Bài cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu (28 mẫu)

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  1

   Theo nhịp tuần hoàn của quy luật thiên nhiên, mùa hè trôi qua, mùa thu lại tới. Trên đầm, sen đã gần tàn, mùi hương chỉ còn phảng phất. Trong vườn, cúc vàng nở rộ, rung rinh trước ngọn gió mát lành, báo hiệu Tết Trung thu sắp đến. Cũng như bao bạn thiếu nhi khác, lòng em xôn xao, rạo rực mỗi khi nghĩ đến cảnh tưng bừng rước đèn, phá cỗ dưới trăng. Ôi! Đáng yêu biết bao cái Tết dành riêng cho tuổi thơ! Dẫu đã có tự ngàn năm nhưng ý nghĩa của nó vẫn nguyên vẹn như buổi ban đầu.

   ... Mặt trời đã lặn lâu. Màn đêm dịu dàng buông xuống. Bầu trời thăm thẳm, lấp lánh muôn vạn vì sao. Xa xa, phía cuối làng, vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi lũy tre tím mờ trong làn sương mỏng. Tiếng trống ếch khuấy động không khí vốn tĩnh lặng chốn thôn quê. Hôm nay là rằm tháng Tám, cả làng em náo nức chuẩn bị đón Tết Trung thu.

   Mẹ bày cho em mâm cỗ đón trăng. Quả bưởi vàng rám nắng, cuống là tươi xanh được đặt ở giữa, xung quanh là những quả hồng đỏ tươi, chín mọng. Nải chuối tiêu lốm đốm trứng cuốc thật xứng với cốmm Vòng nõn nà màu ngọc gói trong lá sen tươi. Chiếc bánh nướng hình mẹ con đàn lợn nằm quây quần bên nhau trông mới ngộ nghĩnh làm sao! Một mùi hương dịu ngọt lan tỏa trong không gian đang rộn ràng tiếng cười tiếng nói trẻ thơ hòa cùng tiếng trống ếch rộn ràng.

   Trăng đang lên cao, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa bạc, nổi bật trên nền trời đêm. Ánh trăng ngời ngời tỏa sáng, soi rõ từng cảnh vật trên mặt đất. Dòng sông uốn khúc quanh làng như dải lụa bạc lấp lánh trăng. Đồng lúa càng trở nên mênh mông dưới ánh trăng rằm.

   Trên đường làng, từng đàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức:

    Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình,

    Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh.

    Trung thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,

    Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang...

   Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng.

   Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những hàng cau, cây roưm, mái nhà... in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau văng vẳng, xa vời.

   Đêm nay, trăng sáng quá! Khung cảnh làng em vốn đã đẹp, trong đêm trăng rằm lại càng thêm đẹp, giống như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm giác về một cuộc sống no đủ, thanh bình. Có một cái gì đó thật mơ hồ len nhẹ vào hồn làm cho em xúc động mỗi khi nghĩ đến hai tiếng quê hương!

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  2

Tiếng trống ếch rộn vang, những đứa trẻ nô nức với chiếc đèn ông sao trong tay í ới gọi nhau đi phá cỗ. Lắng nghe những âm thanh ấy, tôi bất giác giật mình nhìn lên bầu trời, vầng trăng hôm nay tròn đầy và sáng trong quá. Tôi mỉm cười nhớ lại kí ức tươi đẹp của tuổi thơ với những đêm trăng trung thu ngập tràn kỉ niệm vui tươi và hạnh phúc.

Ảnh đính kèm

Tôi nhớ như in vẻ đẹp của bầu trời đêm trăng trung thu. Chưa bao giờ tôi hết say đắm vẻ đẹp của vầng trăng khi ấy. Giờ đây mỗi khi ngước mắt lên bầu trời đêm trăng trung thu tôi vẫn luôn cảm thấy rạo rực, xao xuyến. Đó chính là sự rung động trước vẻ đẹp tuyệt vời của tạo hóa. Giữa khoảng không sâu thẳm của bầu trời đêm nổi bật lên một vầng trăng sáng tròn đầy. Vầng trăng tròn vành vạnh như được mẹ tạo hóa đúc khuôn. Ánh trăng rát vàng xuyên qua kẽ lá, nhành cây như dệt trải lên không gian một tấm thảm đẹp diệu kì. Vầng trăng sáng trong, ấp ôm cảnh vật, tắm ánh sáng dịu ngọt lên đầu, lên cổ, lên vai chúng tôi - những đứa trẻ hồn nhiên đang vui đùa rước đèn, phá cỗ. Không gian đêm trăng huyền ảo đưa chúng tôi vào những câu chuyện về chú Cuội chăn trâu dưới gốc đa, chị Hằng xinh đẹp với vui đùa cùng thỏ ngọc. Vẻ đẹp đêm trăng cùng những câu chuyện cổ tích ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn tuổi thơ tôi.

Vào mỗi đêm trăng trung thu, mẹ lại mua cho anh em chúng tôi những chiếc đèn ông sao rực rỡ với mâm cỗ vô cùng bắt mắt để cùng bạn bè đón trăng. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác vui sướng, phấn khởi khi được mẹ chở đi mua đèn, những chiếc đèn lồng, đèn ông sao lấp lánh như đang chào mời, vẫy gọi chúng tôi. Mẹ chọn mua cho anh em tôi chiếc đèn nhỏ xinh, nhiều màu sắc bắt mắt nhất. Đến buổi chiều, chúng tôi cùng mẹ làm mâm cỗ trung thu, mâm cỗ lúc nào cũng có chuối, bưởi, cam và đặc biệt không thể thiếu bánh trung thu. Dưới bàn tay khéo léo của mẹ tôi, chúng tôi luôn có được những mâm cỗ rất ngon và đẹp. Cho đến bây giờ khi đã khôn lớn, trưởng thành, mỗi khi nhớ về những chiếc đèn ông sao, những mâm cỗ trung thu cùng kỉ niệm bên mẹ và anh trai, tôi vẫn luôn cảm thấy lưu luyến, bồi hồi và xúc động.

Đặc biệt, nhớ nhất là những kỉ niệm trong đêm trăng trung thu, được cùng bạn bè rước đèn ông sao, liên hoan văn nghệ, phá cỗ trung thu ở đình làng. Tôi làm sao quên được cảm giác tôi rạo rực, háo hức sau bữa ăn tối, bạn bè ríu rít gọi nhau đi rước đèn. Đoàn chúng tôi lúc nào cũng rất đông, đi đến đâu là náo nhiệt đến đó. Ánh đèn lấp lánh hòa cùng ánh trăng làm sáng cả vùng không gian mà chúng tôi đặt chân qua. Những nụ cười giòn giã, hồn nhiên, những ánh mắt vui tươi, hạnh phúc ngập tràn trong đêm trăng trung thu sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi. Sau khi rước đèn, chúng tôi trở về đình làng xem văn nghệ và cùng bạn bè phá cỗ. Những câu hò, tiếng hát vang xa trong đêm trăng trung thu, khoảnh khắc cùng bạn bè phá cỗ dưới ánh trăng mãi là những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp trong tôi.

Sau khi phá cỗ cùng bạn bè, tôi trở về cùng gia đình. Năm nào cũng vậy, đêm trăng trung thu bố mẹ đều đợi anh em chúng tôi trở về nhà để cùng nhau quây quần phá cỗ. Sau những phút giây vui vẻ, sôi nổi cùng bạn bè, tôi về với sự đầm ấm, yên vui cùng bố mẹ. Gia đình tôi cùng nhau ngắm trăng, cùng nhau trò chuyện và phá cỗ rất vui vẻ. Nhiều lúc tôi thầm cảm ơn khoảnh khắc đêm trăng trung thu, nó không chỉ là dịp để tôi được thưởng thức vẻ đẹp ánh trăng, được vui vẻ cùng bạn bè mà con là dịp để gia đình tôi quây quần, hạnh phúc bên nhau.

Kí ức về đêm trăng trung thu cứ thế bước vào tuổi thơ tôi như những lời ru, câu hát, mà bà và mẹ thường hay kể. Giờ đây khi đã khôn lớn, trưởng thành, chỉ cần nghe một âm thanh, thấy một dấu hiệu của thiên nhiên về đêm trung thu là lòng tôi lại rộn lên những cảm xúc bồi hồi của quá khứ. Tôi tin chắc bây giờ và cho đến tận mai sau, kỉ niệm về đêm trăng trung thu sẽ mãi không phải mờ trong trái tim tôi.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  3.

Đêm trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà nó còn là ngày của gia đình, của sự đoàn tụ. Trung thu là ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Đối với em, tuy đã hết tuổi thiếu niên nhưng mỗi mùa trung thu đến vẫn khiến em háo hức, ngóng chờ. Mong chờ vào đêm trung thu, được đi xem rước đèn, được cùng cả nhà ngắm trăng, cùng quây quần trò chuyện vui vẻ.

Em đã hết cái tuổi được phát kẹo trung thu, được mẹ mua đèn lông để cùng đi rước đèn ông sao nhưng vẫn thích thú và hứng khởi vô cùng. Làm sao mà không hứng khởi cho được. Cả một quãng đời niên thiếu được trưởng thành qua mỗi mùa trăng mà.

Tết Trung thu có phần được tụi nhỏ chờ đợi nhiều hơn, với các em nhỏ, tết trung thu là tết thiếu nhi, nhưng đối với những người lớn, tết trung thu lại có ý nghĩa là tết đoàn viên.

Em thích nhất là không khí chuẩn bị của ngày trước hôm chính. Mẹ em đã chuẩn bị bao nhiêu đồ tự tay mẹ chuẩn bị, mẹ em rất đảm đang và khéo tay, bánh trung thu là do tự tay mẹ làm, mẹ làm cho nhà mình và còn mang biếu ông bà nội ngoại, mẹ em còn làm cả cốm và bánh trôi nước. Em phụ mẹ bày mâm quả, bánh kẹo, rất chi là vui. Sắp xếp được mâm quả trung thu tinh tế và đặc sắc là cả một quá trình rất kì công, mất rất nhiều công sức nhưng đổi lại là niềm vui vô bờ bến.

Đã thành thông lệ vào mỗi ngày Rằm trung thu, buổi chiều, hội thanh niên trong thôn lại tổ chức vui tết trung thu cho thiếu niên trong làng, các trò chơi dân gian được tổ chức, nào là hái hoa dân chủ, nào là đập niêu đất, nào là bắt vịt, nào là chơi cầu kiều, vui vô cùng. Rồi cứ vào tầm năm, sáu giờ tối, chúng em sẽ háo hức chạy ra văn hóa, xếp thành những hàng ngay ngắn, thẳng tắp để được các cô trong hội phụ nữ phát kẹo trung thu. Chúng em cười nói rất vui vẻ nhưng tuyệt nhiên không có ai chen lấn hay tranh giành nhau cả. Sau khi được phát kẹo. Buổi tối đến, chúng em cùng nhau tập trung tại văn hóa, cùng nhau cầm chiếc đèn lồng trong tay đi khắp làng. Đứa tay xách lồng đen, đứa cầm đèn ông sao, đứa thì đội vương miện thắp sáng óng ánh, đứa thì mặt nạ, hay thanh kiếm phát sáng dài. Chúng em đi đến đâu náo nhiệt ồn ào đến đấy, vừa đi vừa hát vang bài “Rước đèn ông sao sao năm cánh tươi màu, cách đây rất dài….” từ đầu xóm đến cuối xóm, cứ đến mỗi nhà thì các bác, các cô lại mang ra những chiếc kẹo và phát thưởng thêm cho chúng em. Đường làng nhộn nhịp, đông vui như Tết, bước ra đường thấy từng đoàn sư tử múa lửa thật tài tình, các em bé tay cầm đèn ồng sao năm cánh hay chiếc đèn lồng giấy đỏ truyền thống với nụ cười giòn tan vì niềm vui tuổi thơ. Rồi cuối chầu về điểm sân kho trước đình làng để xem hội diễn văn nghệ, Ôi, thật sự rất tuyệt vời.

Ảnh đính kèm

Trăng đêm rằm trung thu là tròn nhất. Ánh mắt trong trẻo trong ý nghĩ của mọi bé thơ là mong ước được thấy chị Hằng, chú Cuội. Tối muộn, con đường làng dần vắng bóng người, bây giờ là thời gian các gia đình quây quần phá cỗ. Cả nhà ngập tràn tiếng cười. Ánh trăng soi sáng khắp sân nhà, những người lớn tuổi bình thản ngồi lại ngắm trăng trong đêm yên tĩnh mới thấy lạ làm sao. Trăng như tròn hơn, sáng hơn, đẹp thanh cao hơn, đong đầy những tình cảm cũng nhiều hơn.

Đêm trung thu của những năm tháng tuổi thơ ấy luôn khắc sâu trong lòng em. Đó là một kỉ niệm đẹp thời thơ ấu. Nó nhắc nhở tôi nhớ đến những nét trong trẻo mà tâm hồn mình từng có, những yêu thương mọi người dành cho nhau… để mai này nhớ lại những giây phút đã qua tôi có thể mỉm cười hạnh phúc …

Vào ngày ấy, chúng em được cùng chung vui với mọi người, được hòa vào dòng người đông đúc trên phố, được phá cỗ đêm rằm cùng cả xóm hay đơn giản chỉ để được hưởng thụ một niềm vui nho nhỏ, cùng cả gia đình ngắm trăng. Thật sự khiến lòng nhớ thương và bồi hồi rất nhiều.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  4

Trung thu chính là khoảng thời gian mà tất cả những em thiếu nhi Việt Nam đều trở nên vô cùng hào hứng mong đợi, bởi trong truyền thống của dân tộc Việt Nam thì trung thu chính là lúc ánh trăng trở nên tròn trịa, đẹp đẽ nhất, và trong ngày đó diễn ra rất nhiều những hoạt động thú vị, đặc biệt là đối với các em thiếu nhi. Khi đêm đã về khuya, các em có thể cầm đèn lồng đi khắp mọi nơi, cùng nhau cầm đèn ông sao năm cánh hát vang những khúc ca về ngày trung thu. Các em còn có thể cùng nhau trông trăng ngày rằm cùng nhau. Mọi hoạt động đều diễn ra vô cùng vui vẻ.

    Tết trung thu hay còn được gọi với cái tên khác là Rằm tháng Tám, bởi thời gian diễn rat rung thu hàng năm chính là vào ngày mười lăm tháng tám theo lịch âm của Việt Nam. Trong ngày này, những người lớn sẽ mua rất nhiều đồ như hoa quả, nhanh khói, giấy tiền về để thờ trên bàn thờ của tổ tiên để tỏ lòng tôn kính. Mặt khác, ngày Rằm tháng Tám cũng là khoảng thời gian đặc biệt của các em thiếu nhi nên những bậc phụ huynh có con nhỏ thường ra chợ mua sắm rất nhiều những đồ đạc để cho con của mình rước trăng, trông trăng vào buổi đêm của ngày hôm đó.

   Những loại đồ chơi được bán phổ biến trong ngày Tết trung thu có thể kể đến như đèn ông sao năm cánh. Sở dĩ gọi như vậy vì cái đèn này có dạng hình tròn, bên trong có hình ngôi sao năm cánh được tết từ những thanh tre mỏng. Để trở nên bắt mắt hơn thì bên ngoài còn được dán một lớp giấy bọc bằng ni lông có màu sắc xanh, vàng, đỏ rất bắt mắt. Và hình ảnh đèn ông sao năm cánh cũng là một biểu tượng rất riêng biệt của Việt Nam, vì đó chính là hình ảnh ngôi sao vàng trên quốc cờ của Việt Nam. Chiếc đèn ông sao năm cánh còn có thể đốt nến ở bên trong, vì vậy mà khi đêm đến, các bạn nhỏ cùng nhau đi rước trăng đều cầm theo đèn vô cùng rực rỡ.

