Lập dàn ý biểu cảm về cây Bàng 1
Mở bài
Sân trường em được bao trùm bởi 1 màu xanh ngắt của cỏ cây.
Cây phượng thì ....... Cây Sứ thì ...... (bạn nêu những đặc điểm nổi bật của những cây có trong sân)
Vậy mà em lại xao động trước một loài cây bình dị nhưng thân thương: cây bàng
Thân bài
1/. Tả bao quát
Dáng cây cao to ... cành đưa bốn phía tạo bóng mát rộng cảm giác giống như là bác bảo vệ canh gác. (Bạn nêu một vài cảm xúc hay sử dụng những từ miêu tả có tính biểu cảm)
2/. Tả chi tiết
Rễ: cắm sâu xuống đất tìm dưỡng chất -> tính cần cù, chăm chỉ chắt chiu dưỡng chất
Thân: xù xì, màu nâu (như đất mẹ) -> nhỏ chưa = vòng tay 2, 3 đứa trẻ nhưng cây vẫn đứng vững vàng chống chọi ới mưa bão -> Mạnh mẽ, kiên cường
Cành: Chia nhiều nhánh
Lá: To hơn bàn tay của em ... màu sậm, gân lá trồi lên -> dù to nhưng mảnh mai -> dáng vẻ dù bên ngoài mạnh mẽ nhưng bên trong rất yếu ớt cần che chở
+ Hoa..
+ Quả.…
3/: Kể về 1 kỉ niệm
vd: Bị điểm kém, chạy xuống gốc cây ngồi khóc, cảm giác được cây an ủi và bảo vệ hay là trèo cây hái trái bàng té nhưng có cành bàng đỡ, cành bàng hy sinh để em được lành lặn v..v..v
Kết bài
Cảm nghĩ về cây bàng (yêu, thương, quý, ...) gợi ý cho bạn nè: dù mọi người vẫn thường bảo Phương mới là cây gắn bó với tuổi thơ khi đi học nhưng đối với em thì Bàng mới chính là Cây-Học-Trò giữ biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn …
Lập dàn ý biểu cảm về cây Bàng 2
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần đề cập
‘‘Mùa đông áo đỏ
Mùa hạ áo xanh
Cây bàng khi mở hội
Là chim đến vây quanh...’’
Đây là lời bài hát cây bàng trường tôi, bài hát như gợi nhớ lại tuổi thơ của mỗi chúng ta khi đến trường cây bàng như một người bạn thân yêu mỗi giờ ra chơi, mỗi lần ăn hàng, mỗi lần chơi trốn tìm,…. Bao kỉ niệm chợt ùa về, tôi vẫn nhớ như in bóng dáng cây bàng thân yêu ngày nào.
II. Thân bài
1. Tả bao quát:
- Dáng cây to, cao
- Tán cây rộng
- Cây bàng như một cụ già lom khom
2. Tả chi tiết
- Cây bàng già nua, cao lêu nghêu, rễ ăn nổi trên mặt đất.
- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.
- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi…
3. Tả cây bàng qua từng mùa:
a. Mùa xuân
- Gió đông đi qua, mùa xuân về trên những cành cây bàng
- Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn
- Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn
- Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt đầy cây bàng
b. Mùa hạ
- Cây bàng xanh um lá
- Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi
- Những chú chim đua nhau làm tổ
c. Mùa thu
- Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắc, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng,…
- Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất
d. Mùa đông
- Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra với cái gió đông lạnh lẽo
- Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám
- Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sốt lại
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng
- Nó đã gắn bó như thế nào với em trong tuổi thơ
Lập dàn ý biểu cảm về cây Bàng 3
1. Mở bài: giới thiệu vài nét về cây bàng
Trong trường em có trồng một cây bàng, cây to lớn đồ sộ và tỏa bóng mát khắp sân trường đây cũng là nơi chúng em vui chơi mỗi khi giải lao trong giờ học.
2. Thân bài
a) Miêu tả cây bàng
– Thân cây to và thẳng, vỏ cây xù xì, màu đen.
– Gốc cây lớn bằng vòng tay của học sinh lớp 7, dưới gốc cây rễ mọc tạo ra những hình thù quái dị.
– Lá bàng hơi dày, tròn. Mỗi nhánh có nhiều lá, trong những tán lá có những chùm quả đung đưa trong gió.
– Mỗi mùa lá bàng có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp.
b) Miêu tả cây bàng vào mùa xuân
– Những chiếc lá già rụng, nhường chỗ cho chồi non lấm tấm xuất hiện.
– Vài ngày sau cây bàng như khoác chiếc áo xanh của mùa xuân, chồi non vươn mình đón ánh nắng mùa xuân.
– Trên cây những chú chim chuyền cành, hót líu lo.
– Mùa xuân đến cây trái đua nhau nở rộ, hòa mình vào sắc xuân.
c) Miêu tả cây bàng mùa hè
– Tán lá rộng, sum suê cây bàng che chở tạo bóng mát cho cả sân trường.
– Cây bàng như chiếc ô che nắng che mưa.
– Lá bàng xanh thẫm, thấp thoáng hoa bàng trắng li ti.
– Chỉ vài ngày hoa rụng, cây bàng ra quả.
– Mùa hè đến học sinh nghỉ hè.
d) Miêu tả cây bàng vào mùa thu
– Cây bàng như có sự chuyển mình, lá có nhiều màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng xen kẽ nhau.
– Quả bàng có màu vàng, len lỏi giữa vòm lá, thỉnh thoảng gió thổi quả rụng lả tả xuống mặt đất.
– Nhìn từ xa cây bàng như nhuộm màu vàng của sắc thu.
– Thỉnh thoảng có những cơn gió mát lạnh của mùa thu.
e) Miêu tả cây bàng vào mùa đông
– Thân cây sần sùi, khô rát, thiếu sức sống.
