – thầy là tôi 30 năm sau. Bây giờ cuộc sống chắc hẳn đã khác xưa nhiều lắm rồi thầy nhỉ! Việc dạy và học cũng có nhiều thay đổi phải không thầy? Ngày trước chỉ có phấn trắng, bảng đen, bút mực, vở con Nai chưa bao giờ tưởng tượng ra được con chuột, bàn phím như thế nào, mà giờ thì máy tính, máy chiếu, điện thoại, internet, ... hiện đại quá thầy nhỉ! Đất nước từng ngày thay da đổi thịt, cuộc sống của thầy và gia đình đã tốt hơn trước gấp nhiều lần. Đường sá, trường học, bệnh viện được mở rộng, xây dựng khang trang, sạch đẹp, trẻ em dưới 6 tuổi được chữa bệnh miễn phí, người lao động được đóng BHXH, ... Người dân không còn cảnh thiếu ăn, thiếu mặc như trước nữa. Ngôi trường cũ kĩ trước đây giờ đã được thay bằng một toà nhà mới toanh với 5 tầng đồ sộ và đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy học.

Không biết vợ và các con của thầy như thế nào nhỉ? Vợ thầy có xinh đẹp và đảm đang không? Các con của thầy có ngoan và học giỏi không? Tôi thật sự tò mò và muốn được biết quá. Nếu có thể xin thầy gửi lại cho tôi một bức thư kể về gia đình của thầy hiện tại cho tôi xem với nhé!

Kính chúc thầy và gia đình năm mới được dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Chúc thầy ngày càng có nhiều trò giỏi, tài đức vẹn toàn góp phần dựng xây quê hương, đất nước giàu đẹp, bền vững.

Quá khứ của thầy!

Thư gửi tôi 30 năm sau!

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  4

Văn Vũ thân mến!

Mình vừa mới học bài xong, những phép tính toán, những bài văn làm mình đau đầu quá. Nhưng dù sao thì cũng rất vui khi mình đã hoàn thành được và chuẩn bị sách vở để ngày mai đến trường. Và mình viết thư cho bạn vì tự nhiên mình nghĩ rằng không biết tớ với cậu đang là những chàng trai 15 tuổi này sau 30 năm nữa thì có thay đổi gì không nhỉ? Chắc chắn là có rồi.

Khi 30 năm sau thì tớ và bạn cũng đã 45 tuổi rồi. Lúc đó thì có lẽ cậu cũng đã là một ông bố mà có hai đứa con và một người vợ đảm đang nước. Tớ nhớ lại ước mơ của tớ và cậu mà có thể thành hiện thực, thì chắc chắn rằng cậu cũng giống y như người bố giỏi và vô cùng tài năng của cậu đó là thành một nhà báo luôn biết xông pha. Còn nếu ước mơ thành bác sĩ của tớ thành hiện thực nữa thì cung sẽ vô cùng thú vị đó. Tớ và cậu không ai biết được tương lai sau này, liệu ước mơ của chúng mình có thay đổi theo thời gian và có khi không hoàn thành được. Chẳng biết được lúc đó thế giới này sẽ ra sao? Nhưng Vũ à, tớ lại luôn luôn tin tưởng chúng mình sẽ đạt được ước mơ của mình nếu như mình có được sự nỗ lực không biết mệt mỏi của chúng mình. Cuộc sống cũng sẽ trở nên vô cùng tốt đẹp hơn nữa khi tất cả mọi cá nhân, mọi quốc gia đều luôn hướng về những giá trị thanh bình luôn mang đến những sự hạnh phúc cho con người.

Theo nhiều lần cậu kể thì tớ rất khâm phục bố bạn – một nhà báo luôn luôn tâm huyết. Bất kể những ngày mưa gió, bão bùng hay đêm khuya thì chỉ cần có những tin nổi cộm, những vấn đề nóng bỏng thì cũng phải có mặt ngay để xem xét và đưa tin. Có thể nhận thấy được công việc của bố cậu không bao giờ được định đoạt từ trước mà cứ diễn ra từng ngày một. Thế nhưng bố cậu dường như ngày nào cũng đi lấy tin bởi cuộc sống hiện tại có biết bao nhiêu vấn đề, các tệ nạn xã hội,… Và sau 30 năm nữa thì như nào nhỉ? Mình cũng luôn mong muốn rằng câu sẽ đạt được ước mơ của mình và không vất vả lo lắng như bố của cậu nữa. Bởi vì xã hội luôn luôn yên bình và không có tệ nạn. Thực sự đó cũng là mơ ước của tớ thôi.

30 năm nữa trôi qua tớ nghĩ chắc cậu sẽ không có cơ hội để như ngồi nhậu tùm lum như vậy thôi đâu. Vì tớ cũng luôn mong ước rằng các tiệm bia, rượu sẽ được quy hoạch gọn gàng và sẽ có nhiều hình thức xử lý vô cùng minh bạch, khắt khe. Cũng sẽ chẳng có cơ hội mà nhìn thấy những lái xe khi sử dụng đồ uống có cồn hay vượt đèn đỏ, đi túm năm tụm ba lại đâu. Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao hơn, thế rồi chính hạnh phúc nhiều gia đình sẽ được đảm bảo hơn và không còn tình trạng đổ vỡ và những đứa con như cứ bơ vơ và đánh đập tàn nhẫn. Trên vỉa hè con đường tớ và cậu hay đi học rợp bóng cây xanh nhưng mấy hôm trước lại bị chặt phá đi. Thì 30 năm sau những cái cây đó cũng lại xang mát con đường như vậy. Chúng mình cứ thoải mái đi bộ trên những con đường vắng vẻ sau 30 năm và có cả những đứa nhỏ khi lạc đường cũng được dẫn về tận nhà chứ không nguy hiểm như hiện tại. Hiện tại, tớ và cậu phải đứng đợi bố mẹ đến đón chứ không được đi bộ trên con đường quen thuộc vì bố mẹ dặn và sợ con bị bắt cóc.

Sau 30 năm nữa ta mong thế giới cũng không còn chiến tranh nữa, các quốc gia lúc đó cũng lại tìm được nhiều giải pháp hòa bình hơn để có thể giải quyết mâu thuẫn với nhau. Chúng ta sẽ được sống trong một đất nước có toàn vẹn lãnh thổ, một đất nước luôn yêu chuộng hòa bình,tự do.

Tớ luôn tin tưởng vào tương lại 30 năm nữa, chắc chắn mọi việc sẽ tốt đẹp lên rất nhiều cậu nhỉ? Và bản thân tớ tự nhiên cũng nôn nao đến ngày này 30 năm sau quá cậu à! Hi vọng cuộc sống ngày càng tốt đẹp và đáng sống hơn sau 30 năm nữa.

Chào bạn yêu quý!

Minh Nguyệt

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  5

Minh Quang thân mến!

Bây giờ đã là 10h đêm mà bố chúng ta vẫn chưa về. Bố chúng ta là vậy đấy, thi thoảng lại có buổi bia rượu nhậu nhẹt với bạn bè mà quên đi rằng mẹ vẫn chưa ngủ để chờ bố về. Có hôm mình thấy mẹ đi nằm rồi nhưng trằn trọc không ngủ được, có lẽ vì lo cho bố, vì bố vẫn chưa về. Bình thường mẹ mạnh mẽ là thế, nhưng những khi 1 mình mẹ lại trở nên yếu đuối như vậy đấy.

