Cảm nghĩ về dòng sông quê hương (29 mẫu)

 Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 1

 “Quê hương là còn đò nhỏ, êm đềm khua nước ven sông”. Tuổi thơ chúng ta ai mà chẳng gắn liền với dòng sông quê hương. Bao bài hát bao lời thơ đã gửi gắm tình cảm từ con sông ấy.

Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Chỉ thế thôi, chỉ đơn giản là tiếng nước chảy thôi nhưng sao mà nặng tình đến thế, lòng người phải chăng cũng rung động trước thứ tình cảm ấy? Dòng sông ấy nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của tôi, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón tôi vào trong làn nước mát lành. Tuổi thơ tôi tắm mát trong dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy chứa đựng bao tình yêu thương của dân làng tôi, một tình yêu đơn sơ, giản dị mà thật cao quý. Tình yêu này vun đắp cho một tình yêu còn thiêng liêng và cao cả hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu xóm làng thân thuộc, để rồi từ nơi này bao người con đã ra đi không trở về nhưng tôi biết trong trái tim của họ vẫn in hình con sông yêu thương, dòng máu trong người họ chảy ra, mang màu con sông yêu thương vì chính họ cũng đã từng tắm trong dòng sông này. Sao quên được những ngày nắng hạn, dòng sông cạn nước, trong đêm thanh tôi nghe thấy tiếng khóc than ai oán của con sông, sao mà thương đến thế. Và cũng sao quên được những ngày mùa bội thu, mọi người cũng vui mà dòng sông cũng vui, tôi biết nó đang nghĩ gì, nó đang rất vui cùng dân làng. Con sông ấy cùng như một con người biết yêu thương, biết giận hờn, lúc vui lúc buồn. Tôi yêu dòng sông xiết bao.

Rồi mai đây, có thể tôi là một bác sĩ, một kĩ sư hay một người lao động nhưng tôi vẫn chỉ là một đứa trẻ bé bỏng đối với dòng sông yêu thương. Dòng sông ấy mãi luôn sát cánh bên tôi, tiếp thêm sức lực để tôi vững tin vào cánh cổng đi tới tương lai tươi sáng muôn màu.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 2

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống.

Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời.

Ảnh đính kèm

Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ.

Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy.

Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 3

Con sông Trà Giang chảy qua làng tôi. Sông mãi mãi một màu xanh bất tận. Sông đã gắn bó với bao người, gắn bó với tôi. Sông và tôi thân thiết như bầu bạn.

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những vẻ đẹp của sông, lúc xanh mờ, khi xanh thẳm, lúc lung linh của ráng chiều, khi rạng rỡ bởi những vầng hồng buổi sáng. Trong tâm tư tôi, dòng sông mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, mặt nước xanh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu con sông, yêu những cảnh vật ven bờ, yêu núi Ấn đã cùng sông một thời oanh liệt. Nơi ấy có tiếng chuông chùa thăm thẳm ngân vang. Tôi yêu ánh nắng hoàng hôn nghiêng nghiêng bên triền núi. Tôi yêu mặt nước sông long lanh phản chiếu ánh mặt trời, yêu những đêm trăng thanh tĩnh mịch trên sông. Đã bao đêm tôi trăn trở để viết về con sông ấy. Nơi đã làm đẹp quê hương tôi, nơi đã có những trang sử hào hùng và có những con người chịu thương chịu khó, nơi có những tâm hồn vĩ đại trong những chặng đường lịch sử đã qua. Có lúc tôi thầm hỏi: Sông ơi! Sông bắt nguồn từ đâu mà đẹp và vẻ vang đến thế? Tôi muốn tìm lại lịch sử của dòng sông Trà núi Ấn, tìm những trang sử hào hùng mà người dân Quảng Ngãi đã viết nên.

Ôi, con sông quê hương tôi lúc nào cũng đẹp, mùa nào cũng có ích cho người. Từ mảnh đất quê nghèo, con sông ấy đã cùng con người đồng cam cộng khổ, cùng con người gánh vác khó khăn. Đẹp làm sao với những đêm trăng sáng, dàn xe nước ngân nga bên bờ để đem nước cho bãi mía, nương ngô. Tôi không thể nào quên nơi đây:

Nơi dòng sông Trà dưới chân núi Ấn

Nơi có tiếng chuông chiều gọi cá bống nghe kinh

Tôi không thấy nơi đâu đẹp hơn quê mình

Vì ở đó tôi lớn lên bằng sữa bắp ngon ngon như sữa mẹ

Tôi cao lớn từng ngày từ đàn cá thài bai…

(Nguyễn Tấn Tô)

Bây giờ con sông quê tôi càng thêm đẹp. Khách sạn, nhà hàng, nhà cao tầng hướng ra sông để tận hưởng những làn gió mát lành. Mùa mưa hay mùa khô thì sông vẫn đẹp, vẫn diễm lệ trong tôi.

Đẹp quá đi, con sông ơi – con sông của Quảng Ngãi thân yêu, của Việt Nam thương mến. Tôi yêu sông không chỉ vì sông đẹp mà nơi ấy là quê hương của tôi, nơi tôi được sinh ra và khôn lớn, nơi đã giúp tâm hồn tôi phong phú, nơi tổ tiên tôi đã ngẩng cao đầu trong lịch sử oai hùng…

Ấy đấy, tình yêu của tôi đối với con sông quê hương là như thế. Có lẽ dòng sông Trà Giang vẫn cuồn cuộn mãi trong tôi và cũng như bao người con của quê hương Quảng Ngãi. Tôi ước mong dòng sông quê hương tôi mãi mãi tươi đẹp, trẻ trung.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 4

Quê em là một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, nhìn từ xa dòng sông như dải lụa mềm mại ôm trọn lấy ngôi làng. Con sông quê em đã trở thành kỉ niệm khó quên đối với những người con được sinh ra và lớn lên bên dòng sông thơ mộng này.

Tuổi thơ em gắn bó với dòng sông ấy, dòng sông đã cho em biết bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp.

Buổi sáng vừa thức dậy, em đã nghe thấy âm thanh rộn rã của chiếc thuyền nhỏ đang trao đổi mua bán trên bến sông. Những âm thanh đó đã trở nên quen thuộc và gần gũi đối với người dân nơi đây. Vào thời điểm này, trên bến sông thường tấp nập hơn, họ đi mua cá tôm của những người dân xóm chài đánh bắt.

Dòng sông vào buổi sáng thường cho ta cảm giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao, mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến, từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại, vang vang tiếng nói cười.

Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.

Có những ngày mưa, nước dâng lên cao ngập lút bãi bồi. Dòng sông đỏ ngầu oàm oạp vỗ thân đê. Những cành củi to nhỏ lặng lẽ trôi; rồi bỗng nhiên bị lôi tuột vào một cái xoáy nhỏ, cả bọn thấy thế lại reo hò ầm ĩ. Thế rồi chỉ mấy ngày sau, nước rút, dòng sông lại trở về như xưa: hiền hòa, nhẫn nại và lẳng lặng trôi.

Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 5.

"Ơi con sông quê con sông quê 

ơi con sông quê con sông quê

Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ 

vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng "

Mỗi khi những lời ca tiếng hát trong bài Khúc hát sông quêvang lên, lòng tôi lại rạo rực nhớ về con sông lam- nơi đã ghi lại dấu ấn một thời tuổi thơ của tôi.

Yêu lắm con sông mỗi buổi bình minh, nước sông trong vắt như một chiếc gương khổng lồ vậy. Hai bên bờ sông, những cô cậu tre còn đẫm sương mai đang soi mình dưới mặt nước.Thế rồi những giọt sương ấy nhẹ nhàng rơi xuống mặt nước làm cho mặt nuớc lay động. Nhìn mà say dắm lòng người!

Yêu lắm con sông mỗi buổi trưa hè, mặt sông trở về trạng thái êm ả như đang ngủ...Nhưng không phải ,nó đang tắm nắng và nó muốn nói với mọi người rằng mình đẹp mình quyến rũ. Không thể rời mắt khỏi con sông này.

Yêu lắm con sông mỗi buổi chiều tà, con sông mang một màu áo mới màu áo đỏ vàng. Đây chính là lúc con sông tiễn những ngư dân ra khơi và chúc họ thật nhiều điều may mắn. Chính con sông này đã giúp những người con xa quê như tôi có thể thả những sự mệt mỏi cho dòng sông trôi đi sau những ngày làm việc vất vả trên những con phố sầm uất. Hãy cứ trôi,trôi mãi để những sự mệt mỏi của tôi sẽ biến mất theo thơif gian! Sông nhé!

Yêu lắm con sông mỗi lần trăng lên nước sông lấp lánh ánh vàng.Ngồi bên bờ sông ngắm trăng và tận hưởng những làn gió mát rượi Ôi thật tuyệt vời biết bao!Trăng rải ánh vàng trên mặt nước. Con sông uốn mình mềm mại như một ánh tóc mây mượt mà!

Làm sao không yêu không quý con sông Lam quê tôi được chứ,một dòng sông đã cho tôi một kí ức tuổi thơ đầy ngọt ngào chẳng thể nào quên

 Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 6

   “Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người”

   Những câu thơ dịu dàng, tha thiết làm tôi lại bồi hồi nhớ về quê hương mình. Dù lớn lên ở Hà Nội, nhưng mảnh đất Hòa Bình thân yêu nơi tôi được sinh ra tôi sẽ chẳng bao giờ quên.

   Mỗi lần được về quê lòng tôi lại ngập tràn hạnh phúc, tôi vui sướng khi được gặp lại các anh chị em của mình, và hơn hết tôi lại được đằm mình trong dòng nước trong xanh, mát lành của con sông quê hương – sông Đà.

   Sông Đà đẹp nhất có lẽ là khi ra giêng, lúc ấy nước sông đã hơi cạn, không còn cuồn cuộn chảy với màu nước đục ngầu mà thay vào đó là màu nước xanh ngọc bích, dòng chảy trở nên hiền hòa hơn. Sáng sớm khi hơi sương vẫn còn đọng trên các cành lá, tôi tranh thủ ra bãi đá sông Đà để cảm nhận được đầy đủ nhất vẻ đẹp của con sông.

   Con sông lúc này tựa như một thế giới cổ tích, những màn sương bàng bạc khiến không gian trở nên huyền diệu hơn. Ra tết tiết trời chỉ hơi se se lạnh, những cơn gió nhẹ nhàng thổi lướt qua, mặt sông phẳng lặng như tờ dường như cũng bị những cơn gió làm gợn lên. Sóng trên sông mới hiền hòa làm sao. Khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống dòng sông cảnh vật trở nên lung linh, trời mỗi lúc một sáng rõ. Khung cảnh huyền diệu, mờ ảo chợt biến đi đâu mất mà thay vào đó là khung cảnh nên thơ, tuyệt đẹp. Những bãi lau ven sông thả mình buông theo cơn gió, bông lau vàng nhạt như mái tóc của người thiếu nữ bay nhè nhẹ theo làn gió thổi. Tôi lang thang dọc bờ sông, hít căng lồng ngực mình không khí tinh khiết của buổi sớm.

   Phía trên đê bắt đầu đã có những người đi tập thể dục, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Dưới lòng sông không khí tập tập cũng không kém. Những gia đình sống ven sông cũng bắt đầu dậy chuẩn bị cho ngày mới. Tiếng gọi nhau, tiếng giục nhau đi ăn sáng, đi làm,… lại rộn ràng vang lên.

   Tôi yêu biết bao con sông này, nó không chỉ đem lại nguồn lợi kinh tế, nuôi sống nhiều gia đình, nó còn là nơi để tâm hồn ta thư thái sau một ngày học tập mệt mỏi. Con sông là một biểu tượng đẹp đẽ của người dân Hòa Bình. Có lẽ mỗi lần nhắc đến quê tôi ai lại chẳng không nhớ đến đập thủy điện và con sông Đà vừa hung bạo vừa nên thơ.

   Tuổi thơ tôi và biết bao thế hệ cũng trở nên đẹp đẽ hơn, vẹn đầy hơn khi có con sông Đà ở bên. Nó là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn chúng tôi khôn lớn trưởng thành. Sau này khi học xong tôi nhất định sẽ trở về đây sinh sống và cống hiến hết mình cho mảnh đất quê hương.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 7

'' Ơi con sông quê con sông quê

ơi con sông quê con sông quê

Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ

ngời ngợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng''

Mỗi khi nghe lời ca tiếng hát trong bài ''khúc hát sông quê'' vang lên, lòng tôi lại rạo rực nhớ về con sông Lam- nơi đã ghi lại dấu ấn một thời tuổi thơ của tôi.

Yêu lắm con sông mỗi buổi bình minh, nước sông trong vắt như một tấm gương khổng lồ vậy. Hai bên bờ sông, những cô cậu tre còn đẫm sương mai đang soi mình dưới mặt nước. Thế rồi những giọt sương ấy nhẹ nhàng rơi xuống làm cho mặt nước lay động. Nhìn mà say đắm lòng người!.

Yêu lắm con sông những buổi trưa hè, mặt sông trở nên trạng thái êm ả như đang ngủ...Nhưng không phải, nó đang tắm nắng và nó muốn nói với mọi người là mình đẹp, mình quyến rũ. Không thể rời mắt khỏi con sông này.