– Trên cao chỉ còn vài lá bàng đang cố bám víu vào nhánh cây.
– Gió mùa đông thổi qua se lạnh, càng khiến cho không khí thêm u sầu.
– Học sinh tránh rét, đi học vội vã vào lớp, cây bàng lẻ loi u buồn.
3. Kết bài
– Cây bàng là người bạn gắn bó, che chở cho học sinh.
– Em rất yêu quý cây bàng, loài cây hữu ích và gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.
Lập dàn ý biểu cảm về cây hoa hồng 4
I. Phần mở bài: Giới thiệu về hoa hồng
Hoa hồng là loài hoa đẹp mà ai cũng yêu thích, nhà em có trồng cây hoa hồng ngay trước nhà. Mỗi khi hoa nở mùi thơm dễ chịu và khiến khu vườn đẹp trở nên rực rỡ, lung linh hơn.
II. Phần thân bài
– Hoa hồng có thân mảnh khảnh, nhiều gai nhọn xung quanh.
– Khi còn nhỏ lá non, gai nhỏ đến khi trưởng thành lá màu xanh thẫm, có viền răng cưa, xung quanh gai mọc nhiều và nhọn hơn làm nhiệm vụ bảo vệ thân cây.
– Một cây hoa hồng chỉ có vài bông, dù không nhiều nhưng rất đẹp và quyến rũ.
– Khi ra hoa những nụ hồng e ấp, khúm núm, khi hoa nở cánh hoa xòe ra và có màu đỏ thẫm, hương thơm dễ chịu thu hút côn trùng.
– Dưới nụ hoa là đài hoa màu xanh ngọc bích rất đẹp.
– Khi hoa nở những cánh hoa mỏng manh xếp chồng lên nhau tạo thành nhiều tầng lớp xen kẽ. Càng vào sâu bên trong cánh hoa càng mỏng, nhỏ.
– Chính giữa bông hoa đó là nhị vàng, đầu nhị có phấn trắng, đây chính là “vũ khí” thu hút ong bướm.
– Khi hoa hồng nở, hương thơm thoảng thoảng, dễ chịu trong gió.
– Vẻ đẹp của hoa hồng là kiệt tác không loài hoa nào sánh bằng.
III. Phần kết bài: Cảm nhận về cây hoa hồng
– Hoa hồng chính là loài hoa em yêu thích nhất.
– Khu vườn em đẹp, rực rỡ hơn khi có hoa hồng.
– Cây hoa hồng biểu tượng sắc đẹp và tình yêu.
Dàn ý biểu cảm về cây nhãn mẫu 5
1- Mở bài: Giới thiệu về cây nhãn.
2- Thân bài:
Nhãn là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc, có nguồn gốc miền nam Trung Quốc.
Cây nhãn có nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên.
Cây nhãn có mùa tháng 7, tháng 8 đang là mùa nhãn chín rộ.
Nhãn quả to tròn, vỏ có màu vàng nâu nhạt, cùi dày, ráo nước, bóc một lớp vỏ mỏng láng để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà.
Bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy, đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt thơm, giòn dai.
Mùi hương nhẹ nhàng, tinh khiết và dịu mát.
Cây nhãn có rất nhiều ứng dụng, có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để nấu chè nhãn hay nhãn sấy khô, bánh nhãn...
3- Kết bài: Khẳng định lại vai trò cây nhãn.
Dàn ý Biểu cảm về cây tre 6
I. Mở bài
– Cây tre loại cây gần gũi và gắn bó với nhiều người nông dân.
– Cây tre mang ý nghĩa tượng trưng kiên cường, mạnh mẽ anh hùng của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
II. Thân bài
1. Miêu tả hình đàn cây tre
– Thân tre gầy guộc, cao vút mang ý nghĩa cho con người mạnh mẽ, hiên ngang, bất khuất.
– Lá tre mỏng manh.
– Bên dưới gốc tre là những chồi măng vươn lên đứng đầy sức sống. Từ xưa trẻ đã được chế tạo thành bẫy tham gia chông quân xâm lược “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…” tre người bạn thân thiết, người tham gia mọi trận đánh của dân tộc ta.
– Cây tre chính là biểu tượng cùa sự mạnh mẽ bền bỉ, kiên cường mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần noi gương.
2. Kể chuyện
– Cây tre trong tuổi thơ của em, tre gần gũi với người dân và tỏa bóng mát cho dân làng.
– Trẻ không chỉ tạo bóng mát mà những chồi măng còn dùng làm thực phẩm rất bổ dưỡng.
II. Kết bài
– Cây tre rất nhiều công dụng và mọi bộ phận cây trẻ đều sử dụng có ích cho con người.
– Cây tre như là một người bạn thân thiết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Gìn giữ cây tre như một biểu tượng của sự mạnh mẽ kiên cường.
Dàn ý Biểu cảm về cây tre 7
I. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.
- Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…
2. Các loại tre:
- Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…
3. Đặc điểm:
- Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi - Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai
- Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.
- Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.
- Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.
- Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…
4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:
a. Trong lao động:
- Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.
- Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.
b. Trong sinh hoạt:
- Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…
- Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.
- Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:
+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.
+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…
+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.
+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
c. Trong chiến đấu:
- Tre là đồng chí…
- Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
- Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…
- Tre hi sinh để bảo vệ con người III
– Kết bài: Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.
Dàn ý viết văn biểu cảm về cây dừa 8
Mở bài: Giới thiệu cây dừa.
Thân bài:
1/ Tả và biểu cảm cây dừa:
Lựa chọn: Tả thân, lá, hoa, quả
2/ Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa
- Đua xe bằng tàu dừa.
- Làm cào cào bằng lá dừa.