   Những vật dụng không thể thiếu trong đêm trung thu, đó chính là nải chuối, quả bưởi, hoa quả, đó chính là những đồ vật cần thiết để có thể trông trăng ngày rằm. Theo đó thì những bạn trẻ sẽ sắp đồ ra giữa sân và ngồi chờ đợi đến lúc mặt trăng lên cao nhất, cũng là lúc mặt trăng tròn và đẹp nhất . Theo quan niệm của người xưa, nếu chờ được lúc trăng lên, chứng kiến cảnh trăng tròn nhất trong tháng thì người ấy sẽ có được nhiều may mắn trong suốt một năm, những điều ước về sức khỏe, gia đình, học tập…. cũng sẽ trở thành hiện thực. Vì vậy mà các bạn nhỏ ai cũng náo nức tham gia.

   Vào đêm trung thu, các bạn nhỏ ở địa phương thường tụ tập nhau lại từ rất sớm, địa điểm tập trung thường là nhà văn hóa xã, những nơi rộng rãi để có thể cùng nhau đón trung thu. Ở địa phương em vào ngày trung thu này mọi người thường tập trung ở nhà văn hóa xã để được các anh chị thanh niên phát bánh, kẹo. Các em có ý thức xếp hàng chờ đến lượt mình mới nhận chứ không chen lấn, xô đẩy. Sau khhi phát kẹo thì diễn ra hoạt động văn nghệ chào đón trung thu của xã. Các tiết mục văn nghệ được các anh chị, các cô bác dàn dựng rất công phu, các bài hát được biểu diễn cũng liên quan đến Tết trung thu. Không khí của ngày trung thu trên quê hương em vô cùng tấp nập, nhộn nhịp.

   Sau khi mọi hoạt động văn nghệ kết thúc thì các em nhỏ lại một lần nữa tập trung thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ năm đến mười em, các em cùng nhau cầm đèn trung thu đi khắp nơi trong làng, đi đến đâu các em cũng cất vang tiếng ca “Đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu….” Khiến cho không khí từ đầu xóm đến cuối ngõ vô cùng vui vẻ. Ánh sáng từ những chiếc đèn tỏa ra cũng khiến cho không gian xóm làng trở nên rực rỡ, tươi đẹp hơn hẳn ngày thường.

   Kết thúc mọi hoạt động văn nghệ, hoạt động rước trăng tập thể là lúc các em nhỏ trở về gia đình, cùng những người thân trong gia đình bày biện đồ vật để tiến hành lễ rước trăng. Vào những ngày trung thu, ánh trăng Rằm trở nên vô cùng tròn trịa, sáng chiếu cả một vùng không gian, và khi ấy ta còn có thể nhìn ngắm trọn vẹn nhất hình ảnh chú cuội, cây đa ở trên cung trăng. Theo như ông bà em kể lại thì vầng trăng kia cũng có cả một sự tích, đó là khi một anh nông dân nọ cùng cây đa bay lên trời, từ đó về sau mà ở nơi cung Trăng bầu bạn cùng chị Hằng.

   Vì vậy mà ngày trung thu nhìn lên mặt trăng ta có thể thấy được hình ảnh một cậu bé mục đồng chăn trâu bên gốc đa, miệng thì thổi sáo. Hình ảnh vô cùng đẹp đẽ. Tuy nhiên, không phải ngày nào ta cũng có thể đón nhận được những hình ảnh đẹp đẽ đó, mà chỉ có ngày rằm, khi trăng sáng nhất và không bị mây mù che phủ. Hình ảnh chú cuội tuy đẹp nhưng lại có cái gì đó cô đơn, trông trăng chính là một hành động chia sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc mà các bạn nhỏ muốn chuyển đến chú Cuội, cùng chú cuội chung vui.

    Ngày trung thu đối với em cũng như tất cả các bạn nhỏ đều vô cùng ý nghĩa bởi đó là ngày ánh trăng đẹp nhất trong tháng, ngày mà chúng em có thể cùng nhau vui đùa, hát ca, cùng mọi người thưởng ngắm sự đẹp đẽ của thiên nhiên.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  5

Một năm có hai ngày hội dành riêng cho thiếu nhi, đó là Tết Thiếu nhi 1 - 6 và Tết Trung thu. So với Tết Thiếu nhi thì Tết Trung thu có phần được bọn trẻ con chúng tôi chờ đợi nhiều hơn. Vào ngày ấy, chúng tôi được cùng chung vui với mọi người, được hòa vào dòng người đông đúc trên phố, được phá cỗ đêm rằm cùng cả xóm hay đơn giản chỉ để được hưởng thụ một niềm vui nho nhỏ: cùng cả gia đình ngắm trăng. Với tôi, đêm trăng trung thu năm tôi tròn 12 tuổi là đêm trung thu nhiều ấn tượng nhất.

    Mẹ tôi vẫn bảo trăng đêm rằm trung thu là tròn nhất. Quả vậy, nhìn lên bầu trời đêm sâu thẳm, một vầng sáng tròn vành vạnh như đổ khuôn. Ánh trăng như mật vàng, ngọt lịm tuôn tràn xuống mọi ngõ ngách khiến từng lá cây, ngọn cỏ đều sáng lung linh. Ánh mắt trong sáng của mọi bé thơ đều háo hức hướng lên vầng trăng với ý nghĩ thích thú được thấy chị Hằng, chú Cuội: chị Hằng xinh đẹp cùng thỏngọc dạo chơi trên cung trăng, chú Cuội tìm trâu ngồi u sầu trên gốc đa thần kì... Trung thu là vậy đó, những hình ảnh đẹp đẽ của ngày rằm đã nhẹ nhàng bước vào tâm hồn trong trẻo của trẻ thơ qua những câu chuyện cổ tích đáng yêu.

   Ngước lên trời cao bao la, lòng tôi xúc động vô bờ khi gặp vầng trăng tròn như gương mặt người thiếu nữ rạng rỡ nụ cười. Những vì sao lấp lánh kia là những ánh mắt của trời cao đang sẻ chia cùng niềm vui hội ngộ. Tôi lại thấy lòng mình rạo rực hơn.

   Đường phố nhộn nhịp, đông vui như Tết, bước ra đường thấy từng đoàn sư tử múa lửa thật tài tình; các em bé đội trên đầu những chiếc mũ công chúa đáng yêu, tay cầm đèn ồng sao năm cánh hay chiếc đèn lồng giấy đỏ truyền thống, lòng tôi lại vui vui vì một phong tục truyền thông đẹp đẽ đã không bị lãng quên theo thời gian.

   Về nhà, tôi xúc động thấy gia đình đã quây quần, đoàn tụ quanh mâm bánh kẹo trung thu, chỉ còn đợi tôi về để phá cỗ. Nào bánh nướng, bánh dẻo, quả bưởi, quả chuối,... lâu rồi nhà mình mới tụ họp đông đủ vậy bố mẹ nhỉ! Cảm giác hạnh phúc tràn ngập trong tôi. Tôi thầm cảm ơn đêm trung thu đã mang mọi người đến gần nhau hơn.

   Tối muộn, phố xá dần vắng bóng người, bây giờ bình thản ngồi lại ngắm trăng trong đêm yên tĩnh mới thấy lạ làm sao. Trăng như tròn hơn, sáng hơn, đẹp thanh cao. Lòng nhẹ đi bao nỗi âu lo về kì thi sắp đến.

    Đêm trung thu năm ấy luôn khắc sâu trong lòng tôi. Đó là một kỉ niệm đẹp thời thơ ấu. Nó nhắc nhở tôi nhớ đến những nét trong trẻo mà tâm hồn mình từng có, những yêu thương mọi người dành cho nhau... để mai này nhớ lại những giây phút đã qua tôi có thể mỉm cười hạnh phúc...

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  6

Kỉ niệm về những ngày lễ thiếu nhi chắc chắn luôn in đậm trong tim mỗi chúng ta. Tôi còn nhớ xiết bao đêm trăng Trung Thu năm ấy.

Một năm chỉ có hai ba ngày lễ dành cho thiếu nhi. Ai cũng mong chờ Trung Thu đến thật nhanh để cùng chung vui với mọi người, được hoà vào dòng người đông đúc trên phố, được thấy niềm vui nhỏ bé nở trên môi mọi người hay chỉ là một thú vui giản dị là ngắm trăng.

Mẹ tôi vẫn bảo trăng Trung Thu là tròn nhất. Quả vậy, thử nhớ lại trên bầu trời đen thăm thẳm, một ngọn đèn tròn như được ai đổ vào khuôn đang toả sáng. Ông trăng tròn chiếu ánh sáng xuống mọi ngõ ngách. Từng lá cây, ngọn cỏ đều sáng lung linh. Ánh mắt trẻ thơ nào cũng trong sáng hướng lên vầng trăng với suy nghĩ thích thú được thấy chị Hằng, chú Cuội. Chị Hằng xinh đẹp cùng thỏ ngọc dạo chơi trên cung trăng, chú Cuội ngồi bên gốc cây đa thần kì. Vậy đấy, Trung Thu đã nhẹ nhàng len lỏi trong tâm hồn trẻ thơ qua những câu chuyện truyền thuyết kì diệu, đáng yêu. Ngước lên trời cao bao la, thấy vầng trăng tròn như cái đĩa tỏa sáng cạnh những ngôi sao lấp lánh mà lòng thấy vui lạ. Có lẽ vui vì ít ra mình cũng dành được chút thời gian để ngắm ngày trăng đẹp nhất – ngày duy nhất trong năm. Ngày mai, sẽ chỉ còn đó tàn tro của một cuộc vui mà phải tới tận năm sau mới thấy lại.

Ảnh đính kèm

Đường phố hôm nay vui như Tết. Ra ngoài đường thấy từng đoàn sư tử múa lửa thật tài tình, các em bé đội trên đầu chiếc mũ xinh xắn, tay cầm ông sao năm cánh hay chiếc đèn lồng giấy đỏ truyền thống. Lòng tôi lại thấy vui vì phong tục rước đèn Trung Thu không bị lãng quên theo thời gian.

Về nhà đã trông gia đình quây quần, đoàn tụ quanh bánh kẹo Trung Thu. Nào bưởi, nào bánh, cả hoa quả nữa, lâu rồi nhà mình mới tụ tập đông đủ vậy nhỉ. Cảm xúc hạnh phúc tràn nhập tim mình. Thầm cảm ơn đêm Trung Thu đã mang cho mọi người đến gần nhau hơn.

Đã tối muộn, phố xá dần vắng bóng người, giờ bình thản ngồi lại ngắm trăng trong đêm yên tĩnh mới thật lạ làm sao. Trăng như tròn hơn, sáng hơn, đẹp thanh tao. Chơi cho vui hết hôm nay, ngắm trăng cho thật đã đêm nay bởi ngày mai trăng sẽ không tròn như hôm nay nữa.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  7

Không biết tự bao giờ, trung thu gắn với niềm vui của tuổi thơ. Mẹ tôi kể rằng, tôi sinh ra được ba ngày là được nhận bánh trung thu. Cho nên cứ đến mùa trung thu lòng tôi vẫn rạo rực một cảm giác như thời thơ bé. Mặc dù đã mặc nhiên thừa nhận trung thu là tết thiếu nhi nhưng rõ ràng trên các trang diễn đàn và facbook, cư dân mạng vẫn háo hức chờ mong và cảm thấy cô đơn khi không người thân bên cạnh.

Ngày ấy chơi lồng đèn khung tre, giấy kiếng màu đỏ sơn vàng sơn xanh đủ kiểu, có ống lò xo nhỏ để cây nến màu ở giữa. Đèn có nhiều hình dáng nhưng nhớ nhất là đèn ông Sao 5 cánh, đèn chiếc thuyền, đèn con bướm… nhưng mà nhà đứa nào khá, bố mẹ mua cho thì mới có mà chơi, chơi tí thì cây nến rớt ngã xuống cũng hỏng mất đèn tiếc lắm. Đám nào không có thì chơi bằng lon sữa bò đục lỗ, nhồi lá nhồi giấy vào trong vừa đốt vừa chạy, khua lon khua hộp ầm ĩ cả lên. Vừa rước đèn vừa hát những bài hát đêm trung thu: “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu…”

Trẻ con bây giờ thì có quá nhiều thú vui, không còn háo hức như trẻ con ngày xưa nữa. Đèn lồng làm bằng nhựa, đầy đủ màu sắc sặc sỡ, có cả nhạc, cả đèn nhấp nháy.

Anh Huấn chia sẻ: “Chắc trung thu năm nay lại cho con anh đên khu vui chơi giành cho trẻ con ở gần nhà. Ở đó có nhiều trò chơi, đánh trận giả, du thuyền, leo núi… Bé thích lắm. Còn bánh trung thu thì đã được ăn từ nửa tháng trước. Đèn lồng có hai, ba cái nhưng chơi chưa đến một ngày đã hỏng mất một cái. Trẻ con bây giờ có nhiều thứ để chơi, nó cũng không quan tâm đến trung thu lắm. Cũng không thấy nó hát mấy bài trung thu. Không biết cô giáo có dạy cho hay không, chỉ thấy hát mấy bài tiếng anh thôi”.

Lâm: “Ở TPHCM có một phố đèn lồng rất đẹp mắt. Đó là khu phố nằm trên con đường Lương Nhữ Học ở quận 5. Mùa trung thu năm nay anh đã đến khu đèn lồng 3 lần rồi. Đến để chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp đa dạng của các loại đèn lồng. Ở thành phố này, may ra đến khu đèn lồng còn cảm nhận được chút không khí trung thu. Không giống trẻ con ngày xưa. Tự tay làm những đèn lồng bằng lon sữa bò, có đuốc, có lân và có ánh trăng. Đó là những thứ không thể thiếu trong đêm trung thu. Trăng đêm trung thu đẹp lắm, sáng và tròn như giấc mơ huyền ảo của tuổi thơ. Bây giờ ánh điện đã che mất ánh trăng.

Tuy vậy nhiều nơi vẫn còn giữ được cái chất của ngày xưa. Trung Thu này, anh được cùng làm đèn lồng kéo quân với một gia đình. Đèn lồng kéo quân được trang trí rất kì công, ở trên có một chong chóng được cố định bằng tre, có thể xoay khi thắp đèn, các hình trang trí được phản chiếu lên rất đẹp. Gia đình này có truyền thống, năm nào cũng tự tay làm đèn lồng để con cái hướng về cái không khí của ngày xưa, giữ nếp sống cũ. Đó là lần đầu tiên anh làm đèn lồng kéo quân.”

Hùng: “Đà Nẵng năm nay trung thu có mưa nên không khí bớt nhộn nhịp. Tuy nhiên, đèn lồng được treo đỏ rực các dãy phố, trông rất đẹp mắt. Trẻ con ngày nay không còn háo hức như ngày xưa, thỉnh thoảng có một đội múa lân tí hon, chắc là các em học tiểu học đi biểu diễn trên các con đường. Quà cáp thì cũng không còn nhiều ý nghĩa vì cuộc sống bây giờ quá đủ đầy. Bây giờ cũng không thấy cảnh rước đèn, hát hò ầm ĩ như ngày xưa, không có cảnh trẻ con hí hoáy ngồi vót tre, chẻ tre, mua giấy thủ công cắt cắt, dán dán rồi đem ra khoe cái của ai làm đẹp hơn nữa.”

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  8

Em cũng như bao bạn nhỏ khác cũng đều mong ngóng đến ngày Tết trung thu mồng một tháng sáu, bởi đây là ngày tết thiếu nhi, là ngày mà chúng em sẽ được cùng nhau chơi trông trăng, được người lớn mua cho những đồ chơi trung thu như: lồng đèn, ông sao năm cánh, những chiếc oản và quả bưởi để chúng em có thể làm lễ trông trăng.

Vào đêm Rằm trung thu, không gian xung quanh khác hẳn mọi ngày, mặt trăng trên cao kia tròn vành vạnh, chiếu sáng xuống mặt đất, và đứng ở dưới em cũng có thể nhìn trọn vẹn hình ảnh của chú cuội đang ngồi thổi sáo bên gốc cây đa, bên cạnh là chú trâu hiền từ. Trăng hôm rằm không chỉ sáng mà xung quanh vầng trăng sáng ấy còn được giăng kín bởi những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời, làm cho bầu trời đã sáng lại càng sáng hơn, đã đẹp lại càng đẹp hơn nữa. Không gian hôm Rằm rất tuyệt vời, đã vậy lại có những cơn gió hiu hiu thổi làm cho em cảm thấy rất thoải mái.