Tự dưng tớ lại nghĩ đến khi mình 45 tuổi như bố và tưởng tượng ra cậu, liệu rằng cậu sẽ thế nào nhỉ? Chắc khi ấy cậu cũng như bố bây giờ, có bà vợ luôn yêu thương chồng con hết mực như mẹ và 2 đứa con xinh xắn, đáng yêu, thông minh như anh em mình nè. Mình nghĩ rằng, 45 tuổi trông cậu chắc sẽ cao, khỏe hơn bố bây giờ nhỉ? Vì giờ mình rất chăm chỉ tập thể dục mà, tuần 3 buổi tập gym lại thêm đam mê bóng đá nữa thì đó là điều dễ hiểu phải không?

45 tuổi, nếu như mơ ước của tớ thành hiện thực thì có lẽ cậu khi ấy sẽ là 1 doanh nhân thành đạt, có đủ các điều kiện cần thiết để đảm bảo cuộc sống không phải vất vả như bây giờ đâu. Khi ấy, mọi thứ chắc chắn đã thay đổi rất nhiều, nền kinh tế, công nghệ cũng phát triển, chắc chắn cuộc sống của toàn thế giới sẽ trở nên thanh bình và hạnh phúc, đẹp hơn bây giờ rất nhiều. 

Nếu 25 tuổi tớ lấy vợ như bố, thì chỉ cần 10 năm nữa là tớ đã lấy vợ rồi đấy, và khi tớ 45 tuổi như cậu, chắc chắn con cậu cũng tầm khoảng như tớ bây giờ. Tớ thích có em gái lắm, có em gái chắc sẽ vui hơn cậu nhỉ, chứ như tớ bây giờ chỉ có em trai là Minh Quân thôi, 2 đứa lại trạc tuổi nhau nên cũng hay gây chuyện lắm nhiều khi cũng khiến bố mẹ đau đầu. Nhưng 45 tuổi như cậu, tớ nghĩ là tớ sẽ có ít nhất 1 cô con gái xinh đẹp, chắc chắn cậu sẽ chiều con gái lắm đấy. Vì tớ đã từng ước rằng sau này tớ có con gái tớ sẽ yêu chiều con gái rất nhiều mà.

Thời tiết dạo này thất thường lắm cậu à, đợt này đang trong đợt nắng nóng đỉnh điểm, nhà mình đang ở hiện tại nóng lắm nên mình rất khó chịu, có khi ngồi học bài mà mồ hôi mình cứ mướt mát hết ý. Nhưng với sự nỗ lực của tất cả mọi người, cùng với sự phát triển của xã hội mình tin rằng sau 30 năm nữa khi mình như cậu chắc chắn sẽ không còn phải gặp những cảnh này đâu. Khi ấy chắc nhà nhà đều đã có đầy đủ tiện nghi, điều hòa mát lạnh, trời nắng hay mưa cũng không còn là vấn đề nữa đâu cậu nhỉ.

Cậu biết không, bức xúc nhất là cái cảnh trời nắng nóng chang chang, mà gặp phải cảnh tắc đường dài, hơi nóng ở đường bốc lên mới kinh khủng làm sao…Cái cảm giác ấy chắc 30 năm sau cậu sẽ không được cảm nhận nữa đâu. Khi ấy chắc chắn giao thông đã được quy hoạch khoa học và hợp lý hơn, ý thức của mọi người cũng sẽ tăng lên rất nhiều, không còn tình trạng chen chúc, lấn đường, vượt đèn đỏ như hiện tại. Mình hình dung, 45 tuổi như cậu ra đường sẽ chỉ toàn là hình ảnh những hàng xe ô tô thẳng tắp như phim hàn quốc ý, xe máy sẽ chỉ còn loáng thoáng một vài chiếc trên đường…

Tớ nghe thấy tiếng xe máy của bố về đến cổng rồi, tớ ra đón bố đây. Hi vọng lúc này ở tương lai, khi cậu lật dở đọc được lá thư này của tớ cậu sẽ phải kinh ngạc vì khả năng dự đoán như một nhà tiên tri vĩ đại của tớ.

Cuối cùng, chúc cậu 45 tuổi luôn mạnh khỏe, hạnh phúc bên gia đình thân yêu của mình!

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  6

Thư gửi tôi của 30 năm sau!

Thời gian trôi thật là nhanh phải không? Năm ấy, chúng ta còn trẻ, còn là một cô bé vô tư, hồn nhiên và yêu đời. Chúng ta đã học thật say mê và cũng chơi thật hết mình để không phí hoài tuổi trẻ. Tớ và cậu, chúng ta đã cùng nhau cố gắng để có được một Nhã Đan của ngày hôm nay. Tớ không dám chắc cuộc sống bà cô Nhã Đan 45 tuổi có thực sự hạnh phúc và hoàn mĩ như những gì mà cô bé Nhã Đan 15 tuổi là tớ đang tưởng tượng hay không. Thế nhưng tớ tin với những gì mà tớ đã nỗ lực cố gắng như hôm nay thì chắc hẳn cuộc sống của cậu đang rất tốt đẹp, Nhã Đan tuổi 45 ạ. Và thật cảm ơn vì cậu đã luôn giữ lá thư này bên mình và đọc nó vào lúc này, thời điểm chúng ta đã giao ước, là ngày sinh nhật cậu tròn 45 tuổi.

Lý do tớ chọn thời điểm này là vì tớ đã tưởng tượng rằng năm 45 tuổi cậu đã có một cuộc sống viên mãn. Đây nhé, năm 18 tuổi, chúng ta tốt nghiệp cấp 3 và bước vào kì thi tuyển sinh Đại học đầy cam go. Cậu biết đấy, vì mục tiêu trở thành luật sư nổi tiếng mà tớ đã và nỗ lực không ngừng nghỉ. Nếu cậu quên thì để tớ nhắc lại cho cậu nhớ nhé, mẹ của chúng ta vẫn thường nói tớ chỉ giỏi cãi. Hihi, mỗi lần mẹ nói như vậy là ông bà hay bênh tớ lắm, bảo mẹ ngày xưa cũng vậy. Giỏi cãi thì trở thành luật sư là đúng rồi. Tớ tin với sự nỗ lực của tớ ngày hôm nay thì tớ đã đỗ vào trường Luật và cậu thì đang bận rộn với những vụ kiện đình đám. Cậu hẳn đã bào chữa thành công cho nhiều bị cáo rồi đúng không?

Tớ đã tưởng tượng rằng năm 23 tuổi cậu tốt nghiệp đại học, sau đó học thêm 2 năm nữa để trở thành luật sư và lấy chồng. Chồng của cậu là một người đàn ông thành đạt, giỏi giang, vui tính và luôn hướng về gia đình như bố của chúng ta. Cậu cũng biết là tớ thần tượng bố mà. Bây giờ hẳn bố mẹ đã già lắm rồi phải không cậu? Bố mẹ cũng ngoài 70 tuổi rồi mà. Tớ hi vọng rằng bố mẹ vẫn khỏe mạnh. Không biết mẹ có còn thích hát không chứ bây giờ bố lúc nào cũng chỉ thích ngồi nghe mẹ hát. Tớ đang tưởng tượng hai cụ già ngồi tựa vào nhau và hát cho nhau nghe, thật tình cảm nhưng cũng buồn cười cậu nhỉ.