- Trèo dừa bắt tổ chim.
- Mỗi buổi chiều học bài dưới gốc dừa
- Có những niềm vui, nỗi buồn gì cũng tâm sự với cây dừa.
3/ Lợi ích kinh tế:
- Nước dừa tươi
- Mứt dừa.
- Các bà, các mẹ, các chị khi nấu chè hay xôi không thể thiếu nước cốt dừa.
- Trong các món ăn làm từ dừa, tôi thích nhất là món thịt kho dừa.
- Kẹo dừa là đặc sản Bến Tre.
- Dừa làm đũa, muỗng, dép trong nhà.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ
Dàn ý viết văn biểu cảm về cây dừa 9
Mở bài: Giới thiệu cây dừa.
- Quê nội em có rất nhiều dừa.
- Nội bảo cây dừa trước sân đã có từ lâu.
Thân bài: Tả cây dừa.
* Tả bao quát:
- Nhìn từ xa, cây như chiếc chổi chổng ngược.
- Cây cao quá mái nhà.
* Tả chi tiết từng bộ phận:
- Gốc to cỡ vòng tay ôm của em.
- Những chùm rễ bám gốc như những con giun đất to.
- Vỏ cứng có nhiều vết sẹo xen kẽ đều đặn trên thân cây hơi nghiêng về ao cá.
- Từng chùm quả xinh xinh như những hồ lô xanh bóng.
- Vô số tàu lá túa ra, rũ xuống hệt những chiếc lược khổng lồ.
* Cảnh vật xung quanh
- Gió khua xào xạc trên lá dừa.
- Chim chóc ríu rít trong vòm cây.
III: Kết bài
- Dừa là đặc sản của quê nội.
- Từ dừa, con người có thể thu được nhiều sản phẩm.
- Hình ảnh cây dừa khắc họa rõ nét về quê hương.
Lập dàn ý bài văn biểu cảm về cây Mai 10
I. Mở bài
– Vào những thời điểm cuối năm, nhà nhà ai nấy đều trang trí những cây mai tượng trưng cho mùa xuân thật đẹp.
– Những ngày tết mà có hoa mai trang trí trong nhà mang lại may mắn gia đình.
– Hoa mai thật đẹp và tượng trưng cho sắc xuân đất trời đang về.
II. Thân bài
– Hoa mai là cây thân gỗ, mảnh khảnh và chia thành nhiều nhánh khác nhau.
– Dáng cây mai gầy nhưng mỗi bông hoa xòe ra là một bàn tay ấm áp của chúa Xuân đang vỗ về biết bao trái tim mong chờ mùa xuân.
– Lá mai nhỏ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, tán xòe rộng.
– Gần Tết gia đình em mua cây mai và trang trí thêm các vật dụng trang trí cho cây mai thêm xinh tươi như các câu đối Tết, bao lì xì,…
– Lòng tôi cảm thấy rạo rực hơn khi trang trí những cây mai.
– Màu vàng của hoa hòa quyện với không khí của mùa xuân thật khiến cho lòng người thêm yêu háo hức cái Tết gần đến, mùa xuân đến cũng là thời điểm tụ họp của gia đình.
– Sắc vàng hoa mai nở làm những người con xa xứ bỗng nhớ nhà. Hoa mai còn tượng trưng cho sự may mắn, đoàn tụ gia đình.
III. Kết bài
– Hoa mai của miền nam còn tượng trưng cho mùa xuân, hạnh phúc, sum vầy gia đình.
– Hoa mai gắn liền với những ngày tết, hoa mang đến không khí ngày tết và mang lại vẻ đẹp thật tuyệt vời cho những ngày xuân về.
Chú ý: Khi viết bài văn biểu cảm hoa mai các em không nên xa đà vào văn miêu tả, hãy chú ý nêu những cảm nghĩ của bạn thân về loài cây em yêu. Chúc các em đạt điểm cao.
Lập dàn ý bài văn biểu cảm về cây Mai 11
I. Mở bài
- Cứ mỗi dịp tết đến Xuân về, khắp nhà nhà đều trang trí một cây hoa mai thật đẹp.
- Nghe đâu, ngày xuân mà có hoa mai trang trí trong nhà là may mắn suốt năm.
- Ngắm nhìn hoa mai tôi nhận ra một điều, nó thật tuyệt đẹp.
II. Thân bài
- Cây cao trên 2m, thân gỗ, chia thành nhiều nhánh.
- Lá nhỏ bằng hai ngón tay, màu xanh lục, tán luôn xòe rộng.
- Dáng tuy hơi gầy nhưng mỗi bông hoa xòe ra là một bàn tay ấm áp của chúa Xuân đang vỗ về biết bao trái tim mong chờ mùa xuân đến.
- Cứ gần Tết, gia đình tôi lại mua những vật dụng trang trí cho cây mai thêm xinh tươi như các câu đối Tết, bao lì xì, đèn màu,...
- Vừa trang trí mà trong lòng tôi vừa dâng lên biết bao niềm yêu thương thiết tha, nồng nàn.
- Tình cảm của tôi đối với mùa xuân đang về thật tuyệt đẹp biết bao!
- Màu vàng của hoa hòa quyện với không khí của mùa xuân thật khiến cho lòng người thêm yêu háo hức cái Tết gần đến.
- Những người con xa nhà nay nhìn thấy hoa mai nở rộ trong lòng cũng dâng lên nhiều niềm vui của sự sum họp, đoàn tụ đầy yêu thương.
III. Kết bài
- Hoa mai tượng trưng cho mùa xuân, cho sự hạnh phúc, sum vầy.
- Tôi sẽ luôn chăm sóc, tưới cây đều đặn để hoa luôn khoe sắc vàng cùng với mùa xuân yêu thương.