Vì rằm trung thu cũng là ngày Tết thiếu nhi nên ở quê em đặc biệt vui nhộn, những tiếng nói, tiếng cười của các bạn nhỏ vang vọng từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Hôm nay là ngày đặc biệt nên em cũng như các bạn không phải học, dù rằng không phải vào thứ bảy hay chủ nhật. Để ngày tết trung thu thêm ý nghĩ hơn, mẹ em đã đi chợ và mua cho em rất nhiều quà, đó là một ông sao năm cánh, và một đèn lồng có hình búp bê rất đẹp, đặc biệt là khi nhấn nút khởi động thì chiếc đèn này còn phát ra tiếng nhạc rất du dương nữa. Có những đồ vật xinh xắn này em sẽ có một buổi trông trăng đầy vui vẻ với các bạn cùng xóm của mình.

Đã thành thông lệ vào mỗi ngày Rằm trung thu, cứ vào tầm bảy giờ tối, chúng em sẽ háo hức chạy ra nhà văn hóa, xếp thành những hàng ngay ngắn, thẳng tắp để các anh chị phát kẹo trung thu. Chúng em cười nói rất vui vẻ nhưng tuyệt nhiên không có ai chen lấn hay tranh giành nhau cả. Sau khi được phát kẹo, chúng em đều rất lễ phép chào các anh chị rồi cùng nhau cầm kẹo và những chiếc đèn lồng trong tay đi khắp làng, từ đầu xóm đến cuối xóm, cứ đến mỗi nhà thì các bác, các cô lại mang ra những chiếc kẹo và thưởng cho chúng em.

Và tiết mục cuối cùng cũng là tiết mục ý nghĩa nhất, đó chính là lễ trông trăng, chúng em sẽ tập hợp hết kẹo được phát, những chiếc đèn lồng, những ông sao năm cánh lại rồi cùng nhau ngồi quây quần bên một tấm chiếu nhỏ, chúng em đứa nào đứa đấy đều ngước cổ lên ngắm trăng, bởi vào thời khắc ánh trăng sáng nhất, tròn nhất chính là khi lễ trông trăng diễn ra và chúng em hoàn thành nghi lễ ấy.

Đêm trung thu là một đêm em cảm thấy rất vui, bởi đêm Rằm ánh trăng rất đẹp, to và tỏ rạng rực rỡ, đây cũng là đêm trăng mà thiếu nhi chúng em vui vẻ nhất, bởi không chỉ được cùng nhau vui chơi mà còn cùng nhau ngồi làm lễ trông trăng, chia nhau từng chiếc kẹo ngọt. Năm nào cũng vậy, đêm rằm trung thu luôn là đêm mà chúng em mong chờ nhất.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  9

Tiếng trống ếch vang lên rộn rã, lòng tôi náo nức và phấn chấn vô cùng. Vậy là đã sắp đến Tết Trung thu. Tôi lại được sống trong không khí của đêm Trung thu tưng bừng như một lễ hội lớn mà tôi mong chờ suốt một năm.

Bây giờ là giữa thu, bầu trời trong xanh và tiết trời dịu mát. Ngoài vườn, những đoá hoa cúc phô sắc vàng thắm trong làn gió heo may dịu nhẹ. Thời gian trôi thật nhanh, vừa mới rằm tháng Bảy mà giờ đã sắp Trung thu, đã thấy không khí chuẩn bị cho đêm Trung thu nhộn nhịp khắp thôn xóm. Ở nhà văn hoá, các anh chị thanh niên sốt sắng hướng dẫn luyện tập cho thiếu nhi màn múa lân và các tiết mục văn nghệ. Các bác, các cô nhiệt tình bàn bạc về việc cắm trại và phân công nhiệm vụ cho từng người. Còn mấy em bé thì đang thi nhau gõ trống, gương mặt lộ rõ vẻ thích thú đặc biệt. Tự dưng tôi muốn làm ngay một việc gì đó để góp phần làm cho đêm Trung thu đẹp hơn. Tôi sà vào chỗ các anh chị thanh niên cùng cắt, gấp giấy màu trang trí trại.

Không khí chuẩn bị cho đêm Trung thu ngày càng khẩn trương nhưng thời gian thì vẫn cứ chậm rãi trôi. Tôi nóng lòng đếm từng ngày. Thế rồi ngày Trung thu cũng đã đến. Lòng tôi tràn ngập niềm vui và háo hức. Trong đầu tôi vang lên giai điệu bài hát Rước đèn ông sao “Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu,…”. Tôi cất tiếng hát vang nhà, ngỡ như mình đang đi trong đoàn rước đèn. Rồi tôi cùng đám bạn đi xem cắm trại. Hoà vào dòng người nô nức tiến về hội trại, tôi đắm mình trong không khí vui vẻ tràn ngập, ai nấy đều nói cười hớn hở. Các trại đã dựng gần như hoàn tất, đang được trang trí những dây hoa giấy đủ màu sắc.

Buổi chiều, với một tâm trạng náo nức, tôi nhanh chóng hoàn tất mọi việc để đêm còn tham gia chương trình “Vui Tết Trung thu”. Bóng tối bắt đầu phủ xuống. Đêm Trung thu đã đến. Tôi lặng người đi khi cả không gian bừng sáng và vầng trăng tròn vành vạnh ló dần lên sau lùm cây to.

Đêm nay, vầng trăng giống như khuôn mặt tròn trĩnh của một thiếu nữ tươi tắn, dịu dàng và xinh đẹp. Ánh trăng vàng toả sáng lung linh, một không gian huyền ảo hiện ra trước mắt tôi. Cây cối trong vườn tắm đẫm ánh trăng, cành lá rung rinh trong gió nhẹ như vẫy gọi vầng trăng. Bầu trời trong vắt, không gợn một chút mây. Tiếng trống từ phía hội trại bỗng nổi lên rộn ràng, giục giã, tôi vội vàng bước nhanh đến hội trại. Chương trình văn nghệ vui Trung thu dã bắt đầu. Những bài hát về Trung thu do thiếu nhi trình bày vang lên vui tươi và hồn nhiên. Các em còn nhảy múa trên sân khấu với những chiếc mặt nạ rất ngộ nghĩnh. Tôi vô cùng thích thú trước cảnh một tốp thiếu nhi đang múa lân trên đường. Những con lân lắc lư, uốn éo, lại có cả ông Địa bụng to, mặt vênh lên, cầm quạt phe phẩy, khệnh khạng bước đi. Mấy em bé cầm trên tay những quả bóng bay to, đủ màu sắc, vẫy rối rít. Tôi say sưa ngắm nhìn dãy trại lung linh ánh đèn xanh đỏ, đẹp như những ngôi nhà trong truyện cổ tích. Không khí thật tưng bừng, náo nhiệt!

Vui hơn nữa, là chương trình phá cỗ Trung thu và tuyên dương, tặng quà học sinh giỏi. Bánh kẹo, hoa quả dã được bày sẵn, rất đẹp mắt, nhìn đã thấy ngon với bánh nướng, bánh dẻo, hồng, bưởi,… Cả thiếu nhi và người lớn ngồi quây quần trên những chiếc chiếu trải ở sân nhà văn hoá để vừa phá cỗ vừa ngắm trăng. Bác chủ tịch hội Khuyến học của xã bắt đầu tuyên dương và tặng quà những học sinh giỏi. Cảm giác hồi hộp bất chợt ùa đến trong tôi. Khi gọi đến tên mình, tôi run bắn lên rồi thở phào nhẹ nhõm, tôi nhanh chóng đi lên nhận quà, trong lòng thấy dâng lên một niềm hãnh diện. Trở về chỗ ngồi, ngắm nhìn gói quà bọc giấy cẩn thận, tôi cảm thấy rất xúc động vì sự quan tâm, chu đáo của mọi người dành cho mình. Tôi tự nhủ năm học này sẽ phải cố gắng học hành để sang năm lại được tuyên dương và nhận quà như Trung thu năm nay.

Nhưng có lẽ hào hứng nhất trong đêm Trung thu là cuộc rước đèn. Tôi cùng đám bạn tung tăng xếp hàng rồng rắn, trên tay cầm những cây đèn đã được thắp sáng. Trên trời, vầng trăng ở giữa bầu trời bao la càng toả sáng hơn, soi rõ từng viên đá nhỏ ven đường. Dưới đất, những chiếc đèn ngôi sao và cả những chiếc đèn lồng, đèn cá chép sáng nhấp nháy, đung đưa theo nhịp của bài hát Rước đèn ông sao vang vang. Tôi thầm ước ao cuộc rước dèn này kéo dài cho đến tận khi trăng lặn.

Đêm đã khuya, tôi trở về nhà trong niềm hân hoan nhưng cũng vô cùng tiếc nuối. Đêm Trung thu trôi qua nhanh quá! Tôi phải mong chờ, đón đợi cả một năm nữa mới lại được sống trong không khí nhộn nhịp, vui vẻ như thế này. Trong giấc mơ của tôi đêm nay, biết đâu lại hiện về những hình ảnh tươi dẹp, lung linh của Tết Trung thu.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  10

Trẻ nhỏ chúng em trong một năm thường chờ đón nhất là ngày Tết nguyên đán, ngày Tết thiếu nhi và ngày Tết trung thu. Trong đó, ngày Tết trung thu là ngày lễ mang đến cho em nhiều cảm xúc nhất. Ngày hôm ấy em sẽ được ngắm nhìn ánh trăng sáng vằng vặc trên bầu trời cao. Không chỉ như vậy, em còn được cùng các bạn của mình phá cỗ dưới ánh trăng rằm.

Buổi chiều đi học về, lòng em đã thấy vô cùng rạo rực. Mẹ đã chuẩn bị sẵn một mâm ngũ quả vô cùng đẹp với một quả bưởi da xanh rất to. Không thể thiếu trong mâm cỗ ấy đó chính là chiếc bánh nướng, bánh dẻo. Bánh nướng có màu vàng, vỏ của nó giòn bên trong có rất nhiều loại nhân khác nhau. Bánh dẻo thì có vỏ ngoài màu trắng với nhiều loại nhân. Em thích ăn nhất là nhân đậu xanh trứng muối. Những miếng bánh dẻo ăn rất thơm và ngon. Tuy nhiên khi về nhà em chưa được phá cỗ ngay mà phải đợi đến tối sau khi đã ăn cơm xong.

Buổi tối hôm Trung thu, xóm em cũng có tổ chức cho trẻ con trong xóm phá cỗ. Ban ngày, các anh chị đoàn viên đã đi mua bánh kẹo và bày mâm ngũ quả rất đẹp rồi. 7 giờ tối, chúng em gọi nhau kéo tới sân nhà văn hóa để chuẩn bị phá cỗ. Loa phát thanh của xóm từ chiều đã ngân vang những bài hát thiếu nhi đầy sôi động. Chưa tới giờ phá cỗ, chúng em chạy chơi đuổi bắt ở khắp sân. Toàn là những trò đùa nghịch mà không hiểu sao chúng em lại thấy vô cùng thích thú.

Đúng đến 8 giờ, chúng em ngồi vào bàn ghế đã được xếp gọn gàng trước đó. Trên mặt bàn là những loại hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt. Ở giữa là một mâm hoa quả có lẽ là để đến cuối giờ sẽ được phá cỗ. Lúc này ông trăng cũng đã lên cao. Trăng soi sáng cho chúng em ngồi ở bên dưới. Trăng nào tròn bằng trăng của ngày rằm trung thu. Trăng không chỉ tròn mà còn sáng vằng vặc nữa. Chúng em ngồi ngoài sân, chẳng cần đèn chiếu mà cũng có thể nhìn rõ mỏi cảnh vật. Khi nhìn ánh trăng, em lại liên tưởng đến câu chuyện chú cuội cung trăng. Nhìn lên vầng trăng trên cao, em thấy có những vệt đen như là bóng của cây đa và chú cuội đang ngồi bên dưới gốc cây ấy.

Chúng em ngồi dưới này, vừa phá cỗ, vừa nghe những tiết mục văn nghệ do chính các bạn trong xóm biểu diễn. Mỗi bạn biểu diễn sẽ được tặng một món quà, em cũng xung phong lên hát bài Rước đèn ông sao và đã được tặng một cái cặp tóc mái rất xinh xắn. Đến khoảng 9 giờ tối thì buổi phá cỗ trung thu bắt đầu tan. Chúng em ai nấy trở về nhà của mình để nghỉ ngơi và chuẩn bị cho buổi học ngày hôm sau. Tiệc tàn, em có cảm giác hơi tiếc nuối một chút vì vẫn còn muốn chơi với các bạn lâu thêm nữa.

Em trở về phòng của mình, ngồi soạn sách vở và nhìn ra bên ngoài cửa sổ. Dường như ánh trăng cũng đi theo em từ sân nhà văn hóa về đây. Trăng lúc này đã lên cao lắm rồi. Trăng như tròn hơn, to hơn và sáng hơn. Không có hôm nào mà em thấy trăng sáng như vậy. Khi em lên giường đi ngủ, trăng như xuyên qua cửa sổ nói lời chúc em ngủ ngon. Đẹp làm sao đêm trăng trung thu.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  11

“Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh!

Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời.

Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh….”

Bài hát mang âm hưởng tươi vui ấy mỗi lần cất lên là một lần báo hiệu cho ta biết: Tết trung thu đã về. Trung thu chính là khoảng thời gian mà tất cả những em thiếu nhi Việt Nam đều trở nên vô cùng hào hứng mong đợi, bởi trong truyền thống của dân tộc Việt Nam thì trung thu chính là lúc ánh trăng trở nên tròn trịa, đẹp đẽ nhất, và trong ngày đó diễn ra rất nhiều những hoạt động thú vị, đặc biệt là đối với các em thiếu nhi. Bởi thế Tết trung thu còn mang một tên gọi khác: Tết thiếu nhi.

Nếu có ai hỏi tôi về bầu trời, tôi sẽ kể cho họ về ông trăng tròn. Nếu có ai thắc mắc với tôi về ông trăng, tôi sẽ kể cho họ nghe về ông trăng rằm tháng tám. Thật vậy, ông trăng đẹp nhất vào ngày ngày. Không chỉ vì ngày này trong năm ông trắng tỏa sáng nhất mà còn là vì ý nghĩa lớn lao mà trăng đem lại.

Khi ông mặt trời mệt mỏi lặn xuống dãy núi phía Tây thì cũng là thời khắc bắt đầu của đêm Trung thu. Màn đêm nhẹ nhàng phủ xuống khắp xóm làng. Dãy núi mờ xa như khoác chiếc áo choàng đen tím thẫm. Bầu trời xanh trong. Gió khẽ lay động những tàu chuối sau nhà. Từ phía đằng xa, mặt trăng từ từ nhô lên sau lũy tre làng . Đây rồi, nhân vật chính của ngày hôm nay đã xuất hiện. Lũ trẻ chúng tôi đều hướng mắt về cái vầng ánh sáng kỳ ảo ấy. Trăng tròn như quả bóng, ánh trăng chan hòa từ từ tỏa ánh sáng mát dịu tới khắp xóm làng. Mọi ngóc ngách như bừng sáng lên theo tiếng nhạc rộn ràng cùng tiếng hò reo của những đứa trẻ.

Đêm trăng trung thu ấy, năm nào cũng đem đến cho chúng tôi một cảm giác bồi hồi, ngóng đợi. Có lẽ đó là thứ cảm giác mà cho dù sau này có lớn chừng nào đi nữa thì tôi cũng sẽ không thể nào quên được.

Trung thu đâu chỉ là tết thiếu nhi. Trung thu còn là mùa đoàn viên, là mùa gia đình sum họp. Còn gì tuyệt vời hơn giây phút được phá cỗ bên gia đình. Chiếc bánh trung thu bé xinh được chia đều cho bốn người trong gia đình. Chiếc bánh nướng vuông vắn có điểm họa tiết hình bông hoa được cắt ra ,một mùi hương dịu ngọt lan tỏa trong không gian đang rộn ràng tiếng cười tiếng nói trẻ thơ hòa cùng tiếng trống ếch rộn ràng.