Nếu đúng như dự tính của tớ là năm 27 tuổi cậu sẽ sinh con đầu lòng mà lại sinh đôi một trai một gái thì bây giờ con của chúng ta đã 18 tuổi rồi, sắp sửa thi đại học rồi. Con gái chắc sẽ xinh giống tớ và cậu còn con trai thì đẹp như bố của nó. Hai đứa chắc là học giỏi lắm vì chúng ta học cũng không đến nỗi nào mà. Tớ không tưởng tượng con chúng ta sẽ thi trường gì, ra làm gì bởi vì đó là quyền của chúng. Như tớ và cậu, bố mẹ đã cho chúng ta quyền tự quyết trong mọi chuyện mà.

Thành phố của chúng mình bây giờ chắc đã thay đổi nhiều cậu nhỉ. Giao thông hẳn đã hiện đại hơn nhiều, không còn cảnh tắc đường và khói bụi nữa. Những dự án đường sắt trên cao cũng đã đi vào hoạt động nhiều năm rồi. Bây giờ giao thông đi lại chắc là nhanh chóng lắm. Tớ nhớ mẹ kể trước đây đi ô tô từ Hà Nội và Vinh mất tới 7 tiếng đồng hồ nhưng bây giờ có tàu điện ngầm rồi chắc chỉ mất khoảng 30 phút là tới nơi. Cậu có ô tô, thỉnh thoảng lái xe đưa bố mẹ đi dạo nhé. Bố mẹ của chúng mình đã vất vả nhiều rồi, những năm tháng tuổi già hãy chăm sóc bố mẹ chu đáo một chút.

Tới đây thư cũng đã khá dài rồi. Cũng đã đến giờ tớ đi ngủ, mai còn dậy đi học nữa. Vài dòng thư ngẫu hứng gửi cho cậu, cho chính tớ của năm 45 tuổi để sau này đọc lại, cậu nhớ về thời thanh xuân đã qua của mình. Tớ hứa sẽ sống thật ý nghĩa để cậu có nhiều kỉ niệm đẹp sau này.

Ký tên

Nhã Đan năm 15 tuổi

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  7

VN, ngày 28 tháng 10 năm 2015

Ngài Nobi thân mến!

Đêm nay, không gian mát mẻ, trời lạnh se se, ánh trăng thu tròn vành vạnh soi sáng vào tận bàn học của tôi. Tôi đang nghĩ tới ngài nên đặt bút viết vội vài dòng gửi đến ngài đây.

Ngài Nobi, ngài có khoẻ không? Là một Đại tướng cai quản sự an nguy cho toàn thế giới, chắc hẳn công việc của ngài rất bận. Tôi sẽ rất vui nếu ngài dành chút thời gian quý giá để đọc lá thư này của tôi.

Ngài Nobi kính mến! 35 năm qua, với sự cố gắng không mệt mỏi của ngài cộng với tài năng thiện xạ thiên bẩm, ngài đã đạt được thành công như mình mong đợi. Ca sĩ Chaien bây giờ cũng phải kiêng nể ngài 10 phần, không còn dám bắt nạt ngài nữa rồi. 

Vài năm trở lại đây, công nghệ càng ngày càng phát triển, một số nước giàu lên nhanh chóng. Bọn cầm quyền ra sức chế tạo vũ khí, đạn dược, chất độc hoá học, vũ khí hạt nhân, vũ khí huỷ diệt hàng loạt, … nhằm củng cố vị trí và thống trị toàn thế giới. Đẩy nhân loại vào chỗ chết chóc, đau thương, lầm than, đói khổ, …và làm nô lệ cho chúng suốt đời. Một số kẻ trở nên tàn bạo, nham hiểm, độc ác, … tàn sát đẫm máu những ai không nghe lời chúng. Trái đất sẽ bị huỷ diệt trong nay mai khi các thế lực thù địch với nhau không ngừng gây hấn, khiêu khích để đạt được mục đích, bóng ma chiến tranh toàn cầu đang dần dần hiện hữu.

Với tầm nhìn biết trước tương lai của chú mèo máy Doraemon – Người bạn trung thành của ngài, với vô vàn bảo bối thần kỳ cùng với những người bạn thân, đã trợ giúp ngài hoá giải thành công vấn nạn cho loài người và trừng trị thích đáng những kẻ xấu xa đó. Tôi thật cảm kích ngài biết bao. Ngài biết không? Lòng dũng cảm, sự nhân hậu của ngài thật đáng quý, đáng trân trọng. Hành tinh này thật may mắn khi có ngài là thủ lĩnh an ninh tối cao toàn cầu – Đại tướng siêu nhân Nobi.

Tôi tin rằng với tấm lòng vị tha, nhân ái của mình ngài sẽ quản lý nền an ninh thế giới thật tốt. Không một thế lực, một quốc gia hoặc cá nhân nào có thể bành trướng, ngang tàng, coi thường luật pháp Quốc tế nữa. Mọi tệ nạn sẽ không còn, các bệnh nan y sẽ được chữa khỏi,… Trái đất sẽ mãi được bình yên, xanh thắm màu sắc thiên nhiên, động thực vật phong phú đa dạng, con người sống chan hoà và yêu thương đồng loại.

Cuối cùng, cho tôi gửi lời cảm ơn đến chị Xuka, người vợ xinh đẹp, chịu thương, chịu khó đã không quản gian lao, vất vả sinh cho ngài một đứa con dễ thương, ngoan ngoãn – Nobisuke. Chúc con mau ăn chóng lớn nối nghiệp cha nhé!

Chúc ngài vạn sự an lành!

Nobi của 35 năm về trước.

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  8

Chào thủ lĩnh Xà Nu! 

Mới đây thôi thủ lĩnh còn là một cây Xà Nu con cháu chít.Vậy mà giờ đây sau 45 năm thủ lĩnh đã là một cây Xà Nu cao to, thân hình thẳng tắp, những cánh tay vạm vỡ vươn lên cao che chở cho dân làng. 

Thủ lĩnh còn nhớ lời dạy của ông nội không? Ông nội đã nhắn nhủ rằng: Ngày xưa bom đạn ác liệt lắm, nhờ có các ông, các bác chở che mà dân làng Xô Man được an toàn chống lại những làn đại bác dã man của địch. Thế hệ cha anh đi trước đã chịu quá nhiều mất mát vì chiến tranh, những hậu quả do chiến tranh để lại thật bi thảm và dai dẳng. Do đó ông dạy chúng ta ở đời phải sống nhân hậu, có đạo đức, giúp người, giúp đời, đừng hung hăng, cậy quyền, cậy thế, cậy mạnh mà bắt nạt, ức hiếp người ta. Đừng bao giờ đem vũ khí đi gieo rắc nỗi ám ảnh đau thương cho nhân loại dù là cùng nòi hay khác giống. Dân rừng nào cũng là cây, cũng dòng máu như chúng ta, hãy sống đoàn kết và giúp đỡ nhau Xà Nu cháu nhé!

