Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú (hoặc cảm động) mà em đã gặp ở trường (21 mẫu)

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường hay nhất  1

Vào một thứ hai đầu tuần, tiết đầu tiên của lớp em là tiết Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này..... Nhưng có lẽ là không.... Một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: "Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?" Cô trả lời: "Cô của em đã chuyển trường dạy rồi! Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa! Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em". Lúc đó, cả lớp rất buồn! Khi về nhà, em chạy ngay vào phòng kể cho mẹ nghe.

Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, có bạn trong lớp khóc vì không biết cô dạy ở đâu, làm gì, có vui vẻ như ở đây không... rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nhưng sẽ không có câu trả lời.......! Mẹ ơi! Con có giác rất khó chịu, mỗi khi nhớ đến cô, con lại không kìm được nước mắt!

Cô giáo dạy Văn của con là một người nhỏ con, tóc dài, uốn rất đẹp! Cô mặt áo dài rất xinh! Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc "hoa học trò" cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình,....! Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống!

Con nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô! Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa! Dù cô giáo bây giờ giảng rất hay nhưng không thể làm con quên được cô! Con yêu cô lắm! Cô không làm cho chúng con run sợ mỗi khi làm bài kiểm tra! Cô lại tuyên dương, khen thưởng những bạn có thành tích học tập tốt! Cô như một người bạn mỗi khi trò chuyện cùng con, lại như một người mẹ khi con buồn! Cô đối xử với các cô giáo cũng như học trò rất tốt, gần gũi và cũng được rất nhiều phụ huynh quí mến.

Con còn nhớ vào ngày sinh nhật của cô, chúng con góp tiền lại mua một chiếc bánh sinh nhật nho nhỏ, chỉ mong cô vui. Chúng con còn viết lên bảng những câu chúc mừng, vẽ những chiếc bánh kem, hoa, lá, có bạn còn vẽ chân dung của cô lên bảng nữa nhưng vẽ xấu lắm! Khi biết cô sắp lên lớp, chúng con ra đón cô và bịt mắt cô lại! Khi cô bước vào lớp, phòng học tối lắm, và những cây pháo nho nhỏ được thắp lên, chúng con hát Chúc mừng sinh nhật cô! Cảnh lúc ấy thật đẹp, lung linh! Lúc đó cô rất cảm động và... cô đã khóc....những giọt nước mắt hạnh phúc! Cô trò ta còn chụp hình và trét bánh kem vào mặt nữa! Lúc đó thật vui...... nhưng....bây giờ... sẽ không còn cơ hội nữa!

Vào ngày khai giảng năm học, chúng con rất buồn, không ai nở nụ cười nào. Nhưng....lúc ấy chúng con thấy được một bóng người quen thuộc ‐ người mà chúng con thường thấy khi giảng bài, trò chuyện......chính là cô..... cô giáo dạy Văn! Bấy giờ không còn những giọt nước mắt buồn nữa thay vào đó là những nụ cười hạnh phúc khi cô trở lại! Chúng con ùa ra, ôm cô, những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống! Cảm giác thật bất ngờ và hạnh phúc, một cảm giác mà không có lời văn nào diễn đạt được!

Lúc trước, chúng con cứ ngỡ sẽ không nghe được giọng nói ấm áp của ngày xưa. Và lúc ấy, chúng con lại nghe được giọng nói đó, những câu hỏi như Con có khỏe không? Con học thế nào? Có quen với cô giáo mới không?......! Không chỉ chúng con, mà những anh chị lớp lớn ‐ những người mà gặp cô lâu hơn chúng con, cũng ra đón cô và cũng...khóc! Chúng con còn định nâng cô lên nhưng cô không chịu! Sau khi gặp tụi con, cô vào trong và gặp những thầy cô cũ! Thầy cô ở trường cũng rất bất ngờ!

Nguyên ngày khai giảng, đột nhiên lại có cảm giác vui vẻ lạ thường mà cô T. mang đến! Khi hết chương trình chúng con lại ra ôm cô! Có bạn còn xách cặp giúp cô! Cô chủ nhiệm lớp con còn lấy máy ra chụp tụi con và cô! Khi nói chuyện với cô thì mới biết cô bị điều đi vào trường N.T.T‐ một ngôi trường thuộc loại khá giỏi! Chắc ngày hôm đó là ngày hạnh phúc nhất của chúng con! Cô còn hứa là ngày 20/11 cô sẽ về trường để thăm tụi con! Chúng con rất mừng khi cô nói như thế!

Nhưng cuộc vui nào cũng có khi tàn, chúng con ôm cô như chưa bao giờ ôm ‐ không muốn buông tay ra! Sợ cô đi rồi sẽ không trở lại nữa! Và lúc ấy, người khóc là cô, những giọt nước mắt yêu thương, không muốn rời xa chúng con! Giot nước mắt từ từ lăn trên má cô, nhưng con không muốn cô khóc! Các bạn đã cố gắng cười khi cô đi! Và.....cô đã đi......bóng của cô từ từ mờ dần và....khuất xa tầm mắt!

Khi kể xong mẹ em khuyên: "Con đừng buồn nữa và cũng đừng khóc, nếu cô T. biết con buồn thì cô có vui không? Thôi, nín đi con! Cô sẽ trở lại mà! Nhưng cô đi, đâu phải là do cô muốn đâu! Nhà trường điều đi mà! Theo mẹ biết thì cô con đã dạy trường SD được 17 năm rồi! Đến lúc cô phải đi thôi! Con hãy thông cảm cho cô và hãy cố gắng học tập nha con!" Nghe lời mẹ, em không khóc nữa, nhưng hình bóng của cô sẽ in mãi mãi trong tim của em và các bạn! Cô ơi.....!

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  2

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do... Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ.

Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn dò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình".

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  3

"Tùng! Tùng ! Tùng!"‐ tiếng trống tan học vừa dứt, tôi vội chạy ngay về nhà với hộp quà cầm trên tay. Ôi! Con đường hôm nay sao mà dài quá, đi mãi một lúc tôi mới về nhà. Tôi khẽ đi vào phòng khách, mẹ đang ngồi say sưa đọc báo. Nhìn thấy tôi, mẹ ngạc nhiên bảo;

- Ơ, sao hôm nay về trễ thế con? Còn quà gì đó?

- Mẹ ơi, hôm nay cô giáo đã cho chúng con một bất ngờ cảm động vào tiết sinh hoạt lớp đấy ạ! Để con kể cho mẹ nghe nhé!

- Ừ, con kể đi!

- Mẹ tôi vui vẻ trả lời.

- Dạ, hôm nay vào tiết tư, chúng con đang học thực hành môn Tin ở phòng thực hành thì bỗng có vài bạn xin thầy cho về lớp trước. Mọi người còn chưa hết ngạc nhiên thì tiết tư kết thúc. Tất cả chạy ùa vào lớp. Lớp học được trang trí rất đẹp: những quả bong bong nhỏ xinh dược treo khắp các cửa sổ cùng những dải kim tuyến lấp lánh. Trên bảng được viết dòng chữ: "Chúc mừng sinh nhật" bằng phấn phấn màu rất đẹp. Con vô cùng ngạc nhiên vì không biết các bạn tổ chức sinh nhật cho ai, mà trong tháng mười này lại có ngày sinh nhât của con.

- Chà, thú vị thật đó, con mau kể tiếp đi! –Mẹ tôi háo hức nói.

- Vâng ạ. Thế rồi, cô giáo bước vào lớp và bắt nhịp cho các bạn hát bài "Happy birthday". Cô và các bạn đồng thanh hát và vỗ tay rất nhịp nhàng. Rồi, cô thay mặt cho tập thể lớp phát biểu rằng: "Các con ạ, tháng Mười này lớp ta có sinh nhật của các bạn Uyên Phương, Bảo Khánh và Như Ngọc. Cô và ban cán sự lớp đã bí mật tổ chức sinh nhật cho các bạn. Cô chúc các con có một bữa tiệc sinh nhật thật vui vẻ bên tập thể lớp, ngày càng chăm ngoan, học giỏi để ba mẹ và thầy cô vui lòng nhé! Cả lớp cho các bạn một tràng vỗ tay nào!". "Hoan hô cô giáo! Hoan hô cô giáo!". Và, tiếng vỗ tay từ các bạn vang lên không ngớt. Cô cho chúng con lên bảng để nhận quà sinh nhật từ lớp. Rồi cả lớp ngồi thưởng thức những tiết mục văn nghệ tuyệt vời của các bạn. Chúng con xúc động vô cùng. Con được đại diện cho các bạn lên phát biểu. Mọi việc đều bất ngờ khiến con lúng túng quá, phải mất mấy phút con mới nói được lời cảm ơn cô và các bạn: "Chúng con xin cảm ơn cô giáo và các bạn trong lớp đã tổ chức sinh nhật cho chúng con. Đây là bữa tiệc sinh nhật ý nghĩa nhất mà chúng con sẽ không bao giờ quên. Chúng con hứa sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ lòng cô giáo và các bạn.". Cả lớp vỗ tay rào rào không ngớt khiến con sung sướng vô cùng. Thật là thú vị và cảm động phải không mẹ?

- Ừ, từ nay con phải chăm ngoan, học thật tốt để xứng đáng với tình yêu thương mà cô và các bạn đã dành cho con đấy!

- Vâng ạ! Con xin hứa! Sau bữa tiệc sinh nhật đó, cô trò chúng tôi đã gắn bó với nhau hơn rất nhiều. Tập thể lớp 7/3 chúng tôi nhất định sẽ luôn đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã cho chúng tôi một bữa sinh nhật tuyệt vời và ý nghĩa.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường ngắn gọn nhất  4

Sau bữa cơm, gia đình tôi quây quần trong phòng khách. Bỗng tôi chợt nhớ đến chuyện sáng nay và muốn kể ngay cho bố mẹ nghe. Thế là tôi nhanh nhảu "Bố mẹ ơi, lớp con có chuyện này vui lắm. Con kể cho bố mẹ nghe nhé". Bố mẹ tôi mỉm cười gật đầu, tôi hào hứng:

"Hôm nay, ở lớp con, cô giáo đã kể cho chúng con nghe một câu chuyện, vui và cảm động lắm. Câu chuyện vừa xảy ra vào ngày chủ nhật, hôm 20 ‐ 11. Ba bạn Nga lớp con là bác sĩ, đồng thời là hội trưởng hội phụ huynh của lớp. Chiều thứ 7, ngày 19 ‐11, ba của bạn Nga ghé thăm cô và tặng cô một chục cam sành. Cô giáo con cảm ơn bác hội trưởng nhưng đã đem túi cam tặng lại cho thím Tư, một thím nghèo, sống cô đơn ở căn nhà nhỏ đầu hẻm. Ai ngờ, lần này, thím Tư thấy chục cam lớn quá, một mình ăn không hết, bèn mang đến tặng lại cho một người bà con đông con, nghèo hơn mình. Cả cô giáo, cả thím Tư lẫn người bà con nghèo của thím đều không giở kỹ túi cam nên không thấy một tấm thiệp nhỏ lọt giữa những quả cam sành to tướng, tấm thiệp do Nga cắt và ghi vào đó lời chúc mừng cô thật tình cảm".

Tôi dừng lại, nghiêng mặt nhìn bố mẹ, cười lém lỉnh "Bố mẹ đoán thử chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?" Chưa đợi bố mẹ trả lời, tôi nói luôn "Bố mẹ chịu rồi phải không?" Để con kể tiếp nghe. Túi cam không dừng ở đó. Một lần nữa, nó lại "lên đường", nhưng đi đâu? Hay lắm bố mẹ ơi. Để con kể tiếp cho cả nhà nghe nhé! Người bà con của thím Tư ai ngờ lại là bệnh nhân của ông bác sĩ, ba của Nga. Bà ấy rất biết ơn ông đã chữa cho bà ấy khỏi bệnh nhưng vì nhà nghèo, con đông, bà chưa có tiền mua quà đến cám ơn ông. May quá, thím Tư lại mang cho chục cam sành thật to. Thế là ngay sáng hôm sau, 20 ‐ 11, người bà con thím Tư đã mang túi cam đến tặng ông bác sĩ".

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  5

Câu chuyện bắt đầu từ buổi trưa hôm ấy. Sau khi dùng cơm trưa xong, thầy hiệu trưởng ở lại trường để chờ cuộc họp lãnh đạo vào buổi chiều. Trưa ấy, mặt trời đổ xuống mặt đất cái nắng cháy da bỏng thịt. Cái nắng giữa lòng Sài Gòn cứ như thiêu đốt vạn vật. Từng lá cây, ngọn cỏ đứng im lìm như đang chết khát bên đường. Dưới khuôn viên trường, giờ này chẳng còn học sinh nào nữa.

Chỉ có cái nắng tha hồ nhảy nhót, đùa giỡn trên sân trường. Cái oi bức của buổi trưa hè khiến thầy hiệu trưởng phải mở toang cả hai cánh cửa sổ ở tầng hai để mong có chút gió ùa vào. Thầy nhìn xuống sân trường. Chợt thầy thấy một cậu học trò dáng người thấp bé đang đi đi lại lại trên sân trường. Qua cặp kính cận dày cộp thầy chẳng thấy rõ. Do đó thầy bước xuống tầng trệt và gọi cậu học sinh ấy vào. Đó là một cậu bé có nước da hơi ngăm đen nhưng đôi mắt sáng ngời nghị lực. Cậu mặc chiếc áo đã cũ nhưng sạch sẽ và chiếc quần xanh sờn bạc màu.

Thầy cất tiếng hỏi cậu học trò nhỏ:

- Sao buổi trưa con không về nhà mà lại tha thẩn ngoài nắng thế kia? Nhà con ở đâu? Con tên gì, học lớp mấy?

Cậu bé lí nhí trả lời:

- Thưa thầy, nhà con ở quận 4. Từ trường về nhà con rất xa nên con ở lại trường đến chiều mới về. Con tên Trần Phú Tài, học lớp 7 A7.

Thầy lại hỏi:

- Tại sao con không đăng ký học bán trú như bao bạn khác cho tiện việc đi lại?

Cậu học trò đáp:

- Thưa thầy, bố mẹ con đều là công nhân, làm việc vất vả từ sáng đến chiều tối mới về. Gia đình con khó khăn nên không thể kham nổi tiền học bán trú.

- Thế thì con ăn trưa ở đâu? Con có nhà người quen ở đây à?

- Thưa thầy, không ạ. Sáng nào bố mẹ cũng đưa con đến trường rồi cho con năm nghìn đồng. Một nghìn con dùng để mua xôi ăn sáng. Còn lại bốn nghìn con dùng để ăn cơm trưa ạ.

Nghe Tài hồn nhiên kể, thầy hiệu trưởng chạnh lòng khi mường tượng đến bữa cơm trưa đạm bạc của cậu học trò nghèo có lẽ sẽ chỉ có rau và cá vụn. Thầy xoa đầu Tài và nói:

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn mà con vẫn cố gắng đến trường là rất đáng quý. Hẳn con học rất giỏi. Thầy rất vui khi có một người học trò như con. Cứ thế mà phát huy con nhé. Mà này, con làm gì mà đi lại loanh quanh giữa trưa nắng thế kia?

Tài cười nói:

- Thưa thầy, ăn trưa xong con không biết làm gì nên đi nhặt rác để trường mình sạch và đẹp hơn.

Nói rồi Tài vòng tay cúi chào thầy rồi chạy ra sân trường tiếp tục nhặt từng cái bao ni lông, từng chiếc lá trên sân trường. Nắng sân trường dường như dịu lại. Thầy hiệu trưởng trở lại phòng làm việc với bao suy nghĩ nhưng niềm vui vẫn rạng ngời trên mặt thầy suốt cả ngày hôm đó.

Trong buổi sinh hoạt dưới cờ tuần sau, thầy hiệu trưởng khen ngợi, tuyên dương tấm gương vượt khó và trao cho Tài học bổng của trường. Thầy còn cho Tài được học bán trú miễn phí.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường hay nhất  6

Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Vì em không chỉ được gặp bạn bè, thầy cô mà em còn được chứng kiến thêm thật nhiều những câu chuyện và rút ra được những bài học quý báu từ câu chuyện ấy. Ngày hôm trước, em đã chứng kiến một câu chuyện hết sức cảm động và em muốn trở về nhà thật nhanh để có thể kể với bố mẹ câu chuyện ấy.

Trong bữa cơm tối ngày hôm ấy, em đã kể cho bố mẹ nghe câu chuyện của Chiến - cậu bạn cùng lớp với em.

- Bố mẹ ạ, Chiến là một cậu con trai gầy gò, so với những bạn trai trong lớp con thì bạn ấy nhỏ hơn rất nhiều. Bọn con đã học với nhau hơn hai năm rồi mà bạn ấy vẫn là một người rất bí ẩn. Trong lớp Chiến không chơi thân với ai cả, cũng không ai biết nhà bạn ấy ở đâu. Ban đầu bọn con thấy không thích bạn ấy đâu.

- Vì sao thế con? - Bố em hỏi

- Vì bạn ấy không hòa đồng với lớp bố ạ - Em đáp lại lời bố rồi tiếp tục câu chuyện, thế nhưng mấy hôm trước Chiến đột nhiên nghỉ học hơn một tuần liền. Mấy hôm đầu bọn con cũng không để ý lắm. Nhưng gần một tuần mà vẫn không thấy Chiến đi học nên mấy đứa con liền lên hỏi cô giáo xem bạn ấy có chuyện gì. Vì dù không thích nhưng chúng con cũng là bạn cùng lớp mà.

- Ừ, con làm đúng đấy con gái - mẹ tôi mỉm cười hài lòng và kiên nhẫn lắng nghe câu chuyện của em.

- Cô giáo nghe chúng con hỏi về Chiến cũng rất vui. Cô bảo Chiến bị ốm, chưa khỏe nên chưa lên lớp học được. Thế là chúng con xin cô địa chỉ nhà bạn ấy để đến thăm. Lúc đầu cô còn chần chừ nhưng vì bọn con năn nỉ nhiều quá nên cuối cùng cô cũng cho bọn con.

Em uống một ngụm nước rồi kể tiếp:

- Bố mẹ biết không? Chúng con tới nhà bạn ấy và đứa nào cũng thấy bất ngờ bố mẹ ạ. Nhà bạn ấy ở ngay gần nhà mình thôi. Một ngôi nhà đất xập xệ, tối om. Bên ngoài tường gạch rêu đã bám đầy chứng tỏ nó đã cũ kĩ lắm rồi. Chúng con ngơ ngác nhìn nhau, không biết có đi nhầm nhà không nữa. Nhưng không bố mẹ ạ, chúng con không đi nhầm nhà đâu. Đấy chính là nhà Chiến đấy. Bọn con bước vào nhà, thấy Chiến đang nằm co quắp trên chiếc giường cũ kĩ. Bọn con cất tiếng chào thì thấy Chiến tỉnh dậy. Đôi mắt bạn ấy mơ màng, khuôn mặt đỏ bừng vì sốt. Thấy chúng con bạn ấy bất ngờ lắm. Chiến định ngồi dậy để nói chuyện cùng bọn con nhưng bạn ấy sốt nên chóng mặt không ngồi dây được, nên chúng con ngồi bên cạnh giường nói chuyện với cậu ấy. Hoàn cảnh nhà bạn ấy đáng thương lắm bố mẹ ạ.

- Nhà bạn ấy thế nào hả con? - Bố mẹ em hỏi, với đôi mắt chờ mong.

- Bạn ấy kể, bố bạn ấy mất sớm. Nhà chỉ còn hai mẹ con. Mà mẹ bạn ấy cũng ốm suốt, nên đi làm bữa được bữa không. Trước bạn ấy sinh non nên người yếu sẵn rồi, lại không được chăm sóc cẩn thận nên giờ vẫn không khá hơn lên là bao nhiêu. Bạn ấy phải vừa đi học, vừa giúp đỡ mẹ làm hàng. Mấy hôm trước đi về muộn, bị dính mưa nên ốm. Không đứng dậy được. Mẹ bạn ấy phải đi làm, không chăm sóc bạn ấy được. Chiến kể với bọn con nhiều lắm bố mẹ ạ. Bạn ấy phải làm hết mọi việc để đỡ đần mẹ, lại còn phải tự lo cho mình, còn phải đảm bảo việc học trên lớp nữa. Thế mà bạn ấy vẫn học rất giỏi.

- Thằng bé đáng thương quá - Mẹ tôi nói

- Bọn con muốn giúp đỡ bạn ấy - em băn khoăn, nói ý nghĩ của mình với bố mẹ. Thế có được không bố mẹ? Con thấy cuộc sống của mình tốt hơn bạn ấy nhiều lắm, con muốn chia sẻ với bạn ấy một chút.

Bố mẹ cười tươi xoa đầu em, khen em đã lớn thật rồi. Không chỉ biết lắng nghe mà còn biết quan tâm và chia sẻ với những người khác nữa. Bố mẹ nói sẽ giúp em thực hiện kế hoạch này. Em thấy rất vui. Có lẽ sự giúp đỡ của em chỉ là rất nhỏ với Chiến nhưng em hi vọng bạn ấy có thể có một cuộc sống tốt hơn.

Qua câu chuyện của Chiến, em nhận ra rằng mình không nên chỉ nhìn bề ngoài để đánh giá một người mà cần phải tìm hiểu thật kĩ trước khi nhận xét về họ. Em cũng hiểu rằng mình thật may mắn khi được sống trong vòng tay yêu thương của cả bố lẫn mẹ chứ không phải một mình làm mọi thứ như Chiến. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để bố mẹ vui lòng.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  7

Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Nhưng con vẫn khắc sâu trong tâm trí nhất là chuyện về buổi chia tay thầy Nam-hiệu trưởng trường con.

Đó là một buổi chia tay đầy cảm động và cả trường tràn ngập trong nước mắt của học sinh và thậm trí là cả giáo viên. Lúc đó mỗi người một cách thể hiện cảm xúc khác nhau nhưng trong lòng họ là một cảm xúc chung, một cảm xúc buồn trước người thầy hiệu trưởng gương mẫu. Thầy Nam mới chỉ ở trường được ba năm, đó là thời gian quá ít ỏi đối với thầy hiệu trưởng của những trường khác để làm cho ngôi trưởng mà mình dẫn dần chở nên đẹp, hiện đại hơn. Nhưng đối với thầy thì đó là cả một khoảng thời gian vô cùng dài mà thầy có thể đã tạo ra cho ngôi trường một sự khác biệt. Vào thời điểm ấy của ba năm trước, ngôi trường này đâu có biết phòng sinh hoạt chuyên môn là gì, trong trường thì luôn có những anh chị nhuộm đầu xanh, đầu đỏ như người nước ngoài.

Mà bây giờ, với sự hiện diện của thầy, phòng sinh hoạt chuyên môn không còn là xa lạ gì, trong trường không còn người nước ngoài nữa! Thầy Nam quả là một người cha đã dìu dắt ngôi trường trong suốt ba năm qua. Đó đều là những lời nói của cô Phương-cô tổng phụ trách của trường. Nhưng lời cô nói đã thấm sâu vào đầu óc của những học sinh ngồi trong trường. Tất cả chúng tôi bắt đầu rơi lệ từ khi những món quà của những anh chị lớp 8A mang đến cho thầy. Bài hát chia tay, những dòng thơ lắng đọng viết về thầy đã làm cho chúng tôi không cẩm nổi nước mắt. Nhưng chắc người buồn nhất là các anh chị lớp 9. Các anh chị đều hiểu được cảm giác bỡ ngỡ khi lần đầu đón thầy về trường và bây giờ lại là cảm giác bồi hồi, xúc động trước cảnh thầy ra đi. Giây phút đó chỉ diễn ra trong bốn mươi lăm phút nhưng cũng đã cho chúng tôi hiểu hơn về con người thầy Nam, cho chúng tôi được nói lên những cảm xúc của mình về thầy và đặc biệt là cho chúng tôi nói lời cảm ơn sâu sắc về người thầy đã dìu dắt chúng tôi đến ngày hôm nay, chở thành những học sinh giỏi, đưa ngôi trường đến với hiện đại.

Một kỉ niệm như vậy rất đáng để nhớ đúng không mẹ? Một kỉ niệm buồn nhưng tôi sẽ luôn giữ mãi trong tim, không bao giờ quên về người thầy hiệu trưởng-người cha đã đưa chúng tôi đến ngày hôm nay.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  8

Trường học là nơi dạy chúng ta biết bao điều thú vị. Tôi có thói quen đó chính là hay kể những chuyện xảy ra ở trên trường cho bố mẹ tôi nghe. Dù không được chứng kiến nhưng qua những lời mà tôi thường kể ba mẹ có thể hình dung ra ở trường tôi đã học hỏi được biết bao điều thú vị đường nào và câu chuyện hôm nay mà tôi kể cho bố mẹ nghe đã làm cho bố mẹ không khỏi xúc động.

Hôm nay tôi kể cho ba mẹ nghe về tiết toán đáng nhớ của tôi. Hoàng là một học sinh cá biệt trong lớp của tôi. Cậu ấy rất nghịch ngợm và ham chơi chính vì thế tình hình học tập của Hoàng lúc nào cũng đứng top cuối của lớp. Mặc thầy cô đã khuyên nhủ kèm cặp như thế nào Hoàng cũng không chịu tiến bộ. Ấy vậy mà hôm nay trong tiết toán khi thầy trả bài kiểm tra đọc đến tên Hoàng thầy đã dừng lại. Hoàng được mười điểm toán và đó là điều không thể tin nổi trong mắt thầy và cả lớp. Thầy bước xuống phía Hoàng ngồi nghiêm giọng hỏi cậu ấy:

- Hoàng! Em nói thật với thầy đi, bài kiểm tra này là sao?

Hoàng cầm lấy bài kiểm tra được mười điểm của mình lặng lẽ không nói câu nào. Cậu ấy cứ lặng lẽ cúi mặt xuống tay cầm chắc bài kiểm tra. Thầy nhìn Hoàng nói tiếp:

-Hoàng, thầy hi vọng em sẽ là một câu học trò trung thực cố gắng tiến bộ chứ không phải là đứa trẻ nói dối như thế.

Nói rồi thầy lắc đầu, nhìn Hoàng với ánh mắt thất vọng. Cả lớp tôi cũng nhìn Hoàng trầm lặng. Thỉnh thoảng có vài tiếng xì xào nho nhỏ.

-Hoàng mải chơi học hành chểnh mảng như thế làm sao có thể làm hết bài kiểm tra này được.

-Thật không thể tin được Hoàng lại gian lận như thế.

Cứ thế người nọ bàn tán người ki xì xào. Thầy bước lên bục giảng, cho Hoàng ngồi xuống và tiếp tục bắt đầu bài giảng ngày hôm nay.

Thế Hoàng không nói gì với thầy hả con- Mẹ tôi hỏi.

Không mẹ ạ- Tôi đáp.

Nhưng mẹ biết không, giờ ra chơi hôm nay khi con lên văn phòng để nộp sổ sao đỏ, con đã tình cờ nghe được đoạn trò chuyện giữa Hoàng và thầy. Con thấy Hoàng lấp ló ở cửa tay cầm chắc quyển vở gì đó. Hoàng tiến vào văn phòng xin nói chuyện với thầy. Con thấy Hoàng đưa cho thầy quyển vở và nói:

-Thầy ơi, em không phải đứa học trò như thế! Ba mẹ em li thân, họ đều có cuộc sông riêng mình. Em sống với bà nội. Bà em đang ốm nặng, em thương bà em lắm, bà lúc nào cũng mong em cố gắng chăm chỉ học hành. Em đã cố gắng rất nhiều để mang điểm mười về khoe với bà là em đã cố gắng như thế nào. Em đã ở lại lớp làm hết tất cả bài tập và ôn thêm nhiều dạng bài tập để cải thiện lực học của mình. Em không hề gian lận.

Hoàng đã bật khóc mẹ ạ. Con thấy thầy vừa mở những trang vở vừa nhìn Hoảng với ánh mắt kinh ngạc. Thầy xoa đầu Hoàng mỉm cười, nói:

- Em đã rất cố gắng. Thầy xin lỗi vì đã hiểu lầm em. Em làm tốt lắm, cứ cố gắng học tập như thế này nhé. Thầy tin nhìn thấy được sự cố gắng của em bà em sẽ mau chóng bình phục thôi mà. Ngày mai thầy sẽ nói trước cả lớp để các bạn không hiểu lầm em và sẽ cùng các bạn đến thăm gia đình em. Thầy tự hào về em lắm, Hoàng ạ.

Mọi chuyện là như vậy mẹ ạ. Con rất khâm phục Hoàng, Hoàng thật là một người cháu hiếu thảo và có sự nỗ lực đáng khâm phục mà con phải học hỏi bạn nhiều.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường ngắn  9

Hàng ngày sau khi tan học, về nhà em thường kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện vui vẻ, thú vị mà mình đã trải qua ở trường. Thế nhưng hôm nay có khác với mọi hôm vì em đã kể về một chuyện rất cảm động mà em gặp ở trường. 

Trong lúc cả gia đình cùng quây quần bên nhau ăn bữa cơm tối, em đã kể cho bố mẹ nghe câu chuyện cảm động của hai bạn học sinh ở trường em. Lúc đó là giờ ra chơi tiết hai, vì thời gian chơi dài hơn các tiết khác nên rất nhiều bạn xuống sân trường chơi, các bạn chơi đá cầu, nhảy dây, đánh cầu lông rất náo nhiệt. Bỗng có một bạn nữ trong nhóm bạn chơi đá cầu vì cố đỡ quả cầu mà sơ ý vấp chân ngã đập người vào thành ghế đá, bạn nữ đó đau không thể đứng lên được, các bạn đứng ở đó ai cũng hốt hoảng, khuôn mặt đầy lo lắng. Ngay lúc đó có một bạn nam to cao đang chơi cầu lông liền vứt bỏ vợt xuống đất và chạy lại đỡ bạn nữ đó dậy rỗi cõng bạn vào phòng y tế. Rất may bạn nữ đó chỉ bị bong gân nhẹ không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng vì mới ngã còn đau nên khó đi lại, bạn nam kia liền dìu bạn nữ lên tới lớp. Nhiều bạn tỏ vẻ cố ý trêu các bạn nhưng bạn nam bỏ qua những lời trêu đùa mỉa mai vẫn hết lòng giúp đỡ bạn không ngần ngại. Bố mẹ em sau khi nghe câu chuyện em kể cũng hết lời khen ngợi bạn nam đó, dặn dò em phải biết quan tâm giúp đỡ bạn bè lúc khó khăn. 

Em cảm thấy rất cảm động trước hành động cao đẹp của bạn và tự hứa rằng mình sẽ là một người luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. 

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  10

Mỗi ngày đi học của em là một ngày thật vui vẻ, hạnh phúc và ý nghĩa, em không chỉ được học những kiến thức bổ ích mà còn được học những bài học hay về cuộc sống. Giống như hôm nay em đã học được một bài học quý giá từ một câu chuyện rất cảm động về tình thầy trò. 

Sau bữa tối cả nhà em cùng nhau ngồi nhâm nhi chén trà và ăn dưa hấu tráng miệng, em đã kể cho bố mẹ nghe về một ngày học tập ở trường của mình và không quên kể về câu chuyện cảm động của hai thầy trò, thầy An dạy môn toán và bạn Ly. Thầy An là thầy giáo dạy môn toán của lớp em còn bạn Ly là một bạn gái hơi nhút nhát, rụt rè lại học yếu môn toán, bạn rất tự ti về bản thân và luôn mặc cảm về lực học của mình. Khi thầy trả bài kiểm tra, bạn Ly nhận được bài vì thấy điểm thấp nên đã gục mặt xuống bàn và khóc thút thít. Thầy giáo thấy vậy liền bước xuống, khẽ vỗ nhẹ vai bạn Ly và động viên, thầy còn nói từ giờ sau những giờ ra chơi thầy sẽ kèm thêm cho bạn, có khúc mắc không hiểu ở đâu thầy sẽ giải đáp tỉ mỉ. Thầy không hề trách móc vì điểm số của bạn mà lại rất quan tâm đến cảm xúc của học sinh, thầy cũng rất thấu hiểu và từ sự thấu hiểu thầy đã khiến cho bạn Ly tự tin hơn, quyết tâm hơn trong học tập. Bố mẹ em nghe xong câu chuyện khen ngợi thầy giáo của em hết lời còn mong muốn được một lần gặp trực tiếp thầy. 

Qua sự việc đó em càng kính trọng thầy hơn và cũng hy vọng cho bạn Ly sẽ ngày càng vươn lên trong học tập và hoà đồng cùng với bạn bè. 

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  11

Hôm nay đi học em rất nóng lòng được mau chóng trở về nhà để kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện cười rất thú vị, đảm bảo sau khi nghe xong chắc chắn cả bố và mẹ sẽ có tràng cười sảng khoái, xua tan căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi. 

Sau khi cả gia đình em đã ăn xong bữa tối, mọi người đang thư giãn, nghỉ ngơi em liền kể cho bố mẹ nghe về câu chuyện cười em gặp ở trường. Đó là câu chuyện của hai bạn nam học cùng lớp với em, hôm nay hai bạn đi học muộn và bị cô giáo phạt phải múa hát một bài trước cả lớp. Sau một hồi ngại ngùng, xấu hổ và không biết phải hát và múa bài gì thì các bạn ấy đã chọn múa và hát bài “Chiều lên bản thượng”. Cả hai bạn vừa hát vừa múa trông rất buồn cười, nhất là đoạn có động tác “đánh mông” các bạn múa khiến cho cả lớp cười ngả nghiêng, không ai có thể nín cười trước màn múa hát của các bạn ngay cả cô giáo cũng phải che miệng cười tít mắt. Vì bị cả lớp cười lại trêu đùa nên các bạn cứ múa dở dang lại bị phạt múa đi múa lại nhiều lần, mãi mới múa xong và hoàn thành hình phạt của mình. Bố mẹ em chỉ nghe em kể nhưng chắc hẳn đã tưởng tượng ra còn buồn cười hơn thế nên ai cũng cười như nắc nẻ. Mẹ còn trêu em chắc gì đã múa đẹp được như hai bạn nam đó.

Em rất vui vì câu chuyện của mình khiến cho bố mẹ có những phút giây thư giãn, vui vẻ, em cũng rất tự hào vì lớp em luôn đoàn kết, ngập tràn tiếng cười.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  12

Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần ngồi xem ti vi. Bố mẹ hỏi tôi về một ngày ở trường ra sao, tôi nhớ lại ngày đặc biệt hôm nay và chia sẻ với bố mẹ. Đó là buổi tiệc sinh nhật của cô giáo chủ nhiệm.

Tôi bắt đầu kể cho bố mẹ nghe về buổi tiệc ấy với tất cả sự hào hứng như muốn bố mẹ cùng chung vui với mình. Hôm nay là ngày sinh nhật cô giáo chủ nhiệm lớp con. Cả lớp đã bí mật lên kế hoạch để chuẩn bị cho cô một bữa tiệc sinh nhật thật đặc biệt. Lớp con phân công từng bạn làm những nhiệm vụ khác nhau để chuẩn bị. Cả lớp dành một buổi ngồi họp bàn về ý tưởng sinh nhật cô. Sau đó từng bộ phận được phân công. Nhóm hậu đài làm những nhiệm vụ chuẩn bị về trang trí bảng, lớp học, bánh kem, hoa quả liên hoan...

Nhóm văn nghệ chuẩn bị những tiết mục văn nghệ đặc sắc, vui nhộn dành tặng cô. Nhóm truyền thông làm một video ấn tượng về những kỉ niệm của cô với tập thể lớp kèm những dòng chữ cảm ơn và chúc mừng sinh nhật đầy ý nghĩa. Mọi việc cứ thế được diễn ra một cách cẩn thận, chu đáo. Từng bộ phận chịu trách nhiệm làm việc của nhóm mình. Riêng con được các bạn tin tưởng phân công làm người dẫn chương trình của buổi tiệc nên vô cùng vinh dự. Con cố gắng tìm những lời dẫn hay nhất, ý nghĩa nhất về buổi sinh nhật để dẫn dắt chương trình vừa hấp dẫn, sinh động, tạo được không khí vui vẻ lại cảm động vì những lời chúc dành cho cô giáo. Tất cả các khâu chuẩn bị đã hoàn thành trước đó. Hôm nay, chúng con tổ chức sinh nhật bất ngờ cho cô vào tiết sinh hoạt. Mọi thứ được dựng lên nhanh chóng, tất cả đã sẵn sàng.

Cô bước vào lớp như thường lệ, tất cả lớp đứng lên và những ngọn nến lung linh được thắp lên. Lớp trưởng mang chiếc bánh sinh nhật với dòng chữ "Chúc mừng sinh nhật cô giáo của chúng em". Trên màn hình là video đầy ý nghĩa về những khoảnh khắc của cô cùng với lớp. Cô vô cùng xúc động, bố mẹ ạ!. Đúng lúc đó, cả lớp hát vang bài hát "Cô giáo như mẹ hiền" dành tặng cô. Những tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị cũng được thể hiện ngay sau đó. Cuối cùng là phần liên hoan. Cả lớp đều hào hứng cùng cô cắt bánh và thổi nến đón tuổi mới. Cuối buổi tiệc, cô cảm ơn cả lớp vì đã dành cho cô một sự bất ngờ. Cô nói đây là bữa tiệc sinh nhật tuyệt vời nhất, bất ngờ nhất của cô từ trước tới giờ. Buổi tiệc kết thúc trong sự xúc động của cả lớp với những lời ý nghĩa cô dành tặng. Tôi hào hứng nói với bố mẹ: - Bố mẹ biết không, con được cả lớp khen vì dẫn chương trình có duyên và hay đấy!

Bố mẹ tôi sau khi lắng nghe đều rất vui vẻ và cho rằng cả lớp đã có một ngày ý nghĩa và trọn vẹn bên cô. Bố mẹ cũng không quên chúc mừng vì tôi đã được thỏa niềm đam mê dẫn chương trình theo đúng năng khiếu của mình.

Qua câu chuyện với bố mẹ ngày hôm nay, tôi càng thấy hiểu thêm sự chia sẻ trong gia đình là vô cùng ý nghĩa. Khi có niềm vui, bạn chia sẻ sẽ nhân đôi. Còn khi có nỗi buồn, cũng đừng ngần ngại chia sẻ với bố mẹ, vì khi ấy, bạn sẽ giảm đi một nửa nỗi buồn. Và tôi tin chắc bố mẹ cũng sẽ rất vui khi được lắng nghe chia sẻ của những đứa con mình.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  13

Mỗi ngày trôi qua đều mang đến cho ta những câu chuyện khác nhau, chuyện vui có, chuyện buồn cũng có. Mỗi ngày, trường học đều để lại cho tôi một câu chuyện. Hôm nay cũng như vậy, chỉ có điều nó không phải câu chuyện hài hước hay vui vẻ ở lớp mà là một câu chuyện cảm động. Tôi chỉ mong được về nhà, chia sẻ cùng bố mẹ như thường ngày.

Căn nhà thân quen ở ngay trước mắt, tôi dắt xe, lễ phép chào hỏi bố mẹ rằng mình đã đi học về. Bữa cơm tối trôi qua yên tĩnh trong ánh chiều muộn, mẹ thấy tôi không nói chuyện nhiều như mọi khi, nhẹ nhàng hỏi:

- Con có chuyện gì buồn hay sao mà lại im lặng thế kia?

Nghe giọng nói ấm áp của mẹ, tôi liền nhào vào lòng mẹ, vừa khóc vừa mếu máo kể lại câu chuyện cảm động mà tôi gặp ở trường.

Hôm nay trường học bất ngờ tổ chức một buổi ca nhạc do một hội người khuyết tật ở miền Trung biểu diễn với chủ đề về người khuyết tật, đặc biệt là những bệnh nhân bị nhiễm chất độc màu da cam. Buổi biểu diễn bất ngờ mà không hề báo trước.

Chúng tôi kéo nhau xuống sân xếp ghế, đùa nhau bảo rằng không cần học hai tiết, quá tốt. Nhưng khi buổi biểu diễn bắt đầu, nhìn người dẫn chương trình là một chị gái, khuôn mặt xinh đẹp nhưng dáng người thấp bé như một đứa trẻ con và hai tay thì ngắn ngủn, chúng tôi chợt im lặng. Lần đầu tiên, tôi được gặp những người sinh ra đã không may mắn như họ.

Chị ấy giới thiệu mình tên Ngọc Anh, dù cơ thể khuyết thiếu, chị vẫn tự tin mỉm cười và dẫn chương trình như một MC chuyên nghiệp. Các tiết mục âm nhạc lần lượt được biểu diễn bởi từng người, từng nhóm trong đoàn. Họ đều là những người cơ thể bị khuyết thiếu phần này phần kia, thoạt nhìn xấu xí và rất tội nghiệp. Mỗi bài hát họ biểu diễn đều là những bài hát hướng về cuộc sống, tràn ngập niềm tin và hi vọng, khát khao sống.

Thỉnh thoảng họ sẽ dùng ít phút, gửi lời nhắn đến chúng tôi, kể một câu chuyện về giai đoạn khó khăn mà bản thân đã trải qua, thậm chị sự hắt hủi của gia đình, sự xa lánh của một số thành phần trong xã hội. Nhưng họ không tỏ vẻ thất vọng, chán nản mà mỉm cười nhẹ nhõm, động viên và truyền động lực cho chúng tôi. Tôi vẫn nhớ mãi lời nói của một đứa bé còn nhỏ tuổi hơn tất cả học sinh trường tôi, bị cụt tay và hai mắt thì không nhìn thấy được. Bé hát bài hát “Đứa bé” đầy chân thành và cảm động rồi hướng về hàng nghìn học sinh, nói:

- Em rất ngưỡng mộ các anh chị, dù em không nhìn thấy nhưng em nghĩ các anh chị ở đây chắc hẳn đều hạnh phúc. Các anh chị được đi học này, có bạn bè, thầy cô và có bố mẹ yêu thương nữa. Các anh chị phải trân trọng vì những thứ đó rất quý giá.

Nghe bé nói xong, rất nhiều người đã khóc, thương cậu bé bất hạnh, sinh ra đã không nơi nương tựa, và khóc vì cảm thấy mình thật may mắn. Tôi cũng đã khóc, khóc vì lần đầu tiên tôi thực sự cảm nhận được bản thân hạnh phúc như thế nào. Nghĩ lại nhiều lần tỏ ra khó chịu trước sự quan tâm của bố mẹ mà ân hận.

Buổi biểu diễn nhanh chóng đi đến hồi kết thúc, cả đoàn diễn viên không chuyên nghiệp, không hoàn hảo, không có vẻ ngoài hào nhoáng như nghệ sĩ trên ti vi mà mang trong mình nghị lực và sức hút hơn người chào tạm biệt chúng tôi. Họ thiếu hụt nhiều thứ nhưng lại mang đến cho những người vốn đủ đầy hơn chúng tôi những điều quý giá mà chúng tôi không dễ dàng nhận ra. Họ bất hạnh nhưng ngược lại sống có ý chí và hi vọng hơn những người bình thường chúng tôi

Cả hai tiết học sau đó, lớp chúng tôi ai cũng còn vấn vương cảm giác trong buổi biểu diễn, ánh mắt nhiều bạn còn đỏ hoe. Chỉ trong chốc lát, chúng tôi dường như hiểu ra rất nhiều chuyện.

Nghe hết câu chuyện tôi kể, bố mẹ cũng im lặng một lát, nhẹ nhàng vuốt tóc tôi, mẹ vỗ về an ủi, thầm thở dài. Câu chuyện cảm động hôm nay có lẽ sẽ còn theo tôi đến mãi sau này nữa, nhắc nhở tôi sống vươn lên, biết cố gắng và biết trân trọng, “sống như những đóa hoa...”

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  14

Bố mẹ biết không? Ở trường của con thì có rất nhiều chuyện xảy ra và vào các ngày trong tuần. Chuyện vui, chuyện buồn, những chuyện lí thú hay là chuyện giữa học trò và giáo viên, đều có cả. Hôm nay trường con tổ chức văn nghệ rất vui bố mẹ ạ và con ấn tượng nhất là tiết mục của các em nhỏ lớp 6A.

Chiều hôm qua, để muốn xem rõ các tiết mục con đã đi từ rất sớm. Con ngồi ở hàng hai thế nên nhìn rõ lắm. Tiết mục của các em lớp 6 được giới thiệu trong tràng pháo tay hoan nghênh nhiệt liệt. Con nghe nói để chuẩn bị cho tiết mục này các em đã chuẩn bị từ tận một tuần trước. Sau khi được bạn dẫn chương trình giới thiệu tiết mục:” Thầy bói xem voi” con thấy từ trong cánh gà các em ấy đẩy ra một chú voi giấy rất là to. Con cũng không biết tại sao các bạn lớp 6 lại tạo được một chú voi trông như thật. Từ đầu, mình, chân đến đuôi đều không sai khác voi thật bao nhiêu. Cái đuôi và tai voi còn phe phẩy được nữa chứ. Bắt đầu tiết mục, chú voi giả được khiêng ra giữa sân khấu khiến khán giả như con ngồi phía dưới đã ồ lên và ai cũng nghĩ sẽ có một tiết mục hay. Tiếp đó, lần lượt năm ông thầy bói tí hon, đầu chít khăn, mặc áo dài đen, đeo kính đen và không quên mang theo cây gậy dò đường trông thật đáng yêu. Năm ông chia ra, mỗi người sờ một bộ phận của voi, sau đó chụm lại bàn tán xem con voi thế nào. Ông sờ vòi thì bảo:

- Voi giống như con đỉa.

Ông sờ ngà liền cãi:

-Không, nó như cái đòn càn!- Vừa nói cái miệng em ấy chúm chím nhìn đáng yêu lắm.

Tiếp đến, ông sờ tai cũng không đồng ý:

-Nó giống cái quạt mo chứ!

Ông sờ chân bình tĩnh hơn: “Các ông nối sai cả, nó giống cái cột đình”.

Người sờ đuôi nãy giờ lắng nghe mới lên tiếng: "Nó giống một cái chổi không hơn không kém.”

Năm ông thầy không ai chịu ai, thế là đánh nhau chạy loạn xạ và chạy luôn vào trong cánh gà. Cả khán đài ôm bụng cười giòn tan. Cuối vở kịch, một em nhỏ trong khán đài cầm mic rút ra bài học từ vở kịch đó chính là không nên đánh giá vẻ ngoài của người khác từ góc nhìn cá nhân, phiến diện mà phải suy xét tất cả để không có cái nhìn nhận sai như năm ông thầy bói mù ấy. Con thấy vở kịch rất ý nghĩa với chúng ta và lí thú.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  15

“Tùng! Tùng! Tùng!”

Tiếng trống tan trường vừa điểm, cả lớp tôi liền ào lên, vừa thu dọn sách vở vừa tạm biệt nhau. Nhưng hôm nay, đứa nào đứa nấy cứ tủm tỉm nhìn cậu bạn tên Hùng cười mãi. Nhớ lại câu chuyện lí thú đầu buổi sáng tôi cũng thấy vui, lòng chợt háo hức muốn nhanh chóng về nhà để kể chuyện này cho bố mẹ

Tôi đạp xe trên con đường làng quen thuộc, vừa đi vừa ngân nga bài hát mình yêu thích. Chẳng mấy chốc cánh cổng trắng thân yêu đã hiện ra trước mắt, mẹ đang chuẩn bị cơm trưa, còn bố thì đang xem chương trình thời sự. Như thường lệ, tôi cất tiếng chào:

- Bố mẹ, con về rồi ạ!

Mẹ ân cần đưa cho tôi một cốc nước mát, bảo đi rửa mặt, đợi một lát là có cơm ăn rồi. Tôi làm theo rồi quay lại phòng khách. Bố nhìn khuôn mặt vui vẻ khác thường của con gái, tò mò hỏi:

- Hôm nay ở trường có chuyện vui hay sao mà con cứ cười cười thế kia.

Tôi như bắt được vàng, gật đầu lia lịa rồi kể lại câu chuyện đầy lí thú ở trường cho bố mẹ nghe. Hôm nay là thứ hai đầu tuần, như thường lệ có tiết mục chào cờ. Trùng hợp là thời khóa biểu hôm nay lại có tiết thể dục ngay sau tiết chào cờ, thế là lớp tôi không ai bảo ai đều tự động mặc đồng phục thể dục trước, cô Vân – cô giáo thể dục rất nghiêm khắc, chúng tôi rất sợ cô phạt.

Vậy mà khi cả lớp vừa xếp hàng ngay ngắn trên sân thể dục, lớp trưởng vừa báo cáo lớp vắng bạn Hùng do bị ốm thì Hùng lù lù xuất hiện. Cậu bạn vốn to cao nhất lớp, mặc nguyên áo đồng phục bình thường, lễ phép xin cô:

- Thưa cô em đến muộn, em bị hỏng xe ạ.

Cô Vân quét mắt nhìn một lượt mới hỏi sao lớp trưởng lại xin nghỉ cho bạn. Lớp tôi nơm nớp lo sợ, bình thường hay bao che cho nhau, thấy Hùng đi muộn một tiết cho rằng cậu nghỉ nên mới nói như thế. Lớp trưởng đang định xin lỗi cô thì Hùng lại nhảy ra:

- Thưa cô, đúng là em bị ốm ạ, đêm qua em sốt đến 42 độ, thập tự nhất sinh, suýt chút nữa là không gặp được các bạn yêu quý, không được học tiết học thể dục vô cùng bổ ích của cô. Nhưng trong cơn nguy kịch em mơ thấy được cùng các bạn chạy nhảy trong tiết thể dục ngày hôm nay nên vượt qua, bảo toàn tính mạng, quả thực là kỳ tích ạ.

Cả lớp tôi kinh ngạc nhìn Hùng nói, hùng hổ như diễn viên phim truyền hình kiếm hiệp, nghe đến chỗ sốt 42 độ đã có đứa cười sặc sụa, cô Vân vốn nghiêm nghị, miêng cũng hơi mỉm cười. Nhưng cô nào tin lời nói nịnh bợ của Hùng, cô lại truy hỏi:

- Vậy sao em lại đi muộn, đồng phục đâu rồi?

- Cô không biết đấy thôi, em khó khăn lắp mới qua nguy hiểm. Mãi mới rời được giường, bố mẹ em can ngăn, nhất quyết không cho em đi học, em kiên quyết lắm bỏ nhà trốn đi nên không kịp thay đồ thể dục ạ. Trên đường đạp xe gấp quá nên xe bị hỏng luôn ạ.

Hùng tiếp tục bịa chuyện không xấu hổ, lúc này thì lớp tôi liền cười ầm lên, cô Vân cũng bật cười. Lần đầu tiên thấy cô cũng dễ gần đến vậy, cô khẽ phẩy tay:

- Bạn Hùng thích học thể dục như vậy, tuy hôm qua mới sốt cao nhưng bây giờ tinh thần tốt. Cả lớp chạy khởi động 1 vòng, riêng Hùng chảy nửa vòng thôi rồi quay về nhảy cóc.

Khuôn mặt hay tươi cười của Hùng nhăn như khỉ ăn gừng xong cũng làm theo. Chúng tôi chạy xong đứng xem Hùng nhảy cóc, mặt đau khổ mà thấy buồn cười, từ đó đến khi tan học cứ trêu chọc cậu ấy mãi.

Tôi kể xong, mẹ ở trong bếp với giọng ra:

- Cậu bạn to cao da ngăm ngăm đen, lúc nào cũng cười đùa trong lớp con đó hả. Không ngờ nhỏ tuổi mà còn có tài ăn nói như thế nữa.

Tôi nghĩ lại dáng vẻ đăm chiêu của Hùng lúc nói chuyện cũng bất ngờ. Buổi học hôm nay thật sự rất thú vị, không những được nghe Hùng diễn trò mà còn thấy được mặt khác của cô Vân. Và câu chuyện lí thú ấy thì chắc chắn lớp tôi sẽ còn mang ra nói mãi.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  16

Sáng thứ sáu tuần qua, ở lớp 7C trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình xảy ra một câu chuyện thật là cảm động.

   Chúng em vừa vào học tiết văn của cô chủ nhiệm được khoảng hơn mười phút thầy giám thị bảo là bạn Thúy ra ngay cổng trường có người cần gặp. Một lát sau, Thúy trở vào với gương mặt tái nhợt và đôi mắt đỏ hoe. Cô Thanh gặng hỏi, Thúy run run cắn chặt môi để kìm tiếng khóc rồi cho biết rằng vừa nhận được tin cha bị tai nạn giao thông.

   Cả lớp lặng đi vì xúc động, vì thương Thúy. Nhà Thúy nghèo lắm! Cha mẹ rời quê hương từ Quảng Ngãi vào đây lập nghiệp mới được vài năm. Sáng sáng, mẹ quẩy gánh xôi đi bán dạo. Ba Thúy mướn chiếc xích lô chở khách kiếm tiền nuôi các con ăn học. Thúy là chị lớn trong nhà, vừa lo học, vừa lo phụ giúp gia đình. Chúng em đi học bằng xe đạp, còn Thúy đi bộ. Em để ý thấy Thúy chỉ có hai bộ quần áo để thay đổi hàng ngày. Tuy vậy, tinh thần vượt khó và kết quả học tập của Thúy thật đáng nể!

   Tai nạn đột ngột của ba Thúy quả là một tai họa đối với gia đình bạn ấy. Từ nay, mấy mẹ con của Thúy biết nương tựa vào đâu?!

   Trong lúc Thúy thu xếp sách vở, cô Thanh đã nhanh chóng họp với ban cán bộ lớp. Cô cử bạn Quốc lớp trưởng chở Thúy đến bệnh viện, thêm bạn Liên tổ trưởng tổ hai đi kèm cho an tâm. Khi các bạn đã đi, cô khuyên chúng em quyên góp tiền để giúp đỡ gia đình Thúy. Cả lớp hưởng ứng lời cô. Bạn nào có nhiều góp nhiều, bạn nào có ít góp ít. Bạn nào không có thì hẹn đến mai...

   Số tiền không nhiều nhưng đó là tấm lòng chân thành của chúng em sẻ chia hoạn nạn cùng người bạn bất hạnh. Hơn lúc nào hết, Chúng em càng thương Thúy và mong bạn ấy vượt qua được thử thách nghiệt ngã này. Em thấm thía lời dạy của ông cha: Thương người như thể thương thân và muốn nói với Thúy rằng: "Thúy ơi! Hãy đứng vững! Bên cạnh bạn đã có chúng tôi!"

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường hay nhất  17

Cuộc sống quanh ta thực sự có bao điều lí thú tuyệt vời đáng để ta phải khám phá và tìm tòi. Hôm nay, tôi đã được tận mắt được chứng kiến một trong những điều kì thú ấy. Tan trường, tôi đạp xe thật nhanh về nhà để kể lại câu chuyện ấy cho bố mẹ nghe. Tôi thầm nghĩ có lẽ bố mẹ sẽ cảm thấy rất thú vị lắm khi nghe câu chuyện của tôi.

   Vừa đến cổng, tôi vội vã chạy ngay vào trong nhà, thấy bố mẹ đều đang ngồi ở phòng khách tôi bắt đầu ngay câu chuyện của mình. Tôi say sưa kể:

   “Hôm nay ở trường con, khi cả lớp học tiết thể dục ngoài sân trường, trời đang nắng rất to bỗng dưng trời tối sầm lại như ban đêm. Con và các bạn trong lớp đều rất bất ngờ, có bạn còn cảm thấy sợ hãi. Con nghĩ có lẽ trời sắp mưa nên trời tối như thế. Nhưng con phát hiện là không phải bởi lẽ thời tiết vẫn rất oi bức không thấy những đám mây đen xuất hiện cũng chẳng có giông gió ùn ùn kéo đến. Chưa bao giờ con được chứng kiến hiện tượng kì lạ như thế!”.

   Tôi không nói với bố mẹ nhưng thực sự lúc ấy trong đầu tôi đã nghĩ về bộ phim Tây Du Kí mà mình đã từng được xem thuở bé, bầu trời đang sáng bỗng đen đặc lại khi những tên yêu quái xuất hiện để bắt Đường Tăng về hang động của mình. Ý nghĩ ấy xuất hiện trong thoáng chốc rồi nhanh chóng vụt biến, tôi tự cười mình bởi suy nghĩ hoang đường ấy. Đây thực sự là một hiện tượng lạ mà tôi và các bạn chưa từng được biết đến. Thấy bố mẹ có vẻ rất chăm chú lắng nghe nên tôi càng hào hứng tiếp tục câu chuyện:

   “Kì lạ thay, chỉ khoảng mười năm phút sau trời dần sáng trở lại, một khối tròn màu đen đặc từ từ chuyển động, cùng lúc ấy mặt trời cũng dần xuất hiện như được tái sinh một lần nữa. Con và các bạn đều hò reo vui vẻ sung sướng khi thấy trời lại sáng”.

   Nghe xong câu chuyện của tôi, bố mẹ tôi đều cười rất tươi. Tôi thầm nghĩ, bố mẹ có lẽ đang vui vì được nghe về câu chuyện lí thú của thiên nhiên. Khi trong lòng còn đang tự hào vì bản thân được chứng kiến hiện tượng lạ thì bố tôi lên tiếng:

   “Con ạ, câu chuyện mà con vừa kể được gọi là hiện tượng nhật thực đó. Nó xảy ra khi mặt trăng đi qua trái đất và mặt trời. Khối đen tròn che lấp mặt trời chính là là mặt trăng con ạ”.

   Tôi trầm trồ khi nghe bố giải thích, thì ra đây là hiện tượng tự nhiên mà bố mẹ tôi đều đã biết. Thế nhưng tôi thực sự cảm thấy tò mò và thú vị về hiện tượng này. Tôi hỏi thêm bố rất nhiều câu chuyện liên quan đến nhật thực, bố vui vẻ giải đáp cặn kẽ từng thắc mắc của tôi, tôi cảm nhận được dường như bố cũng là một người có một niềm say mê, hứng thú không nhỏ với thiên văn học.

   Được tận mắt chứng kiến hiện tượng lí thú của thiên nhiên, tôi bắt đầu nuôi dưỡng trong mình ước mơ được khám phá và tìm hiểu về những điều kì thú ấy. Tôi quả quyết cùng bố mẹ rằng sau này mình sẽ trở thành một nhà thiên văn học. Bố mẹ tôi hạnh phúc ôm tôi vào lòng, cả hai đều rất tôn trọng và ủng hộ ước mơ sở thích của tôi. Sau này, khi lớn lên cuộc sống bộn bề có thể sẽ khiến tôi phải đưa ra nhiều chọn lựa nhưng tôi tin chắc rằng niềm đam mê với những hiện tượng kì lạ của thiên nhiên sẽ không bao giờ đổi thay trong tôi. Đặc biệt, câu chuyện lí thú về hiện tượng nhật thực mà tôi được chứng kiến hôm nay sẽ là một phần kí ức không phai nhòa bởi nó gắn với ước mơ lớn đầu tiên trong cuộc đời tôi.

   Tôi và bố mẹ kết thúc câu chuyện đầy vui vẻ, cả nhà bắt đầu bữa cơm trưa trong sự ấm cúng, hạnh phúc. Trong bữa ăn, tôi vẫn cứ vấn vương nghĩ đến hiện tượng thiên nhiên sáng nay mình được chứng kiến. Tôi tự hỏi tại sao tự nhiên của chúng ta lại ẩn chứa nhiều bí ẩn đặc biệt đến thế. Liệu đến khi nào con người mới khám phá được hết những điều kì diệu của thiên nhiên...

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  18

Vào các buổi tối cuối tuần, sau giờ ăn cơm, gia đình tôi thường quây quần bên nhau, trò chuyện, chia sẻ những câu chuyện cuộc sống. Hôm nay dù không phải là cuối tuần nhưng lại là ngày 8/3 nên gia đình tôi tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ dành cho mẹ. Trong bữa cơm đầm ấm ấy tôi vô cùng vui sướng kể lại cho bố mẹ nghe câu chuyện xảy ra trong buổi lễ mít tinh.

   Hôm nay là ngày mùng 8 tháng 3 trường tôi có tổ chức hội thi cắm hoa. Bạn nào bạn nấy đều vô cùng hào hứng, ai cũng đến trường thật sớm để chuẩn bị. Việc cắm hoa năm nay được giao cho các bạn nam của lớp, các bạn ấy nhận nhiệm vụ đầy tự tin và hứa với cô giáo cùng cả lớp sẽ mang giải nhất về. Mọi người đều vô cùng hứng khởi. Nhưng lớp cũng có đôi chút buồn vì gần đến ngày thi cô giáo chủ nhiệm bị ốm không thể đến cổ vũ và chung vui với chúng tôi được.

   Hội thi bắt đầu, ba bạn nam lớp tôi hăng hái bắt tay cắt hoa và cắm vào lẵng. Những động tác còn vụng về, cắt hoa đôi lúc còn khiến hoa gẫy, nhưng khuôn mặt ai cũng hết sức nghiêm túc và căng thẳng, trong mắt họ tôi còn thấy ánh lên cả niềm vui, sự hạnh phúc. Chẳng mấy chốc lẵng hoa của lớp tôi đã hoàn thành. Lẵng hoa làm xong thực sự không quá đẹp nhưng chứa đựng cả tấm lòng của các bạn. Sau đó, chúng tôi tranh thủ đi ngắm các lớp khác, dưới đôi bàn tay khéo léo của các bạn nữ, lẵng hoa của các lớp còn lại đều rất đẹp đẽ, sáng tạo. Nhưng tôi vẫn đầy tự hào và hạnh phúc về thành quả mà các bạn nam của lớp đã tạo ra. Trong mắt tôi chúng đẹp nhất, ấm áp nhất.

   Lúc công bố giải ai cũng hồi hộp, mong ngóng nhưng giải khuyến khích, giải ba, rồi giải nhì đều đã đi qua mà không thấy lớp tôi được xướng tên lên. Và tất nhiên giải nhất thì chúng tôi không bao giờ dám mơ tới. Ai nấy đều buồn bã mặc dù hiểu thành phẩm của lớp thực sự không phải quá xuất sắc. Nhưng có một điều thật bất ngờ đã xảy ra, khi giải nhất được trao xong, thầy phụ trách đọc thêm giải đặc biệt dành cho lớp có bài thuyết trình cảm động nhất và cái tên 7A2 đã được vang lên. Chúng tôi vỡ òa vì điều bất ngờ đó, cả lớp nhảy cẫng và hét ầm lên vì sung sướng, các bạn nam hồ hởi lên nhận giải. Bài thuyết trình của chúng tôi là lời cảm ơn đến công ơn dạy dỗ, bảo ban của cô giáo chủ nhiệm. Bằng ngôn ngữ giàu cảm xúc, có lẽ đã lay động được ban giám khảo.

   Ngay sau khi nhận giải, cả lớp mang lẵng hoa và phần thưởng đến nhà cô giáo vừa để thăm cô vừa để chia sẻ niềm vui cùng cô. Cô ốm nên hai đôi mắt trũng sâu lại, làn da tái đi, chúng tôi phải vào tận giường thăm cô. Thấy chúng tôi đến cô hết sức vui mừng, nghe kể về giải thưởng ngày hôm nay và nghe các bạn đọc lại bài thuyết trình cô ứa hai dòng nước mắt nói lời cảm ơn chúng tôi. Cô giáo tôi là người nhân hậu, hiền từ, món quà nhỏ này chúng tôi cố công làm hết sức mình để dâng tặng cô và gửi lời cảm ơn cô đã dìu dắt, chăm lo cho chúng tôi.

   Chúng tôi ra về lòng ai cũng vui sướng, xúc động. Vì vừa đạt được giải thưởng lại vừa làm cô giáo vui lòng. Có lẽ, không phải cô vui vì bó hoa hay giải thưởng mà lớp đạt được, cô vui vì nhận thấy tấm lòng chân thành, sự khôn lớn, trưởng thành của chúng tôi.

   Qua hội thi lần này tôi nhận ra rằng món quà ý nghĩa nhất, đẹp đẽ nhất là món quà xuất phát từ sự chân thành, bằng tình cảm chân thật. Chúng tôi tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để mang món quà nhỏ báo đáp công ơn dạy dỗ của cô.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường hay chọn lọc  19

Sau những ngày nghỉ hè xa cách, chúng con rất háo hức với buổi gặp mặt lớp đầu năm học chuẩn bị cho buổi khai giảng. Vừa đến trường, chúng con đã vội vàng đi tìm nhau để kể cho nhau nghe về kì nghỉ hè của mình và còn đế nói chuyện vì nhớ nhau quá! Chính vì quá say mê “buôn” chuyện như thế mà chúng con đã gây ra một chuyện rất buồn cười trong trường: nhận nhầm lớp học.

Đúng tám giờ, Ban Giám hiệu nhà trường triệu tập cán bộ lớp các lớp để họp mặt và phổ biến một số” thông báo đầu năm như phòng học của các lớp, lịch tập diễu hành, lịch khai giảng,… Khi nghe tiếng loa gọi của thầy hiệu trưởng, con cùng hai bạn lớp phó tiếc rẻ cuộc chuyện trong lớp, cứ chùng chình mãi rồi mới đi. Vừa đi chúng con vừa tranh thủ nói chuyện tiếp. Khi vào phòng họp, ba đứa chọn bàn cuối phòng rồi thì thầm kể chuyện và khúc khích cười với nhau. Cuộc họp tan, thầy hiệu trưởng cất tiếng hỏi lớn: ‘’Các em đã nắm rõ những thông tin trên chưa?”. Ba đứa con giật mình, đáp “Có!” rất to hòa cùng tiếng trả lời của các bạn lớp khác.

Khi chúng con về đến hàng của lớp dưới sân trường thì cũng là lúc thầy tổng phụ trách nhắc nhở các cán bộ lớp đưa lớp về phòng học như Ban Giám hiệu đã phổ biến. Ba đứa chúng con ngớ ra hỏi nhau: Phòng học lớp mình ở đâu?! Từng lớp, từng lớp một đi về phía phòng học của lớp mình rất nhanh. Ba đứa con lo lắng nhìn nhau. Chẳng đứa nào dám đi hỏi lại vì sợ bị mắng. Phía dưới hàng đã có tiếng giục của các bạn: “Về lớp nhanh lên không nắng lớp trưởng ơi!”. May sao, ngay lúc ấy, bạn Bình lớp phó gọi riêng hai đứa con ra thì thầm: Chúng con sẽ chờ một lát, quan sát các lớp về phòng học, phòng nào trống thì đó sẽ là phòng của lớp! Ba đứa khấp khởi mừng chia nhau “theo dõi” các phòng học. Cuối cùng thấy dư ra hai phòng: một phòng nằm sát phòng thí nghiệm tầng hai, một phòng nằm ngay tầng một. Chúng con hội ý rất nhanh: phòng tầng hai có lẽ dùng để các thầy cô trao đổi sau khi làm thí nghiệm hoặc cho các lớp học lí thuyết trước khi thực hành. Vậy là chúng con đưa lớp về phòng học ở tầng một.

Cả lớp đang lao xao ổn định chỗ ngồi thì bất ngờ thầy hiệu phó bước vào. Thầy nghiêm khắc nhìn cả lớp khiến chúng con thoáng giật mình.

– Thầy không nghĩ là năm nay, số học sinh lưu ban của trường lại nhiều như vậy!

Trời ơi! Chuyện gì thế này? Thầy là thầy hiệu phó phụ trách kỉ luật mới chuyển công tác về trường con. Có lẽ có nhầm lẫn gì đó ở đây. Con chưa kịp giơ tay hỏi thầy đã nhắc nhở:

– Em áo xanh ngồi trật tự! Các em vô kỉ luật như vậy, bị lưu ban là điều thật dễ hiểu.

Ngay lúc ấy, bóng cô giáo chủ nhiệm lớp con thoáng ngoài cửa sổ. Thầy hiệu phó bước ra ngoài. Lớp con, người thì ngơ ngác, người thì phá lên cười “Chắc thầy mới nên nhầm nhọt ấy mà!”. Nhiều người còn khúc khích “cá cược” xem thầy sẽ xử lí chuyện này thế nào để tránh bị “mắc cỡ”!

Lát sau, thầy hiệu phó bước vào. Ánh mắt thầy nhìn lớp đã dịu đi nhưng giọng nói vẫn còn rất nghiêm:

– Thầy rất tiếc đã trách lầm các em. Các em phần lớn đều là những học sinh ngoan, không phải là học sinh lưu ban như thầy lầm tưởng.

Lớp con ồ lên cười.

– Nhưng!

Cả lớp lại nín thinh nghe thầy nói:

Đây là phòng dành cho Ban Giám hiệu trao đổi với học sinh lưu ban của trường về tình hình của em ấy trong năm học tới. Vào năm học, đây sẽ là phòng tiếp phụ huynh học sinh! Cán bộ lớp đâu?

Ba đứa chúng con mặt tái mét nhìn nhau run run đứng dậy. Con lấy hết can đảm:

– Thưa thầy, chúng em xin lỗị thầy ạ. Chúng em đưa lớp về nhầm phòng. Chúng em xin rút kinh nghiệm lần sau ạ…

Có lẽ lúc ấy nhìn điệu bộ ba đứa chúng con đáng thương quá nên thầy phải hạ giọng để chúng con đỡ lo lắng:

– Nhầm lẫn là chuyện bình thường các em ạ. Nhưng lần sau các em phải chú ý hơn kẻo lớp toàn học sinh khá giỏi lại bị mắng là lưu ban, là vô kỉ luật thì oan lắm!

Chúng con gượng cười, cái cười méo xệch, vì vừa buồn cười lại vừa xấu hổ, lo lắng. Cả lớp lí nhí chào thầy rồi lục tục đi lên tầng hai. Thì ra khi nãy, cô chủ nhiệm lên lớp không thấy chúng con đâu liền hỏi các thầy cô khác thì được chỉ xuống phòng “học sinh lưu ban”. Nghe vậy, cô vội đi xuống ngay, e rằng giữa một thầy hiệu phó nghiêm khắc, thẳng thắn với một lớp học sinh hiếu động, nông nổi lại bị “đặt tiếng oan” sẽ “xảy ra chuyện”! Các bạn lớp khác nhìn qua cửa số chỉ trỏ lớp con rồi cười một cách… khó hiểu.

Buổi gặp mặt đầu năm kết thúc. Câu chuyện lan nhanh đi đến nỗi lúc tan trường, ai nhìn thấy ba đứa con cũng đùa:

– Tớ nghe nói lãnh đạo lớp ấy đang đưa cả lớp tiến lên lưu ban hết à!

Con cũng cười đáp lại nhưng trong lòng thì xấu hổ vô cùng. Chỉ vì ham nói chuyện riêng mà con đã làm lỡ chuyện của cả lớp lại còn khiến lớp bị trêu cười. Từ nay, con càng phải cố gắng là một lớp trưởng mẫu mực, một học sinh gương mẫu để những thành tích của lớp và của con khiến mọi người quên đi câu chuyện hôm nay…

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  20

Sau bữa cơm chiều rất thú vị, một ấm nước trà nóng được mẹ pha cùng với khay, chén chu đáo đặt trên bàn. Cả nhà quây quần bên bàn nước. Tôi vui miệng kể cho bố mẹ và em tôi nghe một câu chuyện lí thú của lớp 7A chúng tôi: Chúng tôi diễn kịch. Phải công nhận câu chuyện hấp dẫn vì thấy bố tôi ngừng đọc báo lắng nghe, mẹ mời bố chén trà nóng rồi cùng nhìn thôi chờ đợi, thằng Cao Thái Sơn em tôi thì cứ luôn miệng kể chuyện anh diễn kịch đi, anh Trung…

Trường con có tổ chức một hội thi diễn kịch. Các lớp đã chuẩn bị trong một số ngày vừa qua. Chiều nay, tất cả đã công diễn để chọn giải cho các vở diễn.

Lớp con quyết định chọn vở kịch về người anh hùng các nước ta thời nhà Trần chống quân Nguyên. Con được phân công đóng vai chính là Phạm Ngũ Lão vì người con to và khỏe nhất bọn. Bạn lớp trưởng tham gia đạo diễn, chỉ bảo các vai từng li từng tí một. Bạn Sơn có hoa tay, nên vẽ rất giỏi, được phân công làm voi bằng vải để hai người chui vào trong. Bạn Đông Nhi – tổ trưởng tổ con và bạn Phạm Trưởng đóng vai hai lính hầu của Hưng Đạo Vương. Bạn Khánh Phương làm Hưng Đạo Vương ra dáng lắm, chắp tay sau lưng, đi đi lại lại. Thỉnh thoảng lại đưa tay lên cằm như để vuốt râu (thực ra lúc đó Khánh Phương có động tác như sờ râu thì đúng hơn). Đùn đẫy mãi, không ai chịu chui vào làm voi. Cuối cùng, Đàm Vĩnh Hưng và Đan Trường xung phong. Các vai sau khi phân công đã khẩn trương tập dượt cho đến ngày biểu diễn. Và chiều nay, hội thi đã được thực hiện tại hội trường của trường, ngay trên sân khấu sánh rực ánh đèn… chúng con, đứa nào cũng rộng ràng như những diễn viên thực thụ…

Vào buổi chiều, tất cả đã nhập vai. Con không còn vừa “đan sọt” vừa nói leo với các bạn nữa. Khánh Phương không còn khó khăn khi leo lên con voi giả nữa. Đông Nhi và Phạm Trưởng giờ đây như những tên lính hầu thực sự. Hải còn đi xin thầy hiệu trưởng “vũ trang” cho các nhân vật trong vở kịch.

Chiều hôm ấy, sau khi kịch biểu diễn, tất cả các khôi 7 và 8 tập trung dưới sân. Chẳng hiểu các bạn 7B nói trêu Phạm Trưởng cái gì, mà trông vẻ mặt nó rất tức. Lúc đang biểu diễn, bạn Phạm Trưởng mang theo cái tức đó vào cuộc. Lên đến đoạn Phạm Ngũ Lão bị “tên lính Phạm Trưởng” – lính của Hưng Đạo Vương – cầm cây gậy nhựa chọn cho con một cái rõ mạng, đau ơi là đau. Nhóm kịch của chúng con được giải nhất và con được giải diễn viên nhí xuất sắc. Lúc ra về thầy hiệu trưởng thấy con di khập khiễng, thầy hỏi vui “Ồ! Lão cứ đi tập tễnh thế”. Nghe vậy, cả bọn con cười thật thoại mái. Thằng Tuấn mặt cứ đỏ lựng. Bố mẹ thấy lớp con có vui không?  

Cả nhà đều cười. Mẹ bảo em: “Các con đoàn kết, vui vẻ như thế, bố mẹ rất mừng đấy”. Nghe mẹ nói, em sung sướng vô cùng.

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em gặp ở trường  21

Tối nay, gia đình tôi quây quần quanh bên bàn nước. Như thường lệ, bố hỏi tôi hôm nay có chuyện gì hay ở trường không, kể cho cả nhà nghe. Câu hỏi của bố làm tôi nhớ ra câu chuyện xảy ra lúc sáng ở lớp tôi.

Hôm nay, đến phiên tôi và Hương trực nhật. Khi tôi đến thì đã thấy Hương ở trong lớp. Nhìn thấy tôi, Hương lúng túng, vội cất một gói gì đó. Hương không nói nên tôi cũng không hỏi. Trước khi vào tiết học thấy An ngồi khóc. Tôi hỏi, An vừa thúc thít khóc, vừa nói:

- Tớ đã làm mất tiền đóng học phí rồi. Híc, híc...

Nói xong, An lại khóc. Chúng tôi xúm lại an ủi nhưng An vẫn không nín. Bất chợt, tôi quay sang chỗ Hương, thấy nó cúi xuống, vẻ mặt bần thần. Tôi cảm thấy có điều khác lạ ở Hương. Bình thường, Hương đã đến bên An an ủi, tính Hương vẫn như thế.

Hai tiết học trôi qua. Đến giờ ra chơi, tôi ngồi lại với An. Hương mở cặp, lấy một gói nhỏ đưa cho An. Hương nói:

- Mình đã nhặt được số tiền này trong ngăn bàn của bạn.

An mừng rỡ reo lên:

- A! Đây rồi. Hôm qua mình chưa kịp nộp cho cô và để quên trong ngăn bàn. Cảm ơn Hương.

Dường như Hương cảm thấy xấu hổ khi nghe lời cảm ơn của An. Tan học, trên đường về, Hương tâm sự với tôi:

- Lúc đầu, mình không định trả cho Hương số tiền đó. Nhà mình không còn tiền để mua thuốc cho mẹ nữa. Nhưng rồi mình nghĩ: đó không phải là tiền của mình. Với lại, nếu mất số tiền đó thì thật tội nghiệp cho An.

Tôi hiểu nhà Hương rất nghèo, mẹ Hương đang nằm viện mấy tháng nay. Nghe tôi kể lại câu chuyện, bố mẹ tôi rất cảm động. Bố nói với tôi:

- Hoàn cảnh của Hương đang rất khó khăn. Theo bố, các con nên giúp đỡ bạn. Các con có thể trích quỹ lớp hoặc mỗi người đóng góp một ít để giúp đỡ bạn. Mẹ cũng đồng ý với ý kiến của bố. Mẹ bảo: Nhà mình cũng không giàu có gì, nhưng con hãy cầm số tiền này để giúp Hương, gọi là của ít lòng nhiều.

Tôi hứa với bố, mẹ rằng sáng mai sẽ kể cho cả lớp nghe chuyện này để các bạn thông cảm và giúp đỡ Hương.