Yêu lắm con sông những buổi chiều tà, con sông mang một màu áo mới đó là màu áo đỏ vàng. Đây là lúc con sông tiễn những ngư dân ra khơi và chúc họ thật nhiều điều may mắn. Chính con sông này đã giúp những con người xa quê có thể thả những sự mệt mỏi cho dòng sông trôi đi sau những ngày làm việc vất vả trên những con phố sầm uất. Hãy cứ trôi, trôi mãi để những sự mệt mỏi sẽ biến mất theo thời gian. Sông nhé!

Yêu lắm con sông khi mỗi lần trăng lên, nước sông lấp lánh ánh vàng. Ngồi bên bờ sông ngắm trăng và cảm nhận những làn gió mát rượi. Ôi! Thật tuyệt vời biết bao! Trăng rải ánh vàng trên mặt nước. Con sông uốn mình mềm mại như một mái tóc mây mượt mà.

Làm sao tôi không yêu quý con sông Lam quê tôi được chứ! một dòng sông đã cho tôi một kí ức tuổi thơ không thể nào quên

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 8

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng”

Khi nhớ về quê hương, mỗi người lại ghi nhớ những kỉ niệm, những hình ảnh khác nhau. Nhưng với tôi, hình ảnh về dòng sông quê hương đã để lại trong tôi những nhung nhớ sâu sắc.

Dòng sông quê tôi đã gắn bó với tôi suốt những năm tháng còn thơ ấu. Tôi cũng chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng, dòng sông chảy con đường gần với nhà tôi. Khi tôi còn nhỏ, nước sông trong xanh, thỉnh thoảng trên bờ, người ta nhìn thấy những đám bèo trôi hờ hững. Hai bên bờ sông, những hàng liễu rủ xuống đượm buồn như những thiếu phụ nhớ chồng đứng chải tóc soi gương. Từ nhà tôi nhìn ra phía xa, dòng sông có một cây cầu nhỏ bắc qua, nối liền với một khu dân cư khác. Cũng nhờ có cây cầu nhỏ này mà hai bên bờ sông buôn bán, qua lại tấp nập. Thỉnh thoảng, tàu bè cũng qua lại. Nhưng hình ảnh thường thấy nhất là một con đò nhỏ chở khách qua sông. Con đò này được hoạt động từ trước khi có cây cầu nhỏ bắc qua. Thế nhưng, dù đã có cầu, con đò vẫn không chịu cảnh “nằm im” để bị lãng quên. Người lái đò vẫn nhẫn nại chờ đợi từng đợt khách vãng lai qua sông. Hình ảnh con đò ấy luôn để lại trong tôi những cảm xúc bâng khuâng lạ thường.

Nhưng kỉ niệm khiến tôi nhớ nhất về dòng sông quê nhà chính là những ngày còn đi học mẫu giáo. Bà nội thường nắm tay tôi đi qua cây cầu tưởng chừng chênh vênh, lung lay như sắp đổ. Trong kí ức của một đứa trẻ mới lên năm, tôi lúc nào cũng sợ hãi phải đi qua chiếc cầu nhỏ đó nên mỗi lần đi qua đều nắm tay bà rất chặt. Cũng có khi, vì sợ hãi quá mà tôi lăn đùng ra khóc, ăn vạ để không phải đi học. Lúc ấy bà thường nhìn tôi trìu mến và dỗ dành, có lần bà bế tôi trong lòng, một tay vừa thành cầu để qua sông, một tay thỉnh thoảng lại đưa lên vỗ về tôi. Trong vòng tay của bà, tôi nhìn thấy giữa trưa hè oi ả, từng ánh nắng chiếu xuống mặt sông như rát vàng. Cả mặt sông lấp lánh ánh vàng chói mắt, như trải đều theo bước chân của bà cháu tôi. Những cánh bèo vẫn lững lờ trôi như những người bảo vệ vô hình, theo sát hai bà cháu. Nhắm mắt lại để bà bế qua cả quãng cầu nhỏ dài, khi mở mắt ra, tôi thấy mình đã cùng bà đến bên kia sông, trước mắt tôi chỉ còn lại dòng sông êm đềm và lững lỡ trôi chảy. Khung cảnh đó đến giờ vẫn mãi in đậm trong tâm trí tôi

 Nhiều năm trở lại quê nhà, con sông của quê hương tôi dường như đã thay đổi một bộ mặt hoàn toàn khác. Cây cầu nhỏ chênh vênh bà vẫn bế tôi qua năm nào đã đổi thành một cây cầu bê tông dài vững chắc, nhìn từ ra như một cánh bệ vệ ôm lấy cả dòng sông. Người lái đò với con đò nhỏ năm nào cũng không thấy nữa. Nhưng điều khiến tôi buồn nhất chính là nước sông không còn trong xanh như ngày nào. Khi xuồng máy, tàu bè qua lại tấp nập, hai bên người dân tận dụng vỉa hè để buôn bán, sinh hoạt, con sông của quê hương tôi đã trở nên ô nhiễm nặng nề. Khung cảnh nên thờ ngày nào dưới những trưa hè oi ả của hai bà cháu tôi cũng sẽ chẳng bao giờ có thể trở lại nữa.

Đến bây giờ, tôi vẫn đau đáu mãi một nỗi niềm là phải làm sao cho sông quê hương tôi trở nên tươi xanh như xưa và bất chấp mọi biến đổi của cuộc sống thị trường. Mong rằng tất cả những đứa trẻ lớn lên đều có những kỉ niệm đẹp về dòng sông quê chứ không phải là những dòng nước ô nhiễm bốc mùi hôi thối khiến ai cũng phải lánh xa. Càng suy nghĩ, tôi càng quyết tâm phải học tập và nghiên cứu thật giỏi, để trả lại cho dòng sông quê tôi vẻ đẹp và sự bình yên vốn có của nó.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 9

Con sông Hồng thật dài và cũng thật rộng nhưng phần sông chảy qua làng Võng La quê em không dài lắm, chỉ khoảng vài cây số. Cây cầu Thăng Long sừng sững bắc qua sông. Bà em kể rằng, sông Hồng là một trong những dòng sông anh dũng nhất nước ta. Nó đã cùng cha ông ta đánh giặc từ thuở Hùng Vương dựng nước cho đến khi nước ta sạch bóng quân xâm lược. Mỗi làng quê nơi con sông chảy qua cũng góp một phần vào những chiến công lẫy lừng. Em tự hào về sông quê như đứa con tự hào về người cha, người mẹ anh hùng.

Quả thật, con sông đối với làng em giống như người mẹ hiền hòa. Bao đời nay sông nuôi sống con người bằng cá tôm. Không phải ngẫu nhiên làng em có tên là Võng La. Bởi hàng nghìn năm qua làng đã sống dựa vào nghề chài lưới trên khúc sông Hồng này nên lấy cái tên gợi đến những dụng cụ đánh bắt cá để ghi dấu nghề sinh nhai của cả làng. Ngày nay, không còn nhiều người sống bằng nghề chài lưới nhưng cái tên Võng La vẫn còn như thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên. Con sông đã gắn bó với bao người dân quê em như thế.

Với đám trẻ nhỏ chúng em, sông còn là người bạn gắn bó, thân thiết vô cùng. Em làm sao quên được những lần tập bơi, em đã uống bao nhiêu nước từ dòng sông chứa chan phù sa ấy. Dòng nước mát nửa như rẽ ra trêu đùa cho em chìm xuống, nửa lại như nâng đỡ em lên. Cũng chảng thể quên những buổi trưa trốn ngủ thi bơi cùng đám bạn. Bố em có lần lao xuống nước bắt em về. Em vẫy vùng khóc lóc, bố động lòng ra điều kiện, nếu thắng bố thì được ở lại bơi. Cuộc thi bơi của bọn trẻ trong làng trở thành cuộc thi bơi của hai bố con. Em không thắng, nhưng bố đã xiết chặt tay em nói rằng, em đúng là con trai làng chài… Sông có nghe được lời bố em nói hay không mà rập rờn dâng sóng? Sông ơi, ngày xưa bố em có thi bơi với ông nội hay không? Ôi, con sông của thời gian, chẳng điều gì ngăn ta suy tưởng về quá khứ…

 Sông Hồng đẹp nhất lúc hoàng hôn và vào những đêm trăng. Khi nắng chiều đổ xuông, mặt nước loang loáng sắc đỏ huy hoàng. Mặt trời ở đường chân trời như được đính vào hạ lưu dòng sông trông giống một chiếc vương miện gắn trên đầu đấng quân vương. Từ dòng sông toát lên một sức mạnh uy nghiêm. Ngược lại, trong những đêm trăng, thật khó tìm thấy dấu vết tuổi già nào trên dòng sông lơ đãng. Trăng rải ánh vàng xôn xao trên mặt nước. Sóng lăn tăn những gợn bạc, gợn vàng. Con sông uốn mình mềm mại như một áng tóc mây mượt mà…

Con sông quê đã để lại trong em bao tình cảm thiết tha, gắn bó. Sông gợi niềm tự hào, lòng biết ơn, khơi gợi những kí ức xúc động thiêng liêng về gia đình, bè bạn và sông còn là cảnh đẹp khó quên để ai ai cũng sẵn lòng ngợi ca, chiêm ngưỡng.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 10

Tôi không biết các bạn cảm nhận như thế nào về dòng song quê mình, nhưng đối với tôi nó gắn liền với kí ức tuổi thơ đẹp đẽ của tôi và những người bạn ở đó sinh ra và lớn lên bên cạnh dòng sông quê hương, tôi cảm thấy yêu nó biết bao nhiêu.

Dòng sông uốn quanh khắp mọi nẻo đường tôi đi trên quê hương. Từ nhà tôi đến trường học hôm nào cũng được ngắm nhìn con sông thơ mộng đó. Nó không chỉ để lại trong kí ức tuổi học trò tôi mà còn để lại kí ức đẹp đẽ đối với các bạn tôi.

Hằng ngày đạp xe qua những cây cầu dưới là con sông quê hương, với chiếc khăn quàng đỏ thắm hình ảnh đó mà khi trưởng thành chúng tôi luôn luôn lưu luyến mãi. Bạn thử tưởng tượng xem, đẹp lắm đúng không.

Ngôi trường cấp hai chúng tôi theo học mang tên dòng sông ấy. chúng tôi cảm thấy tự hào về điều đó. Con sông đó gắn sâu với kí ức trẻ thơ của chúng tôi.

Trưa hè nắng nóng, chúng tôi lại tụ tập bên bờ sông, bên những gốc cây bằng cạnh dòng sông và chơi những trò chơi của trẻ con như nhảy dây, ‘đi chợ về chợ’,… Chiều chiều về, chúng tôi rủ nhau nhảy xuống sông tắm sông, đùa nghịch với nhau trên dòng nước trong veo đó.Ôi! nhắc lại mà tôi cảm thấy hình ảnh đó lại về, miệng tôi lại mỉm cười với những kí ức đó.

Rồi những lần cùng mẹ và các cô hàng xóm xung quanh xuống cạnh bờ sông giặt đồ, họ nói chuyện với nhau rôm rả sau một ngày làm việc vất vả. Có thể nói, mọi hoạt động của chúng tôi và gia đình đều gắn với những kỉ niệm bên dòng sông huyền thoại đó.

Hằng năm, con sông đó lại dậy sóng bởi lễ hội đua bơi thuyền truyền thống mùng 2/9. Chúng tôi cảm thấy tự hào khi con sông đó đã có mặt trên quê hương tôi. Vào ngày đó, tất cả con dân ở quê hương tôi, kể cả những con xa xứ đều đổ về đứng cạnh bờ sông hay hàng ngàn người đứng trên những cây cầu để chứng kiến màn đua thuyền kịch liệt đó. Có lẽ ngày quốc khách mọi năm đối với quê hương tôi là một ngày tưng bừng gắn với con sông quê hương

Tôi yêu con sông quê hương tôi. Con sông đó nó mang lại cho tôi nhiều kỉ niệm và hình ảnh đẹp nhất, thực nhất để sau này tôi có cái mà nhớ, mà hoài niệm về nó.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương11

Con sông có tự bao giờ mà chứng kiến cả một nền văn hóa của đất phương Nam: con sông Sài gòn. Quận 4, nơi tôi sống, củng có niềm vinh dự được con sông Sài gòn ghé ngang qua với bao nét đẹp quyến rũ cũng như những chủng tích lịch sử vẻ vang.

Nếu ai đã một lần ngắm nhìn sông Sài Gòn từ trên cầu Khánh Hội thì chắc sẽ không bao giờ quên được cảm giác lâng lâng khó tả. Lúc ấy, tôi tưởng chừng như được dòng sông đưa về thời ấu thơ, thật êm đềm, trong sáng, thuần khiết. Dòng nước uốn lượn như mái tóc người thiếu nữ, mềm ại, óng ả, trải dài cả cây số. “Mái tóc ấy” nhuộm màu xanh ngọc bích. Đó là vào buổi chiều thôi còn nếu vào buổi sáng lại có màu xanh lơ như bầu trời lồng lộng trên cao. Tôi thích được thả hồn theo dòng nước trôi như những người bạn thầm thì với nhau, có lúc đùa giỡn, có lúc giận hờn. Còn buổi tối thì sao? Dòng sông lấp lánh, huyền ảo với những con sóng lăn tăn phản chiếu ánh đèn đường nhìn như những chú cá bơi lội tung tăng. Ôi! sao cảnh tượng chẳng khác gì một bức tranh thủy mặc.