Vâng! Ông ơi, lời dạy của ông con không bao giờ dám quên và tự hứa với mình: Con – Một cây Xà Nu trí, dũng song toàn sẽ làm hết sức mình để bảo vệ cho giống nòi được bình yên, hạnh phúc, sống một cuộc sống đầy niềm vui và tiếng cười. Và giờ đây sau 45 năm miệt mài phấn đấu, những thành quả cho chí hướng con đã chọn thật ngọt ngào biết bao: 

- Rừng Xà Nu đã trở thành một khu rừng kiểu mới: Không có phá rừng, không có ô nhiễm, không có khói bụi, … hậu quả do thiên tai đã giảm nhẹ đi rất nhiều và còn có thể tích trữ nguồn nước ngọt quý giá cho muôn loài.

- Rừng Xà Nu là một khu rừng không có chiến tranh, không có phạm pháp, không có bệnh dịch, truyền nhiễm và nan y. Xã hội của rừng là một xã hội thượng tôn pháp luật, pháp luật là chuẩn mực cho nếp sống của rừng.

- Nền giáo dục của rừng Xà Nu là một nền giáo dục nhân văn sâu sắc, đề cao tình thương, nhân ái và trong sạch. Những cảnh như trẻ cầm sách ngược, ngồi nhầm lớp,  bạo hành trẻ mầm non, đến trường bằng đu dây hay bao ni lông… đã là dĩ vãng.

- Cuộc sống của dân làng Xô Man là cuộc sống no cơm ấm áo. Đầy đủ tiện nghi với nguồn năng lượng mặt trời vô tận rất sạch sẽ và dồi dào.

45 năm qua con phải cố gắng học, làm việc thật tốt và không ngừng quảng bá đến mọi loài cây trên thế giới hiểu về xây dựng cuộc sống bền vững cho tương lai tươi đẹp của giống nòi.

Xà Nu bé nhỏ ơi! Hãy cố gắng thực hiện ước mơ nhé! Hành trình đến tương lai còn xa và nhiều chông gai thử thách lắm. Nếu sau 45 năm mà Xà Nu chưa hoàn thành mục tiêu đã chọn thì cũng đừng buồn nhé! Sẽ có một Xà Nu khác tiếp bước trên con đường mà bạn đã đi.

Chúc Xà Nu vững tin và thành công!

Thân ái!

Tôi của 45 năm trước!

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  9

Nam thân mến!

Tháng 12 trời mưa rả rích, sắp tới Noel rồi mà đâu đó trên thế giới này, vẫn còn đang chìm đắm trong những vấn đề nóng rát như: chiến tranh, khủng bố, bệnh dịch, ô nhiễm và đói nghèo, … thật là tội lỗi.

Mình mới vừa rót một ly trà nóng, nhâm nhi vài ngụm và miên man trong những suy nghĩ không đầu, không cuối. Thôi thì viết đôi dòng gửi đến 35 năm sau để giải bày cùng bạn đây!

 Khi bạn nhận lại lá thư này, chắc hẳn thế giới đã đến năm 2060 rồi phải không? Khi đó có lẽ bạn đã là ông bố hai con rồi nhỉ? Thế giới, cảnh vật, xã hội và con người có gì thay đổi không?

 Để mình tưởng tượng xem nhé!

- Với sự nóng lên toàn cầu nhanh chóng như hiện nay (tháng 12 rồi mà chẳng thấy lạnh như mọi năm) thì có lẽ đến khi đó băng vĩnh cửu ở hai đầu cực đã tan hết rồi nhỉ?

 - Với những ống khí thải khổng lồ của các nhà máy, đêm ngày nhả khỏi không ngừng thì đến khi đó bầu trời chắc là ngột ngạt và u tối lắm!

 - Thiên tai, hạn hán, cháy rừng xảy ra thường xuyên phải không? Nước ngọt trở thành thứ nước thánh quý giá mà có vàng cũng không mua được.

 - Hiện nay lòng tham của con người không có đáy … có lẽ đến khi đó nó sẽ như hố đen của vũ trụ ấy nhỉ? Cuốn nhân loại vào vòng chiến tranh, khủng bố, máu chảy thành sông, xương phơi đầy đồng. Các bệnh dịch, truyền nhiễm được thời phát triển và nhanh chóng lây lan ra toàn cầu …

 Hic hic … có lẽ mình quá viễn vông rồi. Con người là loài động vật thông minh nhất thế giới mà, sao có thể để chuyện kinh khủng đó xảy ra được chứ?

 Có lẽ, vì thấy được tương lai như vậy, nên loài người đã bắt đầu ý thức cao độ về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên tự nhiên, xây dựng xã hội nhân hoà, bảo đảm an ninh trật tự. Mọi người ai cũng ý thức được việc làm của mình, nên đã tạo cho trái đất trở thành hành tinh đáng sống nhất trong vũ trụ.

 Con người đã tìm ra được nguồn năng lượng “điện từ đảo cực” thay thế cho xăng dầu, chiếu sáng bằng năng lượng sinh học rất an toàn mà không gây nóng cho trái đất.

Hệ thống y tế, giáo dục được hoàn thiện. Con người được học tập và chữa bệnh trong môi trường trong sạch, lành mạnh.

Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước được bảo tồn và phát triển. Động thực vật phong phú đa dạng, cây cối xanh tươi, không khí trong lành, mát mẻ. Tuổi thọ của con người được nâng lên đáng kể .v.v…

Đó mới là những điều thực tế ở năm 2060 phải không? Chúng ta hãy cùng chung tay kết nối thông điệp sống còn này với mọi người, để cùng làm nên điều tuyệt vời đó nhé!

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, ấy vậy mà đã 35 mùa xuân đi qua, tuổi đời càng thêm chồng chất. Tóc xanh giờ đã pha sương lốm đốm bạc, trải qua muôn vàn hỉ - nộ ái - ố trong cuộc đời. Mình nhận ra rằng làm một người dân bình thường, sống một cuộc sống bình thường, hẳn là rất hạnh phúc và viên mãn. Mình cũng không ao ước gì hơn ngoài điều đó.

Mong rằng đến khi ấy lịch sử sẽ sang một trang mới, trái đất sẽ yên bình, nhân loại sẽ được bình yên. Mọi người ai cũng có cơm no áo ấm, sống trọn vẹn một cuộc đời vui tươi và an lạc.

 Đôi điều trăn trở và gửi gắm trong thư này cho bạn. Hi vọng bạn sẽ nhận lại được ở tương lai.

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  10

Thân gửi bạn năm 2045!

Hôm nay mình viết lá thư này gửi bạn, chắc hẳn bạn đang thắc mắc không biết mình là ai có đúng không? Đôi lời giới thiệu về bản thân, mình là một cô bé 15 tuổi đến từ quá khứ, nói cụ thể một chút thì mình hiện đang sống ở năm 2015. Các bạn có muốn biết mình đang sống ở một đất nước như thế nào không? Nó như các cuộn phim tư liệu cũ kĩ mà các bạn xem, con người không thể bay, cũng như không có các khả năng phi thường khác.