Trung thu là vậy đó, những hình ảnh đẹp đẽ của ngày rằm đã nhẹ nhàng bước vào tâm hồn trong trẻo của những đứa trẻ chúng tôi như câu chuyện cổ tích đáng yêu. Thời khắc này, trăng đã lên cao. Ngước lên trời cao bao la, lòng tôi xúc động vô bờ khi gặp vầng trăng tròn như gương mặt người thiếu nữ rạng rỡ nụ cười. Những vì sao lấp lánh kia là những ánh mắt của trời cao đang sẻ chia cùng niềm vui hội ngộ. Tôi lại thấy lòng mình như rạo rực hơn.

Đêm trăng trung thu đẹp vậy đấy! Chẳng biết trung thu có từ bao giờ, chỉ biết lớn lên thì trung thu đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi khi ngày rằm tháng 8 cận kề. Và mỗi mùa trung thu về, dù gia đình có tứ tán những đâu, các thành viên trong gia đình cũng cố gắng về nhà đoàn tụ vào ngày rằm. Để cùng ăn bữa cơm đoàn viên. Để cùng chơi trăng, phá cỗ, cùng bên nhau thưởng thức những chiếc bánh ngọt ngào đầy vị truyền thống.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  12

Có người nói rằng đêm Trung Thu chính là đêm có ánh trăng đẹp nhất. Quả thực như vậy. Trăng của ngày Trung Thu chính là ngày rằm tháng 8 hàng năm đó cũng là ngày mà trăng tròn nhất.

Quê hương em chính là một miền quê có cánh đồng lúa rộng bát ngát, có dòng sông Đáy chảy ngang qua và có những con đê bao bọc xóm làng. Đám  trẻ con chúng em rất thích ngày Trung Thu và mong chờ đến ngày đó để được rước đèn phá cỗ. Ngay từ buổi sớm Mẹ em đã chuẩn bị một mâm cỗ Trung thu rất đẹp và đầy đủ. Bây giờ chỉ cần đợi Trăng lên là thắp hương sau đó chờ được phá cỗ.

Trong đêm Trung thu ấy vì là mùa thu nên không khí rất mát mẻ. Mặt trăng to tròn và phát ra thứ ánh sáng dịu nhẹ, diệu kỳ mà biết bao đêm trăng lên em thường ít khi để ý. Đứng trên triền đê trong như thật gần với con người và ánh trăng chiếu xuống mặt sông giống như có hai ông trăng một ở trên trời và một ở dưới nước vậy. Mặt nước lênh loáng như phát sáng. Em đã từng nghe câu thơ của Bác cũng viết về ngày rằm mặc dù không phải ngày rằm tháng 8:

“Rằm Xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Có thể thấy được giữa sự hòa bình ấm no của nhân dân thì đêm trăng Thung Thu nay thật yên bình đẹp đẽ. Những lũ trẻ trong xóm ngay từ chập tối đã í ới gọi nhau để cùng nhau chạy đi chơi. Em cũng không thể nào bỏ lỡ dịp quan trọng như vậy được. Mỗi người cầm theo những thứ đồ chơi để chạy ngoài đường. Từ những chiếc đèn ông sao, đèn cá chép truyền thống đến những chiếc đèn chạy bằng pin có hình thù đa dạng và còn phát ra tiếng kêu rất hay. Lũ trẻ con chúng em hay ra nhà văn hóa ngoài đình để tham gia buổi lễ mừng Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi mà các thôn tổ chức. Ở đó còn dựng sân khấu với phông bạt và các loại đèn trang trí rất đẹp. Phía dưới sân khấu không cần phải thắp đèn bởi ánh trăng ở trên cao rọi xuống rất sáng. Không chỉ ở đó mà chúng em còn đi khắp làng rồi đến cánh đồng nơi có rất nhiều lũy tre xanh mà mỗi ngày mỗi trưa hè vốn là những nơi vui chơi lý tưởng. Hiếm khi được cảm nhận vào buổi tối ở nơi đây nên chúng em cảm thấy rất đặc biệt. Lũy tre xanh trong tâm tưởng của em bảo ban đêm chẳng còn nhìn rõ màu xanh mà được phủ lên ánh sáng bạc của trăng. Nhìn từ dưới thì chẳng giống như đang treo trên ngọn tre xa tít. Trong cái gió thanh mát  những cây tre cọ xát vào nhau tạo thành một giai điệu tuyệt hảo của đêm thu. Đặc biệt trong không khí còn dậy lên mùi lúa non khi những hạt thóc đang bắt đầu vào hạt. Tất cả  tạo nên không khí thanh bình và cảm xúc tuyệt vời chắc chắn sẽ không thể nào quên được.

Trời càng về khuya thì trăng càng sáng hơn bầu trời càng trong và cao hơn. Những gợn mây giống như biến mất. Lũ chúng em đã trở về nhà và đang quây quần bên gia đình phá cỗ Trung thu.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  13

Nếu nhắc đến những ngày lễ lớn ở Việt Nam, chắc hẳn không thể nào không nhắc đến Tết Trung thu. Đây cũng là dịp tết truyền thống của dân tộc mà lũ trẻ như em thường gọi là dịp “Tết thiếu nhi”.

Đêm trung thu trong em luôn là một mảnh kỉ niệm đẹp. Bầu trời đêm trong vắt không một gợn mây, gió thổi nhẹ nhàng mát dịu, không khí lại rất trong lành thoáng đãng. Đặc biệt trên cao, mặt trăng tròn vành vạnh tỏa ánh vàng dịu dịu xuống nhân gian. Ánh trăng dát vàng lên phố xá, ruộng đồng, ánh trăng soi rõ những khuôn mặt trẻ thơ háo hức ngắm nhìn. Trên cung trăng có gì nhỉ? Chắc hẳn là có chị Hằng xinh đẹp chơi đùa bên đàn thỏ ngọc, có chú Cuội ngồi u sầu dưới gốc đa như trong truyện cổ tích đã kể. Cứ thế, đám trẻ con hàng xóm và em cứ chăm chú ngắm nhìn vầng trăng hiền dịu kia mà không biết chán.

Đêm trung thu hẳn là một trong những thời khắc nhộn nhịp nhất trong năm. Ngoài đường, từng đàn múa lân, múa rồng cứ thi nhau biểu diễn trước những tiếng vỗ tay cổ vũ của người dân. Trẻ con thì rồng rắn kéo nhau rước đèn quanh xóm, đứa nào cũng háo hức vì mới được ba mẹ mua cho lồng đèn mới. Những chiếc đèn lồng hình ngôi sao, con gà, con thỏ,…xinh xắn với ngọn nến bên trong khẽ bập bùng ánh sáng rực rỡ. Cả không gian như bừng sáng và lấp lánh hơn bao giờ hết!

Tết trung thu cũng chính là dịp tết đoàn viên. Vào dịp này, dù bận rộn đến mấy, tất cả thành viên trong gia đình cũng tạm gác lại công việc mà về ngắm trăng, trò chuyện với ông bà, cha mẹ. Nhà em cũng thế! Giữa sân nhà trải một tấm chiếu, tất cả mọi người ngồi vây quanh bên mâm bánh kẹo, vừa nhấm nháp ngụm trà vừa chuyện trò rôm rả. Những người bạn hàng xóm của em cũng sang chơi trong dịp này, đứa nào đứa nấy đều mang theo đèn lồng của mình để khoe cho chúng bạn. Chúng em tụ lại thành vòng tròn, vừa rước đèn vừa hát những bài hát dễ thương nhân dịp trung thu. Thế nhưng, điều mà bọn trẻ chúng em mong chờ nhất chính là thời khác phá cỗ với nào là bánh nướng, bánh dẻo, hột dưa, hột bí,…Phá cỗ xong, chúng em còn kéo nhau ra đầu ngõ xem biểu diễn văn nghệ. Cả không gian được ánh trăng chiếu rọi, tiếng cười nói hòa lẫn với tiếng ca hát tạo nên một không khí vô cùng náo nhiệt nhưng cũng rất đỗi bình yên và giản dị.

Ngày trung thu đối với em cũng như các bạn là một ngày vô cùng vui vẻ và ý nghĩa. Em mong sau này, cứ mỗi dịp tết trung thu, em sẽ lại có thể ngắm trăng, rước đèn và phá cỗ bên những người bạn như bây giờ vậy.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  14

Chỉ còn mấy hôm nữa là đến tết Trung Thu. Lòng tôi háo hức chờ đón một cái Tết đích thực mà thiếu nhi nào cũng mong ước.

Tôi mường tượng ra cái tết Trung Thu thật đẹp. Một Trung Thu với hoa quả bày biện tỉ mỉ, một Trung Thu sum vầy, hồi. Mỗi người dành một tình cảm riêng với Trung Thu. Còn tôi, tôi dành cho nó cả một khoảng trời riêng, khoảng trời của vui vẻ, của sự đầm ấm gia đình.

Vào mỗi dịp Trung Thu, mọi người trong gia đình tôi lại sum hợp đầy đủ, cùng nói chuyện. Tôi cùng lũ em nhỏ đi xem múa sư tử, ngắm ánh trăng đêm rằm. Trăng đêm rằm tròn vành vạnh, treo lơ lửng trên cao. Tôi tự hỏi trên vầng trăng ấy liệu có chú Cuội, chị Hằng, có cây đa thật hay không? Trên bầu trời đêm, ngôi sao lấp lánh cùng ánh trăng bạc như viên kim cương nho nhỏ. Trăng chiếu sáng bạc xuống những con sư tử nhảy múa rộn ràng.

Đối với tôi, Trung Thu là cái đồng hồ giúp tôi trở lại với quãng thời gian vui vẻ. Trung Thu là một sắc màu khi tôi lớn sẽ không còn nữa. Trung Thu làm cho người phải yêu, phải nhớ để rồi khi nó đi làm cho mọi người nuối tiếc, háo hức khi Trung Thu về. Nó như một chân lý cho tôi biết: Nếu không biết quý trọng những gì đang có, nó sẽ mãi mãi lùi xa. Vì vậy tôi phải biết trân trọng đêm Trung Thu duy nhất trong năm, sắc màu mà tôi chỉ có thể gặp mỗi năm một lần. Thời gian sẽ qua mau nhưng Trung Thu vẫn mãi là hình ảnh mà trẻ em yêu quý, vẫn mãi là kỉ niệm tuổi thơ trong lòng mỗi con người. Trung Thu! Ôi hai chữ đơn giản nhưng sao nó làm nhiều người yêu quý, sao nó có ý nghĩa tới vậy. Hãy mãi để Trung Thu là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi con người, không bao giờ có thể phôi pha. Có như vậy Trung Thu mới là cái Tết đích thực của mỗi trẻ em.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  15

Thời gian là tuyến tính, hè đi thì thu về. Có lẽ lũ trẻ chúng em mong mùa thu nhất trong năm vì mùa thu có tiết trời mát mẻ và có cả lễ hội trung thu dành cho chúng em nữa. Khi những bông hoa sữa đã bắt đầu hé nở, những trái bưởi đã chín tiếng trống sư tử như vang vọng thúc giục một đêm trang trung thu sắp đến. Với em được ngắm nhìn đêm trăng trung thu thì điều đó quả thực hạnh phúc.

Khi đêm rằm tháng 8 đã đến thì ngay từ buổi chiều hôm ấy, cả nhà em lúc đó cũng đã tràn ngập không khí đón Tết Trung thu. Không khí trung thu còn lan rộng ra cả xóm nữa. Mẹ em lúc đó lại lụi cụi nấu nướng xôi chè và không quên mua cả bánh kẹo cũng như hái những quả bưởi to căng mọng vào để bổ ra bày mâm cỗ trung thu cho tụ trẻ con chúng em. Bố cũng đang quét lại sân nhà và trang trí thêm vào cái đèn lồng trông cứ như đón Tết Nguyễn Đán vậy. Em thấy thế cũng phụ giúp mẹ dọn nhà sao cho thật sạch. Đang dọn các bạn đã tíu tít gọi em đi xem lồng đèn và chuẩn bị cho buổi tối hôm nay đi rước đèn ông sao. Mẹ em cũng thật tâm lý khi đã mua cho em một chiếc đèn lồng ông sao để gọn trên bàn học rồi. Tất cả chúng em ai ai cũng háo hức đón chờ đêm trung thu đến xóm, đến làng.

Cuối cùng thì ông mặt trời mệt mỏi lặn xuống sau những dãy núi phía tây thì cũng là thời khắc bắt đầu của đêm ngự trị, nhưng đêm hôm nay khác hẳn mọi khi bởi đó là một đêm Trung thu. Ngắm nhìn màn đêm nhẹ nhàng phủ xuống khắp xóm làng em, nếu như là những ngày mưa hay những ngày thường thì xóm em như bị bao vây bởi bóng đếm. Còn hôm nay thì ánh trăng sáng trong vằng vặc hơn rất nhiều. Có lẽ rằm trung thu là trăng to nhất, tròn nhất và sáng nhất nữa. Những cơn gió như cứ khẽ lay động tàu lá chuối, bụi tre và khiến cho lòng người cũng cảm thấy vô cùng dễ chịu nữa. Nhìn ánh trăng cứ chan hòa hắt những ánh sáng vàng huyền diệu xuống hiên nhà. Cảnh vật như đẹp hơn vì ánh sáng của ánh trăng đan cài sáng soi và rơi trên mặt đất.

Ngắm ánh trăng trong đếm trung thu em lại nghĩ đến câu truyện chú cuộc và chị Hằng nữa. Nhìn ông trăng sáng như có một cây đa rất to ở trên đó và hình ảnh chú Cuội đang cho trâu ăn cỏ. Ở dưới ai ai cũng chơi trung thu còn chú Cuộc chỉ vì nói dối mà phải lên cung trăng ngồi. Đang mải nhìn ánh trăng em thấy bỗng có tiếng trống thình thình từ ngay ở phía khu sinh hoạt văn hóa của làng em. Lúc đó em nhanh chóng vội vàng dắt em gái em chạy về phía đó. Lúc đó em thích lắm nhìn thấy cả một đoàn múa lân đang biểu diễn giữa bãi đất trống trông thật vui, ai nấy đều hồ hởi lắm. Em có cảm nhận thấy được hình như cả làng đều đổ xô ra đây. Tất cả mọi người đứng chen chúc nhau để xem những anh chịn múa lên thật đẹp.

Đêm trăng trung thu không những sáng mà lại còn có âm thanh của tiếng trống sôi động. Ngắm hình ảnh con lân múa những động tác thật uyển chuyển đặc biệt em thấy buồn cười nhất chính là hình ảnh Mẹ Mọi cầm cái quạt làm hài cho mọi người cười. Còn ông Địa lại cầm chiếc quạt giấy quạt phành phạnh cầm cái gậy chống đi qua đi lại. Khi đó có những tiếng reo hò, cổ vũ không ngớt khiến cho cả đội lân múa càng vui hơn. Khi đó trẻ con còn mở tròn đôi mắt khi đến màn trình diễn thổi lửa. Đúng là kỳ lân phun lửa, người múa lân ngậm dầu rồi lấy ngọn đuốc thổi mạnh dầu khiến nó thành một đám lửa lứa. Chúng em vỗ tay cổ vũ thật thích thú. Khi đó trên tay ai cũng có một chiếc đèn ông sao, đèn cá chép, để đi rước đèn. Khi đi một vòng làng theo đội lân thì chúng em tập trung về nhà phá cỗ ăn hoa quả, bánh kẹo và bánh trung thu – hương vị của ngày tết trung thu.

Thế rồi ánh trăng đã lên cao từ lúc nào. Hình ảnh ánh trăng như chiếc đĩa bạc lơ lửng giữa bầu trời khiến cho bầu trời đêm sáng rực. Có cả những tiếng cười nói đã bớt xôn xao. Lúc này đây thì mọi người lục tục kéo nhau về. Tất cả những lũ trẻ con chúng tôi xách lồng đèn và có cả những loại quà bánh rồng rắn dẫn nhau về. Khi đó những ánh nến từ lồng đền hắt xuống mặt đường soi rõ cả bước chân của chúng em. Thực sự em cảm nhận thấy được ở đó có một cảm giác nuối tiếc cứ lởn vởn trong tâm trí em và em mong giá mà đêm trung thu dài hơn có phải vui nữa không.