Đã nói đến sông nước thì phải nói đến tàu thuyền thông thương qua lại vì sông mà thiếu thuyền bè giống như em bé thiếu sữa mẹ vậy. Tôi rất thích ngắm nhìn những con tàu đủ hình đủ dạng. Nếu ai chưa một lần ghé Cảng Sài Gòn thì chắc chắn sẽ ngạc nhiên trước những con tàu hiện đại với hình dáng một con cá mập trắng muốt. Ớ gần nơi neo đậu những con tàu “cá mập” ấy là bến phà Thủ Thiêm. Nơi đây lúc nào cũng tấp nập người người qua sông cùng từng đoàn xe nối đuôi nhau xuống phà. Buổi sáng thì thế nhưng đến tối ai củng phải ngất ngây trước khung cảnh những con tàu lớn bé cùng nhau lên đèn hoà cùng ánh sáng chói rực của những dòng xe lưu thông lioà quyện với ánh đèn xanh đỏ nhấp nháy của những khách sạn sang trọng tạo nên một bức tranh huyền ảo như lạc vào cõi tiên.

Thật tự hào biết bao! Khi bên sông Sài Gòn sững sững một toà nhà di tích lịch sử: Bến Nhà Rồng. Đây là một di tích mà cả dân tộc ta đều nhớ đến. Đây chính là nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Nơi đây con tàu Latouche Tréville đã đưa người anh hùng dân tộc đi khắp các nước để tìm ra chân lí cách mạng, giải phóng dân tộc.

Nếu như sông có nghe được những gì tôi nói thì tôi sẽ thốt lên:”Tôi yêu sông Sài Gòn lắm!”. Với những gì dòng sông đã đem lại cho chúng ta thì việc hằng ngày vô số rác rưởi vứt xuống sông là một hành động vong ân bội nghĩa. Tôi tự nhủ mình sẽ góp phần giữ cho màu nước sông Sài Gòn luôn trong xanh và tươi mát.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 12

Trong tim ai cũng có một dòng sông quê nhà... Tự thuở nào dòng sông êm ả, hiền hòa đã tạo nên biết bao kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo, dạt dào bao tâm hồn của những người được sinh ra và lớn lên ở miền quê. Con sông chính là nơi cung cấp  nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Lòng sông và dọc đôi bờ sông còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.

 Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ  tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân  chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không  khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn  mừng vui khi mùa vàng lúa chín.

Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả  người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Năm tháng đi qua, tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống...Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ và dòng sông quê hương vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. Nhớ lắm sông quê ơi!

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 13

Một ngày nắng hanh hao vàng, vội vã rời xa thành phố, tôi chạy về theo tiếng gọi của miền ký ức, nơi có những triền đê thoải xanh lộng gió, có con sông quê miệt mài chảy trôi theo tháng năm với những ký ức êm đềm. Những ưu tư khắc khoải giờ đây bỏ lại trong lòng thành phố...

Để rồi lại một lần được đứng trước con sông yêu dấu, lại một lần được đi thuyền sang bên kia sông, thảnh thơi thả mái tóc tung bay giữa con sông quê và những gương mặt tưởng xa lạ mà lại quá đỗi thân quen, quyến luyến. 

Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà 

Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi 

Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy 

Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già 

Sông vẫn in màu mây 

Vẫn khi vơi đầy vẫn mang phù sa làm đẹp thêm làng quê yêu dấu 

Sông vẫn như thuở ấy 

Vẫn con đò ngang đón đưa người sang và từng đêm hát ru đôi bờ

Câu hát thiết tha ngân lên mà ngỡ như tiếng tình yêu quê hương nơi sâu thẳm trái tim đang thổn thức vỗ bờ. Dù có thể là đã muộn. Có thể sông đã dỗi hờn tôi lắm. Nhưng tôi đã trở về. Bên bến bờ yêu thương vẫn thường ru ngủ tôi trong ký ức tuổi thơ hạnh phúc. 

Sông quê tôi không mang màu trắng tinh khiết của những đám mây, không in bóng màu trời như trong câu hát, mà chỉ đậm màu đỏ nặng của những phù sa quanh năm bồi đắp màu mỡ bên bờ. 

Tuổi thơ tôi là những ngày nước lên, ngập ướt cả lên tận thềm nhà. Người lớn thì lo lắng đắp đê, chuẩn bị gạo sao cho gia đình không bị đói trong những ngày nước sông lên, còn trẻ con chúng tôi thì thích chí đùa nhau chân trần lội nước chẳng chút âu lo. 

Tôi còn nhớ rằng hồi đó, quê tôi trồng nhiều mía lắm. Cứ đến mùa thu hoạch mía, làng tôi lại rộn rạo hẳn lên. Trẻ con chúng tôi vẫn thường ngồi lên những đống mía mới chặt, rước mía ăn mỏi miệng mà vẫn toe toét nghịch đùa. Đêm đến, chúng tôi không chịu đi ngủ sớm, vẫn chong chong thức xem bố mẹ nấu mật, để rồi háo hức tranh nhau ăn thử mẻ mật mới nấu xong vẫn còn nóng bỏng... 

Rồi đến những ngày đi kiếm củi, hai chị em tôi lại cắp chiếc rổ to đùng lang thang đi nhặt bã mía người ta rước ra ăn rồi vứt lại trên đường, mang về nhà phơi, mệt nhưng lúc nào cũng nở nụ cười tươi tắn như thể lúc đó với chúng tôi, đó đơn giản chỉ là một trò chơi đồ hàng.

Tuổi thơ chúng tôi đã trôi qua bên dòng sông quê hiền hoà, chứng kiến những tháng ngày khó khăn, thiếu thốn nhưng luôn được bao bọc, chở che bởi sự ấm áp của tình yêu. 

Năm tháng đi qua. Tôi giờ đây không còn là cô bé con nhút nhát, sợ hãi không dám tập bơi trên sông trong vòng tay giang rộng vỗ về của bố. Tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống... 

Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. 

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. 

Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? 

Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. 

Bỗng nhiên, thèm quá một cánh diều chao liệng giữa không trung. Một cánh diều no căng gió, cánh diều mang những ước mơ trẻ thơ chạy dài trên triền đê, khẽ khàng làm duyên với những ngọn gió vi vu lượn quanh trong cuộc hành trình xa tít tắp.

Sông vẫn như chờ đợi đến một ngày những giấc mơ sẽ lại bay về, quây quần ấm áp. Như những câu thơ mặn mà của nhà thơ Tế Hanh: 

Tôi sẽ về sông nước của quê hương 

Tôi sẽ về sông nước của tình thương 

Câu hát vẫn tiếp tục vang vang trong trái tim bé nhỏ. Một cảm giác hạnh phúc và bình yên bất tận len lỏi trong tôi. Sau cùng tất cả, tôi lại được đứng nơi đây ngắm nhìn con sông, ngắm nhìn làng quê đã từng ấp ủ những giấc mơ trẻ thơ tôi.

Để rồi nhận ra, luôn hiện hữu hình ảnh một dòng sông trong mát, diệu kỳ, qua bao tháng năm vẫn chảy trôi đến miệt mài, bất tận trong mỗi trái tim…

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 14

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc"

Nhà thơ Tế Hanh viết về dòng sông quê hương mình trong những ngày tháng xa quê đầy thương nhớ như vậy. Lời thơ đánh thức xúc cảm của trái tim người đọc, bởi hầu như ai cũng có một dòng sông quê trong trái tim mình. Và em cũng có một dòng sông quê hương dạt dào sóng nước, ngày đêm tuôn chảy qua cánh đồng, khu vườn tươi xanh. Đó chính là dòng sông Vàm Cỏ Đông của mảnh đất Long An hiền hòa....

Từ khi sinh ra, em đã được ru bởi tiếng sóng vỗ của sông Vàm Cỏ Đông, vì nhà em nằm bên bờ sông quê. Ngày ngày, từ cái sân nhỏ trước ngôi nhà thân thương, em thường nhìn thấy những con thuyền xuôi ngược trên sông, và màu nước thay đổi theo mùa. Sông quê em vốn là dòng sông lớn, bắt nguồn từ núi non của đất nước Cam-pu-chia, rồi đi vào Việt Nam, chảy suốt từ Tây Ninh qua Long An với chiều dài lên tới 86 cây số. Đối với em, sông Vàm Cỏ Đông lúc nào cũng đẹp. Mỗi buổi sáng sớm, em thấy mặt sông xanh biếc, sóng lăn tăn nhẹ như một bài thơ. Những mảng lục bình trôi lờ lững như khoan thai ngắm cảnh quê nhà. Còn khi chiều xuống, nhất là những buổi chiều thu, mặt nước lãng đãng trong một màn hơi nước mờ mờ, thì con sông trở nên đẹp huyền ảo. Hai bên bờ sông là những xóm làng trù phú, thanh bình với những con người chân chất, mộc mạc. Ai cũng biết chèo ghe, biết bơi lội trên dòng sông quê yêu dấu.

Em yêu dòng sông quê em vô cùng, bởi nơi đây có biết bao kỷ niệm đẹp của thời ấu thơ trong trẻo. Đó là những chiều đẹp trời. lũ trẻ chúng em rủ nhau ra bến sông đầu xóm, nơi có những rặng tre xanh mát, để cùng nhau tắm mát trên sông. Tiếng cười vang vang trên mặt nước có lẽ làm bầy cá nhỏ dưới sông cũng giật mình bỏ chạy. Trên dòng sông ấy, ba em và anh Hai thường thả lưới để bắt những chú cá lóc béo tròn, chú cá sặc mình dẹp, nhiều xương mà thịt cá thơm ngon, để má em làm bữa cơm để cả gia đình cùng nhau thưởng thức. Dòng sông quê cũng có khi cuồn cuộn sóng trong những ngày mưa gió, đó là lúc em thong thả ngắm cảnh sau giây phút làm xong bài tập mà thầy cô giao cho. Ngay cả những lúc như thế, em vẫn thấy dòng sông quê em mang một vẻ đẹp riêng, thật đáng yêu, đáng nhớ...

Dòng sông quê em cũng là niềm tự hào của em và bao người dân Long An. Đó là dòng sông anh hùng trong kháng chiến, nơi đã chứng kiến nhiều chiến công vang dội, đánh đuổi giặc ngoại xâm giày xéo quê hương. Ông ngoại em từng kể cho em về đội du kích giỏi chèo xuồng đưa bộ đội qua sông, và những người chiến sĩ vừa dũng cảm, vừa mưu trí. Đó chính là lịch sử hào hùng in dấu trên sông nước Vàm Cỏ. Và có lẽ vì thế, sông quê em được đi vào thơ, vào nhạc. Bài hát "Lên ngàn" của nhạc sĩ Hoàng Việt và bài ca "Vàm Cỏ Đông" của nhạc sĩ Trương Quang Lục đều có cảm hứng từ dòng sông anh hùng nơi quê em. Mỗi khi những giai điệu tuyệt vời ấy cất lên, em lại cảm thấy lòng mình xao xuyến vì yêu mến và tự hào trỗi dậy. Ôi, dòng sông huyền thoại mà thân thương quá!

Khi em học xong tiểu học, cũng là lúc gia đình em chuyển lên thành phố sinh sống. Em nhớ da diết dòng sông quê mình với tất cả niềm yêu quý thấm thía. Hàng tháng, ba má đều đưa chúng em về thăm quê, thăm ngoại, và em lại được gặp Vàm Cỏ Đông, dòng sông thơ ấu thân thương cho thỏa niềm mong nhớ. Sông là tuổi thơ, là hình ảnh quê em, nơi chôn nhau cắt rốn, nên làm sao em không thương nhớ sông quê khi phải xa cách! Và em luôn mong giây phút được trở về ngồi bên hiên nhà ngoại, để tim mình bình yên theo nhịp sóng quen thuộc.

Em mong sao sông quê em luôn trong xanh, chở phù sa bồi đắp cho vườn ruộng. Gần đây, em có phần lo lắng khi nghe nói có nhiều dòng sông bị ô nhiễm "bức tử". Yêu sông, em khao khát những người dân quê hương Long An sẽ giữ gìn dòng sông Vàm Cỏ Đông, để sông mãi xanh trong, mãi tươi đẹp như từ bao đời nay vẫn thế.

Mai này, khi lớn lên, dù có đi khắp bốn phương trời, em vẫn yêu và nhớ sông quê, nơi cất giữ bao kỷ niệm đẹp của tuổi thơ em. Và em cũng yêu mọi dòng sông trên đất Việt, bời những dòng sông ấy đều đem lại bao điều tốt đẹp, bao lợi ích cho những người dân lao động chân chất. Chúng ta hãy luôn bảo vệ và giữ gìn để mọi dòng sông quê đều đẹp mãi và chở đầy cá tôm...