Ngày nay, con người ở thời đại của bạn cùng với công nghệ, kinh tế cũng như xã hội đã phát triển hơn trước nhiều. Dần xuất hiện nhiều thêm các loại phương tiện, các loại máy móc tiên tiến. Và hơn thế nữa, ước mơ trở thành 1 cường quốc công nghiệp lúc bấy giờ cũng đã trở thành hiện thực. Để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, các nhà nghiên cứu đã áp dụng và biến đổi các dạng năng lượng như gió, ánh sáng mặt trời, nhiệt,… trở thành các năng lượng có ích, thật thú vị phải không bạn, một giải pháp khá là khả thi! Nói thì nói vậy thôi, một đất nước văn minh, tiến bộ chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài.." Năng lượng kia phải chăng tự dưng mà có.. Không! nó sẽ mất đi nếu như ta không biết cách giữ gìn!" Tận dụng nguồn năng lượng ấy là rất tốt nhưng hiện tại bây giờ nó đang dần mất đi và hơn thế nữa, nó sẽ mất mãi mãi nếu chúng ta cứ mãi khai thác mà không có các biện pháp tái tạo lại nó. Ở độ tuổi của mình chắc các bạn từng học và biết thế nào là năng lượng tái sinh năng lượng không tái sinh, năng lượng vĩnh cửu. Nói vòng quanh từ nãy đến giờ thì mục đích mà mình hôm nay mình viết lá thư này chỉ vì muốn gửi tới các bạn 1 thông điệp: ` Những điều hôm nay, ngay lúc này các bạn đang làm hãy dùng 5 giây mà suy nghĩ về sau này,để rồi hình dung xem hậu quả trong tương lai, bạn nhá! `Đất nước bạn giàu hơn ta, tại sao thế? Đơn giản chỉ là họ biết họ đang làm gì..mình chỉ nói đến đây thôi, mình chỉ muốn nói với bạn rằng đất nước ta phát triển thì nước bạn còn hơn ta nhiều, vậy thì tại sao ta lại không cố gắng hơn nữa để đưa đất nước ta ngày một đi lên, các bạn trẻ, chúng ta làm được mà. Ngoài phố thì nhìn đâu cũng toàn là những tòa nhà cao tầng, những tòa nhà chọc trời cao vun vút, ngoài phố thì dày đặc cả ô tô,.. mọi người giờ đây cũng dường như ý thức hơn được việc phải tự họ bảo vệ chính họ và họ đang rất cố gắng phục hồi lại những gì trong quá khứ mà các bạn đã gây ra, từ việc không ngừng khai thác mong được vụ lợi từ cả đóng kho khoáng sản, kim loại quý giá trước kia; chặt cây xanh phá rừng, làm ảnh hưởng đến bầu khí quyển. Nghe này các bạn trẻ, chúng ta hãy chung tay vì 1 đất nước trong sạch nhé! Một lá thư từ quá khứ gửi đến tương lai, mình mong rằng các bạn hãy cố gắng bảo vệ nguồn năng lượng mà các bạn đang có vì chúng hữu ích chứ hoàn toàn vô hại. Nào, bắt tay ngay từ bây giờ từ việc làm nhỏ thôi, là việc tiết kiệm điện. Sử dụng điện theo nguyên tắc bốn đúng: đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu.

Đã có không ít những biện pháp được đưa ra để tiết kiệm nguồn điện, từ việc sử dụng các dạng đèn led, thậm chí, hiện tại nơi mình ở, còn hạn chế sử dụng nguồn điện bằng cách tránh việc sử dụng đèn đường thay vào đó là sử dụng các loại vạch kẽ đường biết tự phát sáng vào ban đêm. Việc xanh hóa môi trường cũng là một trong những nhu cầu mà các bạn phải làm. Song, tất cả chúng ta, không kể cả hiện tại lẫn quá khứ và cả tương lai, đơn giản thôi, cùng nhau tạo dựng, xây dựng nguồn năng lượng mới cho đất nước. Mọi việc các bạn làm hôm nay, sẽ có ảnh hưởng này, Bạn đừng quên điều đó!

Tôi của 45 năm về trước.

Chào!.

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  11

Hà Giang, ngày 11 tháng 12 năm 2015

Thư gửi tôi!

Năm nay tôi đã ở tuổi trăng rằm, độ tuổi mà đối với tôi mọi thứ đều hấp dẫn, yêu đời, cuộc sống đầy thú vị và hoài bão.

Ở nơi xa xôi hẻo lánh này, sáng sớm sương mờ giăng đầy núi, đã 8h mà sương vẫn còn dày đặc. Tôi đến trường sương ướt đầy vai áo, sương bám trên mi mắt buốt lạnh, nặng trĩu.

Cách đây 35 năm khi tôi còn chưa ra đời, đất nước tôi khi đó còn khó khăn nhiều lắm. Người dân cơ cực trăm bề, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, khoai sắn còn thiếu thốn,… đời sống vất vả vô cùng. Ông và cha tôi phải lên rừng đào củ mài, củ nâu, cỏ tranh… để nuôi sống qua ngày.

Và giờ đây, sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đất nước tôi đã trở mình vươn lên dần thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và mù chữ. Ở cái bản nhỏ của tôi, trẻ em được vận động đến trường học cái chữ và mỗi học sinh đều được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mỗi năm đều có các nhà hảo tâm đến tận nơi tặng quà, sách vở, quần áo và cả lương thực, thực phẩm… Cuộc sống của dân làng tôi nay đã khấm khá hơn trước rất nhiều.

Ông tôi thường nói với tôi rằng: cuộc sống bây giờ của con sướng hơn ông ngày xưa gấp nhiều lần, sau 35 năm nữa chắc hẳn cuộc sống của con sẽ tốt hơn bây giờ gấp bội. Con hãy cố gắng làm một người công dân tốt, đem hiểu biết của mình về truyền đạt lại cho thế hệ mai sau nghe con. Đừng bao giờ như những người thi Olympia gì gì đó, đi ra nước ngoài học tập rồi quên luôn cả nguồn cội, tổ tiên – Những người đã bỏ biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của mình để cho họ có được ngày hôm nay, ấy vậy mà họ phủi ơn, lại còn buông lời cay đắng. Cháu của ta phải nhớ lời ta dặn: "Uống nước, nhớ nguồn" nghe không.

Ông ơi! Lời ông dạy con luôn luôn ghi khắc trong lòng, hôm nay đây con biên đôi dòng này gửi lại đến 35 năm sau. Dù thế giới có đổi thay, lòng người có thay đổi thì với những lời này con sẽ truyền đạt lại cho thế hệ mai sau lời dạy của ông: "Chim có tổ, người có tông", sống làm dân nước Nam, thác làm ma đất Việt.

Con sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, phấn đấu hết sức mình cho quê hương Hà Giang ngày một phồn vinh, giàu đẹp. Trẻ em được đến trường, chữa bệnh miễn phí, người dân được ấm no, hạnh phúc, nhà cửa khang trang, giao thông thuận lợi,… Con xin tự hứa với mình rằng: 35 năm sau con sẽ đạt được những mục đích đó. Để không phụ lòng của ông dạy dỗ.

Mong rằng các anh chị bưu điện đừng để lạc mất thư này của em, xin hãy bảo lưu thật kỹ, để sau này em được nhìn lại quá khứ và lời hứa của mình 35 năm về trước. Em xin chân thành cảm ơn!

Tôi của ngày xửa, ngày xưa!

VN, ngày rộng tháng dài năm bao la!

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  12

Quang Anh thân mến, 

Bây giờ đã là 10h đêm rồi, và bố chúng ta vẫn chưa về. Chuyện này cũng không lạ lắm đối với nhà mình, nếu như không phải hôm nay là ngày tớ tròn 15 tuổi. 