Lập dàn ý bài văn biểu cảm về cây Mai 12
I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
“Hoa vàng cánh mỏng gọi rằng mai
Cũng nở vào xuân sánh vạn loài
Kẻ chuộng cây cành bao dáng mã
Người mê lá nụ những khuôn bài
Tươi màu chúc tụng luôn làm giỏi
Đậm sắc cầu mong mãi trổ tài
Cạnh trúc giao thề chung thủy, nghĩa
Bên tùng ước hẹn vững bền, dai.”
Đây là bài thơ “hoa mai vàng” của tác giả Lưu Xuân Cảnh. Bài thơ như nói hết những đặc tính và hình dáng của cây hoa mai. Hoa mai là một biểu tượng cho ngày tết truyền thống của con người Việt Nam. Hoa mai toát lên một vẻ quý phái, kiêu sa giống như tên gọi của nó.
II. Thân bài
1. Tả bao quát:
– Dáng vẻ của cây mai như thế nào: cây mai to hay nhỏ, cao hay thấp.
– Nơi cây mai được trồng là ở đâu: vườn hay chậu
2. Tả chi tiết bộ phận cây mai
– Gốc mai: gốc mai ăn sâu xuống đất, được bao bọc bởi đất, đôi khi có những rễ mọc lên khỏi mặt đất.
– Thân mai: thân mai cao, ngoằn ngoèo vì được uốn nắn có nhiều cành tỏa ra khắp thân.
– Cành mai: cành mai xòe ra khắp thân cây, cành mai cũng được uốn nắn rất khéo léo và đẹp
– Nụ hoa: có những nụ hoa li ti màu xanh mọc khắp cây
– Hoa mai: hoa mai màu vàng có 5 cánh, nhị đo đỏ
– Những chum nụ hoa, chum hoa trông rất đẹp
III. Kết bài
– Nêu cảm nghĩ của em về hoa mai
– Nêu suy nghĩ về cây mai trong nét đẹp tết truyền thống của dân tộc
Dàn ý biểu cảm về loài cây em yêu 13
A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.
B. Thân bài:
1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:
Em thích màu của lá cây...
Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...
Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: Kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...).
C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
Dàn ý biểu cảm về cây đa hay nhất 14
Mở bài
Quê hương em có rất nhiều cây cao, bóng cả như cây đa, cây gạo, cây bồ đề, cây si già,… Cây nào em cũng yêu thích.
Trong những cây cao bóng cả đó em thích nhất cây đa ở đầu làng.
Cây đa không chỉ cho bóng mát mà nó còn gắn với những kỉ niệm tuổi thơ của em.
Thân bài
Giới thiệu về cây đa:
Cây đa ở đầu làng em có từ bao giờ cũng không ai biết nữa. Chỉ biết rằng nó có từ rất lâu.
Bao thế hệ của làng đã gắn với những kỉ niệm về cây đa này.
Với riêng em, cây đa gắn với những kỉ niệm tuổi thơ rất đẹp của em.
Em yêu thích cây đa vì vẻ đẹp cổ kính của nó
Cây đa cao và to như một tòa cổ kính.
Rễ cây nổi lên trên mặt đất thành những hình thù quái lạ. Có chỗ nó nằm sát mặt đất, trông giống như những con rắn khổng lồ đang trườn ngang dọc.
Có những chiếc rỗ thả từ trên cành cao xuống trông giống sợi dây thừng, dây chão.
Thân cây rất to. Chín mười đứa chúng em bắt tay nhau ôm cũng chưa kín một vòng.
Vỏ thân cây sần sùi.
Từ thân cây tẽ ra những cành cây lớn. Mỗi cành cũng lớn hơn cái cột đình của làng em.
Cây đa cao chót vót. Ngọn cao nhất như nằm giữa trời xanh. Đứng dưới gốc cây nhìn lên ngọn, em cũng không thô thấy được một chú chim đậu trôn cành cây cao.
Cành lá xum xuê tươi tốt quanh năm.
Mỗi làn gió nhẹ thổi qua, cành lá đu đưa, tạo nên âm thành xào xạc.
Cây đa mang vẻ đẹp cổ kính mà em chưa tìm thấy ở những cây cao bóng cả khác của quê hương. Vì vậy, em rất yêu thích nó.
Em yêu thích cây đa vì cây đa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của em
Ngày còn học tiểu học, chiều thứ bảy, em thường ra gốc đa đầu làng đón bố đi làm về. Bố cho em ngồi lên gác ba ga của xe đạp và hai bố con vui vẻ về nhà.
Khi lớn hơn, em cùng các bạn thường ra chơi dưới gốc đa. Chúng em thi nhau bằng cách mỗi đứa túm chặt một chiếc rễ đa và đu xem ai đu được nhiều hơn, lâu hơn.
Những ngày chăn trâu, cắt cỏ cùng chúng bạn thì gốc đa là chỗ cho chúng em nghỉ mát và cũng là nơi chúng em chơi các trò chơi dân gian như chắt chuyền, ô ăn quan,…
Dưới gốc đa, có bà cụ ngồi bán nước chè xanh, bán những thanh kẹo vừng, kẹo lạc, bánh đa,… Mỗi khi mẹ cho tiền, chúng em lại rủ nhau lại mua kẹo, mua bánh của bà. Mấy đứa chúng em ngồi dưới bóng mát của cây, bẻ chia cho nhau từng miếng bánh, từng cái kẹo.
Kết bài
Em yêu thích cây đa của làng em bởi nó to và đẹp với vẻ đẹp cổ kính.
Em yêu thích cây đa còn bởi cây gắn với biết bao kỉ niệm êm đẹp của tuổi thơ em.
Sau này lớn lên, dù có đi đâu xa, khi trở về nhà, cây đa giống như một điểm mốc quan trọng để em về với gia đình, với quê hương yêu dấu của em.