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 15

Ai trong chúng ta cũng mong muốn đi thật xa, đến thăm những nơi nổi  tiếng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cảnh vật nơi ấy. Nhưng rồi đến một lúc nào đó trong cuộc đời, bạn sẽ nhận ra rằng vẻ đẹp của thiên nhiên không phải là sự hoa mĩ, to lớn, vĩ đại mà là sự gắn bó, yêu thương. Với tôi dòng sông quê nội là dòng sông tuổi thơ mang nhiều kỉ niệm, nơi nuôi dưỡng tâm hồn chúng tôi khôn lớn. Chẳng phải tìm kiếm đâu xa, trong mắt chúng tôi, dòng sông ấy chính là kì quan của kỉ niệm.

Tuổi trẻ, ai lại mấy lần ngoáy đầu nhìn lại. tôi đã từng chạy theo những ước mơ và những thứ đồ chơi của thành phố rồi quên bẵng đi dòng sông của quê hương. Cho đến khi một lần nữa trở về quê nội, chứng kiến vẻ bình dị của sông, tôi chợt thấy lòng xao xuyến như bắt gặp chính bản thân mình nơi ấy. Dòng sông vẫn thế, im lìm chảy nhẹ, mềm mại như vạt áo dài của chị có lúc rợn sóng lăn tăn như những đường vẻ trên bức tranh của em tôi. Nhìn từ xa, sông như một dãi mây  vắt ngang bầu trời có lúc xanh biếc, có lúc trắng đục. Đó là những ngày nắng, dòng sông như cô gái thẹn thùng nấp sau lũy tre mát rượi, nước sông trong xanh màu của tre, của những rặng dừa hai bên bờ. Chỉ cần đột ngột một cơn mưa, sông đã thay chiếc áo màu trắng đục. Cứ thế mùa mưa hầu như dòng sông lúc nào cũng đùng đục màu của đất, của phù sa. Chính cái màu trắng ấy đã mang đến cho quê hương tôi nhiều nguồn lợi. Phù sa vun bồi hai bên bờ, cây cỏ cũng xanh tươi hơn, trái ngọt sum suê bốn mùa. Mùa nước nổi, cá tôm từ đâu theo dòng nước đến đây, người dân quê tôi bắt những chú cá tươi ngon đem ra chợ bán kiếm thêm ít tiền cho các con đi học. Tôi nhớ ngày đó, mẹ tôi vẫn thường ra sông xúc tôm, tép nhỏ về cho lũ vịt ăn. Bà tôi chở tôi trên chiếc xuồng nhỏ đến đoạn sông yên tĩnh để câu cá. Có năm trời chỉ toàn là nắng hạn, những ao hồ khô cạn nước, chỉ có con sông vẫn âm thầm dành trọn nguồn nước cuối cùng của mình cho những đứa con quê.Với lũ trẻ chúng tôi, dòng sông chẳng khác nào người chị, người mẹ rồi đôi khi trở thành đứa bạn thân hay giận dỗi. Những lúc thả thuyền trên sông vào đêm trung thu, sông có hiểu tôi ước nguyện điều gì mà mĩm cười vỗ sóng nhẹ vào thuyền. Những khi tan học, tôi rủ đám bạn đầu trần, chân đất bơi ngang sông, chơi trò trốn tìm trong đám lục bình, bông súng. Lúc ấy, sông cũng khanh khách cười theo những trận cười giòn tan của chúng tôi. Sông dang vòng tay mát rượi ôm chúng tôi như người mẹ vuốt ve con, bảo vệ con. Tôi yêu sông như yêu hình bóng quê hương mình, tôi nhớ sông như đứa con xa nhớ mẹ. Có những ngày hè bận bịu việc học, không về thăm nội, thăm quê, tôi ngủ mơ thấy mình được chơi những trò chơi thuở bé bên dòng sông, rồi giật mình bỗng thấy lạc lõng giữa căn phòng yên tĩnh. Tôi òa lên khóc như một đứa trẻ vừa đánh mất thứ gì quý giá.

 Phải rồi, tôi đã mất đi tuổi thơ ngây của mình bên người bạn Sông từ ngày lên thành phố. Tôi là một đứa bạn hay lỗi hẹn, bắt Sông phải đợi chờ mòn mõi để rồi quặn mình đau đáu theo từng dòng chảy. Sông ơi! Biết bao giờ tôi có thể trở về bên Sông để tìm lại kí ức của chính mình? Dù có xa xôi tôi vẫn luôn ghi khắc trong tim hình ảnh của quê hương và hình ảnh dòng sông thân thiết. Có ai nỡ lãng quên những gì tươi đẹp nhất trong đời mình, sông ơi!

 Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 16

Sinh ra và lớn lên ở một làng quê nhỏ cách con đê có dòng sông Đáy chảy dài. Dòng sông ấy gắn liền với cuộc sống lao động, sinh hoạt của bao người dân trong làng nơi tôi ở.

Là một đứa con của miền quê ấy nên tôi cũng yêu dòng sông, yêu những con thuyền xuôi mái chèo. Yêu dòng sông dịu êm ấy như chính tình yêu của tôi đối với gia đình, với người thân và với xóm làng thân thuộc. Dòng sông gắn liền với tuổi thơ của tôi mà mỗi khi nhớ về lại dâng trào trong tôi biết bao nhiêu cảm xúc. Nhớ ngày còn bé thì bờ sông nhà nơi vui chơi lý tưởng của tụi nhỏ chúng tôi. Mỗi khi bố mẹ ra bãi bồi ven sông trồng rau, hoa màu thì tôi đều đòi đi theo. Mặc dù khi ấy còn nhỏ không được ra sát dòng sông nhưng việc đứng trên những ruộng rau, chạy trên triền ven sông cũng là điều tôi thấy hạnh phúc.

Rồi khi lớn hơn một chút, vào những mùa hè được nghỉ học thì ba thường cho tôi đi tập bơi ở trên dòng sông đó. Ba nói rằng: thời tiết thất thường, sợ mùa mưa lũ hoặc khi không ó ba mẹ mà chúng tôi nghịch nước sẽ dễ bị chết đuối. Và để phòng tránh điều đó thì cứ chiều chiều tôi và nhiều bạn cùng trang lứa lại được bố mẹ cho ra sông tập bơi. Cũng phải mất một tháng giời tôi mới có thể tự tin đi bơi cùng đám bạn mà không cần bố đi theo. Từ ngày biết bơi thì sông Đáy là nơi vui chơi ưa thích của đám con trai trong làng. Nhất là trong những ngày hè nóng nực thì buổi chiều chúng tôi thường ra đó đi bơi, tổ chức bơi thi với nhau. Vì sống ở vùng nông thôn nên nhà đứa nào cũng có trâu bò và khi học cấp một chúng tôi đã phải làm việc đỡ đần gia đình đó là đi thả trâu, thả bò. Những bãi đất rộng ở ven bờ sông chính là địa điểm thích hợp vừa chăn trâu vừa chơi đùa của chúng tôi.

Còn nhớ những kỷ niệm mỗi sáng giúp mẹ sách nước dưới sông lên để tưới cho rau xanh tốt. Dòng sông cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động canh tác lúa nước và tưới tiêu cho hoa màu. Mỗi sáng hoặc chiều thì ở dọc bờ sông sẽ có những bà, những mẹ cần cù gánh nước để tưới cây. Những ngày cuối tuần được nghỉ học thì tôi thường theo ông nội đi câu cá ở sông. Câu cá chính là một trong những thú vui của người già và ông tôi cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên tôi là một cậu bé hiếu động mà khó lòng ngồi yên được một chỗ nên thường bỏ đi chơi những trò khác. Bên cạnh đó không ai trong đám trẻ chúng tôi là không biết đến việc đúc mèn cả. Cứ đến mùa dế mèn bé ngậy là đám chúng tôi thường chia nhau, đứa đi tìm hang, đứa chạy ra bờ sông xách nước, đứa thì trông hang chờ mèn lên.

Tôi yêu nhất dòng sông mỗi khi độ xuân về. Dọc bờ sông có rất nhiều cây hoa gạo, cứ khi xuân tới là hoa gạo lại nở đỏ rực cả một vùng trời. Ai đó đã từng thấy hình ảnh bên cạnh dòng sông trong xanh, êm đềm với hai bên bờ cỏ xanh mướt trải dài được tô điểm bởi những cây gạo đang khoe sắc đỏ. Đó thật là một cảnh tượng nên thơ, hữu tình. Có những ngày mùa xuân lớp học chúng tôi còn được tham gia một buổi học ngoại khóa chính là được ra bờ sông vẽ phong cảnh dòng sông quê hương em. Đó là một trong những buổi học lý thú với nhiều kỷ niệm sâu sắc. Dòng sông dịu dàng nhưng cũng có lúc dữ dội mỗi khi vào mùa mưa bão. Nước dâng cao, cuồn cuộn chảy xiết, nước từ trên thượng nguồn đổ xuống. Dòng sông khi đó mang nặng phù sa để bồi đắp cho hai bên bờ, trải một lớp phù sa trên những phần bãi bồi trồng hoa màu của bà con.

 Tôi rất yêu quý dòng sông quê hương nơi tôi ngày một trưởng thành. Dòng sông không chỉ gắn với tuổi thơ mà còn là nơi đã cho tôi những kỷ niệm về bạn bè, về người thân. Sau này dù có đi xa đến đâu, dù đã trưởng thành thì nơi đó vẫn là nơi cho tôi nhớ về.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 17

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre...

Con sông quê tôi nước cũng trong và xanh biếc như thế. Nó có từ hồi nào tôi không hay. Khi tôi lớn lên, biết đùa nghịch, bơi lội thì đã có nó rồi. Từ thượng nguồn chảy về, con sông ôm lấy làng tôi gần hết cả một vòng tay, nước của nó khiến cái làng bé nhỏ trung du này như một hòn đảo, nối giữa sông. Cả tuổi thơ chăn trâu - cắt cỏ của tôi như tắm mát trong dòng sông đó. Cứ mỗi buổi sáng, bọn trẻ chúng tôi lại cho trâu sang bãi cỏ bên kia sông. Chúng tôi cưỡi trên lưng trâu và trâu đưa qua dòng nước mát rượi mà tưởng như Thánh Gióng xưa kia cưỡi ngựa bay lên trời. Thả trâu trên bãi cỏ, chúng tôi tụ tập chơi đùa đủ thứ trò rồi xuống sông bơi lội, vùng vẫy, tắm táp. Nước mát quá - mát đến tận gan ruột, và trong xanh đến có thể nhìn thấy những làn cát mịn, những hòn sỏi trắng và cả những vỏ ốc vằn nâu óng ánh dưới đáy sông. Con sông đã trở thành thế giới tuổi thơ của tôi, gắn bó với tôi như người ruột thịt, như ai đó đã nói hộ lòng tôi lúc này:

Tôi đưa tay ôm nước vào lòng

 Sông mở nước ôm tôi vào dạ.

Chiều xuống, chúng tôi lại cưỡi trâu bơi qua sông về làng. Lưng trâu như con thuyền dập dềnh trên sóng nước, còn hai bàn chân tôi chìm trong nước như những mái chèo khua nước đẩy thuyền sang sông. Chúng tôi có cảm giác như một đoàn quân chiến thắng đang ca khúc khải hoàn về vinh quy bái tổ mà chiến lợi phẩm là những sọt cỏ tươi xanh đặt giữa hai sừng trâu. Dòng sông ầm ào, náo động trong giây lát rồi trở lại yên tĩnh khi trăng lên rắc ánh vàng lóng lánh trên những gợn sóng lăn tăn...

Cái mát mẻ của một ngày tắm táp trên sông, cùng với con sông quê hương đã đi vào giấc ngủ tuổi thơ của tôi thật êm đềm, vô tư lự...

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 18

Người dân quê tôi quanh năm sống yên bình trong làng xóm. Nếu có ai đi xa, dẫu chỉ ít ngày thôi cũng sẽ nhớ khôn nguôi con sông bình dị của quê hương mình. Dòng nước êm đềm, mát lành của con sông Hồng tươi trẻ, giàu sức sống đã trở thành một biếu tượng không thế phai về làng quê ven sông của tôi.

Điều đó chẳng còn gì là lạ bởi tất cả mọi người đều yêu dòng sông quê hương như yêu gia đình, xóm làng quen thuộc. Tôi cũng không nằm ngoài số ấy. Mỗi khi nhớ đến dòng sông, kí ức tuối thơ tôi lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như những câu chuyện mới xảy ra. Phải chăng chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi thời gian giúp tôi quay về quá khứ!

 Dòng sông thân thiết ấy uốn mình quanh làng xóm tôi rồi chập vào một nhánh sông khác, đố ra biển. Be rộng của sông chỉ chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó thì chẳng thế nào bao quát hết được, dường như sông vẫn mãi tiếp tục chảy về phía chân trời. Tôi chang thế nào quên được cảm giác choáng ngợp, sự ngạc nhiên đã bất ngờ òa đến tâm hồn non nớt của tôi vào lần đầu tiên được nhìn thấy sự rộng dài tưởng như vô tận của nó: Âỵ là lần tôi được ngồi trên thuyền ở giữa dòng sông. Ngày ấy tôi mới bảy tuổi, đôi mắt tôi còn bé nhỏ mà lòng sông đã mênh mông, cuồn cuộn nước phù sa...