Tớ đang ngồi nghĩ về 30 năm sau, khi tớ 45 tuổi, bằng tuổi bố bây giờ và tưởng tượng ra cậu. Chẳng biết khi đó cậu sẽ là một ông trung niên bệ vệ hay cũng "ốm nhách" như bố chúng mình hiện giờ nhỉ?

45 tuổi, có lẽ cậu cũng đã là một ông bố của hai đứa con rồi. Nếu mơ ước của tớ giờ thành hiện thực, thì cậu cũng giống bố, sẽ là một nhà báo luôn "xông pha". Không biết lúc đó thế giới này sẽ ra sao? Nhưng tớ thì tin, với sự nỗ lực không mệt mỏi của tất cả mọi cá nhân, mọi quốc gia, thì thế giới lúc ấy sẽ thanh bình, hạnh phúc, xanh, đẹp hơn bây giờ rất nhiều. 

Những ngày này, bố mình suốt ngày về muộn. Đa phần là bố phải trực "tin nóng" (như lời bố nói) nghĩa là những tin tai nạn, sự cố xã hội đặc biệt, rơi máy bay ở đâu đó hay một vụ bắt cóc trẻ em.... Đôi khi, bố về muộn vì phải đi uống bia cùng bạn bè. Hà Nội giờ đầy rẫy bia hơi vỉa hè, có khi bố đang đi đường gặp một người bạn là cũng có thể rủ nhau tạt vào "làm" vại bia, không cần có kế hoạch trước.

30 năm nữa, tớ nghĩ chắc cậu sẽ không có cơ hội nhậu tùm lum như vậy, bởi vì các tiệm bia, rượu sẽ được quy hoạch gọn gàng với những ràng buộc khắt khe như không được lái xe khi sử dụng đồ uống có cồn, không uống quá 10h đêm... chẳng hạn. Hạnh phúc nhiều gia đình sẽ được đảm bảo hơn, ít nhất sẽ không có những đứa trẻ chờ bố về muộn trong ngày sinh nhật. Vỉa hè Hà Nội sẽ được trồng cây xanh, lát gạch sạch sẽ để dành cho người đi bộ. 

Cậu cũng không phải về muộn quá nhiều bởi những tin cướp, giết, hiếp, bắt cóc... vì xã hội an lành hơn rất nhiều, hoặc cậu sẽ chọn những mảng đề tài yên ắng hơn. Thế giới cũng không còn chiến tranh nữa, các quốc gia tìm được nhiều giải pháp hòa bình hơn để giải quyết mâu thuẫn với nhau. Tất nhiên lúc ấy, nếu cậu là phóng viên mảng quốc tế chẳng hạn, thì có thể cậu sẽ chẳng có những tin chiến sự nóng bỏng, nhưng bù lại, cậu sẽ có những tin tức đời sống, chỉ dẫn... mà bạn đọc lúc ấy lại đặc biệt quan tâm như du lịch, khám phá, lịch sử.... 

30 năm nữa, có thể vào lúc sinh nhật mình cậu chẳng ở Việt Nam mà đang cùng gia đình du hí một mảnh đất nào đó tận châu Âu, châu Mỹ, thậm chí Nam Cực, mặt Trăng.... vì thế giới lúc ấy đã nhỏ bé lắm rồi, hơn nữa hòa bình khiến cho các đất nước mở rộng cánh cửa đón khách nên việc đi từ quốc gia này đến quốc gia khác rất dễ dàng. Khoa học kỹ thuật lúc ấy có lẽ cũng vượt trội hơn hẳn bây giờ, và mặt trăng hay sao Hỏa không còn là mơ ước quá cao xa đối với chúng ta. 

Cậu nhớ không, khi 15 tuổi, ta từng nghĩ nếu không là nhà báo, ta sẽ là một nhà thực vật học. Tớ đồ rằng với nỗ lực giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, giảm hiệu ứng nhà kính, tăng số cây xanh trồng trên trái đất của Việt Nam và các quốc gia khác, 30 năm nữa trái đất của chúng ta sẽ xanh hơn nhiều. Nhiều cánh rừng nguyên sinh sẽ được mở rộng. Nhiều chủng cây có thể được lai tạo. Băng ở Bắc Cực, Nam Cực có thể sẽ dày lên, trái đất dừng việc bị ấm lên. Biết đâu, cậu lại tạo ra được một giống cây mới đặc biệt hữu ích với hệ sinh thái thực vật, là niềm tự hào của vợ con. 

Ồ, hình như bố về. Bố đang kêu mệt vì cuối ngày mà vẫn tắc đường. Tớ lại nghĩ ra một điều tuyệt vời nữa của 30 năm sau: chắc chắn Hà Nội sẽ không còn tắc đường nữa cậu nhỉ. Giao thông được quy hoạch khoa học và hợp lý hơn, các phương tiện tân tiến hơn, thậm chí có khi phát triển cả các phương tiện hàng không cá nhân kiểu những chiếc thảm bay, xe máy bay.... Và đặc biệt, tớ nghĩ rằng 30 năm nữa, ý thức của mọi người sẽ tăng lên rất nhiều, không còn chen nhau, lấn đường, vượt đèn đỏ....

Mọi việc sẽ tốt đẹp lên rất nhiều cậu nhỉ, tớ tự dưng nôn nao đến ngày này 30 năm sau quá. Những con người tốt đẹp lên chắc chắn sẽ mang đến những gia đình hạnh phúc hơn, xã hội tử tế hơn và trái đất an lành hơn. 

Tớ ra đón bố đây. Liệu tớ có viển vông quá không khi cho rằng lá thư này sẽ đến được tay cậu nhờ vào sự tiến bộ không ngờ của ngành bưu chính? Họ sẽ đưa được những bức thư xuyên thời gian, sẽ kết nối được suy nghĩ xuyên thời gian như kiểu thần giao cách cảm?...

Hy vọng lúc này ở tương lai, khi cậu lật giở lá thư này ra, nó sẽ khiến mọi người bất ngờ vì khả năng dự đoán như nhà tiên tri của mình. 

Chúc mừng sinh nhật cậu! Chúc cậu 45 tuổi hạnh phúc với mọi thứ trong cuộc sống của mình!

Quang Anh

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  13

Xứ sở tình thương, ….

Nhà văn Andersen kính mến!

Ông còn nhớ cháu chứ? Cháu là “ Cô bé bán diêm” trong truyện ngắn cùng tên của ông đây ạ, cô bé nghèo khổ phải dò dẫm lê bước trên tuyết giữa mùa đông lạnh giá và từ giã cuộc sống trong một đêm Giáng Sinh – đêm mà ai ai cũng đều cầu chúc những điều tốt lành.