Lập dàn ý biểu cảm về cây hoa hồng 15
I. Mở bài: giới thiệu cây hoa hồng
Ví dụ: em rất thích hoa, trong tất cả các loài hoa em thích nhất là hoa hồng. Hoa hồng rất đẹp và mang một ý nghĩa: hết sức đặc biệt.
II. Thân bài: tả hoa hồng
1. Tả bao quát cây hoa hồng:
+ Cây hoa hồng nhỏ
+ Hoa hồng có thể được trồng ở rất nhiều nơi
+ Có nhiều loại hoa hồng khác nhau
+ Hoa hồng có nhiều màu khác nhau
2. Tả chi tiết cây hoa hồng
a. Tả thân cây hoa hồng:
+ Thân cây hoa hồng nhỏ
+ Mỗi cây hoa hồng có một bông hoa
+ Thân hoa hồng có nhiều gai nhọn
+ Thân hoa hồng có thể cầm vừa nắm tay
b. Tả lá hoa hồng
+ Lá hoa hồng màu xanh
+ Lá hoa hồng có nhiều gai nhọn
+ Lá hoa hồng mọc từ thân cây và có rất ít lá
c. Tả hoa hồng
+ Hoa hồng rất nhiều màu, thường thì có màu đỏ
+ Hoa hồng có nhiều cánh
+ Cánh hoa hồng rất mổng
+ Dưới cánh hoa có đài hoa màu xanh
+ Hoa hồng có nhị hoa màu vàng
+ Hoa hồng rất đẹp
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về hoa hồng
Ví dụ: hoa hồng là một loài hoa rất đẹp và có nhiều ý nghĩa. Em rất thích hoa
hồng.
Lập dàn ý biểu cảm về cây hoa hồng 16
Mở bài
Giới thiệu về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng là loài hoa biểu tượng cho tình yêu thương, là sự bắt đầu cho những điều mới mẻ. Vì vậy mà em rất thích loài hoa này.
Thân bài
- Cảm nghĩ hình dáng của loài hoa hồng: Là một loài cây có nhiều gai góc nhưng bông hoa đẹp rực rỡ
+ Toàn thân cây hoa hồng có vô số gai nhọn như thể nhắn gửi để cảm nhận được sự điều tốt đẹp nhất thì cần phải trải qua những khó khăn mới nhận ra được.
+ Những chiếc lá với 2 màu sắc khác cùng với những lưỡi cưa xếp chung quanh như làm bông hoa nổi bật hơn.
+ Loài hoa hồng khi trổ bông mới rực rỡ làm sao, chúng hé nở những nụ hoa trông như ngọn lửa thắp sáng cả khu vực xung quanh. Cho đến khi búp hoa nở ra trông thật đẹp. Ôi! những cánh hoa hồng mới đẹp làm sao! Những cánh hoa đỏ thắm như những giọt máu.
- Cảm nghĩ về ý nghĩa của loài hoa hồng: Hoa hồng ngày nay được trồng trên khắp thế giới, con người đã tạo ra vô số loài hồng khác nhau, mỗi loài mang 1 màu sắc ý nghĩa của chúng.
Ví dụ như, màu đỏ của tình yêu, màu vàng của.... màu xanh tương trưng cho..…
- Cảm nghĩ về việc trồng và chăm sóc loài hoa hồng: Hoa hồng khá dễ trồng, chỉ cần chăm chỉ tưới nước và bón phân, sau 1 thời gian chúng sẽ nở những nụ hoa đẹp nhất, sau khi hoa tàn thì chỉ cần tỉa cành đó đi thì cây hoa sẽ mọc thêm nhiều cành hoa mới.
Kết bài
- Tổng kết cảm nghĩ về loài hoa hồng: Em rất thích loài hoa hồng vì nó là tình yêu thương. Em muốn tất cả mọi người đều có thể gửi cho nhau những cành hoa hồng đỏ thắm.
Dàn ý biểu cảm về cây dừa hay nhất 17
Mở bài
Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bến Tre nôn từ bé em đã gắn bó với cây dừa.
Cây dừa có mặt trong cuộc sống của gia đình em, của bà con cô bác trong vùng. Ai cũng thấy dừa thân quen như một “người bạn”.
Dừa mang lại lợi ích rất nhiều cho cuộc sống của mọi người.
Với riêng em, em yêu thích cây dừa vì dừa gắn với nhưng kỉ niệm tuổi thơ của em.
Thân bài
Em yêu thích cây dừa vì dừa có những dặc điểm đáng quý
Dừa sống được ở nhiều loại đất khác nhau và trong nhiều vùng khí hậu khác nhau. Dừa có mặt ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. ở miền nào thì dừa cũng đều tươi tốt và cho thu hoạch cao.
Dừa có khả năng chịu mặn tốt. Những vùng quê ven biển của nước ta đều giống như một “rừng dừa”.
Em yêu thích cây dừa vì dừa có nhiều công dụng đối với cuộc sống của người Việt Nam
Tất cả các bộ phận rễ, thân, tàu lá, hoa, quả dừa đều sử dụng được.
Rễ dừa có thổ dùng để làm củi đun.
Thân dừa có thể làm cầu bắc qua những con kênh, con mương nhỏ, làm cột nhà, làm máng nước…
Tàu dừa có thể dùng làm mái lợp nhà. Xương dừa (vót ra từ lá) có thể làm chổi quét.
Vỏ và xơ dừa có thể dùng để bộn chảo, bộn thừng hoặc làm nhiên liệu để sản xuất than củi.
Gáo dừa có thể dùng làm đồ mĩ nghệ.
Nước dừa dùng để giải khát.