 Sự choáng ngợp qua đi nhường chỗ cho cảm giác gần gũi, bình yên. Đó là những lần tôi tập bơi bên sông. Còn nhớ, lần đầu được vùng vẫy trong làn nước đỏ au, cảm giác mát lành, sung sướng, dịu ngọt đã ập đến trong tôi một cách ngẫu nhiên, tôi như thấy mình được trở về trong vòng tay dang rộng chào mừng của những người bạn lâu ngày không gặp. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ những lần đi với lưới cá chăng ngang sông. Những bầy cá đông đúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi trăng sáng lên sông, mặt nước cá đùa lại ánh lên như dát bạc.

 Tôi từng nghĩ rằng dòng sông Hồng đã làm cho quê hương tôi giàu có lên bội phần. Những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông mà tôi yêu quí. Rồi kỉ niệm về những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà phù sa như hút lấy chân tôi, hay những lần tôi tức giận làn nước mát mẻ lại vỗ về tôi, xoa dịu những giận hờn vu vơ thơ dại...

 Những kỉ niệm như vậy về dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Dòng nước cứ chảy trôi, thời gian cứ nhạt nhòa nhưng sẽ chang bao giờ tôi quên được cái vị mằn mặn, ngòn ngọt của nước sông, chẳng thể quên được những bầy cá chép, cá diếc đông đúc nghịch ngợm... Đơn giản bởi tôi đã chẳng có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quí ấy.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 19

Ai cũng có một tuổi thơ để nhớ lại, để tự hào. Tuổi thơ của bạn có thể dữ dội, có thể yên bình. Riêng tôi thì có một thời thơ bé trìu mến bên dòng sông quê thân thương. Dòng sông hiền hòa, dịu êm vẫn chảy mãi không ngừng như dòng chảy cuộc đời của tôi vậy.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nhỏ, hẻo lánh, xa xăm. Nơi có một dòng sông xanh biếc, hàng ngày vẫn tưới mát ruộng lúa, vườn cây. Dòng sông ấy đầy ấp yêu thương, nâng niu từng mái chèo, từng chiếc xuồng nhỏ ven sông.

Tôi thương từng con sóng nhỏ lăn tăn chiều lộng gió. Tôi yêu từng hàng dừa nước rợp bóng hai bên bờ. Và tôi yêu từng đám lục bình trôi bồng bềnh thả hồn theo sông nước. Một cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng trong ký ức của tôi về dòng sông ấy lại ùa về. Làm sao có thể quay lại những ngày xưa, ngày còn bơi xuồng qua sông để cấp bước đi trên con đường làng, con đường đến trường thuở ấy. Tôi không thể quên những ngày đi tắm sông cùng những đứa bạn trong xóm, cùng đùa vui, cùng lặn hụp dưới mé sông. Rồi còn bị cha mẹ mắng vì tắm đến trưa trời nắng chang chang. Tôi lại nhớ, những ngày mưa cùng cậu đi hái bông súng, đi giăng câu chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Tôi nhớ làn khói trắng bay cao trên máy nhà lá lợp đơn sơ buổi chiều tà còn vương thoang thoảng trên sông. Hình ảnh đấy gieo vào lòng tôi tình cảm của một Tản Đà năm xưa, “Quê hương khuất bóng hoàng hôn, trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”. Đấy là những ký ức tuyệt vời của tuổi thơ mà không phải đứa trẻ nào cũng có. Tôi tự hào vì mình được sinh ra ở đây, bên cạnh dòng sông thân thương ấy.

Dẫu có nhớ, có thương, có tiếc nuối thì khoảng thời gian tôi gắn bó với dòng sông quê đã trôi qua lặng lẽ và không bao giờ trở lại nữa. Nhưng tôi đã mãn nguyện vì được lớn lên, được nuôi dưỡng yêu thương từ con sông nhỏ ấy. Xin cho tôi một phút giây ngắn ngủi để gửi đến những ai đang còn nhỏ, còn thời lặn lội tắm sông hãy cứ sống hết mình, trải nghiệm hết những gì đang có. Để mai này ta có một dòng sông để yêu thương.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 20

“Ở tận sông Hồng em có biết, quê hương anh cũng có dòng sông. Anh mãi gọi với lòng tha thiết. Vàm Cỏ Đông, ơi Vàm Cỏ Đông”. Dòng sông từ lâu đã gắn liền với tuổi thơ, với đời người. Nếu như chàng trai trong bài thơ Vàm Cỏ Đông tự hào về con sông tuổi thơ ở Long An. Thì nơi tôi sinh ra cũng có một dòng sông như thế. Tuy không tên, không tuổi, nhưng kỷ niệm về dòng sông ấy vẫn in hằn trong trái tim tôi.

Cái Nước thân yêu, nơi tôi sinh ra có một dòng sông xanh mát. Mỗi buổi sáng sớm, trên sông thấp thoáng những mái chèo của người dân dậy sớm ra chợ bán. Những mái chèo lướt đi nhè nhẹ trên sông thật êm dịu, hiền hòa biết bao. Phía xa xa, chiếc xuồng nhỏ nhấp nhô đổ lú, tôm cá nhảy lên, rồi rơi xuống như một vũ điệu hoang dã. Ánh nắng sớm mai chiếu rọi xuống dòng sông lấp lánh, huyền ảo đẹp đến lại lùng. Tôi yêu dòng sông quê tôi không chỉ vì nó đẹp mà dòng sông ấy còn nuôi sống biết bao gia đình ven sông.

Tuổi thơ tôi gắn liền với dòng sông. Từ lúc bắt đầu biết nói, biết đi, cha mẹ thường chèo xuồng đưa cả nhà về quê ngoại chơi. Con sông ấy chính là con đường dẫn tôi về với cội nguồn. Rồi đến khi tôi bắt đầu tập bơi, tôi cũng tắm trên dòng sông ấy. Mỗi lần xuống nước, tôi cảm thấy mình được ôm ấp, nâng niu và che chở. Tôi hay sáng tạo ra các trò chơi khi còn bé, cũng lấy cảm hứng từ dòng sông trước nhà tôi. Tôi nhớ lúc ấy chơi trò rược đuổi dưới nước, trò ném sình non, trò làm xuồng máy chạy trên sông. Ôi, tôi yêu sao dòng sông quê hương, dòng sông ấy đã cho tôi có những ký ức ngọt ngào mà đến giờ này tôi vẫn bồi hồi khi nhớ lại.

Dòng sông quê tôi không rộng lắm, chừng hai chục mét nhưng đoạn đầu và đoạn cuối thì tôi không biết ở đâu. Tôi nghĩ rằng chắc nó dài lắm, ở tới chân trời đấy. Thế nhưng lúc còn thơ bé, tôi cảm nhận rằng dòng sông ấy rộng lắm, bao la lắm vì tôm cá cứ đầy ấp, chưa bao giờ vơi. Những đêm trăng, bầu trời trong trẻo, tôi nhìn xuống đáy sông và cảm thấy mình thật nhỏ bé trước lòng sông sâu hút. Một cảm giác vừa lo lắng, vừa tò mò trước lòng sông sâu thẳm. Dòng nước xanh thẳm lúc bình minh ấy, đêm nay trở nên khác hẳn lạ thường. Có những ánh hào quang kỳ lạ, khi tôi vẫy tay vào làn nước ấy. Lúc đó tôi không biết đó là gì, nhưng cực kỳ hứng thú.

Sẽ chẳng bao giờ tôi quên những kỷ niệm đẹp trên dòng sông quê hương. Dòng nước hiền hòa, có vị mằn mặn của muối, có vị ngọt của phù xa. Sẽ chẳng bao giờ có một thời tuổi thơ như thế, tắm sông, mò tôm, bắt cá, làm xuồng thả trên sông. Còn nhiều kỷ niệm khác nữa mà tôi không thể diễn tả vì nghẹn lời. “Dòng sông quê hương, hay dòng sữa mẹ hiền”. Tôi yêu quý con sông ấy vì nơi đó là cội nguồn của tôi.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 21

Sinh ra ở vùng sông nước Cửu Long, tuổi thơ của bọn trẻ làng quê chúng tôi gắn liền với những con sông xanh mướt yên ả bên hàng dừa đung đưa trong gió. Có lẽ chính dòng sông quê hương thanh bình ấy đã chảy vào tuổi thơ tôi những ký ức khó quên để mỗi khi hồi tưởng lại, dòng sông ấy lại hiện ra như một vùng nỗi nhớ thẳm sâu.

Khó mà kể cho những đứa trẻ thành thị hôm nay về dòng sông ngày ấy. Gọi là con sông nhưng thực chất là một nhánh kênh đào rộng chừng chục mét, đưa nước vào từ sông lớn để cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt cho cả vùng Mương Củi nghèo nàn. Người dân dùng nước từ con sông đưa vào để nấu ăn, giặt giũ, tưới tiêu, chăn nuôi, trồng trọt… nói cụ thể hơn là nguồn sống cả vùng phụ thuộc vào dòng nước ấy.

Hai bên bờ sông, người ta trồng những cây dừa xanh rờn che bóng mát, khi thì len lỏi trong hàng cây cao vút ấy là vài cây xoài, cây bần, cây nhãn đưa tán ra tận giữa sông, để rồi mỗi khi đến mùa trái chín, khúc sông lại rợn ngợp âm thanh huyên náo của bọn trẻ chúng tôi trèo ra hái trái.

Dòng sông chính là người bạn thân thuộc, đồng hành cùng mọi hoạt động của chúng tôi. Ngày nào cũng thế, cứ sáng sớm, mẹ lại ra ngồi nhặt sau, rửa bát chuẩn bị cho bữa cơm để kịp ra đồng. Đến giữa trưa, bọn trẻ con không thèm ngủ mà ra chơi bịt mắt bắt dê trên dòng nước cạn chưa qua gối, có đứa tranh thủ đặt lợp, thả vó kiếm vài con cá sông về phụ mẹ nấu cơm. Rồi mỗi buổi chiều tà, chị lại thẩn thờ ngồi bên bờ lặng nhìn những bông lục bình bồng bềnh trôi giữa dòng nước mát, có lẽ chị đang nhớ về một câu chuyện tình đẹp đẽ nào đó giữa vùng quê nghèo thuở ấy.

Thế rồi người ta chủ trương xây kè bờ sông vì nghe đâu phía vàm trong bị nước làm lở một vùng đất lớn. Những cây dừa, cây xoài, cây bần, cây nhãn xanh mát bất giác bị đốn hạ, trở thành củi cho vào trong lò bếp của cha. Những dãy tôn xanh, trắng dựng lên che mất dòng sông thân thuộc. Sau vài tháng, những dãy tôn được dở đi để lộ những mảng bê tông to tướng tách biệt rạch ròi giữa vùng đất phía trong và vùng nước bên ngoài. Phía bên kia con kênh, người ta làm đường lớn, đựng nhà cao, đèn bắt sáng choang chạy dọc theo bờ kè sâu tận đến cuối vàm.

Con sông khoác lên màu áo mới…

Người ta không còn ra sông để giặt giũ, ăn uống, tắm rửa vì đã có nước máy kéo đến tận nhà, mỗi buổi trưa cũng bớt ồn ào vì lũ trẻ không còn ra sông tắm như trước bởi lòng sông được vét rất sâu, chị cũng không ra sông vào mỗi buổi chiều vì những cây lục bình đã thôi trổ bông hoa tím nhạt. Nhưng buổi tối lại là thời điểm nhộn nhịp của bờ sông. Bọn trẻ chơi đùa, người lớn cũng bắt bàn, bày ghế ra bờ kè ngồi hóng gió, nhìn từ bên này bờ, những chiếc đèn soi bóng lấp lánh như những ngôi sao chạy dài trong dãy ngân hà.

Mỗi khi mùa nước nổi tràn về, những cây bông điển điển cũng chẳng còn để trổ bông hoa vàng tôi thường hái về nấu lẩu mắm. Kè dựng lên cao, nước không tràn vào trong xóm, những thửa ruộng, khu vườn cũng được thay thế mà những căn nhà cao ráo, mới tinh. Chúng tôi cũng không còn được chơi đùa như hồi trước vì nước sông không còn nâu đỏ phù sa mà đen ngòm những chất thải, có khi lại bốc mùi tanh hôi đáng sợ. Những câu hỏi khi nào con nước lớn, ròng cũng không còn thường xuyên như trước. Mỗi bận nghe câu hỏi ấy, người ta lại bảo nhau rằng “không sao, nước này không lớn để chết máy xe đâu” thay vì rầy rà không được ra sông tắm, nước lên cao nguy hiểm.

Vùng quê chuyển mình hiện đại, cuộc sống của người dân Mương Củi quê mùa đã văn minh để xứng tầm đô thị. Những dòng sông hiền hòa vẫn lặng lờ trôi nhưng không còn náo nhiệt và xôn xao như trước. Những hàng lục bình nối đuôi nhau theo hàng dài kéo tận ngoài xa, mỗi khi sóng vỗ lại duềnh dàng như ca hát. Những ký ức tuổi thơ về dòng sông xanh mát cũng lặng lẽ vơi dần theo mỗi bận con nước lớn, ròng.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 22

Quê hương là tất cả những gì thân thương và nghĩa tình nhất. Ai đó sẽ yêu quê hương mình với những cánh đồng, triền đê, cánh rừng, núi đồi, biển nước… Còn với em, em chọn con sông quê hương để yêu thương.