Hình ảnh đêm rằm tháng tám với Tết Trung thu dường như cũng đã để lại ấn tượng khó quên trong em với bao nhiêu sâu sắc. Cứ mỗi khi nhớ về tuổi thơ là em nhớ về những đêm trung thu được đi rước đèn ông sao, được đi phá cỗ. Em rất yêu mùa thu và yêu đêm trang Trung thu huyền ảo.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  16

Đêm trung thu, đó là một đêm trăng tròn nhưng lại chẳng yên tĩnh và nên thơ như mọi ngày rằm trong năm. Đêm trung thu sẽ nhộn nhịp những người xuống phố, đi dạo hoặc đi chơi đâu đó là những tiếng trống lân từ đâu vọng lại, nhà thì mở cửa đón chào như đón chờ sự may mắn, nhà thì lại đóng cửa làm sao cho ít tiếng ồn nhất có lẽ vì sợ một em bé mới vài tuổi sẽ bị giật mình và sợ hãi vì tiếng trống và cả tạo hình của những người trong đoàn lân. Tuy nói vậy nhưng chắc rằng đêm trung thu của mỗi nhà của mỗi quê hương sẽ khác nhau và có sự đặc biệt nào đó. Thật vậy đêm trăng trung thu tại quê em là một đêm trung thu rất khác biệt.

Sự khác biệt đó được thể hiện qua hành động, con người và cả nơi sống, địa điểm. Quê em là một vùng đất nông thôn nhỏ bé với những đồng ruộng bao quanh, nhà cách nhà với khoảng cách của những đồng ruộng bao la, nơi đó có những bãi cỏ xanh mát êm dịu như tự nhiên tạo ra để dành cho những chú trâu ngoài đồng khi đã vất vả sẽ được ăn no vậy, những đống rơm được chất cao , màu vàng đó hòa vào cái nắng đẹp đến lạ kì. Đêm trăng trung thu tại quê em có thể nhìn thấy cả một bầu trời rộng với ánh trăng tỏa sáng như chiếm luôn cả ánh sáng của những vì sao làm những vì sao nhỏ chỉ có thể để lại một vài chấm mờ nhạt trên bầu trời cũng như ánh sáng đó đẩy lùi cả những đám mây làm trời trong và đẹp tựa như đêm đó chỉ có mỗi ánh trăng thôi vậy. Trên mặt trăng em nhìn rõ cả hình ảnh của chú cuội cùng hằng nga bên gốc cây đa phải chăng hai người họ đang trên cung trăng đó nhìn ngắm xuống mặt đất, nhìn ngắm vùng quê em vui hội trăng rằm. Quê em chẳng có tiếng trống hay lân, chẳng có những nơi để vui chơi nhộn nhịp mà chỉ có tiếng cười nói của xóm làng tụ họp cùng nhau ăn trung thu, có những chiếc bánh được sẽ chia truyền tay nhau cho lũ trẻ, dưới ánh trăng sáng và hài hòa ấy cả đám học trò nhỏ cùng nhau chạy trên những con đê ra tới bãi cỏ xanh mát ấy, chúng cùng nhau nằm xuống mặt đất nhìn lên bầu trời nói cho nhau những ước nguyện, những mong ước mà chúng cất giữ bao lâu và đang trên bước đường thực hiện những ước mơ đó. Chúng cùng nhau chơi những trò chơi dân gian nào trốn tìm nào đuổi bắt và ánh trăng như ánh đèn soi sáng cả vùng nông thôn nhỏ . Những ngày bình thường sẽ chẳng có những cuộc họp mặt như vậy vào ban đêm cũng bởi vì vùng nông thôn này sẽ chẳng có ánh sáng, ánh đèn điện để chiếu rọi những con đê hay bãi cỏ mà thay vào đó và một màu đen của màng đêm đâu đó là những ánh đèn nhỏ của những người câu cá về đêm hay đi thăm ruộng đồng. Đêm trung thu cảnh vật đều yên bình, con người gắn bó với con người, chia sẽ cho nhau từng miếng bánh trung thu để rồi những ngày tháng đó để lại trong tâm trí em là những kí ức tươi đẹp và yên bình mỗi khi nhớ về.

Đêm trung thu quê em là như thế đó, bình yên, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, nói ra những tâm sự hay ước mong của bản thân, cùng nhau chơi những trò chơi dân gian, chẳng có những tiếng trống nhộn nhịp, chẳng có những tiếng pháo hoa đầy màu sắc cũng chẳng có những màng biểu diễn đẹp mắt, tất cả chỉ có thế nhưng lại thấm đượm tình quê, ghi mãi trong tâm hồn em một dấu ấn thật đặc biệt, dấu ấn, kỉ niệm của đêm trăng trung thu quê em.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  17

Mẹ tôi thường kể thời xưa, Tết Trung thu mới là cái Tết to nhất ở Việt Nam, ngày mà gia đình sum vầy hạnh phúc. Thế nhưng dần dần, Tết Nguyên Đán của phương Đông lại dần trở nên quan trọng hơn và Tết Trung thu trở thành tết của Thiếu nhi, dành cho trẻ con vui chơi và người lớn cũng dần quên bẫng ý nghĩa đoàn viên của nó. Tuy vậy nhưng Tết Trung thu vẫn luôn để lại trong chúng tôi những dấu ấn khó phai mờ, sự vui vẻ mà đêm trăng Trung Thu mang lại vẫn luôn là điều tuyệt vời nhất.

Ngay từ đầu tháng 8 âm lịch, vầng trăng khuyết cong cong đã tỏa ra quầng sáng vô cùng rực rỡ. Đến ngày 15 âm lịch, trăng trên trời tròn vành vạnh như một vị thần của an lành và hạnh phúc giữa bầu trời đầy sao. Trên nền trời đen lấp lánh những vì sao li ti, vầng trăng như chiếm ưu thế tuyệt đối, trở thành bà hoàng của màn đêm khoác lên mình lớp váy đen chấm sáng quyến rũ. Năm nay trăng rất tròn như vui mừng báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người hạnh phúc, ấm no.

Tôi rất thích đến Tết Trung Thu, mỗi lần như vậy tôi đều được mọi người tặng quà, những món đồ chơi thủ công như đèn ông sao, đèn kéo quân, mũ miện, mặt nạ hoặc là tò he, đèn lồng, cái trống đồ chơi , cái đầu lân be bé… Bao nhiêu đồ chơi  cũng không đủ, có đồ chơi  là đám trẻ trong xóm đều lôi tất cả ra khoe với nhau, xem của ai đẹp hơn, nhiều đồ hơn rồi cùng chạy khắp nơi vui đùa. Tôi vẫn thích nhất cái đèn lồng hình hoa sen mà đựng được nến trong đó, trời tối sang thu hơi lạnh, cái nến cháy vừa ấm vừa sáng soi được khắp nơi, trong màn đêm hoa sen như nở ra rực rỡ. Món quà này là chị gái tôi tặng, còn cả cái đèn cầy nhiều màu làm bằng giấy bóng nữa, hai thứ này là đồ xịn nhất trong xóm của tôi, tôi vui vẻ đi khoe với mọi người.

Trong xóm tôi tổ chức Trung thu, phát quà bánh rất ngon, rồi cả tranh mâm cỗ đầy những bim bim, kẹo, sữa, hộp bút, bút chì, tẩy, thước kẻ đủ hình thù. Sau đó còn mâm đầy những hoa quả tỉa cắt hình thỏ ngọc, mặt trăng, chú cuội cắm bên trên là mấy cái đèn ông sao tua rua lấp lánh. Chúng tôi đều tranh nhau mỗi người một món, ai cũng đòi tranh bằng được cái đèn ông sao to nhất. Tuy tổ chức đơn giản nhưng mà chúng tôi rất vui.

Sau đó thì có một đoàn múa lân của các anh thanh niên đi qua xóm, đầu lân nhảy qua nhảy lại dọa chúng tôi, có đứa chạm vào xong cười khanh khách, có đứa nhanh tay túm lấy con mắt nhấp nháy của con lân, có đứa sợ hét lên… Tiếng trống tùng tùng rộn rã, người lớn thì cười nói, trẻ con thì nghịch ngợm. Có đứa bạo hơn ra trêu thằng Bờm, bị cái quạt của thằng Bờm đánh vào mông chạy biến mất. Cả đám nghịch ngợm một hồi rồi mỗi đứa chìa ra gói bim bim, cái kẹo thưởng cho con lân đang vất vả nằm phịch xuống đất. Đứa nào cũng cười thích chí sảng khoái. Đội múa lân rời đi, tiệc trung thu tàn, ai về nhà nấy.

Gia đình tôi bắc ghế ngồi lên trần ngắm trăng, bầu trời lâu lâu có gợn mây lơ thơ khẽ lướt qua vầng trăng to như cái đĩa. Tôi gặm cái bánh nướng hình con lợn ăn thật thoải mái, bố mẹ tôi nắm tay nhau ôm tôi. Dường như tôi đang thấy chú cuội ngồi ngẩn ngơ dưới gốc đa đang ngóng trông xuống trần mải miết nhìn mấy đứa trẻ chúng tôi nghịch ngợm vui đùa. Chú cuội trên đấy có buồn không? Từ xưa khi nhìn lên trên cao thấy ánh trăng, tôi cứ nhớ mãi câu chuyện mẹ kể về chú cuội ngồi tựa gốc đa mong nhớ quê nhà. Không biết đêm nay trăng sáng tròn đoàn viên chú cuội có thể xuống trần không nữa. Gia đình tôi đang vui vẻ ăn bánh, nói chuyện với nhau, đêm trung thu đã gắn kết mọi người lại.

Đêm trăng trung thu đã để lại trong tôi những niềm vui trẻ con và hạnh phúc khi được ở bên bố mẹ, dù sau này có lớn lên tôi vẫn thích được phá cỗ, xem múa lân rồi trông trăng ăn bánh nướng bánh dẻo. Tôi luôn yêu thích và mong đợi đêm trung thu hàng năm để có thể tận hưởng những khoảnh khắc đẹp nhất, được nghỉ ngơi và thư giãn bên gia đình.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  18

Cứ mỗi năm khi đêm trăng mùa thu tới chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của các bạn thiếu nhi trên cả nước. Đây là thời khắc mà các bạn thiếu nhi mong chờ, trông đợi nhất trong một năm. Đó chính là quãng thời gian vào chính ngày rằm tháng Tám âm lịch, khi Tết Trung Thu tới đó chính là lúc mà trẻ em có thể được bố mẹ mua cho những món đồ chơi truyền thống vô cùng đẹp mắt để đi rước đèn phá cỗ chơi trăng  cùng chúng bạn của mình.

Đêm trăng mùa thu – Tết Trung Thu chính là đêm mà ánh trăng đẹp nhất, trọn vẹn nhất trong mười hai tháng của một năm. Là thời điểm giao hòa giữa đất trời cỏ cây hoa lá, khi tiết trời trở nên nhẹ nhàng, mát mẻ vẻ dễ chịu hơn rất nhiều không còn cảm giác oi bức nóng nực của những ngày hè chói chang. Là giây phút đoàn tụ sum vầy của những người thân yêu trong gia đình dành cho nhau.

Đêm trăng Trung Thu hay còn gọi là ngày rằm tháng Tám bởi nó thường được diễn ra vào đúng ngày 15 tháng Tám âm lịch hàng năm.  Những ngày này trẻ em trên đất nước ta thường vô cùng thích thú chờ đợi, bởi đây là cơ hội để các bạn có thể biết tới một cái tết thiếu nhi của dân tộc Việt Nam với những trò chơi cổ truyền, và những chiếc bánh trung thu ấm nồng hương vị truyền thống của nước ta.

Đêm trăng Trung Thu là đêm của những tình cảm gia đình nông ấm, đêm của yêu thương và hạnh phúc khi các cô bé, cậu bé được thỏa thích vẫy vùng với những giấc mơ về thế giới thần tiên của mình được cùng nhau ngắm nhìn chú Cuội, chị Hằng Nga dịu dàng xinh đẹp, đáng yêu. Trong ngày tết Trung Thu mỗi gia đình đều có bày biện mâm hoa quả và bánh trung thu để dâng lên tổ tiên rồi sau đó cả gia đình sẽ cùng nhau phá cỗ. Những em nhỏ thì cùng nhau đi rước đèn, múa hát, rồi xem múa rồng, múa Lân với không khí vô cùng vui vẻ náo nức.

Đêm trăng Trung Thu là một quãng thời gian ý nghĩa vô cùng to lớn quan trọng với các bạn nhỏ trên cả nước ta. Trong thời gian này ba mẹ thường dành nhiều sự quan tâm đặc biệt tới con em của mình, trẻ em thường được mua nhiều món quà như đèn ông sao, đèn lồng, để cùng đi rước đèn với các bạn trong khu phố của mình. Những chiếc đèn ông sao năm cánh với những màu sắc xanh, đỏ, khác nhau sẽ làm cho đêm trăng Trung Thu trở nên lung linh huyền ảo nhiều sắc màu khác nhau làm cho đêm trăng mùa thu trở nên lung linh huyền ảo trở thành một phần ký ức tuổi thơ không thể nào quên của các bạn thiếu nhi nước ta.

Mâm hoa quả làm thứ không thể nào thiếu ngày trung thu bởi sau khi đi rước đèn thì gia đình nào cũng phá cỗ cùng nhau quây quần bên mâm ngũ quả của gia đình mình cùng nhau chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống, chia sẻ những kỉ niệm của mình. Trong đêm trăng mùa thu chúng em còn được tổ chức những trò chơi, để cho các bạn thiếu nhi có thể tham gia cùng vui chơi vui vẻ.

Ngày tết Trung Thu với tụi trẻ con chúng em là một ngày có ý nghĩa đặc biệt trong quãng đời tuổi thơ của chúng em. Nó tạo ra cho chúng em những kỉ niệm khó quên trong tuổi thơ của mình. Nuôi dưỡng cho chúng em những giấc mơ thật đẹp để một mai khi trưởng thành những giấc mơ đó sẽ mãi theo em.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  19

Tuổi thơ em gắn liền với những phong cảnh làng quê yên bình đầm ấm. Em yêu quê em với rặng tre xanh rì rào trong gió, với cánh đồng lúa chín vàng hạt ngọc thiên nhiên, với con sông mang hồn quê chân chất bao năm chăm chút cho đồng ruộng. Trong tuổi thơ ấy, khung cảnh đêm trăng trung thu là em ấn tượng hơn cả. 

Trời chiều dần lui xuống, cái ánh đỏ như thau đồng của mặt trời cuối ngày đi theo cơn gió heo may của mùa thu, nhường chỗ cho màn đêm thanh tĩnh. Không khí hơi lạnh, sương giăng mắc trên đường thôn ngõ xóm tạo thành một khung cảnh vừa huyền ảo lại vừa thơ mộng. Ông trăng tròn vành vạnh lên rồi! Tiếng trẻ con hát râm ran, ríu rít đâu đó vang lên làm giật mình chú chó nhỏ lười biếng đang ngủ say. Ánh trăng vàng chảy trên mọi nhành cây kẽ lá, khắp lành quê như khoác trên mình chiếc áo lộng lẫy của một người thiếu nữ xinh đẹp sắp sủa tham gia dạ hội. Ánh trăng tràn lên trên bờ đê, rặng tre xanh lúc này đã khoác lên chiếc áo đen huyền bí. Một vài đôi nam thanh nữ tú rủ nhau lên đê hóng gió, rồi đi chơi hội Trung thu, tiếng hát, tiếng cười cũng những lời đùa vang lên, xua đi cái tĩnh mịch thường ngày. Ôi, con sông thường ngày màu nước xanh trong đêm nay lung linh ánh sáng, trăng vàng tròn vành vạnh in bóng xuống lòng sông như đôi bạn tri kỉ hiểu thấu vẻ đẹp của nhau. Men theo con sông mềm mại ấy là cánh đồng lúa chín vàng ươm. Hương lúa ngào ngạt như hương đất ấm, hương sương thanh và cả hương mồ hôi mang bao vất vả khó nhọc. Em thấy thêm yêu hơn từng bông lúa cong cong như lưỡi liềm, yêu hơn những hạt ngọc trơi căng mẩy. Trên đường làng, thu hút sự chú ý của em là những bóng cây in trên con đường đất trông như một bức tranh mài điêu luyện mà tạo háo khéo léo vẽ lên. Đáng yêu hơn cả là tiếng côn trùng kêu rả rích vui tai, tiếng xe cô đi lại vẫn còn vang lên đâu đó xua đi cái yên ắng thường ngày. Nhà nhà, đèn điện sáng trưng chiếu sáng hẳn một vùng xung quanh. Những ánh đèn rung lên trong gió nhẹ như đang chơi trò nhảy đu thật ngộ nghĩnh. 