Cùi dừa có thể dùng để làm kẹo, làm mứt, làm dầu dừa…
Những hàng dừa nằm hai bên bờ kênh, tỏa bóng mát xuống mặt nước trong xanh, tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho làng quê.
Em yêu thích cây dừa vì dừa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của em.
Những buổi chiều hè, em cùng nội dạo mát dưới bóng dừa mát rượi.
Vào buổi trưa hè, li nước dừa giúp em thấy khoan khoái dễ chịu vô cùng.
Em ngồi bên nội đọc cho nội nghe những bài thơ về cây dừa còn nội ngồi bộn những cây chổi bằng xương dừa.
Vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc, cả nhà quây quần bên đĩa kẹo và hộp mứt dừa thơm ngon…
Kết bài
Cây dừa có rất nhiều ích lợi cho cuộc sống của con người
Dừa là nguồn đề tài vô tận cho những sáng tác nghệ thuật: Thơ, ca, họa, nhạc. Dừa đi vào bài hát “Dáng đứng Bến Tre”. Dừa đi vào những trang thơ của Trần Đăng Khoa (bài thư Cây dừa).
Dừa sẽ mãi mãi là người bạn thân thiết của người Việt Nam.
Em yêu lắm cây dừa của quê hương đất nước Việt Nam.
Dàn ý chi tiết biểu cảm về cây bàng 18
I.Mở bài :
Giới thiệu loài cây em yêu và cảm nghĩ chung của em về cây bàng.
Đối với mỗi lứa tuổi học trò, có lẽ phượng là loài cây thân thiết nhất nhưng đối với tôi, loài cây bình dị mà tôi yêu quý nhất đó là cây bàng. Bởi bàng chẳng những dâng bóng mát cho đời mà còn gắn bó với em biết bao kỉ niệm.
II.Thân bài:
a.Biểu cảm về đặc điểm của cây bàng:
Tôi yêu cây bàng bởi vì chúng là loài cây biểu hiện rõ nét nhất thời gian của bốn mùa trong năm.
Mùa xuân : bàng tưng bừng nảy lộc. Từ khắp các cành cây gầy guộc lộc non đua nhau nảy ra. Hình như mùa xuân về nên niềm vui và hạnh phúc của bàng lớn lao tới mức không kìm nén được và vỡ òa trong màu xanh của lá non.
Mùa hạ : Còn gì thú vị hơn khi được đi dưới hàng cây rợp bóng bàng, được ngắm nhìn lá bàng xanh biếc với những đốm nắng lung linh, tiếng ve trong vòm lá.
Mùa thu: bàng lặng lẽ thay đổi màu áo của mình như cách mà thu sang vậy. Ấn tượng sâu đậm nhất của tôi chính là những chùm quả bàng. Tôi nhớ những lần trốn bố mẹ cùng đám bạn đi dọc qua phố, dừng xe dưới tán lá bàng, lục tìm trong tán lá những quả bàng chín, để cảm nhận hương vị quen thuộc ngọt ngào của trái bàng chín.
Mùa đông: Lá chuyển sang màu đỏ ối trông thật ấm áp, lá rụng dần. Đến cuối đông, cây trơ ra những cành khẳng khiu, gầy guộc. Bàng đứng lặng im dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của những ngày đông giá rét. Đôi lúc tôi băn khoăn tự hỏi không biết bàng đang nghĩ gì và làm gì? Nhưng chắc chắn rằng trong tấm thân gầy guộc kia dòng nhựa quý vẫn đang âm thầm chảy để đợi xuân về hòa chung trong không khí tưng bừng ấy.
b. Suy nghĩ về cây bàng trong cuộc sống :
Những cây bàng lặng lẽ đứng bên đường hay bến sông quê từ bao giờ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của con người. Bàng dâng bóng mát cho đời, làm dịu đi cái ngột ngạt, ồn ào của chốn thành thị tấp nập dòng người qua lại. Bàng luôn gắn bó chia sẻ buồn vui với cuộc sống con người.
c. Cây bàng gắn bó với riêng em:
Cây bàng còn gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Những giờ ra chơi cùng bạn bè nô đùa dưới những tán bàng rợp mát trên sân trường. Những buổi trưa hè chốn bố mẹ đi chơi khều những chùm bàng chín. Có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất là hồi cuối lớp 5, lớp tôi chụp ảnh dưới gốc cây bàng, hoa bàng cứ lặng lẽ rơi, bao nhiêu bông hoa rơi là bấy nhiêu những lưu luyến của chúng tôi chẳng nói thành lời. Tôi đi xa ngôi trường tiểu học, mang theo nỗi nhớ thầy cô và cây bàng thân thương lưu giữ bao kỉ niệm.
III. Kết bài :
Khẳng định lại tình cảm với cây bàng.
Vậy đấy có biết bao điều bình dị mà tôi muốn nói về cây bàng tôi yêu. Những cây bàng trong tuổi thơ tôi sẽ cùng tôi lớn lên và sẽ đồng hành với tôi trong những chặng hành trình sắp tới. Dù sau này có đi tới phương trời nào, đặt chân tới vùng đất nào thì với tôi bàng vẫn mãi mãi là loài cây tôi yêu. Cảm ơn bàng- người bạn đồng hành cùng tôi qua những năm tháng học trò ngây ngô, trong trẻo.
Dàn ý biểu cảm về cây bàng hay nhất 19
Mở bài
Phủ xanh sân trường em là bóng dáng của nhiều loại cây cối, thu hút đàn chim tìm về làm tổ. (Cây phượng trổ bông đỏ thắm mỗi mùa hè về, cây sứ…). Trong số các loại cây đó, em thích nhất là cây bàng.
Thân bài
1. Tả bao quát
Dáng cây cao to,… cành đưa bốn phía tạo bóng mát rộng, giống như bác bảo vệ canh gác sân trường. Cần chú ý lồng ghép cảm xúc, sử dụng các từ miêu tat có tính biểu cảm.