Quê em thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhiều sông ngòi, ao hồ, kênh, rạch… Trong số đó, con sông chạy dọc đường làng là dài rộng nhất. Con sông ấy quê em gọi là sông Thia. Sông Thia là nhánh con của sông Hồng, nó mang trong mình biết bao phù sa màu mỡ và trở thành nguồn cung nước chính cho thủy lợi địa phương. Con sông là nguồn sống của bao người nông dân. Nó gắn bó mật thiết và sâu sắc với con người biết bao thế kỉ nay. Khác với những sông khác, con sông Thia đặc biệt ở chỗ nó không uốn lượn quanh co mà chạy dọc từ đầu tới cuối xã, ngay phía sau những dãy nhà, nằm tại vị trí giữa  khu nhà dân và cánh đồng lúa vì thế rất tiện lợi cho nghề nông của người dân. Sông Thia cung cấp cá, nước, phù sa và nhiều kế sinh nhai khác nữa cho con người. Sông Thia cùng với nhiều son sông nhỏ khác không chỉ là nguồn lợi giàu giá trị kinh tế mà còn là nơi gửi gắm tình cảm của con người quê hương em.

Những dòng sông quê em cũng mang sắc thái như con người. Mùa xuân nước rì rầm chảy như lời thì thầm, mùa hạ nước lên vẩn đục gồng mình trong mưa bão, thu sang nước sông lặng tờ soi bóng trời xanh và khi đông về nước sông cạn đặc, lắng đọng cả ngàn giọt phù sa.

Tuổi thơ em bên dòng sông quê hương thật đẹp. Con sông quê hương tắm mát tâm hồn em, cho em sức sống như dòng sữa ngọt ngào của mẹ. Dưới dòng sông quê hương, em cùng bạn bè tập bơi, tắm mát. Ngày hè nóng, được chạm tay quờ trên dòng nước mát là bao nóng nực, bực dọc trong lòng xua tan hết thảy. Có những chiều em theo mẹ ra sông rũ rau; khi đi làm về cũng ra nơi này gột đất, rửa tay; có những ngày ông nội đưa em ra bờ sông đánh đó tôm, đó tép… đều vô cùng quen thuộc không chỉ với em mà với nhiều đứa trẻ khác trong làng. Em lớn lên trong lời ru về ngòi Thia, sông Đáy của người mẹ. Tiếng thì thầm của bà nội về cái ngày xửa ngày xưa có dòng sông biết ban cho con người cá vàng, cá bạc… Đến trường, cô giáo dạy em vẽ dòng sông quê hương uốn lượn, xanh biếc. Cô giáo còn dạy vẽ hình đất nước Việt Nam như dải sông dài uốn theo đường hình chữ “S”.

Trước kia nhà em cũng nuôi trâu. Con trâu với người nông dân là bạn, là “đầu cơ nghiệp”. Những trưa hè chăn trâu, em thả dây cho nó đầm mình xuống dòng nước mát. Trâu cũng có tình cảm vô hình với con sông quê hương. Trong lòng dòng nước mát, chú trâu cũng thư thái như cả thế giới chỉ có duy nhất mình nó, không vướng bận.

Cũng trên con sông quê hương, mỗi dịp lễ hội, nó là nơi tổ chức các trò chơi dân gian. Trong đó, em thích nhất là trò đi cầu kiều. Dòng sông là niềm vui của thiếu nhi.

Ngày nay, con sông quê hương dưới tác động của con người không còn thanh sạch và mát lành như trước nữa. Sông vẩn đục vì nước thải sinh hoạt. Sông cô liêu vì thiếu chất phù sa. Sông bị nhiều nhà dân lấp đất, lấn bờ nên hẹp đi rất nhiều. Lòng sông nhiều lần nạo vét nên chỗ nông chỗ sâu. Người dân cũng không còn thói quen tắm hay chơi trò chơi trên sông nữa vì bẩn và nguy hiểm.

Có những lúc em ngồi nghĩ về ngày xưa mà luyến tiếc một con sông quê hương đã từng là cuộc sống. Hồi tưởng về những ngày xưa ấy, em vừa thấy hạnh phúc lạ thường vừa thấy xót xa quá. Em chợt nghĩ tới hình ảnh con sông trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh, con sông mà em khao khát được tận hưởng:

  “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng”

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 23

Quê hương tôi, nơi mà tôi sinh ra lớn lên, nơi chứng kiến cả quãng đời tuổi thơ, cũng như tuổi thanh xuân của tôi, nơi có một dòng sông hiền hòa đỏ nặng phù sa. Mỗi khi nhớ về nơi đó tôi đều nhớ về một vùng đất xa xăm, hoang vu hẻo lanh có một dòng sông mà tôi đã bao lần tắm mát. Dòng sông cho tôi một tuổi thơ thật đẹp, trong veo như những cơn mưa mù hè. 

Tôi rất yêu dòng sông quê hương mình yêu như yêu mái nhà, yêu những người thân thiết của mình. Nó chính là tình yêu tôi dành cho vùng quê quen thuộc đó. Cứ mỗi khi nghĩ về dòng sông quê hương tôi lại nhớ về một kỷ niệm. 

Một kỷ niệm tuổi học trò không thể nào quên. Lần đó tôi đang học lớp 6, hôm đó lớp tôi được bỏ trống một tiết học cuối, bởi thầy dạy không may bị ốm, nên về sớm, bọn con gái thì rủ nhau đi về nhà một bạn trong lớp làm bánh khoai, bánh chuối để ăn, còn bọn con trai tụi tôi rủ nhau về nhà thằng Quang để tắm sông. Bởi nhà nó ở cạnh sông Hồng,  chúng tôi còn rủ nhau sẽ bơi qua sông sang bãi bồi bên kia bẻ ngô về luộc. Với kế hoạch thú vị đó nên đứa nào cũng ủng hộ, háo hức vô cùng. Tôi thật sự choáng ngợp trước vẻ đẹp tuyệt vời của dòng sông khi lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông 

Sông Hồng dài rộng mênh mông, màu nước thì đỏ hồng như màu gạch nung nhìn đẹp vô cùng. Cả bọn tôi nhìn thấy sông thì sung sướng phấn khởi lắm vội vàng quăng cặp sách trên bờ nhảy xuống sông để tắm. Chúng tôi bơi ra rất xa bờ còn thi nhau xem ai bơi được xa nhất như thể chứng minh sự tài giỏi của mình. Nhưng khi tôi đang bơi thì bất chợt bị chuột rút đau điếng ở chân khiến tôi chới với chới với kêu cứu.

Nhìn tôi ngụp lặn bọn thằng Quang vội vã lại gần thằng Quang và thằng Thắng đã cứu tôi khỏi chết đuối hai thằng nó vội sốc tôi lên bờ rồi thi nhau ấn vào bụng tôi cho nước chảy ra. Cuối cùng tôi cũng tỉnh lại cả bọn ôm nhau cười cười khóc khóc, mắt đứa nào đứa nấy đỏ hoe cứ như bọn con gái mít ướt trong lớp.

Sau sự cố chết đuối hụt đó bọn tôi càng thân nhau hơn, bởi chúng tôi đã cùng nhau trải qua những giờ phút vô cùng nguy hiểm sinh tử. Và cũng từ đó dù rất yêu con sông Hồng đó nhưng bọn trẻ chúng tôi cũng không đứa nào dám tắm sông tùy tiện nữa.

Khi tôi học lớp lớn hơn có nhiều lần tôi cùng ba mình chèo thuyền qua bên kia sông để giăng lưới bắt ca, con sông quê hương tôi vô cùng diệu kỳ, dù nước sông quanh năm màu đỏ của gạch non nhưng tôm cá lại nhiều vô kể, lần nào quăng lưới về cũng đầy cả xô, cả chậu. Nhà tôi ăn không hết đem biếu bà con hàng xóm, nhiều quá thì mẹ tôi mang ra chợ huyện để bán.

Những ngày trăng lên trên mặt sông lấp lánh ánh trăng tựa như được dát một lớp bạc mênh mông lấp lánh diệu kỳ đẹp mê ly. Ngồi trên bờ sông quê hương nhìn xuống rất nhiều lần tôi soi thấy bóng mình trong đó. 

Vào mùa lũ, nước lên người ta thường ra sông chèo thuyền để vớt cá tôm, vớt  lên những cây gỗ từ thượng nguồn trôi về, bọn trẻ con tụi tôi thì thi nhau bì bõm với những bè chuối để vớt củi cho ba mẹ thích ơi là thích. Một dòng sông gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ khiến tôi nhớ mãi một ký ức tuổi thơ ngọt ngào không thể nào quên.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 24

Dường như tuổi thơ của tôi đã gắn liền với dòng sông Cửu Long mênh mông, xanh biết. Quanh năm nước vây kín lòng sông.

Dòng sông êm ả trôi cùng với những kỉ niệm tuổi thơ của tôi. những kỉ niệm buồn cũng như những kỉ niệm vui của tôi lúc nào cũng gắn liền với dòng sông Cửu Long mênh mông, êm ả đó.

Tuy tôi sinh ra ở Mỹ Tho_Tiền Giang nhưg tuổi thơ ủa tôi đã không được gắn lền với nơi này.

Tuổi thơ của tôi suốt 5 năm trời, từ lúc sinh ra cho đến lên 5 đã phải xa rời ba mẹ vì một số chuyện cá nhân của hai người. Tôi đã được ba mẹ gởi về quê dì ở Tân Quới_Thanh Bình để sống. Và những kỉ niệm về tuổi thơ cũng đã bắt đầu từ đó.

Dòng sông giống như một dòng thời gian, trôi đi mang theo những kỉ niệm của con người. Dù thời gian có là vô thuỷ vô chung nhưg vẫn có những kỉ niệm mà chúng ta không bao giờ và không bao giờ có thễ nào quên được. Với riêng tôi, đó là một dòng sông định mệnh. Nó đã ru tôi suốt những ngày thơ dại, nghe tôi rủ rỉ mỗi khi tôi buồn. Dường như nó đã lớn lên cùng tuổi thơ hồn nhiên thơ mộng của tôi.

Cứ thế, dòng sông cứ lặng lẽ trôi theo thời gian và tôi cũng dần dần lớn lên theo sự lặng lẽ đó. những lúc buồn cũng như những lúc vui, dòng sông cũng chia sẽ và an ủi cùng tôi. Những lúc tôi khóc, dòng sông dường như cũng khóc cùng tôi. những làng sóng êm ả vỗ vào bờ dưòng như dang thỏ thẻ, tâm tình cùng tôi. Dường như nó đang khuyên tôi, đang trò chuyện với tôi cho tôi vơi bớt nỗi buồn của mình.

Tuổi thơ của tôi không được hạnh phúc, êm đềm như tuổi thơ của các bạn. Tuổi thơ của tôi dường như gắn liền với sự đau buồn, mất mát và nó luôn luôn song hành cùng những hàng nước mắt chạy dài từ khoé mi xuống gương mặt của tôi.

Có nhiều lần tôi đã ngồi bên bờ sông vắng vẽ mà khóc một mình, khóc cho sự cô đơn, khóc cho sự mất mát, khóc cho sự bất hạnh và khóc cho sự tuổi thân.

Có biết bao nhiêu là lần mà dòng sông phải an ủi những nỗi buồn đó cùng tôi và không biết đã có bao nhiêu lần nó cùng hoà quyện những giọt nước mắt cùng tôi và vỗ về lấy tôi.

Tôi thật sự ganh tị với những đứa trẻ xung quanh tôi, ganh tị với niềm hạnh phúc mà chúng đang có, ganh tị với sự ấm áp gia đình mà chúng nó được hưởng.

Sự ấm áp của một gia đình đối với tôi lúc bấy giờ chỉ là một giấc mơ, giấc mơ mãi không biết tới khi nào mới được thực hiện được.

Sự cô đơn, trống vắng cứ bao trùm lấy tôi mãi không chịu buông. Và chính những lúc đó, những lúc mà tôi cảm thấy cô đơn, trống vắng đó tôi đã thả mình vào dòng sông mênh mông, êm ã đó. Dường như nó hỉu được nỗi buồn, nỗi cô đơn đó của tôi, nó đã nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng, âu yếm, vuốt ve tôi bằng những làng sóng nhẹ nhàng mà êm ã. Những lúc đó, tôi cảm thấy lòng mình như nhẹ hẳn đi, những nỗi buồn cùng bới sự trống vắng của tôi dường như cũng được xua tan hết theo những làng sóng êm ả đó.

 Những lúc rãnh rỗi, tôi luôn luôn có mặt cạnh bờ sông, có mặt cạnh ng mẹ thứ hai của tôi, người mà luôn quan tâm tôi, chia sẽ những nỗi buồn cùng tôi.

Sự khao khát một gia đình ấm áp lúc nào cũng cháy bỏng trong tôi. Tôi lúc nào cũng ao ước được ở bên cạnh bố mẹ, được vòng tay ấm áp của mẹ ôm chặt lấy tôi, được nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ, được nghe những lời dạy bảo của cha, được vui chơi cùng hai anh tôi. Mỗi khi những suy nghĩ đó trỗi dậy trong tâm trí tôi thì hai hàng nước mắt từ khóe mi của tôi cũng lăn tròn trên khuông mặt không chịu ngưng. Những giọt lệ từ khóe mắt tôi cứ hòa quyện vào dòng sông êm ả. hòa vào những điệp khúc ngọt ngào của lòng sông, của những tiếng sóng ào ào bất diệt.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi và tôi cũng phải lìa xa dòng sông tuổi thơ đó, lìa xa người mẹ thứ hai của tôi mặt dù tôi không muốn một chút nào và tất cả củng chỉ là việc học của tôi mà thôi.