Nếu được gặp ông trước đêm ông đặt bút viết nên câu chuyện kể về cháu, cháu đã xin ông đừng tạo nên một nhân vật đáng thương đến vậy. Cháu muốn được lớn lên trong một thế giới đẹp đẽ hơn, sống một cuộc sống yên bình hạnh phúc nhưng ngặt nỗi số phận và chính ông đã chẳng cho cháu quyền lựa chọn. Cháu đã phải sống trong cảnh mồ côi mẹ, không lâu sau người bà thân thương nhất cũng đã qua đời, gia sản tiêu tán bởi người cha nghiện ngập, suốt ngày đánh đập, hành hạ con gái, nhất là khi cả ngày cháu chẳng bán được bao diêm nào. Không chỉ nuôi ước mơ về một gia đình hạnh phúc, cháu còn muốn được đi học, được vui chơi như biết bao bạn bè cùng trang lứa; không phải mang bên mình chiếc túi đầy những bao diêm và canh cánh nỗi lo rằng sẽ không bán hết, bị mắng, bị chửi, bị đánh đập… Cháu buồn và tủi thân lắm ông ạ. Giá như năm ấy, ông tặng cháu một mái ấm trọn vẹn, một cuộc sống đầy đủ để cháu được học, được đến trường cùng bạn bè thì hay biết mấy!

Thực lòng, thế giới cháu luôn mơ về trong những đêm say giấc không hẳn là một thế giới hiện đại, văn minh bậc nhất; cháu chỉ cần một cuộc sống mà ở đó con người chẳng bao giờ phải đối mặt với chiến tranh, hận thù, bệnh tật, đói nghèo, tệ nạn xã hội, … Chính người bà mà cháu yêu quý đã rời xa cháu vĩnh viễn chỉ vì bệnh tật và nghèo khổ đấy ông ạ! Những cánh chim bồ câu trắng khẽ bay lượn trên bầu trời trong lành, thoáng đãng, chẳng chút bụi bặm, ô nhiễm, bên dưới là mái nhà có dây thường xuân bao quanh, có tiếng mẹ, tiếng cha ấm áp, dịu dàng. Đó mới là cuộc sống mà cháu hằng mong ước, ông có biết?

Điều mà cháu tiếc nhất ở câu chuyện của ông đó là giữa những con người còn có một khoảng vô hình tồn tại, ngăn cản sự chan hòa của tình thương. Ông cũng biết đấy, trông thấy một bé gái nhỏ, lạnh co ro vì rét giữa đêm giao thừa giá buốt chào diêm mà chẳng ai dừng lại mua giúp một bao. Để rồi khi cô bé ấy “nắm tay bà bay lên”, bay về một thế giới khác, người ta cũng chẳng buồn quan tâm, họa chăng chỉ là đôi lời bàn tán để thỏa mãn cho sự hiếu kỳ của họ. Ông ơi, trước khi chết vì cái đói, cái rét, cô bé kia đã chết vì sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn và ích kỷ cả người đời. Càng ngẫm nghĩ, cháu lại càng thấm thía câu nói tuy đơn giản, ngắn gọn nhưng lại vô cùng ý nghĩa của Loilla Cather: “Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”. Giá như con người biết quan tâm đến nhau nhiều hơn thì có lẽ điều kỳ diệu đã xảy ra và cháu đã chẳng trở về với Thượng đế. Tình thương, sự sẻ chia, giúp đỡ đồng loại, chỉ mơ ước nhỏ bé ấy thôi mà chẳng ai giúp cháu, giúp những em bé có hoàn cảnh như cháu thực hiện được, ông nhỉ?

Ông ơi! Chắc hẳn ông ngạc nhiên lắm! Cô bé của ông ngoan ngoãn ngày nào, nay lại viết thư để phiền trách ông với lý do ông chưa cho nó được một cuộc sống như nó vẫn mơ ước. Không đâu ông, cháu hiểu vì nỗi lòng trăn trở, lo lắng cho những số phận trẻ em bất hạnh trên khắp thế giới nên ông mới viết nên một câu chuyện buồn như thế; ông viết nó bằng cả tâm huyết của mình với hi vọng có thể thức tỉnh được trái tim vô cảm của một số con người, để chúng cháu có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phải rồi ông ơi, từ ngày “Cô bé bán diêm” được xuất bản và phát hành nhiều nước trên thế giới, có rất nhiều fan hâm mộ viết thư cho cháu. Bức thư gần nhất mà cháu nhận được là những dòng tâm sự đầy cảm xúc của một cậu bé giấu tên, đến từ Việt Nam. Trong thư, cậu có nhắc đến một cuộc thi với chủ đề rất hay: “Hãy viết một bức thư nói về thế giới bạn muốn được lớn lên trong đó”. Vậy là cháu quyết định viết và gửi thư cho ông, với mong muốn qua những chuyến xe bưu chính UPU, lá thư này sẽ đến được tay ông, giúp ông hiểu được nhiều hơn những ước mơ, hoài bão của cháu cũng như bao trái tim bé bỏng khác về một thế giới mà mọi đứa trẻ đều muốn lớn lên và phát triển ở đó.

Ông ơi, hi vọng ông sẽ nhớ về cháu, về truyện ngắn mang tên đứa bé này hơn 166 năm về trước. Luôn ấp ủ một niềm tin là ông vẫn khỏe mạnh, luôn ấp ủ một tình yêu đối với Andersen của cháu. Chúc ông một buổi tối thật nhiều niềm vui!

Cô bé bán diêm

Viết một bức thư cho minh năm 45 tuổi  14

Gửi tôi năm 45 tuổi!

Xin chào, tôi chính là cậu của 30 năm trước, là cô trò nhỏ 15 tuổi với bao ước mơ hồn nhiên và bay bổng. Chắc hẳn cậu sẽ chẳng dấu nổi ngạc nhiên khi nhận được lá thư đặc biệt này vào đúng dịp sinh nhật 45 tuổi.

Chả là sáng nay, tôi vô tình biết tới Cuộc thi Viết thư UPU với chủ đề vô cùng thú vị: “Viết một bức thư cho chính mình năm 45 tuổi”. Tôi liền cầm bút viết thư với sự hứng khởi tràn đầy.

Tuổi của 30 năm sau thân mến!

Hiện tại cuộc sống của tôi không được khả quan cho lắm. Đầu óc tôi rất mệt mỏi mà viết thư cho cậu chính là cách để tôi thả lỏng tinh thần. Học tập sa sút, không bạn bè, không dự định, tôi là cô bé chỉ biết mơ mộng được làm tác giả truyện ngắn thay vì đêm ngày dùi mài kinh sử để trở thành bác sĩ tương lai như bố mẹ mong muốn. Tôi của hiện tại chông chênh và bất định quá!

Tôi tự hỏi khi tôi đã 45, thế giới sẽ như thế nào nhỉ? Hẳn khi ấy những con rô-bốt sẽ làm bạn của mọi nhà, công nghệ sinh học đạt tới mức tuyệt diệu và nền y học có thể giúp con người chiến thắng bệnh ung thư.

Các quốc gia thức tỉnh khỏi những cuộc chạy đua vũ trang vô nghĩa, họng súng ngừng thét vang, thế giới không có những rào cản xã hội, không có sự kỳ thị về màu da, mọi đứa trẻ đều được đến trường được hưởng thụ một nền giáo dục tuyệt vời, những vấn đề về môi trường đã được giải quyết ổn thỏa nhờ những nỗ lực thực sự của toàn nhân loại.

Nhưng phải chăng trong chính thế giới tưởng chừng hoàn hảo ấy, con người đang dần xa cách? Khi đó, liệu ước mơ trở thành nhà văn của tôi luôn đau đáu trong tim có thể giúp ích gì cho xã hội hiện đại bây giờ? Phải rồi, tôi khao khát sẽ dùng chính tác phẩm của mình lay động trái tim mọi người.