2. Tả chi tiết
Rễ cắm sâu xuống đất tìm dưỡng chất.
Thân xù xì, màu nâu như đất mẹ, nhỏ hay lớn, (nhỏ bằng 2-3 vòng tay của hai bạn học sinh nhưng cây vẫn đứng vững vàng, chống chọi với mưa bão).
Lá to hơn bàn tay em, màu sậm, cuống lá, gân lá
Hoa
Quả…
3. Kể về một chi tiết
Đến mùa quả chín, tụi em thường rủ nhau lay cây để nhặt quả bàng ăn. Chấc hẳn, nhiều thế hệ học sinh đã từng nếm thử mùi vị của quả bàng, nó thực sự rất thú vị. Tuy không ngọt lành, ngon như các loại trái cây khác, nhưng đối với lũ học sinh, đó là món quà vô giá.
Nhớ những lần em cùng các bạn chơi trốn tìm quanh cây bàng, cùng ôn bài dưới tán cây và cảm nhận làn gió thoáng qua mơn man, dễ chịu.
Kết bài
Nêu cảm nghĩ về cây bàng. Cây bàng là biểu tượng của cây học trò, nơi lưu giữ biết bao kỉ niệm cho thời học sinh.
Dàn ý biểu cảm về cây bàng cực hay 20
Mở bài: Giới thiệu vài nét về cây bàng
Trong trường em có trồng một cây bàng, cây to lớn đồ sộ và tỏa bóng mát khắp sân trường. Đây cũng là nơi để chúng em vui chơi thỏa thích sau mỗi giờ nghỉ giải lao.
Thân bài
a, Miêu tả cây bàng
Thân cây to và thẳng, vỏ cây xù xì, màu đen.
Gốc cây to lớn bằng vòng tay của học sinh, dưới gốc cây, rễ cây mọc tạo ra những hình thù quái dị.
Lá bàng hơi tròn, dày. Mỗi nhánh có nhiều lá, trong những tán lá có chum quả đong đưa trong gió.
Mỗi mùa trong năm, cây bàng sẽ được thay lên mình những bộ áo mới.
b, Miêu tả cây bàng vào mùa xuân
Những chiếc lá già rụng, nhường chỗ cho chồi non lấm tấm xuất hiện.
Vài ngày sau, cây bàng như khoác lên chiếc aaso màu xanh của mùa xuân, những chiếc chồi non vươn mình lên đón ánh nắng màu xuân.
Trên cây, những chú chim chuyền cành, hót líu lo.
c, Miêu tả cây bàng vào mùa hạ
Tán lá rộng, sum suê, cây bàng che chở tạo bóng mát cho cả sân trường.
Cây bàng như chiếc ô che nằng, che mưa…
d, Miêu tả cây bàng vào mùa thu
Cây bàng có sự chuyển mình, lá nhiều màu: xanh thẫm, ngả vàng,…
Quả bàng có màu vàng,…
Nhìn từ xa, cây bàng như nhuộm màu vàng của sắc thu
Gió mùa đông thổi qua se lạnh, càng khiến cho không khí thêm u sầu.
Học sinh tránh rét, đi học vội vã vào lớp, cây bàng lẻ loi buồn.
Kết bài
Cây bàng là người gắn bó, che chở cho học sinh
Em rất yêu quý cây bàng, loài cây hữu ích và gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.
Dàn ý biểu cảm về cây tre hay nhất 21
Mở bài: Giới thiệu loại cây em yêu đó chính là cây tre biểu tượng cho đất nước và con người Việt Nam
Thân bài:
Hình bóng cây tre có mặt khắp nơi trên mọi miền đất của tổ quốc
Tre là loài cây đã đi sâu vào tiềm thức của tôi từ thời ấu thơ
Nơi sỏi đá khô cằn, nơi đất vôi bạc màu nghèo sinh dưỡng, tre vẫn không ngại vươn mình lên đón mặt trời.
Tre đã trở thành người bạn thân thiết, trở thành một phần của cuộc sống con người
Cây đa, quán nước, đình làng và lũy tre xanh là niềm thổn thức của bao trái tim xa quê
Thời bom đạn: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín..."
Trờ về đời thường, tre hòa mình vào cuộc sống, cùng con người dựng xây hạnh phúc....
Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo cà kẽo kẹt, tiếng sáo diều du dương bay bổng, ôm ấp cả làng quê êm ả thanh bình.
Kết bài: Hình tượng cây tre luôn mang một ý nghĩa lớn lao, đặc biệt trong trái tim con người Việt. Đối với tôi, tre là quê hương ruột thịt...
Dàn ý biểu cảm về cây khế 22
Mở bài: Giới thiệu cây khế, loài cây em yêu bởi cái đẹp bình dị, thanh cao và cả những kỉ niệm tuổi thơ tôi từng gắn bó
Thân bài:
Cây khế được trồng từ ngày tôi còn lên ba, đến nay nó đã vươn lên cao và xòe tán rộng.
Tôi thích ngửi mùi hoa khế, thích thú trước từng chùm hoa mọc âm thầm tim tím cả một bầu trời.
Đã bao lần tôi say sưa trước hình thù kì lại của trái khế, không giống với bất kì loại trái nào
Cây khế đi vào đời sống của người dân quê tôi như một phần không thể thiếu: nấu canh chua, mắm chưng, khế chấm muối....
Tuổi thơ của tôi trôi qua dưới bóng cây khế trong lành: chơi dưới bóng cây khế, hái khế ăn,...
Cây khế của tuổi thơ, cây khế của ước mơ tôi ơi! Tôi mãi gọi tên như một người bạn chân thành.