Năm tháng trôi qua và bây giờ tôi cũng đã là một cô nữ sinh lớp 9. Những hành động và suy nghĩ của tôi cũng dần dần chững chạc, sâu sắc hơn trước rất nhiều nhưng những suy nghĩ về dòng sông tuổi thơ, về ng mẹ thứ hai của tôi mãi không thay đổi, nó cứ dừng chân ở đó, dừng chân ở những suy nghĩ thật đẹp, thật đẹp về tuổi thơ của tôi.

Tuy xung quanh tôi bạn bè rất nhiều nhưng không khi nào tôi cò thể tâm sự cùng họ, cùng kể cho họ nghe nỗi cô đơn, sự trống vắng và những nỗi buồn vô hạn của tôi cả. Trong lòng tôi những nổi buồn tủi, sự cô đon, sự trống vắng cứ chất chứa thành núi, không có chỗ nào có thể trút bỏ ngọn núi vô vọng kia được.

Ngoại trừ dòng sông, người mẹ thứ hai của tôi thì tôi cũng chẵn biết tâm sự cùng ai, cùng người nào. Tôi rất muốn quay về dòng sông đó, rất muốn gặp lại nó, rất muốn kể cho nó nghe những tâm sự chất chứa trong tôi bao năm nay nhưng thôi không thể. Vì thời gian không cho phép tôi.

Nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ quay về đó, quay về dòng sông tuổi thơ của tôi và quây về ng mẹ hiền thứ hai của tôi. Những làng gió, tiếng sóng vỗ sẽ mãi mãi bên cạnh tôi và những dòng tâm sự của tôi sẽ mãi chất chứa đến khi nào tôi được gặp lại người mẹ dịu hiền cũa tôi tự khắc những dòng tâm sự đó sẽ nhẹ nhàng theo gió bay tới mẹ tôi. Dòng sông tuổi thơ, dòng sông tuổi thơ đó sẽ mãi mãi chảy trong lòng tôi, không bao giờ ngưng, không bao giờ nghĩ.

Những cơn gió cứ nhẹ nhàng thổi

Mang theo những nỗi buồn lặng lẽ xa xôi

biết khi nào trở về nguồn cội

Để quay về khoảng trời của riêng tôi...

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 25

Quê hương là nơi sinh thành và nuôi nấng mỗi con người đến ngày trưởng thành, là nơi thân thương nhất đối với mỗi con người, khiến họ dù đi đâu xa nhưng trái tim luôn hướng về quê hương. Và nhớ về quê hương là nhớ về những địa điểm, sự vật quen thuộc gắn với quê hương mà một trong số đó là dòng sông quê hương.

Cây đa đầu làng, mái đình cong cong, cánh đồng lúa bát ngát là những sự vật đầu tiên mà chắc hẳn bất kì ai cũng nghĩ ngay đến khi nhắc về quê hương, nhưng bên cạnh đó thì dòng sông uốn quanh những cánh đồng lúa cũng là một sự vật không thể không nhắc tới. Con sông chẳng ai biết nó bắt nguồn từ đâu cũng chẳng ai biết nó đã có từ bao giờ, bao thế hệ nay khi ra sinh trên mảnh đất này thì dòng sông đã ở đó, khi thì êm ả, khi thì ào ào chảy xiết sau những trận mưa bão.

Canh tác lúa nước và trồng rau củ quả, cây ăn trái là những ngành nghề quen thuộc ở bất kì một ngôi làng nào trên đất nước ta, vì vậy mà những dòng sông đầy nước kia luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng không thể thay thế bởi nếu không có dòng sông ấy thì sẽ chẳng có nước để canh tác hay trồng trọt, sẽ chẳng có đất phù sa màu mỡ giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh nữa. Không chỉ vậy, sông là nơi cư ngụ của rất nhiều loài tôm, cua, cá, là nguồn cung cấp một lượng thực phẩm lớn cho dân làng. Dòng sông chẳng phải là tài sản của riêng ai mà là của chung của mọi thế hệ dân làng, từ bao đời nay mọi người cùng nhau chia sẻ những món quà mà dòng sông ban tặng và giữ gìn, bảo vệ dòng sông ấy để dành cho những thế hệ sau. Có thể nói rằng dòng sông kia là nguồn sống cho cả ngôi làng, không ai dám tưởng tượng rằng liệu cuộc sống của mình sẽ ra sao nếu như không còn dòng sông kia nữa.

Trong sinh hoạt hằng ngày, dòng sông còn là một người bạn thân thiết với tất cả mọi người. Ngày ngày những cô những thím lại cùng nhau ra sông giặt giũ quần áo hay vệ sinh qua bản thân khi vừa làm đồng về. Những làn nước sông mát mẻ, trong lành như làm giảm đi cái mệt mỏi những giờ lao động vất vả. Với những đứa trẻ như em, dòng sông còn là điểm hẹn thường xuyên, cứ chiều chiều lũ trẻ trong xóm lại rủ nhau ra sông bơi lội hay chỉ đơn giản là ngồi bên bờ nghịch nước, chẳng cần phải chơi thân với nhau, chỉ cần cùng có mặt bên dòng sông ấy là mọi sự xa lạ như được xoá tan hết. Tiếng nói chuyện, tiếng nô đùa của lũ trẻ chúng em hoà cùng tiếng nước, tuổi thơ cứ êm đềm trôi đi bên dòng sông quê hương thân yêu.

Không chỉ còn là một dòng sông vô tri vô giác bình thường, dòng sông quê hương tựa như đã trở thành một thành viên quan trọng của cả làng, là người bạn thân thiết của mỗi người dân làng, để họ dù có đi xa, có đi đến một nơi nào hấp dẫn nhiều đi chăng nữa thì cũng không quên nhớ về quê hương, nhớ về dòng sông thân thương.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 26

Đà Nẵng quê tôi không phải là địa phương có nhiều sông hồ, cả về số lượng và chiều dài như nhiều địa phương khác ở nước ta. Nếu nói về nơi này, người ta thường nghĩ về những bãi biển.  

Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng được nhiều người biết đến với cái tên Sông Hàn, con sông đẹp và thơ mộng, trông giống như dải lụa xanh vắt ngang qua thành phố, nơi có cây cầu quay “độc nhất vô nhị” của cả nước bắc qua. Nói đến Đà Nẵng, người ta cũng thường gọi đó là “Thành phố Sông Hàn” hay còn gọi là “Thành phố đầu biển cuối sông”…

Nhớ lại những năm đầu sau giải phóng, lũ học trò chúng tôi, mỗi lần sau giờ tan học lại rủ nhau đạp xe chạy dọc hết con đường Bạch Đằng để hít thở không khí trong lành, man mát làn gió sông pha chút vị mặn của biển. Thỉnh thoảng, lại tranh thủ ghé vào dãy ghế đá bờ sông, giành nhau chỗ ngồi để ngắm tàu bè qua lại, nhìn những “ông lữ” miệt mài bên chiếc cần câu và tán gẫu đến quên cả giờ về.  

Hôm nào cha mẹ cho được ít tiền thì còn “chiêu đãi” nhau làm ly nước mía, nước dừa. Nên nhớ là, không phải lúc nào cũng có chỗ ngồi vì hàng ghế không nhiều lại thường hay bị những cặp tình nhân dành mất chỗ, nhất là vào buổi tối lại càng khó khăn, nhiều khi phải ngồi trên xe chống chân xuống để vơi đi “cơn thèm”.

Những năm của thời bao cấp, đất nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng còn muôn vàn khó khăn. Trong khi đó, trong một thời gian dài cái tên Đà Nẵng chỉ được biết đến như là một thành phố loại 3 thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, mặc dù trước giải phóng nó là thành phố lớn thứ 2 của miền Nam. Sự sầm uất, đông đúc chỉ tập trung ở vài con đường như Hùng Vương, Phan Châu Trinh, Bạch Đằng…, mà cụ thể hơn, sự phát triển cũng chỉ ở một nửa thành phố, ở bờ Tây sông Hàn.

Nửa còn lại, “mặt tiền phía biển” của thành phố, dù đến nay đã chứng tỏ vị thế quan trọng của nó, nhưng khi ấy, cũng chỉ vì sự ngăn cách của con sông và sự “địa phương hóa” về đô thị mà nhếch nhác, xập xệ đến nao lòng. Nhìn từ bên này sông qua bên kia bờ Đông thật khác biệt, hàng ngày có những chuyến phà nhọc nhằn, ì ạch chở khách qua lại hai bờ.  

Nói là qua “quận 3” mà cảm tưởng như đi đến vùng ngoại thành. Đập vào mắt rõ nhất là dãy nhà chồ tồi tàn ven sông, những chiếc thuyền bé nhỏ mong manh, tưởng như rất dễ bị sóng của những con tàu chạy qua nhấn chìm. Bọn trẻ chúng tôi muốn qua bên kia sông để đi tắm biển Mỹ Khê hay đi chơi Bãi Bụt, Suối Đá… không phải cứ thích là đi ngay được. Lúc thì chen chúc lên phà, khi thì vòng lên tận cầu Nguyễn Văn Trỗi để qua bên ấy.  

Có thể nói, Sông Hàn là bộ mặt Đà Nẵng vào những năm tháng đó, những hình ảnh mà nay vẫn còn lưu lại trong ký ức của không ít người dân Đà Nẵng hôm nay. Vất vả mưu sinh - nhọc nhằn kiếm sống và nỗi buồn mênh mông, không giấu nổi trên mỗi khuôn mặt con người. 

Những năm 79 – 80 của Thế kỷ trước, lứa tuổi chuẩn bị rời mái trường phổ thông chúng tôi, theo tiếng gọi non sông, đứa lên đường ra mặt trận Tây Nam, người thì lên đường đến giảng đường đại học trong Nam ngoài Bắc, trước khi lên đường, không mấy ai mà quên ghé lại để tạm biệt con sông Hàn trước lúc lên đường. Con sông đã gắn bó với chúng tôi như người bạn, cùng lớn lên và chứng kiến chúng tôi ra đi và đón chào chúng tôi trở về, dù chỉ là để ghé thăm.

Tôi có cảm nhận, con Sông Hàn, dù trong dù đục, khi hiền hòa cũng như lúc cuộn sóng, đều rất đỗi thân thương với đa số người Đà Nẵng. Những đứa con xa quê, dù ở đâu cũng nhớ về con sông quê đầy kỷ niệm đều nói đến nó với sự trìu mến và ca ngợi nó với bạn bè, nhiều khi đến mức cực đoan. Tôi đã từng được đọc một trang web của những sinh viên Đà Nẵng đang học tập ở Nhật Bản, thấy rằng, rất nhiều bạn cùng một suy nghĩ về con sông Hàn, coi dòng sông này không chỉ chứng kiến sự trải mình của thành phố mà nó còn chứng kiến tất cả một thế hệ lớn lên trong sự vui buồn của một thời học sinh ngây thơ trong trắng.

Dòng sông Hàn đã cùng với Đà Nẵng trải qua bao thăng trầm, biến cố để rồi đến một ngày chứng kiến sự thay đổi kỳ diệu không ai có thể phủ nhận. Đà Nẵng trực thuộc trung ương năm 1997, rồi cây cầu quay khánh thành năm 2000, tiếp đến là việc Đà Nẵng được công nhận là “đô thị loại 1” năm 2003... Có thể nói, con sông Hàn đã trở thành chứng nhân cho sự “thay da đổi thịt”, sự chuyển mình, đổi mới của thành phố quê hương.

Tôi vẫn còn nhớ như in ngày cầu sông Hàn được khánh thành, một sự kiện lớn mang tính lịch sử đối với người Đà Nẵng. Ai cũng tranh thủ đi qua cây cầu để nhìn ngắm và trầm trồ, chỉ riêng ba tôi, do bệnh hiểm nghèo, phải nằm trên giường bệnh. Thế mà, cứ mỗi lần mở mắt là lại đòi con cái kể chuyện về “cây cầu thế kỷ” cho ông nghe. Và cuối cùng chị em tôi cũng làm cụ nguôi ngoai phần nào trước lúc nhắm mắt đi xa. Cụ đã được chúng tôi thuê taxi chở đi ngắm Sông Hàn từ trên “cây cầu mới trong mơ” một lần duy nhất trong đời.

Giờ đây, chở hai đứa con đi trên con đường Bạch Đằng, con đường ven sông có thể xem là đẹp nhất nước, tôi thường kể cho con nghe về con sông đã gắn bó tuổi thơ của thế hệ cha anh chúng như thế nào, trải nghiệm được những đổi thay diệu kỳ của thành phố. Tất nhiên, không quên kể cho chúng nghe về những chuyến phà, về những dãy nhà ổ chuột phía bờ bên kia chênh vênh trong sóng nước, để chúng hiểu thành phố này bây giờ to đẹp đến nhường nào. Cây cầu quay và nhiều cây cầu nữa đã và sẽ nối tiếp nhau ra đời để nối hai bờ của dòng sông Hàn, đã đẹp nay lại càng đẹp và hiện đại hơn. Những công trình mới đã, đang và sẽ mọc lên hai bên bờ sông Hàn, nó như những đóa hoa điểm xuyến thêm cho vẻ đẹp của “dải lụa xanh” mang tên “Sông Hàn”.