Trên đường làng, từng đàn trẻ tung tăng nối đuôi nhau rước đèn. Hàng trăm ngọn nến lung linh. Đèn hình ông sao, hình con thỏ, con gà, con bướm, con chim, hình máy bay, trông thật vui mắt. Em thích nhất cái đèn ông sao của bạn Mai học cùng lớp được làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, xung quanh ngôi sao là vòng tròn viền tua giấy ngũ sắc. Khi thắp nến lên, đèn tỏa ánh sáng lung linh. Biết em thích, thỉnh thoảng bạn Mai lại đổi đèn cho em cầm một lúc. Tiếng hát xen lẫn tiếng trống ếch, trống cơm náo nức. Tại sân đình, chúng em được dự liên hoan văn nghệ và phá cỗ Trung thu; được nghe kể về sự tích tại sao chú Cuội lại phải mãi mãi ngồi dưới gốc đa trên cung Quảng. Đến tận gần đêm, khi ánh đèn dần tắt, tiêng người đi lại đã vãn và trăng cũng ngả về phía kia bầu trời, không khí mới lắng xuống. Trong thôn xóm lúc này chỉ còn hơi ấm thơm thơm từ cọng rơm tỏa lên.

Cuộc vui đã tàn, tiếng bước chân rậm rịch tỏa về khắp ngả. Chỉ một lát sau, làng em lại chìm trong vẻ êm đềm, tĩnh lặng quen thuộc của đêm quê. Trên cao, trăng vẫn rời rợi sáng. Những hàng cau, cây roưm, mái nhà... in bóng đen sẫm trên mặt đất. Tiếng bầy vạc ăn đêm gọi nhau văng vẳng, xa vời.

Trăng đêm nay sao mà đẹp quá! Trăng sáng trong chén trà của ông, trong mắt em trai và trong cả giấc mơ của những em bé nhỏ. Em ngồi bên cửa sổ ngắm trăng một lúc lâu mới đi ngủ. Cảnh đêm trăng trung thu đã in đậm trong tâm trí em và em vô cùng yêu quê em, nơi nuôi tâm hồn em khôn lớn. 

            “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ. Lặng yên, ta nói Cuội nghe, ở cung trăng mãi làm chi?…” Lời bài hát vang lên thật dễ khiến hồn người xao động, nó gợi về những miền kí ức tuổi thơ, gợi về những đêm trăng trung thu sáng tròn vành vạnh. “Trung thu trăng sáng như gương”, thu về tiết trời trong và mát mẻ, tết trung thu quả thực là một tinh túy trời ban tới, là dịp cho trẻ em nô đùa náo nức, là ngày gia đình sum họp, thực là đầm ấm biết bao nhiêu!

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  20

Đêm trăng trung thu hay còn gọi là “Tết trông trăng”, là ngày rằm tháng tám hằng năm. Ngày này là ngày vầng trăng tròn nhất, sáng nhất, đẹp nhất, là lễ tết thiếu nhi. Tối hôm ấy, tôi ngồi ở một phía ban công tầng hai, tỏa tầm nhìn của mình tới khắp cả lối xóm. Trăng soi mình xuống mặt hồ, mặt sông tạo nên những dòng chảy lấp lánh, nó không quá chói lóa mà vầng sáng ấy lại vô cùng dịu êm, nhẹ nhàng. Đăm chiêu ngắm nhìn những mảnh ánh sáng ấy, ta như được đắm hồn mình vào cái dịu nhẹ của cả trời thu, ta như hòa tan màu sáng ấy trong đôi mắt tinh khôi của chính mình. Thật thơ mộng và đẹp đẽ biết bao nhiêu! Ánh trăng còn trải mình khắp các đường thôn lối xóm, là vầng trăng dẫn đường, là vầng trăng bầu bạn, cũng là vầng trăng để hàn huyên tâm sự của những cụ già ngồi bên nhau để uống li trà và ôn lại những chuyện xưa cũ. Trăng sóng sánh dưới đáy li trà, trăng len mình vào từng nhành cây và ngọn cỏ. Dường như trăng đang muốn khám phá tân cùng giới hạn của bầu trời và mặt đất, muốn soi tỏ mọi ngõ ngách nơi trần gian. Thấp thoáng đâu đây là tiếng trẻ em nô đùa náo nức. Hòa cùng ánh trăng là ánh đèn lồng của các em thiếu niên nhi đồng, đèn kéo quân, đèn lồng vải rồi đèn lồng giấy, đèn cá chép rồi đèn ông sao,… đủ các loại đèn, đủ loại màu sắc, loại nào cũng đủ cả. Bởi vậy mà tụi nhỏ đi đến đâu là cả một con đường như rạo rực và náo nức hẳn lên bới tiếng gieo hò, ca hát, cảnh vật như bừng sáng lên bởi ánh đèn bảy màu lấp lánh, lung linh. Ngước nhìn vầng trăng tròn vẹn, viên mãn trên bầu trời cao, em chợt ngẩn ngơ nhớ đến câu chuyện kể về sự tích chú Cuội ngồi gốc cây đa mà các bà, các mẹ hay kể lại cho em những ngày còn thơ ấu. Chú Cuội nơi xa liệu có đang nhớ nhà, nhớ vợ hay chăng? Chú Cuội ngắm nhìn nhà nhà quây quần phá cỗ bên nhau chắc hẳn chú đang buồn lắm! Đúng vậy, đêm trăng trung thu còn là ngày mà cả gia đình ta còn quây quần bên nhau để chung nhau mâm ngũ quả, chung nhau phá cỗ, thưởng thức bánh chung thu. Nào bánh dẻo, nào bánh nước, nào bánh hình con cá, nào bánh hình con lợn,… Mỗi lần thưởng thức chúng, trong em luôn đọng lại những dư vị không thể nào quên được. Đó đâu chỉ đơn thuần là sự thưởng thức ẩm thực, đó còn là sự thưởng thức những hoài niệm và kí ức tuổi thơ. Đó là hương vị gợi nhớ về những tháng ngày rong ruổi rước đèn trên khắp các dải đường, ngõ xóm, là những tháng năm tuổi thơ lưu ấn đậm sâu để mai này khi cất cao đôi cánh bay đến những miền đất mới, ta luôn có những thứ để trân trọng, nâng niu và nghĩ về.

Không hiểu vì lí do gì mà hình ảnh vầng trăng đêm trung thu cứ xao động mãi trong tâm hồn em. Em cứ bồi hồi mà vô thức ngẫm ngợi về nó, cứ ngẩn ngơ thả hồn bay theo những mảnh sáng được cài trong từng ngóc ngách của làng quê. Hẵng còn trong cái tuổi mộng mơ, có lẽ em vẫn luôn nghĩ rằng mình sẽ luôn được ngôi trên ban công, cạnh khung cửa sổ và những chậu xương rồng để trông ngóng mãi về một miền đất thực xa xôi, nhưng cũng thực đẹp đẽ…

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  21

Nếu ai đã từng ngắm nhìn và sống trong không gian của ánh trăng đêm trung thu sẽ không thể nào quên được vẻ đẹp của ánh trăng và cảnh vật xung quang với không khí rộn ràng, náo nhiệt, tràn ngập tiếng cười. Đối với em, Trung thu chính là khoảng thời gian mà tất cả thiếu nhi Việt Nam vô cùng hào hứng mong đợi

Tết trung thu còn được gọi với cái tên khác là Rằm tháng Tám, bởi thời gian trung thu diễn ra vào ngày mười năm tháng Tám âm lịch hàng năm của Việt Nam. Khi ông mặt trời khuất bóng ở phía xa, bóng tối sẽ dần bao trùm khắp đường làng, ngõ xóm. Đó cũng là lúc, khắp các ăn nhà lên đèn, hắt ra đường những ánh đèn như những ánh nến khổng lồ. Đây chính là dấu hiệu báo thức để ông trăng tròn thức giấc, tỏ ánh sáng dịu dàng xuống vạn vật. Nhưng khác với đêm trăng rằm khác, trăng đêm trung thu to hơn, sáng hơn, gần hơn với thiên nhiên, cảnh vật hơn. Dường như trăng muốn sà xuống cùng chúng em vui đùa, nô nghịch. Ánh sáng dịu dàng của trăng khiến em liên tưởng đến một người bạn dịu dàng, thân thiện, hòa đồng.

Trên nền trời thẫm như khoác tấm áo nhung, trăng không lẻ loi một mình mà còn có nhiều bạn đang sanh bên cùng đó là những ngôi sao. Góp thêm vào không gian lung linh của ánh trăng rằm là ánh sáng từ những chiếc đèn ông sao năm cánh tươi màu. Có lẽ, chỉ có ngày Tết trung thu chúng em mới vui vẻ và náo nức cầm chiếc đèn ông sao đi khắp xóm làng, nghêu ngao câu hát mừng trung thu.

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, những ánh sáng đèn LED được tỏa sáng muôn nơi, khắp các tuyến đường, ngõ xóm giúp cho không gian thêm lung linh hơn, vui vẻ hơn. Hòa chung với các cấu hát của chúng em là âm thanh vui nhộn từ các cửa hàng, cửa hiệu ven đường. Tất cả dường như hòa chung niềm vui, hân hoan chào mừng. Em cảm nhận được sự khác biệt lớn của trung thu. Nếu như trước đây, đường làng tối om, chỉ có ánh trăng chiếu sáng cùng vài tia sáng leo lắt từ những bóng đèn sợi đốt, thì bây giờ cả không gian đã đẩy lùi cái tối đi xa. Nhưng có một điều mà không bao giờ thay đổi đó chính là nghi lẽ thờ cũng tổ tiên ngày rằm trung thu. Ai ai cũng nô nức sắm một mâm ngủ quả lớn, những chiếc bánh trung thu ngọt thơm thành kính dâng lên tổ tiên, cầu mong một năm thật nhiều may mắn và sung túc. Đây chính là nét đẹp văn hóa lớn của dân tộc ta mà không nơi nào có được, em rất tự hào về truyền thống tốt đẹp, nhân văn này của đất nước, của con người Việt Nam.

Một điểm khiến em cực kì mong đợi ngày tết trung thu là thời điểm này em sẽ được bố mẹ mua cho những món đồ chơi thú vị như đèn ông sao, mặt nạ, trống,…. Những đồ vật này em sẽ mãi trân trọng và giữ gìn. Dù cuộc sống có thay đổi ra sao thì tết trung thu vẫn sẽ mãi là một tết mong đợi của trẻ em với những giá trị sâu sắc.

Trăng càng ngày càng lên cao hơn, sáng hơn, khi lên giữa đỉnh dầu cũng là lúc báo hiệu đã đến giờ đi ngủ để chuẩn bị cho một ngày mới nhiều điều bổ ích. Em tạm biệt một mùa trung thu lại qua và mong chờ những điều thú vị của mùa trung thu sắp tới.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  22

Khi những chiếc lá mướt xanh đã ngả dần sang màu vàng úa, những quả hồng căng mọng đã ngả sang màu ngọc lựu già, những quả bưởi cx đã đủ lớn, tròn xoe mọng nước, ấy là lúc thu đã về. Và vs tôi ấn tượng sâu đậm nhất về mùa thu là ánh trăng sáng vằng vặc của đêm rằm trung thu.

Dường như, trăng đêm Trung Thu luôn sang hơn, đẹp hơn những đêm rằm trc đó. Mặt trăng vành vạnh lấp lánh như mặt gương. Ngước nhìn lên có thể thấy rõ đc cây đa, chú Cuội. Duy chỉ có chị Hằng, dù tôi có căn mắt ra nhìn, tìm mãi, tìm mãi mà vẫn ko thể thấy. Có thể chị bay đi đâu đó hay là chị đãđáp xuống đất nc Trung Quốc xa xôi nơi có người chồng yêu dấu, chàng Hậu Nghệ?

Vào đêm Trung Thu, ánh trăng sáng nhưdát bạc, ánh sáng dìu dịu, tươi mát cứ dịu dàng, dịu dàng chiếu xuống trần gian. Vầng trăng giống như 1 khuôn mặt rạng rỡ tươi tắn của 1nàng tiên hiền hậu.

Trung Thu năm nay đ/v tôi thật là đáng nhớ. Vào đêm 14, nhìn ánh trăng tỏa khắp mọi nơi, tôi đã mỉm cười mừng rỡ: "Nhất định ngày mai trăng sẽ còn đẹp hơn thế!". Tôi và các bn trong xóm đã prepare rất kĩ lưỡng cho Trug Thu này , nào là đèn ông sao, đèn cá chép, rồi đèn lồng và cả đèn kéo quân. Bọn con gái chúng tôi còn bàn nhau, ngày mai sẽ thả nến mang điều ước của mk xuống sông. Cái Hương khéo stay nhất trong xóm đã làm cho chúng tôi những bông hoa sen bằng giấy thật đẹp.

Đến hôm sau - ngày quan trọng nhất của mọi trẻ em,lại có 1 cơn bão tràn về. Suốt cả ngày mưa rả rích, gió thổi từng hồi quật các cành cây nghiêng ngả. Thế rồi đến chập tối, mưa tạnh, but trời vẫn cứ xám xịt. Bầu ko khí đẫm hơi nc. Tôi buồn so:Thế là hết rước đèn , hết tiết mục trông trăng phá cỗ, bởi làm gì có trăng. Mặc dù vậy tôi vẫn hi vọng, nhất định trăng sẽ ko bỏ quên chúng tôi. Có lẽ tất cả bọn trẻ quê tôi cx đang như tôi, ko nguôi hi vọng:Trăng ơi, trăng lên đi.

Và ô kìa! Trăng đã lên! Trang lên trong niềm vui mừng khôn xiết của chúng tôi. Vậy là gần 9h, trăng mới ló ra khỏi những đám mây đen u ám. hiện ra trc mắt tôi là 1 vầng trăng tròn trịa, tuy ko vắt, ko lấp lánh ánh bạc, và thỉnh thoảng lại lòa nhòa sau những đám mây đen sãng nc, but vs tôi, trăng vẫn đẹp. Tôi vui mừng chạy đi gọi lũ bn trong xóm. Chúng nó cx đã tụ tập đông đủ. Chúng tôi rước đèn dưới ánh trăng và cùng hát vang. Tiếng hát hòa vs tiếng trống ếch rộn rã. Sau đó riêng mấy đứa con gái chúng tôi cùng thực hiện điều mà cả bọn mong ước mấy lâu nay: thả nến trong đêm Trung thu, vì chúng tôi tin rằng, vào ngày tết thiếu nhi, những mong ước của trẻ thơ sẽ trở thành hiện thực. Men theo bờ đá, chúng tôi đến gần mặt nc, cùng thắp lên những ngọn nến mang mơ ước của mk. Mỗi ngọn nến đc thắp lên là một mơ ước đc tỏa sáng. Cẩn thận, nâng niu, mỗi đứa chúng tôi thả từ từ những ngọn nến đã đc cắm cẩn thận vào hoa sen giấy. thả ngọn nến này, tôi ước bà tôi sẽ khỏi bệnh đau đầu,, vì mọi khi ở nhà bà đã rất khổ sở vì những cơn đau đầu hành hạ. Còn ngọn nến này tôi ước sẽ đc nhiều điêm 10 tươi rói. Ngọn nến cuối cùng, tôi ước các cô các bác và cả bố mẹ mk có những mùa màng bội thu,để mọi ngườ ko phải thở dài vì chuyện làm ăn ko đc suôn sẻ. Những ngọn nến ấy cứ trôi dần mãi ra xa, mang những ước mơ của chúng tôi về nơi chân trời xa tít tắp. Ngước nhìn lên tôi thấy chị Hằng Nga đang mỉm cười. Và trong long tôi có cái gì đó cx sáng lên như ánh trăng, có lẽ đó là niềm vui...