Mơ mộng vậy thôi chứ với một nữ sinh như tôi bây giờ thì đạt được điều đó là một chặng đường gian lao. Bây giờ tôi đã bắt đầu cầm bút viết, và rồi lại bị ba mẹ rầy, bởi với gia đình tôi, trở thành một nhà văn là điều thật nực cười.

Họ thường thuyết giảng cho tôi về một tương lai xán lạn của một bác sĩ và ngày mai mù mịt, luẩn quẩn trong cái nghèo đói cơ cực của một văn sĩ mơ mộng viển vông. Và tôi lại phải bịt tai, sập cửa phòng và khóc.

Vậy nhưng bản tính ương ngạnh của tôi đâu cho phép bản thân mình bỏ cuộc dễ dàng. Tôi căn ke những lúc rảnh rỗi là miệt mài viết. Tôi thường tới chơi với những đứa trẻ đen nhẻm, còi cọc, nhếch nhác trong những căn nhà nổi tồi tàn ở ven sông Hồng. Cha mẹ chúng quá nghèo. Họ cũng không biết bao giờ có thể mang bọn trẻ lên bờ để đi học.

Chúng đợi tôi với những chiếc bánh mì, có khi cả những viên thuốc sốt, mấy đứa con gái tranh nhau những con gấu bông sờn lông, cũ kỹ mà tôi mang đến, Chúng tôi chơi với nhau, lũ trẻ kể cho tôi về những điều mà chúng mơ ước, về cuộc đời buồn bã của những gia đình trên thuyền khi mùa mưa đến, về những trận cãi vã, chửi rủa của ba mẹ chúng mỗi ngày.

Trở về nhà, tôi bắt tay vào viết, và viết về những giấc mơ dang dở ấy, viết về lũ trẻ đã chán ngán cuộc sống lênh đênh… Tới ngày tác phẩm hoàn thiện, tôi hăm hở gõ cửa từng nhà sản xuất và giới thiệu tập truyện. Tám, chín, rồi mười cái lắc đầu dành cho tôi. Trong lúc tưởng chừng như vô vọng, có một nhà xuất bản gật đầu. Khỏi nói tôi sung sướng tới mức nào, mất ăn mất ngủ đợi ngày truyện của mình lên kệ. Thế rồi, ngày ấy đến, truyện của tôi ế chỏng chơ, bán được 10 cuốn thì 9 cuốn bị chê bai tơi tả.

Tôi dường như lâm vào tuyệt vọng và bế tắc cùng cực. Lúc ấy, tôi lại nghĩ đến những đứa trẻ đói khát, chân trần dưới những trận mưa tuyết ở Sa Pa, những đứa trẻ ốm yếu, bị suy dinh dưỡng nặng ở một xóm trọ sình lầy, đầy muỗi, trên những dòng sông đen ngòm, cả những đứa bạn gái ở cái tuổi 15 như tôi, chưa một lần bước đến trường, quanh quẩn với một lũ em ngơ ngác, những khuôn mặt già hơn tuổi rất nhiều vì sớm phải lo toan. Những đôi mắt ngây thơ ấy khiến tim tôi thắt lại. Không biết sau này, tương lai của các em sẽ đi về đâu, hay là một màu xám ngắt như những đám mây trên trời lúc chạng vạng tối.

Không! Tôi phải làm một cái gì đó thật lớn lao cho những đứa trẻ tội nghiệp ấy. Tôi phải làm gì đó để những con người vô tội ấy có thể thoát khỏi cuộc sống tối tăm này. Quệt vội nước mắt, tôi bắt đầu lại từ đầu. Nỗ lực ròng rã suốt một năm, tập luyện cách viết, cuối cùng tập truyện của tôi cũng được xuất bản và bất ngờ làm sao, tôi là tác giả của tập truyện bán chạy nhất. Tôi cứ thế lao về phía trước, cố gắng không mệt mỏi và trở thành nữ văn sĩ nổi tiếng.

Tôi trở lại cái xóm nghèo bên bờ sông Hồng, trở lại với những người bạn đã cho tôi niềm tin. Hôm nay, chúng bắt đầu đi học, những lớp học tình nguyện trên thuyền do một nhóm các bạn sinh viên tổ chức.

Tôi mang đến cho chúng sách vở, vài bộ quần áo mới và hi vọng một ngày gần nhất lũ trẻ có thể đọc cuốn sách mà tôi từng viết, chúng sẽ có một mái nhà thực sự, một cuộc sống đủ đầy. Giữa những nụ cười ấm áp, những ánh mắt rực sáng, những vòng tay mà chúng dành cho tôi, tôi thấy lòng ngập tràn hạnh phúc.

Điều tôi làm được cho những đứa trẻ mà tôi yêu thương dù còn ít ỏi, nhưng tôi biết qua những trang sách nhỏ này, tôi đã từng bước thay đổi, từng ngày đưa cuộc sống và những ước mơ chính đáng trở thành hiện thực. Dù mục tiêu ấy thật khó đạt được nhưng tôi sẽ tiếp tục cuộc hành trình của yêu thương trong chính trái tim mình.

Ngày còn đi học, tôi đã phát mê ca khúc I của Taeyeon và nhẩm theo giai điệu ấy mỗi ngày. Thế nhưng mãi đến khi phải vật lộn với những khó khăn, gian khổ để chạm tới thành công, tôi mới thấu hiểu những ca từ sâu sắc ấy.

Tôi đã học được rằng mình chỉ thực sự thất bại khi không còn cố gắng nữa, rằng tất cả những ước mơ và dự định sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng ta không có lòng dũng cảm đấu tranh vì những ước mơ ấy, kể cả phải mạo hiểm cả mạng sống của chính mình như chính lời tâm sự của cô gái Taeyeon kiên cường ấy.

Tôi của 30 năm sau biết không, khi mới cầm bút viết thư, tâm trạng tôi tồi tệ và kinh khủng lắm. Nhưng đến khi đưa bút viết nên tương lai của mình, khi tâm sự với cậu như một người bạn quen thân, tôi bỗng cảm thấy nhẹ nhõm lạ thường.

Dường như có gì đó vừa nảy nở và sáng dần lên trong lòng tôi, và tôi bỗng thấy thật yêu cuộc sống, tôi bỗng muốn bật tung cửa sổ cho ánh sáng tràn ngập căn phòng tăm tối, tràn ngập tâm hồn u ám của tôi, tôi bỗng thấy cuộc sống đẹp hơn trước vạn phần.

Thật bất ngờ nhỉ, chỉ là một cuộc thi làm tôi hứng thú, một phút ngẫu hứng cầm bút viết mà tôi cảm giác như sợi dây xích trói buộc tâm hồn mình được cởi bỏ. Tôi thầm cảm ơn những con người tài năng đã tổ chức cuộc thi viết thư UPU thật tuyệt vời truyền cho tôi cảm hứng, cảm ơn biết mấy những cô chú ngành Bưu chính vượt cả thời gian cách trở giúp tôi đưa tận tay lá thư cho bạn. Chúc tôi năm 45 tuổi tận hưởng nhiều hạnh phúc!

Gửi tôi 30 năm sau tất cả hi vọng và ước mơ tuổi trẻ!

Tôi của hiện tại