Một mùa xuân nữa lại về trên Đà thành dấu yêu. Đứng trên cầu quay trong những ngày đầu xuân, phóng tầm mắt ra bốn hướng, lòng tôi lại xốn xang một niềm vui khó tả, một cảm giác tự hào xen lẫn yêu thương bắt nguồn từ hai tiếng Sông Hàn, đang dâng ngập tràn trong lòng tôi.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 27

“Quê hương" – hai tiếng nghe sao thân thương chi lạ! Quê hương là nơi đã có nhiều kỷ niệm đẹp với chúng ta. Với mỗi người quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẳm… Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hoà uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỷ niệm đẹp thời thơ ấu.

Từ lúc còn bé, em đã thích sông (nhà em ở cạnh dòng sông). Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài, vẽ, có khi còn làm thơ nữa hoặc là ngắm sông. Quả thật dòng sông quê em đẹp lắm. Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sóng gờn gợn, lăn tăn như chào em. Em mỉm cười: “ừ, chào sông nhé!” vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, để xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, em nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Dòng sông nhấp nhô, vuốt ve, chơi đùa cùng em. Bây giờ, em đã biết bơi giỏi thế mà nhớ lại lúc trước, buồn cười quá. Lần ấy, em chưa biết bơi, muốn tắm mà chẳng dám xuống nước, chỉ quanh quẩn trên bờ. Nào ngờ trượt chân, té nhào xuống nước. Thế là uống một bụng nước no nê. Còn giờ đây, đã có lúc bạn bè ví em như con rái cá. Mà có bơi giỏi thế mới có thể chơi đùa cùng sông chứ, phải không sông? Em chơi đùa thoả thích, vớt lục bình cài lên mái tóc sũng nước. Bóng hoa tim tím còn vương những giọt nước long lanh thật đẹp. Quà của sông dành cho em đấy!

Lúc hoàng hôn, khi vầng thái dương sắp khuất sau ngọn núi, dòng sông của em mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá cũng vội vã trở về “nhà” bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp. nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.

Thế đấy! Dòng sông quê em đẹp như thế đấy. Các bạn có thích không? Riêng em, tuy giờ đây đã xa dòng sông thân yêu, sống ở chốn thị thành xa hoa nhưng không bao giờ em quên được dòng sông. Đối với em, sông là một người bạn dễ thương, dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho em. Tối đến, hình ảnh ‘‘dòng sông bạc” lấp lánh dưới ánh trăng vỗ về, đưa em vào giấc ngủ êm đềm.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 28

Con sông Lương chảy xiết từ phía những dãy núi Bắc Giang, Đông Triều về. Đến chân qua núi Đọ nằm ngang như con thoi ở cửa đồng bằng, dòng sông rộng ra, phẵng lặng trôi qua bến Gốm, cái bến sầm uất thuyền bè và bốn mùa lằn lên những làn khói trắng của các lò bát. Rồi con sông uốn vòng trên một vùng đồi hẻo lánh hai bên bờ là những bãi lau rậm cao ngập đầu người, đây đó ẩn hiện một vài túp lều của dân nghèo, giữa một vườn chuối hoặc một đám mía. Từ quãng đầu làng Chẩm, làng xóm ngày một đông vui chen nhau bên bờ sông. Những vườn vải, vườn nhãn um tùm, đất sạch mịn, bao bọc hai bên con đường đê nhỏ ven sông và chạy dài về tới cầu xe lửa, trên đường Hà Nội – Hải Phòng. Đến đây sông Lương đã thành một con sông đồng bằng, nó cuộn chảy giữa cánh dồng lúa về phía chân trời tít tắp xa, nơi ấy phập phồng hơi thở của biển thổi vào.

Khách đi qua đây, nhìn những cánh đồng mơn mởn, những vườn cây, những con đường rợp mát, ai cũng phải khen là đất quí. Nhưng mấy chục năm trước, cả vùng sông Lương vào đến tận núi Đọ còn là lau lách hoang vu. Các cụ già vẫn còn kể chuyện cuối đời Trịnh, đã nhiều phen quan quân vua chúa đánh nhau, lương dân phải bỏ cả cày cấy dắt díu nhau, ăn rễ cây, thịt chuột, thịt rắn. Vì khổ quá, nguời ta kéo nhau rất đông theo ông quận He, nổi lên bên núi đá Trại Sơn. Đời nhà Nguyễn, quan lại tham nhũng càng tệ, đê Cót vỡ tám năm liền, dân mấy huyện vừa chết đói vừa phiêu tán đi; ruộng bỏ hoang hàng vạn mẫu thành bãi lau. Khi Tây sang, ông Lãnh Cừ ở làng Chuông lập nghĩa quân, len lỏi trong những bãi lau ấy chống cự được bốn năm, sau bị tên chánh Nham người cùng làng làm phản, dắt Tây vào bắn chết ông Lãnh, quân bãi lau tan tác dần. Trận đánh to nhất vào năm Nhâm Ngọ, thây người chết nằm ngổn ngang cả một dải bờ sông, người ta nhặt đem chôn chung vào mấy đông mả lớn ở đầu làng Gành, nơi ấy nay còn bãi tha ma và một ngôi chùa. Mỗi năm, cuối tháng giêng, dân các làng Duyên Giang vẫn về đây thắp hương làm giỗ. Sau những năm loạn lạc, những lúc tre bao lần bị triệt hạ lại mọc lên. Vùng sông Lương dần dần hồi lại. Xóm làng, phố xá lại được gầy dựng, dân cư về mỗi ngày một đông, những quan Trị, quan Nhậm cũng lại về tranh nhau xâu xé mấy phủ huyện béo bỏ. Và cũng như ở khắp nơi trên mảnh đất Việt Nam đau thương đã mấy nghìn năm, những lũy tre xanh ở đây lại ấp ủ biết bao nỗi khốn khổcủa những con người sống và chết trên đất, bùn. Trong những túp lều tranh, trên những ao tù váng đặc, người lớn, trẻ con sống gầy khô, đen đủi. Nhà ở của họbằng đất bùn, quần áo đều nhuộm bùn. Trong mỗi làng, của nả như chảy tụ vào một hai khu, nơi ấy những con đường gạch bị bóp nghẹt lại những bức tường cao cắm mảnh chai như bức tường nhà tù. đằng sau những cánh cổng lim đóng chặt, quây quần những nhà ngói thô kệch, thấp lùn và bưng bít những cây thóc, bịch vựa, sân gạch, bể nước, những đống rơm đống rạ, những dãy chuồng trâu, chuồng lợn và chuồng những con ở đầy tớ. Làm chủ những cơ nghiệp ấy là bọn “cụ chánh, cụ bá, cụ lí, cụ hàn”, một ổ rệp heo độc ác và ngu muội hút máu những người cùng đinh. Rải rác cách nhau năm sáu làng một, nổi lên những dinh thự “văn minh” hơn của một vài quan lớn. Đó là những tòa nhà hai ba tầng, khoe khoang những mái cong dát mảnh sứ, những cột sơn son kiểu Tàu đi kèm với những gác “chuồng chim” nhô ra thụt vào, có cắm thu lôi và lấp lánh những cửa kính che đăng-ten theo lôi Tây. Gần đường xe lửa cóấp tuần Vi, con lão chánh Nham: dưới gốm là ấp Hàn Đắc, và đầu làng Gành là ấp Nghị Khanh. Xa xa dưới chân núi Đọ, cả một vùng đồi và ruộng chạy dài mười mấy cây sốđã bị Tây cắm làm đồn điền giồng cà phê, và nuôi bò, dân trong vùng gọi là đồn điền Mati. Tất cả những ấp và dồn điền ấy là đất cướp trắng của đám dân cày nghèo đã bỏ công sức ra khai phá, trồng trọt hàng chục năm trời.

Cảm nghĩ về dòng sông quê hương 29

  “Quê hương là gì hở mẹ

  Mà cô giáo dạy phải yêu

  Quê hương là gì hở mẹ

  Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng đất trù phú, nơi có những cánh đồng xanh mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông trĩu nặng phù sa. Đó là vùng đất thủ phủ phương Nam, vươn lên bằng sự mỡ màu do thiên nhiên bồi đắp – vùng đất mang hai tiếng thân thương: Cần Thơ.

Cần Thơ, cái tên gọi mượt mà mang dáng vẻ thanh tao, lịch thiệp của một vùng đất mới. Có nhiều giai thoại để lý giải về tên gọi vùng đất này, nhưng người ta chuộng nhất vẫn là cách lý giải tên gọi Cần Thơ do đọc trại âm của hai tiếng “Cầm Thi” mà vua Gia Long ưu ái đặt cho dòng sông chảy dọc theo chiều dài thành phố. Quả thật là vậy, dòng sông như một bài thơ lững lờ trôi theo dòng nước, mà những con chữ chính là những chiếc đò ngang dọc, khi ồn ào, khi lặng lẽ, khi náo nhiệt, tấp nập, rộn ràng cả con sông.

Trong quá khứ, Cần Thơ đã sớm được định vị là trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long với nhiều công trình trọng điểm của vùng như Bến tàu lục tỉnh, Viện Đại học Cần Thơ hay nhà tù Khám lớn… Cho đến hôm nay, Cần Thơ vẫn tiếp tục giữ được vị thế ấy và dần chuyển mình thành đô thị sông nước hiện đại. Những dãy nhà cao tầng được mọc lên liên lục, những chiếc cầu lấp lảnh được trang hoàng kỹ lưỡng đầy sắc màu, những con đường đầy ắp ánh đèn khoác cho thành phố vẻ đẹp lung linh, rạng rỡ trong màn đêm. Những trung tâm thương mại, siêu thị, công viên cũng mang hơi thở thành thị với những trang bị hiện đại cùng dịch vụ mua sắm tiện nghi. Tất cả như điểm tô cho thành phố quê tôi trở nên hiện đại và náo nhiệt hơn xưa.

Dù là đô thị nhưng Cần Thơ vẫn giữ được đặc trưng của vùng đất đồng bằng. Ngược về ngoại ô chừng hai mươi cây số, những tòa nhà cao, những công trình đồ sộ nhường bước cho các vườn trái cây trĩu quả, cho những cánh đồng ngút ngàn một màu xanh tươi mới yên bình định vị dọc hai bên đường. Cách xa trung tâm thành phố, cây trái, hoa màu vẫn được chú trọng phát triển, nông nghiệp công nghệ cao được đưa vào ứng dụng để sản xuất và chế biến hàng hóa. Vì thế, cuộc sống người dân được nâng cao, làng quê rũ bỏ vẻ hoang sơ, nghèo nàn để vươn mình trở thành vùng nông thôn mới.

Thành phố phát triển, đời sống người dân cũng được cải thiện, con người Cần Thơ ngày càng thanh lịch, nhân ái, hào hiệp, thân thiện, gần gũi với du khách gần xa. Đi đến bất cứ nơi đâu ta cũng có thể bắt gặp nụ cười rạng rỡ, những cái bắt tay chào hỏi thân tình, những sự giúp đỡ dù nhỏ nhoi nhưng cũng làm ấm lòng những cảnh đời khốn khó.

Dạo quanh thành phố vào buổi sáng, không khí trong lành, mát mẻ theo gió nhẹ đưa vào từ dòng sông Hậu như tiếp thêm nguồn năng lượng thiên nhiên cho một ngày dài với bộn bề công việc. Từ bốn, năm giờ sáng, ta đã thấy các cụ trong trang phục thể thao tập luyện những bài thể dục dưỡng lão. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng động cơ xình xịch tại bến Ninh Kiều đưa khách tham quan chợ nổi Cái Răng, tiếng mời chào của những cô bán hàng sáng sớm… tất cả cứ rợn ngợp không khí náo nức, vui tươi của một thành phố năng động, trẻ trung đón chào ngày mới.

Đến tối, dưới ánh đèn lung linh của những tòa nhà cao lớn, những dây đèn đủ màu sắc tạo hình trên những con đường, những chiếc du thuyền rực rỡ soi bóng xuống lòng sông, những chiếc đèn pha sáng lóa thả bóng mình xuống dòng nước trôi lặng lẽ. Cần Thơ như khoác lên mình chiếc áo choàng sặc sỡ không chỉ thu hút mọi ánh nhìn từ du khách phương xa và còn làm đau đáu nỗi lòng của những người xa quê đã nhiều năm tháng.

Tất cả những điều ấy đã làm nên Cần Thơ với một bức tranh đa sắc. Để mỗi người dân nơi đây tự hào vì mình là người Cần Thơ, tự hào vì quê hương của mình ngày thêm giàu đẹp. Không chỉ riêng tôi, mà bất cứ người Cần Thơ nào khi nhìn thấy thành phố từng ngày thay da, đổi thịt vẫn luôn tự nhắc nhau trở thành những con người văn minh của một thành phố trẻ trung, năng động.