Đêm đó chúng tôi nô đùa đến khuya . Về đến nhà lòng tôi vẫn cứ laang lâng, trong đầu vẫn văng vẳng tiếng hát, tiếng cười của các bn.

Ngoài kia trăng vẫn lặng lẽ sáng, ánh sáng dịu dàng tỏa khắp ko gian...

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  23

Vào mỗi độ thu về, khi nghe tiếng múa trống sư tử vang dội khắp thôn cùng ngõ hẻm, khi hương thơm của cốm Vòng quấn quýt, quyện vào hương thơm ngọt ngậy của bánh trung khi, cũng là lúc những cảm xúc về đêm trăng trung thu lại ùa về.

Mùa thu- người ta thường nói đó là mùa của sự xao xuyến. Bởi lẽ, chẳng có khi nào đất trời và con người lại cùng nhuốm một màu tâm trạng như khi thu sang. Sắc trời bớt dần tia nắng, chuyển sang dần ảm đạm, lẩn quẩn đâu đây là gió thu nhè nhẹ. Trên khắp các hàng cây, lá vàng rụng nhiều, có những con đường trải kín lá: người ta còn lãng mạn đặt tên cho những con đường  như thế là con đường  mùa thu. Con người mùa thu chẳng hiểu sao cũng buồn như mùa thu vậy. Cũng chẳng biết từ đâu, từ bao giờ mà mùa thu lại khiến cho con người  ta xao xuyến, tràn đầy xúc cảm. Và có lẽ, ngày rằm trung thu chính là khoảng thời gian hiếm hoi trong mùa thu mà không khí rộn ràng, nô nức lại lan tỏa khắp nơi nơi.

Vào ban ngày người ta tất cả chuẩn bị mọi thứ để có mâm cỗ vào đêm trung thu sao cho như ý nhất. Nào chó bòng, chó bưởi, ngộ nghĩnh như những chú cún bước ra từ cuốn truyện Doremon. Nào bánh trung thu nhân thập cẩm, nhân đậu xanh cắt ra từng miếng nhỏ với nhân trứng mặn vàng ươm. Mà kể cũng lạ, ở thời đại đồ Tây đồ Tàu, bánh trung thu không còn là món hàng xa xỉ và khan hiếm như thời chiến tranh, con người có thể ăn bánh trung thu cả ngày, thậm chí cả năm, với đủ các kiểu dáng, mùi vị pha trộn và biến hóa khác nhau. Thế nhưng, chỉ ăn bánh trung thu vào đúng dịp trung thu, nhất là vào đêm trung thu, chúng ta mới cảm thấy hương vị ngon đầy trọn vẹn. Ngoài ra, theo sở thích mỗi gia đình, có người chuẩn bị những gói bỏng, bánh kẹo nhỏ cho trẻ con hàng xóm sang chơi cùng phá cỗ. Cũng có nhà chuẩn bị nhiều hoa quả, bên cạnh chó bưởi là ông tây bằng quả cam, là con gà bằng quả táo, đủ mọi hình hài từ dễ thương ngộ nghĩnh đến mới lạ, dị thường.

Và khi mọi thứ dường như đã chuẩn bị hòm hòm, cũng là lúc trời sẩm tối. Sau khi cơm nước xong xuôi, những đứa trẻ con hàng xóm quây tụ hết vào một nhà có mâm cỗ to nhất. Trẻ con không biết nhiều thơ ca, cũng không lãng mạn như những thi sĩ đời xưa mà vừa uống trà, vừa thưởng trăng. Chúng chỉ biết reo lên: “Kìa, kìa, ông trăng to quá, sáng quá”. Có những đứa lớn hơn, hiểu biết hơn thì ngồi tần ngần, choáng ngợp trước ánh trăng sáng vằng vặc. Nếu mặt trời buổi sáng như quả cầu lửa thì mặt trăng đêm trung thu lại như chiếc mâm vàng, rực rỡ và tươi sáng, khiến ai cũng trầm trò lóa mắt. Và rồi, điều đặc biệt nhất của đêm trung thu đã đến, trước khi phá cỗ, mỗi đứa trẻ lại mang ra những chiếc đèn ông sao của mình để cùng xem chiếc đèn nào đẹp nhất, tinh xảo nhất. Chiếc đèn được các cô bác đánh giá là đẹp nhất thì đứa trẻ đó sẽ có miếng bánh trung thu to hơn, nhiều trứng hơn. Phần quà tưởng chừng nhỏ bé ấy lại được những đứa trẻ  trong xóm xem như báu vật của kho báu. Có những đứa mới lớp một, vẫn còn tính làm nũng. Khi chiếc đèn ông sao của mình không được đánh giá đẹp nhất liền lăn ra giữa sân mà kêu gào, giãy giụa, khiến cho mọi người được phen cười vỡ bụng. Vừa ăn, vừa trò chuyện, mâm cỗ trung thu cũng vơi dần, đám trẻ con ban đầu còn hihi haha cười đùa vang khắp xóm bây giờ cũng thấm mệt, có đứa lăn ra ngủ lúc nào không hay, bố mẹ phải sang để bế về. Tiếng cười vơi dần như ánh trăng trung thu cũng bớt rực rỡ hơn, vì đêm trắng sắp tàn hay vì mặt trăng thật sự cảm nhận được niềm vui của con người, ngại ngùng mà trốn vào đám mây.

Đêm trăng thu qua nhanh, khiến ai ai cũng tiếc nuối. Nhiều năm trôi qua, cuộc sống hiện đại làm lu mờ đi những niềm vui thời thơ ấu. Nhưng những cảm xúc về đêm trăng trung thu vẫn khiến tôi nhớ mãi không quên.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  24

Trong một năm, chảy trôi theo sự tuần hoàn của trời đất có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa, mỗi đặc điểm, mỗi lễ tiết khác nhau nhưng mỗi một khí tiết đó đều mang những vẻ đẹp của riêng mình.Xuân mang trong mình nét tươi mới, ngọt ngào của hương vị đầu tiên trong năm cùng với hạ là sự rực rỡ, sôi động của muôn loài hay đông một nét trầm tĩnh, nhẹ nhàng, yên bình đến kì diệu. Và nổi bật trong số đó không thể không kể đến nàng thu hiền hòa êm dịu với không khí của tết trung thu – ngày chính tâm của mùa thu.

Mùa thu xưa nay vẫn luôn đẹp mê hồn với biết bao những hình ảnh như hoa cúc vàng tươi dịu dàng, hay những buổi không khí thanh bình tại chốn làng quê yên ả, và cả những món ăn từ cốm – thứ quà từ lúa nếp non thơm phức đầy tinh tế,… và trong đó không thể thiếu được sự rộn ràng, không khí hân hoan khi phá cỗ của đêm trăng rằm trung thu. Vào ngày trung thu ánh trăng vàng sáng vằng vặc chiếu trên bầu trời khiến ai cũng phải chú ý mà không thể rời mắt. Những đám mây dưỡng như chẳng thể che được nổi một phần nhỏ từ nguồn ánh sáng mạnh mẽ đó còn những ngôi sao trên bù trời dẫu có cố gắng lấp lánh hơn cũng không thể khiến mình có thể thêm phần nổi bật. Dòng sông quê hương thường ngày vẫn yên lặng nằm im trong không gian đêm tối tĩnh mịch hôm nay lại tự khoác lên mình một chiếc áo khoác trăng vô cùng long lanh và rực rỡ. Cái cổng làng già đã không biết bao năm vẫn yên lặng quan sát mọi thứ nay lại được trang trí đầy những dây đèn nhấp nhày thêm những lá cờ trông vô cùng là mới lạ. Những tán cây đại thụ lặng yên trong bóng tối khiến ta cảm thấy âm u đến sợ hãi nhưng trong đêm trung thu này, tràn đầy trên những tán cây là ánh trăng vàng lấp lánh khiến những bác cây đại thụ như thêm phần thích thú nhảy múa liên hồi không thôi càng làm cho không khí đêm trung thu thêm náo nhiệt.

Trong ngôi làng của em dưới ánh trăng vằng vặc cùng âm thanh vang dội của chiếc trống lớn ở sân đình làng nên tất cả những đứa nhỏ tụi em chạy hết tới đó để tụ tập để chơi trăng. Ai trong tay cũng cầm chiếc đèn riêng của mình có đèn ông sao quen thuộc hay đèn kéo quân đầy tinh sảo và đèn cá chép, đèn thỏ con đầy ngộ nghĩnh, dễ thương, rồi chiếc đèn cầy được đẩy trên mặt đất rất vui nhộn và cả những chiếc đèn hiên đại có cả nhạc và ánh sáng vô cùng kì diệu. Và tất cả mọi người cùng nhau rước đèn khắp quanh làng, tiếng trống nhộn nhịp, mọi người hân hoan, reo hò trong sự vui vẻ và hạnh phúc. Có một nhóm các anh múa lân rất nồng nhiệt, đầu lân oai vũ đi trước dẫn theo tất cả mọi người đôi lúc còn một khoảng lửa được phun ra từ miệng lân vô cùng hoành tráng lại có lúc con lân nhảy lên trên bệ cao biểu diễn vài động tác điêu luyện vô cùng thích thú. Sau một vòng quanh làng rồi mọi người trở lại về sân đình làng để cùng nhau phá cỗ, mọi người sau một hồi lươn vòng cũng đều ướt đẫm mồ hôi mệt mỏi nhưng vẫn phá cỗ vô cùng mạnh mẽ, nhanh gọn, không khí vô cùng vui thích.

Đêm trung thu một đêm lễ vô cùng vui vẻ, hạnh phúc với những đứa trẻ như chúng em. Đứa nào cũng mong muốn tới trung thu để được ăn bánh nướng, bánh dẻo – thức bánh truyền thống của đất nước Việt Nam ta, và lại được ba mẹ mua cho những đồ chơi mới, những chiếc lồng đèn xinh xắn, rồi được cùng nhau đi phá cỗ, rước đèn, trông trăng vô cùng thích thú. Nếu như trong một năm mà không có ngày tết trung thu thì vô cùng buồn tẻ và chán ngán. Ngày lễ trung thu của chúng ta cần được lưu truyền mãi mãi và chắc chắn rằng nó sẽ không bao giờ bị mai một.

Mùa thu với ngày lễ trung thu là một lễ tiết vô cùng đẹp đẽ và vui vẻ. Mỗi mùa trung thu tới sẽ khiến ta vô cùng sung sướng với những thức bánh truyền thống, những chiếc đèn lồng xinh đẹp, và đêm rước đèn phá cỗ trông trăng. Và khi mỗi mùa trung thu qua đi sẽ khiến chúng ta nhớ nhung và lại mong muốn chờ đợi tới tết trung thu năm sau.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  25

Hè qua đi. Thu đến. Có lẽ mùa thu là mùa tôi yêu nhất, thích nhất. Yêu những cơn gió nhẹ làm mát dịu đi lòng người đang oi ả, yêu chút nắng vàng ngọt ngào rót vào lòng người. Và có lẽ yêu nhất ở mùa thu, ngóng đợi nhất ở mùa thu chính là đêm rằm trung thu được rước đèn phá cỗ.

Từ buổi chiều hôm ấy, mỗi gia đình đã ráo riết chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo để làm mâm phá cỗ. Quả phải là những quả tươi ngon, còn vô cùng tươi. Tùy mỗi vào mỗi gia đình để lựa chọn quả và trang trí mâm cho phù hợp. Thường sẽ có một nải chuối vàng ươm, một quả bưởi to, một vài trái ổi hay cam, quýt, cùng với bánh kẹo đồ ngọt. Có nhà mua những quả dưa hấu được khắc chữ rất đẹp, có nhà bà và mẹ tự tay cắt tỉa trái cây thành những hình dáng con vật ngộ nghĩnh như: bưởi thì cắt thành những chú chó lông xù đáng yêu, su su thì tỉa hình chú ếch con vô cùng dễ thương. Tất cả lại càng làm mâm cỗ thêm rực rỡ sắc màu, muôn hình muôn vẻ, khiến những đứa trẻ trong nhà vô cùng háo hức.

Đêm buông xuống, trăng lên. Mặt trăng tròn vành vạnh, tỏa sáng lấp lánh. Ánh sáng dịu nhẹ chiếu xuống đường làng, sói xuống dòng sông những mảnh sáng loáng. Tất cả cảnh vật như được trùm lên trên mình một chiếc áo khoác bàng bạc. Ấy cũng là lúc người lớn dâng lên bàn thờ tổ tiên mâm cỗ đã sắp xong, cùng tiền bạc vàng mã, dâng lên nén hương tỏ lòng thành. Chỉ còn thấy rộn ràng tiếng trẻ con ý ới gọi nhau đi rước đèn. Mỗi đứa trẻ đều diện trên mình bộ quần áo sắc sỡ cùng chiếc đèn cũng bắt mắt không kém, trên mặt đứa nào cũng háo hức tươi cười làm cho con đường làng một mảnh rộn vui. Đèn ông sao được làm bằng dấy bóng kính nhiều màu, có tua rua quấn quanh nom vô cùng sặc sỡ. Đèn con cá, con thỏ, con mèo,… tất cả tạo thành một vườn thú nhỏ vô cùng đáng yêu. Có những chiếc đèn còn có thể phát ra tiếng nhạc, dinh dinh nghe rất vui tai, lại làm cho không khí đêm trung thu thêm rộn ràng. Có những đứa trẻ còn đeo mặt nạ hình các nhân vật như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Thủy thủ mặt trăng, không khỏi càng làm cho lũ trẻ thêm háo hức.

Đêm trung thu đối với những đứa trẻ như chúng tôi mà nói, chính là dịp chúng tôi được thoải mái chơi đùa, không bị bố mẹ rầy la, quản thúc. Mà hoạt động trong đêm trung thu này lại nhiều vô kể, khiến bọn trẻ chúng tôi chơi không biết chán. Đầu tiên, chúng tôi theo chân đoàn người rước kiệu. Kiệu được làm vô cùng tỉ mỉ, dán dấy bạc, trang trí võng lọng vô cùng lộng lẫy. Có xóm làm kiệu hình hoa sen vô cùng đẹp, có xóm thì chỉ làm kiệu khiêng đơn giản, phía bên trong bày rất nhiều bán kẹo, hoa quả. Những đứa trẻ chúng tôi vừa bước theo kiệu vừa tíu tít trò chuyện, tranh luận với nhau kiệu nào đẹp nhất, kiệu nào sẽ thắng giải.

Sau khi rước kiệu một vòng quanh làng, những chiếc kiệu được khiêng đến sân nhà văn hóa thôn. Ở đây, chúng tôi dừng lại, cùng ngồi xem biểu diễn. Những tiết mục tuồng chèo vô cùng công phu của các bác nghệ sĩ được xã mời về biểu diễn, luôn nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất. Sau đó sẽ đến những tiết mục hát múa của hội phụ nữ trong thôn. Những màn ngâm thơ, nhảy dân vũ của các anh chị lớn. Khi còn bé ấy, những kỉ niệm ấy luôn luôn hằn sâu trong trí nhớ tôi.

Xem xong văn nghệ ở thôn thì trời cũng đã về khuya. Trăng càng lên cao, lại càng sáng tỏ. Cuối cùng cũng đến hoạt động mà lũ trẻ chúng tôi mong chờ nhất: Phá cỗ. Hoa quả bánh kẹo được dồn lại thành từng đống lớn.Lũ trẻ tụm năm tụm ba vừa ăn hoa quả, bánh kẹo lại vừa không thôi huyên thuyên vài câu chuyện trẻ con. Chúng thi nhau xem ai ăn nhiều hoa quả nhất. Có những đứa trẻ thì rụt rè nép vào lòng mẹ, khẽ mân mê quả quýt nhỏ trong tay, bóc ăn một cách cẩn trọng.

Mùa thu, mùa của quả chín quả không sai. Hoa quả vào mùa thu đặc biệt dậy hương, đặc biệt thơm ngọt và mát lành. Những múi bưởi mọng nước, ngọt thanh thanh. Những trái ổi to, giòn, cái mùi thơm như quyện vào trong lòng. Dưa hấu ruột đỏ au, ngọt mát. Xoài xanh chấm muối ớt chính là món khoái khẩu của mấy đứa nhóc chúng tôi.

Ăn xong, chúng tôi lại chơi đùa, không biết mệt. Đuổi bắt, rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê, chúng tôi cứ miệt mài, hứng trí bừng bừng mà cười giòn tan. Đến khi mệt rồi mới nằm xuống cái chõng tre rộng rãi được đặt ngoài hiên nhà.

Không gian như tĩnh lặng lại. Chỉ thấy gió thoảng, nhẹ mát lướt qua làn da non nớt. Nghe thấy tiếng dế kêu lích rích, thi thoảng có tiếng ếch kêu ộp ộp ngoài bờ ao. Trăng lên cao, lại càng sáng hơn nữa, càng tròn hơn nữa, lại càng thanh mảnh, trong suốt dịu dàng hơn nữa.

Lúc bấy giờ tôi mới chợt nhớ đến sự tích chú Cuội, nhìn lên trăng sáng, lại càng tỏ rõ bóng người cầm sáo ngồi dựa nơi gốc cây, như đang nhìn xuống trần gian. Và rồi tôi lại nhớ đến câu ca:

Nghìn năm, chú Cuội có nhớ nhà không?

Sao như cháu thấy

Sao như cháu thấy

Chú đang xuống trần…

Câu hát ngâm nga, đưa tôi vào giấc ngủ say nồng. Một đêm trung thu kết thúc, lại càng khiến chúng tôi thêm yêu mùa thu và thêm mong chờ đêm rằm tháng Tám năm sau.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  26

Hằng năm ngoài ngày Tết Nguyên đán thì lũ trẻ con thường trông ngóng đến ngày Tết Trung thu để được rước đèn, phá cỗ. Bao năm đã trôi qua, dù bây giờ em đã mười ba tuổi nhưng vẫn đang độ tuổi thiếu niên nên Tết Trung thu vẫn là dịp mà em rất mong chờ.

Mỗi khi đi ngang qua đầm sen thấy sen tàn nghĩa là mùa hè đã kết thúc và trời đã sang thu. Người ta nói “Sen tàn cúc lại nở hoa” chính vì lẽ ấy, mùa thu hoa cúc vàng nở rộ. Chỉ đến đây thôi, mùa thu không chỉ là mùa nô nức tựu trường, bắt đầu năm học mới mà còn là mùa đám trẻ con háo hức chờ ngày Tết Trung thu. Mẹ em nói rằng cứ đến ngày rằm là ngày trăng tròn nhất mà ngày Trung thu là ngày trăng tròn nhất trong năm.

Vì em sống ở một vùng nông thôn nên đám trẻ con trong xóm rất thân thiết với nhau, không phân biệt tuổi tác. Trước đêm Trung thu thì đêm nào lũ trẻ con cũng chạy tíu tít ngoài đường, rủ nhau đi khắp các ngõ xóm. Đêm trăng sáng vằng vặng như bao trùm không gian mà bên dưới là lũ trẻ đang đùa nghịch, hát vang những bài ca về ngày lễ đặc biệt này. Những gia đình có điều kiện thì sắm sửa cho con cái những đồ chơi mang đặc trưng của Tết Trung thu như: đèn lồng, đèn cá chép, đèn ông sao nhiều màu sắc sặc sỡ. Bên cạnh đó còn có những chiếc mặt nạ nhiều hình thù. Đó là những thứ mà đám bạn em ao ước nhưng gia đình lại không có điều kiện để mua. Mỗi lần đi ngang qua hàng quán thì chúng em lại nhìn nó với con mắt đầy sự yêu thích và tiếc nuổi. Tuy nhiên ông nội em đã cho em một món quà đó chính là làm cho em chiếc đèn ông sao do chính ta ông trẻ từng cái nan tre, cắt từng tờ bóng kính để làm. Đó cũng là món quà đặc biệt nhất mà em nhận được trong đêm trước ngày Tết.

Mặc dù hoàn cảnh các gia đình ở nơi em ở vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn nhưng các bậc cha mẹ vẫn mong muốn con mình được cái tết dành riêng cho chúng được trọn vẹn, tràn ngập niềm vui. Người lớn thì mua nhiều hoa quả, nhang khói để thờ cúng tổ tiên. Làm mâm ngũ quả cùng nhiều bánh kẹo để thắp hương chờ phá cỗ. Công tác chuẩn bị của xóm làng cũng được hoàn thành từ rất sớm. Đoàn thanh niên sẽ chuẩn bị để tổ chức lễ rước đèn phá cỗ, liên hoan văn nghệ. Địa điểm tổ chức thường được chọn tại những nơi rộng rãi, thoáng mát như sân ủy ban, sân nhà văn hóa của thôn, hay sân đình. 

Đêm Trung thu tất cả những đứa trẻ con trong đều nháo nhác từ rất sớm. Tiếng ý ới gọi nhau vang lên ở khắp nơi và trên bầu trời thì vầng trăng tròn vành vạnh đã treo cao trên đỉnh ngọn tre. Ánh trăng như một dòng sông ánh sáng trắng tràn ngập xuống mọi ngõ ngách. Mặc dù em háo hức đợi đám bạn đến rủ đi chơi nhưng vẫn có thời gian ngắm đêm trăng đẹp đẽ ấy. Nhìn về phía mặt trăng em lại nhớ tới câu chuyện về chú Cuội và Chị Hằng. Trên cung trăng ấy có chú Cuội đang cô đơn ngồi bên gốc đa còn chị Hằng là nàng tiên rất đẹp sống cùng thỏ Ngọc. Tất cả đã từng đi sâu vào trong tâm trí vào tuổi thơ của em.

Cùng với đám bạn của em mang theo những chiếc đèn lồng nhiều hình thù màu sắc vừa đi vừa hát vang, nói cười vui vẻ để đến địa điểm tổ chức. Tại sân đình rộng rãi, sân khấu đã được dựng lên từ sớm. Chúng em được sắp xếp chỗ để ngồi theo hàng lối rồi xem những tiết mục văn nghệ, cùng nhau khuấy động hát vang những bài hát tập thể, bài hát về Tết Trung Thu mà đám trẻ con ai ai cũng thuộc lòng:

“Thùng thình, thùng thình trống rộn ràng ngoài đình

Có con sư tử đang múa quanh vòng quanh

Trung Thu liên hoan trăng sáng ngập đường làng,

Dưới ánh trăng vàng đàn em hát vang vang…”

Đêm trăng Trung Thu hằng năm là một trong những dịp để lại trong em những kỷ niệm sâu sắc. Đó là tình bạn ngây thơ trong trẻo, đó là cảnh gia đình sum vầy phá cỗ bên nhau. Từ đó gợi lên trong em những thứ tình cảm, tình yêu sâu sắc với quê hương, đất nước với những phong tục, nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  27

“Trung thu trăng sáng như gương,

Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng

Sau đây Bác viết mấy dòng,

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.”

(Thư Trung thu gửi các cháu thiếu nhi năm 1951 – Hồ Chí Minh).

Đọc lại bài thơ cũ thuở mẫu giáo đã từng rất thích, tôi chợt nhớ về những đêm Trung thu năm xưa, khi trong lòng vẫn luôn tin rằng ngày Trung thu là ngày tuyệt vời nhất.

Năm nào cũng có Trung thu nhưng cảm giac háo hức mong chờ nó trong tôi chưa bao giờ thôi cả. Trung thu của cả nước nhưng tôi luôn tin rằng nó là ngày của riêng trẻ em chúng tôi vậy. Trong văn hóa người Việt, Trung thu là Tết đoàn viên, gia đình sum họp, quây quần bên nhau, được ăn uống linh đình, được ba mẹ chiều chuộng mua đồ chơi, được chơi những trò chơi thật thú vị và trải nghiệm phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Với học sinh chúng tôi, Trung thu như một bữa tiệc thịnh soạn của tiếng cười, sắc màu và niềm vui. Nó khiến không gian như nhuộm màu cổ tích, xoa dịu những bức bối và chắp cánh cho tâm hồn trẻ thơ biết mơ mộng.

Tâm điểm của Trung thu chính là đêm Rằm Trung thu; hoạt động chính yếu của đêm trung thu là múa hát, ngắm trăng, rước đèn và phá cỗ. Tôi vẫn nhớ mãi về đêm Trung thu năm tôi lên lớp 6, bố mẹ đặc biệt cho về quê đón Trung thu cùng ông bà nội. Tôi thích lắm.

Từ tối, sân đình đã rập rình tiếng nhạc thu hút bọn trẻ con quanh xóm kéo nhau về sân đình. Tay đứa nào cũng hoặc là cầm đèn lồng hoặc là cầm đèn ông sao, đèn mặt trăng, đèn cá chép… Có đứa còn cầm theo mặt nạ chú Tễu, ông Địa hay chiếc trống quân. Vừa đi, chúng vừa goc trống kêu loong coong rất vui tai. Tôi cũng cầm theo chiếc đèn ông sao cỡ lớn đem theo. Đó là một chiếc đèn đặc biệt do ông nội làm cho tôi mấy hôm trước từ tre nứa. Ông nội còn gắn sẵn một cái đèn lef nhỏ đổi màu xanh vàng nối với một hộp có nắp sẵn pin, tôi chỉ cần rút thanh chắn ngăn giữa đầu quả pin với mảnh sắt đẫn điện là đèn sẽ tự động sáng. Ông tôi giỏi quá, làm được cả điều này.

Trời tối, trẻ  con đã chật kín sân, ông ào vô cùng. Người lớn, thanh niên cũng không ít. Các anh chị đoàn viên tập hợp chúng tôi tại sân và tổ chức múa hát, vui chơi. Những trò rống rắn lên mây hay múa lân rất thú vị. Tôi đã chơi rất vui. Sau đó, các anh chị kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện chú Cuội và chị Hằng Nga, chúng tôi lắng tai nghe, nhịp thở chậm theo lời kể đầy truyền cảm. Tôi nhìn lên ánh trăng, à đó là chú Cuội bên cạnh cây đa đúng không nhỉ? Thần kì quá, làm sao mà được lên đấy nhỉ, chắc chú Cuội thích lắm? Kết thúc câu chuyện, chúng tôi được dẫn đi rước đèn quanh sân đình. Hàng dài nối đuôi các loại đèn đủ màu sắc thật lung linh, thích mắt. Chiếc đèn của tôi nổi bật nhất trong đám đấy.

Đêm Trung thu kết thúc bằng màn phá cỗ linh đình. Chúng tôi đổ ào vào mâm cỗ nào chuối, mận, táo, bưởi, quýt, dưa hấu…. nào là bánh nướng, bánh dẻo, bánh dày… Các anh chị đã mất cả ngày tạo nên một mâm cỗ đẹp mắt và loáng một cái những cái miệng háu ăn của trẻ nhỏ càn quét ào ào và sạch sành sanh mâm cỗ Trung thu. Thích quá, vui quá!

Sau đó, chúng tôi ai nấy lại ra về trong niềm tiếc nuối. Bữa tiệc đã kết thúc. Tôi trở về bên ông bà nội. Ông bà nội đang đứng ở cổng ngóng tôi về. Thấy họ, tôi chạy tới nắm lấy tay ông bà và cùng trở vào nhà. Ông bà tựa như Bà Tiên ông Bụt trong truyện cổ tích bao bọc và yêu thương tôi vô hạn. Đó là một đêm Trung thu tôi không bao giờ quên.

Trung thu đôi lúc có sức hút với bọn trẻ như tôi còn hơn cả ngày Tết thiếu nhi 1-6. Một mùa Trung thu mới lại sắp tới hứa hẹn sẽ có những kỉ niệm thật đẹp. Tôi bỗng yêu đất nước và con người Việt Nam tha thiết.

Cảm nghĩ về đêm trăng Trung Thu  28

“Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu. Cán đây rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan. Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh. Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời. Tùng rinh rinh, rinh rinh tùng rinh rinh. Ánh sao Bác Hồ toả sáng nơi nơi…”. Bài hát Chiếc đèn ông sao được cất lên trong không khí tưng bừng phấn khởi để chuẩn bị cho đêm hội trung thu của các bạn trong lớp khiến em thấy náo nức vô cùng. Chỉ còn một ngày nữa thôi là lễ hội trung thu năm nay sẽ diễn ra, nhớ lại những kỉ niệm của đêm trăng trung thu vào năm ngoái thật sự là nhiều niềm vui và nhiều sự bất ngờ, em cảm thấy háo hức mong chờ vô cùng. Mong sao năm nay cũng vui như năm ngoái, tạo nên một chuỗi những kỉ niệm đẹp về đêm hội trung thu

Năm nào cũng vậy trước ngày lễ chính là nhà trường lại tổ chức trước một buổi phá cỗ trung thu. Tất cả các lớp đều tham gia, không chỉ có các trò chơi mà còn có cuộc thi trưng mâm quả trung thu đẹp nhất. Các lớp, nhất là các bạn nữ lại được trổ tài khéo tay của mình.Năm ngoái lớp em đã đạt giải nhất cho cuộc thi kheo tay này. Năm nay, lớp chúng em đã lên ý tưởng về một mâm quả với những tạo hình từ những con vật dưới nước, rất thú vị.

Ở làng em, không khí chuẩn bị cho đêm rằm trung thu có diễn biến từ trước một tuần, các tiết mục văn nghệ được tập duyệt, đèn được thắp ở tất cả các khu đường chính và cả ngõ xóm. Ngày hôm hội chính, buổi chiều chúng em được nghỉ học. Ăn trưa xong là đã thấy không khí bắt đầu tưng bừng phấn khởi lắm rồi, chúng em lấy những chiếc đèn lồng được mẹ mua cho để xem lại trước, còn thổi thêm bóng bay, chúng em còn phụ giúp mẹ ra đồng ngắt những lượm lúa nếp non về làm cốm, ngày trung thu phải có hương vị của côm, của bưởi, của bông sen mới đầy đủ đặc trưng. Buổi chiều trong trụ sở văn hóa còn có phát quà trung thu, còn ở sân kho đình làng thì hội thanh niên, hội cựu chiến binh và hội phụ nữ tổ chức cho các em những trò chơi dân gian gắn bó với dịp trung thu như hái hoa dân chủ, đi cầu kiều, đập niêu đất, bắt vịt, nhảy bao bố…. Năm ngoái em cũng tham gia rất nhiều trò chơi và ở trò bắt vịt em đã bắt được một con. Những trò chơi vận động đều vô cùng bổ ích, chúng em thích thú vô cùng.

Đêm trăng trung thu của quê em bắt đầu từ 6 giờ tối, tất cả người dân, đặc biệt là trẻ em tập trung hết ở trong sân nhà văn hóa, đội kì lân dẫn trước, cả làng theo sau đi rước đèn, tiếng chiêng trống, màu sắc của những chiếc đèn lồng tạo nên một bầu không khí náo nhiệt và nhiều sắc màu nổi bật cả một khu. Làng em có truyền thống múa lân rước đèn từ nhà văn hóa thôn, đi vòng hết trục đường chính đến điểm cuối là sân kho trước đình làng. Tại nơi này, các hoạt động giao lưu văn nghệ, hát hò, diễn kịch….được diễn ra hết sức sôi nổi, mọi người trong làng tập trung xem biểu diễn rất đông, ai cũng hưởng ứng vô cùng nhiệt liệt. Buổi diễn thường được kết thức vào khoảng 8 rưỡi tối, ai về nhà nấy nhưng đó mới chính là thời gian cả gia đình quần tụ phá cỗ trung thu. Đêm trung thu em thường đi ngủ khá muộn vì còn muốn thức để xem trăng, để ngắm trăng và để thả hồ mình theo những giai điệu của những bài hát viết về trung thu và mơ màng nghĩ về sự tích chị Hằng, chú Cuội. Nhưng không vì thế mà sáng hôm sau em dậy muộn, em vẫn giữ được nhịp sinh hoạt cũ, hơn hết trong lòng vẫn mang tâm trạng phấn khởi của những cảm xúc về đêm trung thu đã qua nhưng còn vương vấn mãi.

Đêm rằm trung thu luôn là những khoảnh khắc đẹp và kì diệu của những cô cậu nhóc tuổi nhỏ như chúng em. Em luôn cảm thấy háo hức mỗi mùa trung thu về, lại được đi rước đèn và tạo nên nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.