Kết bài: Tôi đã lớn, nhưng dù ở nơi đâu, thấy thấp thoáng màu hoa khế và cái hương thoang thoảng dịu dàng, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ lùng
Biểu cảm về Cây sa kê: loại cây em yêu 23
1. Mở bài
– Trong các loài cây ở trường tôi thì cây sa-kê là loài cây tôi ấn tượng nhất.
– Trông những cây sa-kê thật đáng yêu làm sao!
2. Thân bài
2.1. Miêu tả
– Dáng cây cao, to đứng sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.
– Cây cao hơn hai mét.
– Gần tới xuân, sa-kê cho ra một vài nụ hoa be bé. Mỗi hoa có năm cánh vàng xanh khá đẹp.
– Một màu xanh thẫm của lá cây sa-kê, một vài lá cây mới nhú ra thì chỉ có màu xanh non. Trông chúng thật đáng yêu làm sao!
– Còn những chiếc lá già cỗi thì lại có màu nâu vàng. Lá sa-kê to chừng một cuốn tập học sinh.
– Rễ cây ngoằn ngoèo như những con rắn đang trườn trên mặt đất. Gốc cây to, ôm mấy vòng tay cũng không xuể.
– Chẳng biết cây sa-kê đã được bao nhiêu năm tuổi? Tôi càng nhìn càng thấy sa-kê như một ông cụ vậy.
– Thật xót xa làm sao!
2.2. Kể chuyện
– Mỗi lần đến giờ ra chơi, tôi cùng đám bạn ùa nhau xuống gốc cây sa-kê ngồi. Lúc thì ngồi trò chuyện, lúc thì ôn bài.
– Nó cũng gắn liền với tuổi học trò của chúng ta
– Lớp tôi ai ai cũng thích ngồi tụm lại nơi gốc cây để chia sẻ bao chuyện buồn vui.
– Được thoả thích giải trí lại còn được sa-kê che bóng mát.
– Có thể nói sa-kê không chỉ là một người bạn gắn bó với học trò như chúng tôi, mà bản thân tôi xem nó như một người bạn tri âm tri kỉ vậy.
– Mỗi lần tôi vui hay buồn, tôi đều ngồi dưới gốc cây âm thầm ủ rũ một mình.
– Tôi yêu quý sa-kê vì nó mang đến cho ngôi trường tôi một vẻ đẹp giản dị, giúp che bóng mát cho học sinh chúng tôi.
– Tôi cũng quý sa-kê hơn nữa vì nó cũng là nơi lưu dấu biết bao kỉ niệm vui buồn ấu thơ.
3. Kết bài
– Tôi mong rằng, hai mươi tháng mưởi một này khi tôi về trường, sa-kê vẫn đợi tôi.
– Tôi hứa sẽ luôn luôn nhớ đến sa-kê, không để phai đi hình ảnh người bạn thân trong kí ức của tôi ngày nào.
– Thương lắm, sa-kê ơi!
Dàn ý cảm nghĩ về hoa hướng dương 24
a )đặt vấn đề
Loài hoa đẹp luôn hướng về những tia nắng ấm áp của mặt trời là hoa hướng dương. Hoa hướng dương mang vẻ đẹp của sự kiêu sa, sự lộng lẫy
b) triển khai
– Vẻ đẹp của hoa hướng dương không ai có thể chối từ. Giữa một cánh đồng hoa hướng dương ta như được thả mình vào sức sống, vào những điều tuyệt với nhất trên thế gian này.
Mỗi bông hoa là một thực thể sống, nó mọc lên như một cá thể tồn tại trong thế giới này. Nó mọc lên một cáchvĩ đại như những con người mang khí thế anh hùng, mỗi cây là một bông hoa và mỗi bông hoa là một sức sống tiềm tàng riêng biệt. Mỗi bông hoa luôn cố gắng vươn lên mặc dù nó tồn tại một mình giữa rừng hoa hướng dương; nó không chịu sự chi phối nào cả. Những bông hoa vươn cao và bắt đầu nở bung ra; khoảnh khắc ấy thật tuyệt đẹp làm sao; mỗi bông luôn cố gắng bắt nhịp với sự sống của cả cánh rừng hoa hướng dương.
Một bài học ta nên học từ loại hoa này đó là sự nổ lực, sự cố gắng; không bị dựa dẫm vào ai mà một mình cũng có thể khoe sắc với đất trời. Hướng dương khoác lên mình một màu vàng tươi sáng, màu vàng của những hi vọng.
Hoa hướng dương có kích thước lớn hơn so với các loài hoa đẹp. Bên ngoài là màu vàng còn nhụy ở giữa là một màu nhung của sự huyền bí. Hoa hướng dương phơi bày tất cả sắc đẹp của mình cho mọi người xem; không giấu giếm một cách e thẹn như những bông hoa khác.
Nhắc đến hoa hướng dương là nhắc đến niềm tin, niểm hi vọng vào cuộc sống. Vì thế, con người ta thường khuyên bảo nhau rằng ’hãy sống như những đóa hoa hướng dương’. Đó là những lần vấp ngã ở cuộc sống và biết đứng lên, Đó là sự tin tưởng vào chính bản thân mình, Đó là bản lĩnh, nghị lực vượt lên mọi số phận… Và vô số bài học ý nghĩa khác từ loài hoa đẹp này
c)đánh giá
– Hoa hướng dương là loài hoa mang nhiều ý nghĩa nhân sinh. Hoa hướng dương mang vẻ đẹp phong trần đến quyến rũ.
Đó là những lí do em yêu quý loài hoa đẹp này. Và em đang hằng ngày, hằng ngày cố gắng sống trọn cuộc đời mình như những bông hoa hướng dương mạnh mẽ kia; sẽ luôn hướng về những gì tươi sáng, đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình.