Cảm nghĩ về cây tre (17 mẫu)

Dàn ý biểu cảm về cây tre 1

I. Mở bài

– Cây tre loại cây gần gũi và gắn bó với nhiều người nông dân.

– Cây tre mang ý nghĩa tượng trưng kiên cường, mạnh mẽ anh hùng của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

II. Thân bài

1. Miêu tả hình đàn cây tre

– Thân tre gầy guộc, cao vút mang ý nghĩa cho con người mạnh mẽ, hiên ngang, bất khuất.

– Lá tre mỏng manh.

– Bên dưới gốc tre là những chồi măng vươn lên đứng đầy sức sống. Từ xưa trẻ đã được chế tạo thành bẫy tham gia chông quân xâm lược “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” tre người bạn thân thiết, người tham gia mọi trận đánh của dân tộc ta.

– Cây tre chính là biểu tượng của sự mạnh mẽ bền bỉ, kiên cường mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần noi gương.

2. Kể chuyện

– Cây tre trong tuổi thơ của em, tre gần gũi với người dân và tỏa bóng mát cho dân làng.

– Trẻ không chỉ tạo bóng mát mà những chồi măng còn dùng làm thực phẩm rất bổ dưỡng.

III. Kết bài

– Cây tre rất nhiều công dụng và mọi bộ phận cây trẻ đều sử dụng có ích cho con người.

– Cây tre như là một người bạn thân thiết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Gìn giữ cây tre như một biểu tượng của sự mạnh mẽ kiên cường.

Dàn ý biểu cảm về cây tre 2

I. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

– Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

– Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

2. Các loại tre:

– Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

3. Đặc điểm:

– Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi

– Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai

– Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

– Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

– Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất -> giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

– Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

4. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam:

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. Trong sinh hoạt:

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

III – Kết bài:

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể dời xa tre.

Biểu cảm về cây tre  1

Cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam. Hình ảnh cây tre quá gần gũi và thân thuộc trong cuộc sống của những con người ở làng quê. Nhắc đến cây tre tôi có vô vàn điều muốn nói, và tôi yêu quý lắm loài cây này.

Với những bạn ở thành phố có lẽ cũng hiếm có cơ hội để được nhìn thấy cây tre thật, mà thường chỉ được biết thông qua sách vở, ti vi, sách báo,... Còn ở làng quê, hầu như nơi nào cũng có tre. Cây tre gắn bó với làng quê Việt Nam đã hàng trăm nghìn năm nay như một điều hiển nhiên. Không biết tre mọc từ bao giờ nhưng khi tôi lớn lên đã xuất hiện những rặng tre kiên cố, uy nghiêm bao quanh làng.

Tre có màu xanh lục, đậm dần khi xuống gốc, lá cũng rất xanh, nhỏ và thành từng nan. Hồi nhỏ, con nít thường lấy đọt tre để xâu thành vòng tay, vòng cổ dễ thương cực, và tôi cũng đã từng thế. Tre lớn lên từ búp măng, măng non nhọn hoắt, tràn đầy sức sống đâm thẳng lên mặt đất mà không lo sợ mưa gió bão bùng, thế mới biết được sức sống phi thường của loài cây này. Cây tre không đơn lẻ một mình mà đoàn kết thành bụi, rặng, khóm tre. Thân tre gầy guộc, ống rỗng bên trong, ngoài trơn láng, rễ tre bám chắc vào đất, dù thân có gãy thì rễ vẫn sống để lên búp măng mới.

Có lẽ, ngoài cỏ dại thì tre là loài cây dễ sống nhất, ở bất kỳ đâu, dù “đất sỏi, đá vôi bạc màu”, đất cằn cỗi nghèo nàn dinh dưỡng thì tre vẫn vươn mình trước gió, hiên ngang với đất trời. Hình tượng đó được ví như sức sống của những con người Việt Nam, kiên cường, bất khuất không ngại gian khổ, khó khăn để giành lấy tự do, giành lấy quyền sống chính đáng cho mình. Và là biểu tượng cho những con người siêng năng cần cù, chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó, là tính cách đoàn kết thủy chung, chở che đùm bọc lẫn nhau.

Hình ảnh bụi tre gắn liền với cuộc sống và con người thôn quê, cùng với cây đa, giếng nước, cây trẻ trở thành một thứ “đặc sản” của làng quê Việt Nam, từ Nam ra Bắc, vùng quê nào bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh rặng tre xanh mát đung đưa vui đùa cùng gió. Bóng tre dang rộng tỏa bóng mát trưa hè, bác nông dân có nơi để ngã lưng chợp mắt, những chú trâu có chỗ nghỉ chân mà nhởn nhơ gặm cỏ….

Tre gần gũi, thân thuộc, đã, đang và sẽ vẫn trợ giúp cho đời sống của chúng ta. Từ chiếc nôi tre ta nằm lúc bé, cái giường, tủ tre, cho đến cái cán cày cán cuốc, chiếc rổ bắt cá,... Tre đan thành mành làm trang trí, tre làm đũa ăn cơm, tre làm điếu cày, ấm trà, ống tiêu ống sáo, vân vân. Từ trẻ con đến người già, từ đàn bà đến đàn ông, chắc chắn ai cũng đã sử dụng đồ dùng nào đó được làm bằng tre. Ngoài ra, măng tre non được dùng làm thực phẩm, lá tre thì có thể làm thức ăn cho gia súc. Dù không phải là vật liệu quý hiếm có giá trị đa năng nhưng tre thực sự rất quan trọng đối với đời sống của con người.

Cây tre vốn đã in sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, tre gắn với văn hóa truyền thống và lịch sử đấu tranh giành hòa bình.Trong tác phẩm cây tre Việt Nam của Thép Mới có viết: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người ! Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

Hay ngay trong truyền thuyết Thánh Gióng, thì cây tre cũng đã được sử dụng như một loại “vũ khí” để tiêu diệt quân thù.

Tre mộc mạc, giản dị, gần gũi trong từng hơi thở, nhịp sống của con người, và nó cũng nhẹ nhàng đi vào văn thơ nhạc họa như một điều tất yếu.

"Tre xanh

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!"

Mỗi buổi tối mùa hè, dưới chiếc võng quen thuộc, được nghe tiếng lá tre xào xạc trong gió, tôi bỗng thấy lòng bình yên lạ thường, nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ trong khi chúng vẫn mải miết đùa vui…

Biểu cảm về cây tre  2

Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc: mái đình cây đa, cánh cò, sáo diều, con trâu, luỹ tre… Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam.

“Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”…

Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam, với nhiều phẩm chất cao quý, nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam.

“Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu, nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước. Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng, cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao. Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm, hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng. Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống, như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà. Tre mộc mạc, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Tre là người bạn thân của con người, từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: tán hưng, ống thụt, làm diều, làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng. Tre non đủ lá đan sàng được chăng?”. Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre…. Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, trong phong tục, tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ. “Dưới bóng tre, thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp, những nhọc nhằn, giần sàng, xay, giã đều có tre. Tre chẻ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm”, hay một khúc hát giao duyên “Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.

Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam. Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam.

Biểu cảm về cây tre  3

Ngày xửa ngày xưa, tôi chỉ là một mầm măng nhỏ được sinh ra tại một làng quê nghèo chất phác và mộc mạc. Từ lâu tôi đã thắc mắc không biết tổ tiên mình là ai và có từ khi nào. Chỉ biết rằng:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Thật đúng như vậy, họ hàng nhà tre chúng tôi đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Thuở ấu thơ, tôi chỉ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ hình nón, trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé. Rồi tôi trưởng thành theo thời gian và trở thành một chàng tre đích thực. Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió. Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.

Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng. Cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con-những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng, chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu”…

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, vai trò của tôi được nêu cao trong việc làm vũ khí đánh giặc như gậy, chông, mũi tên.cung tên,… góp phần mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam hôm nay. Trong cuộc sống của con người ngày hôm nay, tôi được xây dựng thành những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người và đàn con thơ của họ. Trong bữa cơm hằng ngày của con người, tôi dược dùng để gắp thức ăn và con người gọi tên tôi là đũa, Dùng tôi để gắp thức ăn không trơn trượt như đũa nhựa mà rất nhẹ và dùng gắp thức ăn rất dễ, lại rẻ tiền nữa! Sau mỗi bữa ăn. những người lớn dùng tăm để xỉa răng được làm từ tôi. Mỗi sáng các chị em phụ nữ trên tay xách chiếc giỏ mây đi chợ, hay các ông các bà nhâm nhi tách trà nóng trên bộ bàn ghế được đan bằng mây. Vì vậy, ở quê hương tôi có nhiều người làm tăm tre, đũa tre, đan giường hay đan giỏ mây, bàn ghế mây. Các chị tre ngà có ngoại hình khá đẹp và ấn tượng thì được trồng làm cảnh. Ngoài ra, khi cuộc đời tôi đã chấm hết, thân hình chỉ còn là một cây tre gầy còm, xơ xác và khô héo lụi tàn, tôi vẫn được mọi ng sử dụng để làm chất đốt vì dễ cháy và ngọn lửa mạnh.

Các bạn đã nghe câu:”Tre già măng mọc” chưa? Đó là chu kì sống của họ nhà tôi đấy! Dòng họ nhà tre chúng tôi sẽ duy trì nòi giống cho đến tận mai sau để gắn bó với con người nhiều hơn, để dần đi vào tiềm thức của loài người, để được người đời nhớ mãi. Nhớ rằng tre như một người nông dân chất phác và mộc mạc, chịu thương chịu khó. Tre còn như một biểu tượng thiêng liêng cho một sức mạnh hùng hồn, sự bền bỉ và chịu đựng ngoan cường, tinh thần bất khuất trước kẻ thù của đất nước ta, dân tộc ta trong lịch sử chông giặc ngoại xâm. Thân hình yếu ốm của loài tre chúng tôi như nước Nam ta thời xưa chưa hùng mạnh nhưng lại tiềm ẩn một sức mạnh phi thường, đánh đổ được tất cả những bão tố, khó khăn để đi đến một thắng lợi vẻ vang và chính nghĩa.

“Mai sau, mai sau, mai sau

Đất xanh xanh mãi xanh màu tre xanh”…

Biểu cảm về cây tre  4

Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Tre cũng có những phẩm chất đáng quý như con người vậy. Làng quê Việt Nam luôn gắn với hình ảnh lũy tre đầu làng.

Tre có từ bao giờ cũng không ai biết nữa, nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng, cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao. Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm, hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng. Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống, như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà. Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật.

Từ lâu cây tre đã trở thành người bạn thân của con người. Khi lọt lòng ta được nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: tán hưng, ống thụt, làm diều, làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng. Tre non đủ lá đan sàng được chăng?”. Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre…. Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, trong phong tục, tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ. “Dưới bóng tre, thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp, những nhọc nhằn, giần sàng, xay, giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khăng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.

Tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ văn. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm”, hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.

Trong cuộc chiến giữ nước, tre cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, giữ tính mạng cho con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

Ngày nay cuộc sống đã thay đổi, các vật dụng làm từ tre cũng không nhiều nữa, đầu làng ít thấy thấp thoáng lũy tre xanh, con người cũng ít phải ngòi hóng mát dưới gốc tre nữa. Tuy vậy cây tre mãi mãi vẫn tồn tại trong tâm trí người dân Việt và là biểu tượng không bao giờ thay đổi của dân tộc ta.

Biểu cảm về cây tre  5

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước Việt Nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm xanh mọc thẳng…”

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”

Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 - 18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Hà Nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà). Giờ mở rộng Hà Nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm. Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre, (vì đun than, đun ga), nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.

Biểu cảm về cây tre  6

 “Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Hình ảnh thân thương của những cây tre đã đi vào rất nhiều trong thơ ca Việt Nam. Bởi tre đã quá thân thuộc và gần gũi vơi con người. Đi đâu trên khắp thôn quê Việt chúng ta đều bắt gặp những lũy tre xanh bát ngát.

Tre thường mọc gần nhau theo khóm tạo thành những lũy tre xanh rì rào trong gió. Từ bao đời nay, tre mọc luôn đứng cạnh nhau chứ không hề riêng lẻ. Nó cũng giống như tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam vậy. Thân tre có nhiều đốt, gầy guộc là vậy nhưng gió thế nào cũng không thể nào quật ngã được. Dù bất cứ chỗ nào, đất có cằn cỗi bao nhiêu thì tre vẫn cứ vươn lên xanh tốt giống như tinh thần vươn lên trước mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống của người dân lao động. Tre thường đường trồng ở bờ sông nên mỗi lần có cơn gió nhẹ thổi qua là những chiếc lá tre khô lại bay bay, xoáy tròn rồi rơi xuống mặt nước trông thật là đẹp mắt. Bên cạnh nhưng cây tre to khỏe luôn là những mầm măng non nhú lên nhọn hoắt. Rồi theo ngày tháng những chú măng nhọn ấy sẽ lớn dần thành một cây tre trưởng thành, giống như con người từ bé tới lớn vậy.

Tre gắn liền với tuổi thơ của mỗi đứa trẻ làng quê bởi lẽ ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ đã được nghe câu chuyện cổ tích “cây tre trăm đốt” của bà, của mẹ. Rồi mỗi mỗi buổi chiều hè, trẻ con trong xóm thường rủ nhau chơi trốn tìm, nhảy dây dưới bụi tre làng. Thỉnh thoảng lũ trẻ còn hái những lá tre xanh gấp lại thành những que kem chơi đồ hàng.

Từ bao đời nay, tre đã có những đóng góp không nhỏ vào đời sống của con người Việt Nam. Con người sinh ra đã được nằm trong chiếc nôi làm bằng tre nứa, lắng nghe tiếng ru ầu ơ của mẹ mà lớn khôn. Tre dùng để dựng nhà – nơi tổ ấm để về – nơi che nắng che mưa của mỗi người. Tre được mọc thành lũy trải dài giúp giữ đất ngăn không cho đất lở bên sông, giữ cho đê vững chắc trong những ngày giông bão. Không những thế, nhìn quanh ta có biết bao nhiêu vật dụng làm từ tre nứa. Đó là đôi đũa tre, tủ tre hay những cái rổ cái giá. Tất cả đều làm từ loài cây thân thuộc. Tre cũng theo các chị các mẹ mỗi buổi chợ bởi ai cũng mang theo vật quen thuộc như chiếc giỏ chiếc làn tre. Những mảnh tre mềm được đan thành chiếc gàu tát nước giúp ích cho các bác nông dân. Ra các bờ mương, ta lại bắt gặp các bác đánh dậm bằng những chiếc chũm tre. Về nhà thì hình ảnh chiếc bu gà đan từ tre lại hiện diện thân thương ở góc sân vườn. Đâu đâu ta cũng thấy sự hiện diện của trẻ ở đó. Thật gần gũi như người bạn của người dân Việt. Mỗi buổi chiều mát, còn gì thích thú hơn khi các cụ già mang chiếc chõng tre ra ngồi đàm đạo, đánh cờ rồi nhấp một ngụm trà thơm. Thỉnh thoảng lại có cụ rít một hơi thuốc lào từ chiếc điếu cày làm bằng tre hay có cụ ngồi thổi một bản nhạc sáo làm từ tre trúc. Đơn giản như vậy đấy, mà tre gắn bó và mang lại cả niềm vui cho những cụ già trong làng.

Tre không chỉ mang lại bao lợi ích trong đời sống con người mà cò gắn bó máu thịt với nhân dân từ trong chiến đấu bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc. Khi đất nước có giặc đến xâm phạm, toàn dân lại dốc sức dốc lòng hăng hái tham gia kháng chiến. Khi ấy thì những chiếc gậy tre, chông tre là những vũ khí tuy thô sơ nhưng lại cực kỳ hữu ích. Quân thù dù có bom đạn, có sắt thép thì vẫn phải khuất phục dưới sự nỗ lực chiến đấu của gậy tre,chông tre. Nhà văn thép mới đã từng viết trong “Tre Việt Nam” thật chính xác sự gắn bó của tre trong cách mạng: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác . Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà xanh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”.

Tre lớn lên với con người Việt, gắn bó với đời sống Việt rồi lại cùng người dân Việt Nam đứng lên chống lại áp bức. Tre không khác gì một người bạn của con người và cũng là hiện thân của đức tính con người Việt Nam anh hùng, bất khuất.

Bài

Từ bao đời nay cây tre đã có mặt hầu hết các nẻo đường đất nước Việt và gắn bó chung thuỷ với cộng đồng dân Việt Nam. Đặc biệt trong tâm trí của người Việt, cây tre chiếm một vị trí quan trọng, sâu sắc hơn cả - được xem là biểu tượng của người Việt và đất Việt. Từ hồi còn bé, tôi còn nhớ bài thơ về cây tre Việt Nam. Nước Việt Nam xanh muôn vàng cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quí nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre, nứa, trúc.

Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...

Cây tre, nứa, trúc... và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ lúa. Tre có thân rễ ngâm, sống lâu hiện ra các chồi gọi là măng, thân ra hoá mộc có thể cao đến 10-18m, ít phân nhánh mỗi cây có khoảng 30 đốt... Cả đời tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre bật ra hoa.

Cùng với cây đa bến nước sân đình – một hình ảnh quen thuộc thân thương của làng Việt cổ truyền thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm với người Việt. Tre hiến bóng mát cho đời và sẵn sàng hi sinh tất cả từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. Đất nước lớn lên khi dân ta biết trồng tre đánh giặc không phải ngẫu nhiên sự tích cây tre thân vàng được người việt gắn với truyền thuyết Thánh Gióng - hình ảnh gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kì đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng cậu bé Gióng vươn vai hoá thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan tới sự phát triển của cây tre. Trải qua nhiều thời ki lịch sử các luỹ tre đã trở thành pháo đài xanh vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai. Tre thật sự trở thành chiến luỹ và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vong góp phần rất lớn đánh đuổi quân xâm lược để giành lại hoà bình cho dân tộc: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.

Đã không ít tác phẩm viết về cây tre như Cây tre Việt Nam của Thép Mới và bài thơ Tre Việt Nam của thi sĩ Nguyễn Duy... Tre còn góp mặt trong làn điệu dân ca, điệu múa hầu hết trên đất nước và là chất liệu cần thiết để làm các nhạc khí dân tộc như sáo kèn. Tre đi vào cuộc sống của mỗi người và đi sâu vào tâm hồn Việt. Mỗi khi xa quê lữ khách khó mà quên luỹ tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... hình ảnh của tre gợi nhớ về làng quê mộc mạc, con người Việt Nam thanh tao, giản dị mà chí khí.

Có thể thấy rằng bản chất, bản lĩnh của người Việt và văn hoá việt có nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre. Tre không mọc riêng rẽ mà tạo thành luỹ tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng ở người Việt.

Tre gắn bó với người Việt như thế đấy. Trong đời sống cần quí trọng cây tre hơn. Ở Hà Nội, tre không còn nhiều. Giờ Hà Nội mở rộng lại bát ngát các vùng quê, chiều về khóm rơm không còn quấn quýt bên tre nhưng tôi lại thấy cây tre luôn vươn thẳng gắn bó với người dân.

Biểu cảm về cây tre  7

Ngày xưa, khi đi học, tôi từng rất thích những câu thơ này của nhà thơ Thép Mới:

“Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi?…”

Có lẽ, trong tiềm thức của con người Việt Nam, hình ảnh bờ tre đã trở thành một biểu tượng quen thuộc không thể nào xóa nhòa.

Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Tre xuất hiện trong truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm, xuất hiện trong đời sống ngày thường,…từ miền ngược tới miền xuôi, đâu đâu cũng thấp thoáng khóm tre thân thuộc.

Trong tất cả các loài thực vật, có lẽ tre chính là loài cây dễ sống bậc nhất. Dù là ở nơi “đất sỏi, đá vôi bạc màu” thì cây vẫn có thể sinh trưởng và tỏa ra bóng mát êm dịu. Tre không đứng riêng lẻ mà cây mọc thành từng khóm, từng bụi, tre đoàn kết như chính mảnh đất mà cây sinh trưởng. Ban đầu, tre chỉ là một mầm măng nhỏ, yếu ớt, mũi nhọn hướng thẳng lên trời. Trải qua bao nắng mưa, tre giờ đây đã trở thành những thân cây mạnh mẽ, dẻo dai, sẵn sàng đối đầu với những phong ba bão táp. Đặc tính của cây tre hay chính là đặc tính của con người Việt Nam, luôn nỗ lực vươn lên từ gian khổ, luôn mạnh mẽ đương đầu với gió sương? Có lẽ nhờ những đặc tính đó mà người Việt mới ưu ái xem tre như là một biểu tượng của dân tộc.

Thân tre tuy khá nhỏ, lại rỗng bên trong nhưng mang rất nhiều gai nhọn, không cẩn thận có thể bị đâm bởi những chiếc gai ấy. Thân cây óng mượt màu xanh lục được điểm xuyến với rất nhiều lá xanh mỏng, dài nhọn như hình mũi mác. Tre bám rất sâu vào đất bởi đặc tính vùng đất mà tre sinh trưởng thường khô cằn, sỏi đá. Cả cuộc đời, tre chỉ ra hoa một lần, để rồi khi trải qua giai đoạn đẹp nhất ấy, tre cũng sẽ khép lại quãng thời gian của mình.

Tre rất quan trọng với con người cả về mặt vật chất và tinh thần. Tre là mái nhà tranh, là công cụ lao động. Tre là điếu cày cho ông, là rổ rá cho bà, cho mẹ. Tre còn là chiếc chõng trong buổi trưa hè lộng gió, là đôi đũa quen thuộc trong các bữa ăn. Tre là những que chuyền nhỏ nhắn, là tiếng sáo diều vi vu,…Hình ảnh tre cứ thế, dần dần lấp đầy tâm hồn người Việt.

Không chỉ đến bây giờ mà từ xa xưa, tre đã luôn ở bên cạnh con người từ cuộc sống cho đến chiến đấu. Gậy tre, chông tre chống lại quân thù xâm lược. Tre giữ làng giữ nước. Tre bảo vệ xóm thôn, bảo vệ con người ! Tre là bạn, là mối dây không thể thay thế !

Những đứa trẻ lớn lên tại vùng quê như tôi, ắt hẳn không thể nào quên hình bóng của lũy tre làng. Buổi trưa lộng gió, nằm dưới bụi tre mà thả hồn vi vu là cảm giác mà đứa trẻ nào cũng yêu thích. Ngày đó còn nghèo, không có đồ chơi, ấy vậy mà lũ trẻ vẫn vui đùa náo nức dưới bóng tre với trốn tìm, chuyền đũa, thả diều,…Ngày ấy, bên bóng tre, tuổi thơ của chúng tôi đã trôi qua êm đềm như thế !

Mỗi loài cây đều có một tiếng nói riêng, một hương bị riêng, và tre cũng vậy. Tre chỉ giản dị, mộc mạc nhưng lại rất ân nghĩa, thủy chung. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh bóng tre mãi là bóng mát trong tâm hồn, nhẹ nhàng che chở giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Biểu cảm về cây tre  8

Cây tre, có lẽ đây là một hình ảnh không thể xóa nhòa trong tiềm thức của con người Việt Nam. Cây tre quen thuộc trong đời sống, từ lũy tre làng đến các loại tre để làm cảnh, tạo bóng mát, tre làm các vật dụng và hơn hết cây tre đã đi vào thơ văn và truyền nhau bằng những câu truyện cổ tích dân gian. Phải nói cây tre đã có từ lâu đời và là biểu tượng của dân tộc Việt Nam ta.

Cây tre như thể hiện tinh thần, tính cách của con người Việt Nam bởi vì tre không bao giờ đứng riêng lẻ mà tre mọc thành từng khóm, từng bụi, đoàn kết và gắn bó hơn thế tre còn là loài cây dễ sống và sinh trưởng rất nhanh.

Tre có thể sống trên vùng đất cằn cõi, bạc màu, sống trong điều kiện như thế nhưng tre vẫn phát triển rất nhanh có thể trong vòng khoảng 100 ngày tre đã hoàn thành phát triển cả về chiều cao và đường kính.

Còn một điều đặc biệt về tre nữa mà không biết các bạn có biết không đó là tre cũng ra hoa nhưng chúng ta sẽ rất khó gặp được bởi vì tre ra hoa là hiện tượng độc đáo và hiếm gặp trong thế giới thực vật, thời gian ra hoa của tre là từ 60 đến 130 năm và còn đặc biệt hơn nữa khi mà những cây tre cùng loài ra hoa gần như đồng thời trên toàn thế giới, bất kể vị trí địa lý và thời tiết,hiện tượng ra hoa hàng loạt này được gọi là trổ bông tập thể.

Tuy nhiên sau khi ra hoa và quả thì cây tre già sẽ chết khiến cho cả rừng tre úa tàn trong vòng vài năm, cũng không hiểu vì sao lại có hiện tượng trên phải chăng để ra hoa kết trái tre đã hao tốn quá nhiều năng lượng khiến mình chẳng thể tiếp tục sinh sôi hay như câu nói:” tre già măng mọc”.

Tre úa tàn để lại khoảng trời cho những cây non lớn lên cũng giống như những cuộc chiến tranh xưa, ông cha ta hi sinh vì đất nước đồng hành cùng lũy tre, có thể ông cha ta ra đi nhưng vẫn để lại cho đất nước một thế hệ trẻ đầy tiềm năng và hi vọng, tre cũng vậy cho dù có bị tàn phá do bom đạn bao nhiêu thì tre vẫn cứ cùng nhau lớn lên thành từng khóm, từng bụi như thể một bức tường chắn của tự nhiên không bao giờ chết đi.

Cây tre bắt đầu mầm sống bằng một mầm măng nhỏ, từng lớp bao bọc và mũi nhọn hường thẳng lên để rồi không biết từ lúc nào tre sinh trưởng thật nhanh trở thành những thân cây mạnh mẽ, dẻo dai, thân cây tuy mỏng và rỗng bên trong nhưng lại mang trên mình rất nhiều gai nhọn, cây tre có thể đương đầu với bão giông và gió sương.

Tre là hình anh đầy quen thuộc và có thể cũng là một vài kỉ niệm để nhớ về, tre là những mái nhà tranh là công cụ lao động là chiếc giường ba nằm là chiếc bè nhỏ để ông câu cá là những ống dẫn nước được ba bắt từ đầu nguồn cho mẹ nấu cơm, là những lúc bạn bè cùng nhau dựng những căn lều nhỏ, là hình ảnh những chiếc diều vi vu trong gió nhẹ,… Những hình ảnh đó in đậm trong trí nhớ thân thuộc không thể quên.

Mỗi một vật hay một loại cây nào đó điều có ý nghĩa riêng của mình, tre cũng vậy, tre mộc mạc và giản dị, tre có trong từng câu hò mẹ hát, từng câu ca dao hay nghe, từng câu chuyện bà kể, tre mang trong mình sự thủy chung làm cho những người con xa quê, xa sứ hay nhớ về và nhớ nhất chính là hình ảnh những lũy tre dưới cái nắng vàng nhạt đong đưa trong gió nhẹ khẽ khàng lắc lư , hình ảnh ấy mang cho ta một một cảm giác yên bình đến lạ.

Biểu cảm về cây tre  9

 “Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Tre từ bao đời nay đã trở thành biểu tượng cho đất nước và con người Việt Nam. Tre âm thầm lặng lẽ bước vào cuộc sống của con người Việt, gắn bó như một phần máu thịt không thể tách rời. Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê rì rào những lũy tre xanh, cây tre là loài cây tôi yêu nhất.

Trên khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu, đâu đâu ta cũng có thể nhìn thấy bóng tre xanh nghiêng mình trong gió. Tre bắt nguồn từ đâu? Tre có tự bao giờ? Chẳng một truyền thuyết nào hoàn chỉnh về cây tre. Tôi chỉ nhớ rằng trong kí ức tuổi thơ, những ngày còn bé xíu, tôi đã đọc vanh vách truyện Thánh Gióng nhổ tre ngà, dũng mãnh chiến thắng giặc Ân xâm lược.

Những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những dòng sông mềm như dải lụa, những cánh diều trên bầu trời lộng gió cùng lũy tre xanh rợp mát đã trở thành tuổi thơ tươi đẹp của lũ trẻ làng quê nghèo chúng tôi. Thời gian qua đi, trong trí nhớ non nớt của những đứa trẻ, hình ảnh cây tre gầy guộc mà thẳng đứng vẫn không phai mờ. Kì diệu làm sao những chiếc lá mong manh mà sắc nhọn! Cơn gió nào vô tình thổi qua, bứt chiếc lá tre đã ngả vàng xoay tròn rồi rơi xuống mặt nước, lững lờ trôi như chiếc thuyền nan tí hon. Kiên cường biết mấy những cây tre đoàn kết với nhau, tay ôm tay níu mà nên lũy lên thành! Có loài cây nào sức sống bền bỉ, dẻo dai hơn cây tre? Nơi sỏi đá khô cằn, nơi đất vôi bạc màu nghèo sinh dưỡng, tre vẫn không ngại vươn mình lên đón mặt trời. Tre mộc mạc, dẻo dai mà cứng cáp, thanh cao chí khí như người.

Không biết tự khi nào, tre đã trở thành người bạn thân thiết, trở thành một phần của cuộc sống con ngươì. Thuở lọt lòng, tôi lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong những lời ru ngọt ngào và trong cả chiếc nôi tre nhỏ bé mà bao trọn tình yêu. Những buổi chiều lộng gió, tiếng cười giòn tan của chúng tôi vang lên giữa miền quê khi chơi thả diều – những con diều làm từ thân tre. Và làm sao quên được, những đêm Rằm phá cỗ Trung Thu, tôi theo chúng bạn cầm chiếc đèn lồng vót gọt từ tre, nối đuôi nhau chạy khắp xóm làng. Tre chính là loài cây mà khi nhắc đến, ông bà tôi không giấu được niềm vui vẻ, hoài niệm về những ngày đan lát bao năm trở lại. Chiếc thúng, chiếc rổ và đồ dùng ngày xưa, tất cả đều từ tre mà làm thành. Có lẽ vì thế, tình cảm mặn mà của thế hệ đi trước đã dần truyền sang thế hệ tôi. Dưới bóng tre xanh, thấp thoáng mái đình, ngôi chùa cổ kính rêu phong. Cây đa, quán nước, đình làng và lũy tre xanh là niềm thổn thức của bao trái tim xa quê. Tến đến xuân về, bà và mẹ chẽ tre làm lạt gói bánh chưng, khăng khít như những mối tình thuở ban đầu dưới bóng tre xanh. Tre mang theo niềm vui thơ ngây trẻ thơ, mang theo chút khoan khoái của tuổi già.

Ngược dòng thời gian đề quay về những ngày trong quá khứ, những tháng ngày kháng chiến oanh liệt, tôi thấy lòng mình đầy khâm phục và tự hào. “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Trong bom đạn chiến tranh, dưới bàn tay tàn ác của kẻ thù, tre anh hùng bất khuất, tre lấy thân mình che chở bảo vệ cả quê hương. Tre xanh trong chiến tranh là đồng chí, là chiến sĩ kiên cường.

Trở về hiện thực đời thường, tre hòa mình vào cuộc sống, cùng con người dựng xây hạnh phúc. Tre đi vào thơ ca, trở thành cảm hứng sáng tác bất tận cho những người nghệ sĩ. Trong khúc ca về đất nước và con người, tre nhẹ nhàng xuất hiện gắn bó, yêu thương “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm”, “ Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Tre cất lên khúc nhạc đồng quê, đó là những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo cà kẽo kẹt, tiếng sáo diều du dương bay bổng, ôm ấp cả làng quê êm ả thanh bình.

Cuộc sống hôm nay đã ít nhiều thay đổi, tre tuy không còn gần gũi, thân cận với con người như trước. Nhưng hình tượng cây tre vẫn mang một ý nghĩa lớn lao, đặc biệt trong trái tim con người Việt. Đối với tôi, tre là quê hương ruột thịt, là linh hồn thiêng liêng của dân tộc mình.

Biểu cảm về cây tre  10

Cây tre luôn gắn bó với cuộc sống của con người chúng ta. Đi từ vùng miền núi sâu xa đến vùng đồng bằng xanh thẳm, từ thành thị đến nông thôn, cây tre luôn hiện hữu ở khắp mọi nơi, chỉ cần nơi đó có con người thì chắc chắn sẽ có cây tre.

Cây tre là loài cây không cao sang, không quý giá, không mùi hương ngọt ngào như hoa ngọc lan, không nồng nàn như hoa hồng kiêu sa mà cây tre chỉ đơn giản là cây tre, mộc mạc, đơn sơ và luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người.

Cây tre có vẻ bề ngoài dung dị và quá đỗi đơn sơ. Ban đầu khi nhìn thấy tre, bạn sẽ cảm thấy đó là một loài cây rất “khô” và cũng giống như bao loài cây khác.

Nhưng không. Hãy quan sát nhiều hơn, hãy tìm hiểu nhiều hơn rồi bạn sẽ thay đổi cách nhìn về loài cây này. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu về cây tre bao gồm nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo và công dụng mà tre mang đến cho cuộc sống con người để bạn có thể hiểu rõ hơn và có cách nhìn mới hơn về loài cây tuyệt vời này.

Nguồn gốc ra đời của cây tre, theo tài liệu ghi lại thì khá mơ hồ và cho đến ngày hôm nay vẫn chưa ai tìm ra câu trả lời. Người ta chỉ biết cây tre lúc đầu là một loài cây hoang dại được con người đem về trồng và sử dụng từ rất lâu về trước.

Ở Việt Nam nước ta, cây tre đã xuất hiện rất sớm từ thời nhà nước Văn Lang cho đến tận ngày hôm nay và đã trở thành gương mặt đại diện cho con người nơi đây.

Trên thế giới có khoảng 1300 loại tre và được phân bố rộng rãi trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất là khu vực Nam Mỹ và Châu Á. Tuy nhiên, có một điều làm ta khá ngạc nhiên rằng ở khu vực Đông Nam Á mới chính là quê hương thực sự của loài cây này, tập trung khoảng 600 loại.

Một số nước ở Đông Nam Á tập trung nhiều cây tre là Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Indo,…trong số đó, Trung Quốc là nơi tập trung nhiều cây tre nhất và Ấn Độ xem cây tre là “gỗ của người nghèo”.

Cây tre không có gì đặc biệt nhưng tại sao lại rất phổ biến, được trồng nhiều ở quốc gia và được con người yêu thích, bảo vệ. Hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo của loài cây này để hiểu rõ hơn nhé!

Cây tre thuộc họ cỏ và loài cây nằm trong nhóm một lá mầm. Tuy là cây thân cỏ nhưng cây tre cũng có những đặc điểm như thân gỗ hay nói cách khác, cây tre mang trong mình đặc tính của loài cây thân cỏ và thân gỗ. Rễ cây tre thuộc nhóm rễ chùm, nằm sâu trong lòng đất. Bề ngoài rễ có vẻ khô cằn nhưng lại giữ vai trò quan trọng giúp cây tre có thể phát triển tươi tốt.

Cây tre có phần thân ngầm cứng, giữ vai trò khá quan trọng trong việc phát sinh ra rễ, là bộ phận sinh sản của cây và giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Từ thân ngầm của cây sẽ mọc lên chồi măng, nhọn. Chồi măng này sẽ phát triển thành măng tre. Măng tre là cây con phát triển. Măng tre được bao bọc bởi lớp vỏ cứng ở bên ngoài và bên trong mềm.

Mo tre xuất hiện khi bóc lớp vỏ bên ngoài của măng tre ra. Thân chính của cây tre là bộ phận quan trọng nhất của cây. Trên thân có nhiều đốt tre đặc và lóng tre. Lóng tre có thể dài từ 40-60cm.

Có một cây tre có lóng dài tới 120cm. Trên thân được chia thành nhiều đốt và được lớp mo che phủ cùng với lóng tre. Thân tre gầy, dài và cứng, có màu xanh lục ở đáy, càng về phần trên thì trở nên nhạt hơn. Thân có đường kính từ 1-25cm, cao khoảng 20m. Lá tre là bộ phận đảm nhiệm quá trình quang hợp của cây tre gồm phiến lá, tai lá, lưới lá, cuống lá và bẹ lá.

Cây tre khi ra hoa và có hạt chín thì cũng là lúc kết thúc một vòng đời của nó. Hoa tre không giống nhưng loài hoa khác, hoa tre chỉ ra hoa được một lần trong đời. Hoa tre bao gồm bao phấn, nhị, nhụy và có thể kết thành quả như lúa. Trung bình số lần cây tre là ra hoa có thể rất ít vì thông thường theo ước tính, cây tre ra hoa từ 30-40 năm trong vòng đời của cây tre hoặc có thể lâu hơn nữa. Do đó, cây tre là loài cây có thể nói là sống lâu nhất trong một số ít các loài cây.

Cây tre sống thành từng khóm, từng rừng giống như người dân ta luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, trong chiến tranh. Tre có nhiều loại như tre Đồng Nai, trúc, mai, vầu,..

Dù là loại tre nào đi chăng nữa thì vẫn luôn có đặc tính thích nghi được với nhiều loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau. Tre có thể sống trên những vùng miền núi, vùng đồng bằng, thành phố, nông thôn, cây tre luôn thích nghi và sinh trưởng tốt. Cây tre còn có khả năng chịu hạn, chịu úng cao.

Công dụng của cây tre đối với cuộc sống con người không bao giờ là nhỏ. Từ xưa, cây tre đã là người bạn kề bên sát cánh cùng nhân dân ta chiến đấu chống giặc ngoại xâm, vượt qua những tháng ngày thăng trầm của đất nước. Tre còn là chỗ trú ẩn của các anh bộ đội, anh lính tránh súng đạn của quân thù.

Là món đồ chơi nhân gian của trẻ thơ như sáo,…; cành tre có gai nhọn dùng làm hàng rào bảo vệ các loài tôm, cá; lá tre là nguyên liệu để đốt, để làm chỗ ở cho gia cầm; măng tre dùng để chế biến thành món ăn; thân tre được dùng làm cây nêu ngày tết, trở thành vật dụng không thể thiếu trong phong cách ăn mì gắp từ ống tre không chỉ riêng Nhật Bản mà đã trở thành kiểu ăn khá thú vị ở mọi quốc gia;

Tre còn được dùng làm đũa và các đồ dùng trong gia đình như bàn tre, ghế tre,…Ở một số nơi, tre còn được dùng làm giấy và là nguyên liệu trong phương thuốc cổ truyền của người xưa dùng để trị bệnh. Cây tre còn xuất hiện trong các câu ca dao, trong những lời thơ của các thi sĩ:

“Quê hương tôi có con sông xanh ngát

Nước gương trong soi tóc những hàng tre”

“Em về cắt rạ đánh tranh

Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà

Sớm khuya hòa thuận đôi ta

Hơn ai gác tía lầu hoa một mình.”

Cây tre mãi là người bạn thân thiết và luôn gắn bó với con người.

Biểu cảm về cây tre  11

Gắn bó với thôn quê Việt Nam, trở thành loài cây biểu tượng cho con người nơi đây, đã tồn tại và đồng hành cùng con người Việt Nam trong những ngày tháng thăng trầm của đất nước, bạn có đoán ra đó là loài cây nào không?

Loài cây đó không có mùi hương và càng không có vẻ ngoài đẹp đẽ, kiêu sa mà chỉ là dáng vẻ mộc mạc, đơn sơ và rất đỗi dung dị. Đó là cây tre – loài cây không ngại ngày đêm, mặc kệ thời gian đang dần trôi qua sẽ xuất hiện thêm nhiều loài cây quý hiếm hơn, hữu ích hơn mà cứ đứng ở đó tại thôn quê đó và gắn bó với con người như một người bạn.

Cây tre không hiểu vì sao và từ đâu lại trở nên gắn bó với con người như vậy. Không chỉ riêng mỗi đất nước ta mà tre còn là người bạn của người dân Trung Quốc và trở thành “gỗ của người nghèo” ở Ấn Độ. Cây tre đã trở nên phổ biến hơn và ngày càng gắn bó con người, đặc biệt đã trở thành loài cây biểu tượng cho đất nước Việt Nam chúng ta.

Tre xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới và vì thế, không ai xác định rõ nguồn gốc của cây tre xuất phát từ đâu và được hình thành như thế nào. Cây tre là một loài cây thuộc họ cỏ nhưng lại mang trong mình đặc điểm của loài cây thân cỏ và loài cây thân gỗ. Có lẽ bởi vì thế mà cây tre lại trở nên đặc biệt hơn các loài cây khác.

Cây tre xuất hiện ở nhiều quốc gia, trong đó tập trung nhiều nhất Nam Mỹ và Châu Á với 1300 loại tre nhưng có lẽ, không biết từ khi nào mà khu vực Đông Nam Á mới chính là quê hương của loài cây này dù chỉ được trồng khoảng 600 cây tre. Nước ở Đông Nam Á tập trung nhiều cây tre nhất là Trung Quốc, hay còn biết đến với rừng tre gắn liền với gấu trúc.

Ngoài ra còn có một số nước khác tồn tại sự xuất hiện của loài cây này như Ấn Độ, Triều Tiên, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan và có cả Việt Nam nước ta,…Từ đó, dù không rõ nguồn gốc xuất thân của loài cây này nhưng con người vẫn rất yêu thích và mỗi ngày chăm sóc, bảo vệ.

Cây tre xuất hiện ở Việt Nam không biết từ bao giờ nhưng đến ngày hôm nay, dù bạn đi đâu, từ đồng bằng đến miền núi, từ thành phố đến thôn quê cũng đều có sự hiện diện của loài cây này. Tre ở nước ta tồn tại nhiều loại cây thuộc họ tre như tre Đồng Nai, nứa, trúc, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, mai,…

Nói về phần cấu tạo và đặc điểm sinh học của cây tre có thể nói khá phức tạp hơn so với vẻ bề ngoài của nó. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu để bạn hiểu rõ hơn về loài cây này. Rễ cây tre thuộc dạng rễ chùm, bề ngoài khô cằn là thế nhưng lại giữ chức năng quan trọng trong việc giúp cây sinh trưởng và phát triển tươi tốt.

Dưới phần gốc của cây tre là phần thân ngầm của cây tre, thường nằm ở dưới lòng đất nhưng đôi khi cũng có trồi lên. Thân ngầm đặc, cứng có nhiệm vụ giúp cây đứng vững và cũng chính là bộ phận sinh sản của cây, giúp cây phát rễ. Ở trên phần thân ngầm này của cây tre sẽ mọc lên một chồi măng và trở thành măng tre nhọn.

Bên trong của măng tre là lớp vỏ mềm nhưng bên ngoài lại được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng. Măng tre sẽ phát triển thành cây con. Khi bóc lớp vỏ bên ngoài của măng tre ra thì được gọi là mo tre.

Thân tre to ở gốc và về càng phần trên đỉnh thì nhỏ dần. Trên thân gồm nhiều lóng rỗng và đốt đặc. Lóng ở trên thân tre có thể dài từ 40-60cm, có loại lóng dài tới 120cm. Thân tre gầy guộc, mọc ra từng cành nhọn và lá nhỏ. Thân tre có màu xanh lục nhưng càng lên cao thì càng nhạt dần, gồm nhiều mắt. Thân cây gồm nhiều đốt tre đặc, được bao phủ bởi lớp mo cùng với lóng.

Khi lớp mo già đi sẽ để lại những vòng mo trên thân cây. Thân là bộ phận quan trọng nhất của cây tre, có thể cao từ 1-20m với đường kính 1-25cm. Lá tre bao gồm phiến lá, cuống lá, tai lá, lưới lá và bẹ lá, là bộ phận quan trọng hỗ trợ trong quá trình quang hợp của cây. Lá tre có khoảng 3-5 đôi gân bên song song do bẹ lá và phiến lá hình thành nên.

Tre vốn dĩ là một loài thực vật có hoa. Nhưng điều khác biệt giữa hoa tre và các loại hoa khác là hoa tre chỉ ra hoa vào khoảng thời gian cuối đời của cây tre, trung bình từ 30-50 năm hoặc có thể hơn nữa. Hay có thể nói là khi cây ra hoa thì cũng là lúc cây tre kết thúc một vòng đời của nó. Hoa tre cũng có thể kết thành quả như hoa lúa, bao gồm bao hoa, nhị và nhụy.

Quả tre nhỏ và khi rơi xuống đất sau một khoảng thời gian thì có thể phát triển thành cây con nhưng ngày nay, người ta thường sử dụng cành nhánh để cây tre có thể phát triển nhanh hơn. Tóm lại, cây tre là loài cây thuộc nhóm một lá mầm, có thời gian sinh sống lâu đời, thường được trồng thành khóm, rừng tre.

Cây tre mỏng manh nhưng cứng cáp. Một vòng đời sinh trưởng và phát triển của nó bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi cây ra hoa, có hạt chín.

Cách trồng và chăm sóc cây tre có thể nói là khá đơn giản vì tre là loài cây thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu, có thể sống ở những vùng miền núi cao, thích hợp với nhiều loại đất và có khả năng chịu hạn và úng cao nên do đó, cây tre đã trở thành người bạn thân thiết của con người chúng ta bởi vì đặc tính này.

Cây tre mang đến nhiều giá trị về cả vật chất lẫn tinh thần cho người Việt ta. Măng tre được dùng làm thức ăn như măng luộc, măng chua,…Món ăn thanh đạm nhưng vẫn có thể no được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong đó chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã hằng ngày thưởng thức món ăn từ măng, từ trúc ” Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng ” trong những ngày làm việc ở Pác Pó.

Lá tre dùng làm thức ăn cho gia súc, làm chỗ ở cho gia cầm. Lá tre còn được làm nguyên liệu để đốt. Cành tre dùng làm hàng rào cho cá, tôm,…Thân tre được dùng làm cây nêu trong ngày tết, làm mái đan nhà để che mưa che nắng. Thân tre còn được sử dụng để làm giấy.

Ngày nay, trong cuộc sống hằng ngày, con người sử dụng tre để làm ván nhân tạo, làm đũa và các đồ dùng trong gia đình như ghế tre, bàn tre,…Ngày xưa, tre còn là nguyên liệu để chế thuốc chữa viêm chảy máu mũi, nôn mửa, đau họng. Đặc biệt, tre còn dùng để chế biến thành bột tre để bảo quản máy móc, các đồ dùng quý giá.

Tre còn là người bạn gắn liền với ký ức tuổi thơ của lũ trẻ hồn nhiên, là người bạn kề bên sát cánh cùng chiến đấu với nhân dân ta trong những ngày tháng thăng trầm, là nhân vật được đưa vào các câu chuyện thần thoại, cổ tích được nhiều bạn nhỏ yêu thích như thánh gióng, nàng út ống tre,…và tre còn là một phần trong muôn vàn loài cây cung cấp thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên, cho đất nước.

“Con về miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.”

Cây tre tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, bất khuất, ngay thẳng, trung trực và anh dũng, không sợ nguy hiểm của nhân dân ta nên cây tre sẽ mãi là gương mặt biểu tượng cho con người Việt Nam hiền hòa, chân chất.

Biểu cảm về cây tre  12

 “Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”

Nếu nói sen hồng là Quốc hoa của Việt Nam thì tre xứng đáng được làm loài cây tượng trưng cho đức tính của con người Việt, tre là loại cây có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống từ giá trị vật chất đến những giá trị tinh thần quý báu.

Từ xưa đến nay hình ảnh cây tre đã gắn bó ngàn đời với người Việt, là loài cây đi liền với văn hóa dân tộc mà chúng ta, không ai biết người Việt đã biết sử dụng tre từ lúc nào. Từ cái thời Thánh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ, nhổ bụi tre ven đường làm vũ khí quất vào giặt, hay từ cái giây phút Lang Liêu nằm mơ và quyết định làm bánh chưng bánh giày tế trời tế đất mà chẻ tre làm lạt

“Lạt này gói bánh chưng xanh

Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”

Hay từ cái giây phút tôi nghe các bạn cùng nghêu ngao đọc

“Tre xanh, xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”.

Chỉ biết rằng, hình ảnh cây tre đã đi cùng với người Việt trong suốt chiều dài lịch sử.

Và cũng có lẽ chưa có loại cây nào phổ biến rộng như cây tre, trên khắp mọi miền tổ quốc, dù đi đến nơi nào bạn cũng có thể nhìn thấy hình bóng của cây tre. Chính vì thế mà ở Việt Nam ta có rất nhiều giống tre khác nhau như tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu…

Có lẽ trên thế gian này, ngoài cỏ dại thì tre là loài cây dễ trồng nhất trên đời. Tre không hề kén chon đất đai, chưa bao giờ kén chọn thời tiết. Chỉ cần có một mục măng xuất hiện, thì vĩnh viễn nơi ấy sẽ luôn có tre, dù ban đầu chỉ  là một mầm măng nhỏ, nhưng trưởng thành rồi tre cứng cáp, dẻo dai

“Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”

Thân tre gầy guột, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần về gốc. Cũng có giống tre vàng óng, nhẵn thính, cũng có giống tre nhiều gai nhọn. Lá tre mỏng manh xanh một màu thủy chung trước sau như một. Và rễ của loài cây ấy, mọc thành từng chùm cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất, vì vậy mà tre luôn mọc thành bụi lớn dù trời long đất lỡ tre vẫn vững vàng trước gió

Tre là loài cây gắn liền với cuộc sống con người Việt Nam, tre xuất hiện trong tất cả mọi hoạt động. Trong lao động và sinh hoạt, tre chính là cánh tay đắt lực của người nông dân. Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu nhờ có bóng râm mà nhởn nhơ gậm cỏ, các bác nông dân nhờ bóng tre mà ngã lưng chợp mắt giữa trưa oi bức.

Tre ăn ở với con người đời đời kiếp kiếp. Khi chưa có gạch ngói, những mái nhà tranh chính là nơi che mưa che nắng, nghi ngút khói cơm chiều của người dân. Không vật dụng gì không được làm bằng tre: với các bác nông dân, tre là cán cày cán cuốc, là những chiếc rỗ rá bắt cá bắt cua…với các mẹ, các chị tre là những vật dụng nấu nướng hằng ngày từ đôi đũa đến nong nia…với các câu bé nơi thôn dã, tre là những ống sáo, ống tiêu, là những thanh chuyền bằng tre hay cần câu cắm đồng bắt cá…với các cụ già ngồi bàn chuyện đời với điếu cày tre, ấm trà đặc cùng những chiếc tách làm bằng mắc tre già mà với họ quý hơn cả vàng bạc.

Đời sống vật chất là thế, với nền văn hóa Việt Nam tre là một hình tượng không gì thay thế được. Từ ngày dân mình biết đánh giặc, tre đã là người đồng chí cùng đồng cam cộng khổ. “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín…”, ngay trong chính Tuyên ngôn độc lập của Bác cũng vẫn có hình bóng của tre “ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, ai không có súng không có gươm thì dùng cuốc thuỗng gậy gộc…”

Và nhất là tre chính là đại diện cho tâm hồn Việt, cho tính cách Việt: cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khó, đoàn kết một lòng. Hãy thử trồng 1 cây tre. Bạn gieo giống xuống đất, chăm sóc, tưới nước chu đáo mỗi ngày. Và bạn chờ đợi…

Một năm trôi qua. Trong khi trăm hoa đua nở rồi tàn thì giống tre của bạn vẫn nằm im không động tĩnh. Bạn vẫn tiếp tục chăm sóc, và đợi thêm một năm nữa. Nhưng đến năm thứ 2 bạn cũng không thấy gì, năm thứ 3 cũng không thấy gì, năm thứ 4 cũng không thấy gì… Hãy đợi thêm một năm nữa. Vào năm thứ 5, bạn sẽ thấy măng nhú lên, và chỉ trong vòng 6 tuần, cây tre của bạn đã vụt cao 27 mét.

Bởi vì trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời, tre chỉ phát triển bộ rễ! Từ cây tre mà con người có thể học được rất nhiều bài học quý giá, nhất là sự kiên nhẫn, xây dựng gốc rễ vững chắc và niềm tin.

Tre đã trở thành biểu tượng của Việt Nam, của những con người nồng hậu. Mai sau, dù có bao giờ, tre vẫn mãi là người bạn đời của mỗi người Việt. Với tôi tre còn là người bạn hiền lành, chân thành nhất. Tre giữ hình bóng quê hương, tre giữ kỉ niệm tươi đẹp thời thơ ấu. Tôi yêu màu xanh xanh của tre, màu xanh hi vọng và mơ ước. Tôi sẽ học cách kiên nhẫn, chăm chỉ như tre và cố gắng làm những việc hữu ích cho đời.

Biểu cảm về cây tre  13

Từ bao đời nay, cây tre gắn bó với người dân Việt Nam trở thành một biểu tượng truyền thông của Văn hóa Việt Nam chúng tôi. Hôm nay, tôi mời các bạn bè quốc tế đến với đất nước Việt Nam để hiểu thêm về hình ảnh cây tre trong đời sống con người Việt Nam chúng tôi.... Tre là một nhóm thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 - 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Tre nhỏ thì cao khoảng 2-3 mét còn có những cây già cao tới 5 mét.Lá tre nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu, sắc. Tre rất dễ sống, không cần quá nhiều điều kiện. Tre thường mọc thành từng quần thể chứ không mọc thành các cá thể riêng biệt.

Đã từ rất lâu rồi, mà không biết từ bao giờ nữa, cây tre đã hiện diện trong đời sống của người Việt Nam. Có lẽ chỉ có những nhà nghiên cứu khoa học chuyên sâu mới có được một câu trả lời chính xác mà thôi! Còn trong trí nhớ người Việt Nam chúng tôi, chỉ biết được rằng khi chúng tôi sinh ra thì đã có “bờ tre xanh” đứng sừng sững hiên ngang giữa những xóm làng quê thôn Việt Nam. Có khi chúng tôi tưởng rằng cây tre chỉ được sinh ra trước chúng tôi thôi, nhưng không phải, “cây tre đã có từ ngàn xưa”.

Các bạn có biết không? Cây tre thuộc họ Lúa, họ hàng của tre có nhiều loài như: anh trúc, anh mây, chị vầu, chị sậy, chị nứa, cả cậu tầm vông nữa! Người ta vẫn thường nói “Gầy như tre”. Vâng, đúng như vậy, cây tre cao gầy, đứng hiên ngang sừng sững tượng trưng cho lòng dũng cảm cương trực của người Việt Nam. Thân của cây tre trưởng thành có thể cao từ 10 - 15m, chia làm 25-30 đốt, mỗi đốt tre là một hình trụ tròn, gần như rỗng ruột. Tre có màu xanh là chủ yếu, chỉ có rặng tre ngà là có màu vàng óng ả đặc trưng. Lá tre có hình dạng như chiếc thuyền nan thu nhỏ. Tre là loài cây có rễ chùm đâm sâu vào lòng đất. Tre khi sống lâu sẽ mọc ra những chồi non xanh nho nhỏ gọi là mãng tre. Nhìn xa xa, cây tre như một chú bọ que xanh lá vươn tấm thân gầy guộc khẳng khiu lên bầu trời xanh thẳm bao la đầy gió.

Tre có một sức sống mãnh liệt, có một thân thể khỏe mạnh. Tre có thể sống trên những vùng đất khô cằn nhất. “Giữa một khu đất hoang vắng, cằn cỗi, có một thân tre xanh mơn vươn lên thẳng đứng”. Vùng đất cằn cỗi tượng trưng cho những khó khăn thử thách trên dòng đời vạn bước, cây tre có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho một linh hồn đầy niềm tin, lòng kiên trì vượt qua muôn trùng thử thách. Đó là dân tộc Việt mang trong mình dòng máu Lạc Hồng chúng tôi.

Từ lâu tre đã cùng người dân xông pha chiến đấu. Như nhà văn Thép Mới từng nói:

Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?

Thế vậy mà cây tre đã cùng người dân Việt Nam xông pha chiến đấu, tre đã dựng nên những thành lũy chắc chắn, tre tạo nên những hô chống găm đầy xác giặc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lẫy lừng, và đi sâu vào trong bao trang sử hào hùng của dân tộc. Chẳng những vậy tre còn tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, những sản phẩm mỹ nghệ mang đậm hơi thở truyền thông văn hóa Việt Nam. Tre là vật liệu tạo nên chiếc chõng tre, ghế tre, những vật dụng trang trí bằng tre đặc sắc, mang nhiều nét khác biệt so với nhiều sản phẩm làm từ các chất liệu khác.

Các bạn có biết món ăn nào làm từ cây tre hay không? Còn tôi vẫn nhớ như in hương vị mằn mặn của thịt, mùi chát chát của măng tre non, tất cả hòa quyện tạo nên hương vị một món ăn đặc sắc đặc trưng của ẩm thực Việt Nam từ tre. Nếu có dịp, tôi sẽ mời các bạn đến đây để thưởng thức các món ăn khác được chế biến khá công phu từ vật liệu chính là măng tre non như: canh măng, măng xào, giò heo nấu canh măng.

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Đặc biệt, món “cháo bẹ rau măng” là món ăn yêu thích của vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước chúng tôi: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày sống cùng thiên nhiên ở hang Pác Bó bên cạnh dòng suối Lê-nin ở Cao Bằng.

Khắp đất nước Việt Nam, trên những đồng bằng châu thổ màu mỡ, những vùng đất cằn cỗi, khắp các làng quê đầu có sự hiện diện của cây tre. Từ bao đời nay, cây tre đã trở thành một biểu tượng sống hùng hồn cho những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam. Cây tre là nhân vật, là nguồn cảm hứng cho hàng loạt các bài thơ, truyện dân gian ra đời như Tre Việt Nam, Nàng út ống tre, Cây tre trăm đốt.... Đã từ rất lâu rồi, mà không biết từ bao giờ nữa, cây tre đã hiện diện trong đời sống của người Việt Nam. Có lẽ chỉ có những nhà nghiên cứu khoa học chuyên sâu mới có được một câu trả lời chính xác mà thôi! Còn trong trí nhớ người Việt Nam chúng tôi, chỉ biết được rằng khi chúng tôi sinh ra thì đã có “bờ tre xanh” đứng sừng sững hiên ngang giữa những xóm làng quê thôn Việt Nam. Có khi chúng tôi tưởng rằng cây tre chỉ được sinh ra trước chúng tôi thôi, nhưng không phải, “cây tre đã có từ ngàn xưa”.

Các bạn có biết không? Cây tre thuộc họ Lúa, họ hàng của tre có nhiều loài như: anh trúc, anh mây, chị vầu, chị sậy, chị nứa, cả cậu tầm vông nữa! Người ta vẫn thường nói “Gầy như tre”. Vâng, đúng như vậy, cây tre cao gầy, đứng hiên ngang sừng sững tượng trưng cho lòng dũng cảm cương trực của người Việt Nam. Thân của cây tre trưởng thành có thể cao từ 10 - 15m, chia làm 25-30 đốt, mỗi đốt tre là một hình trụ tròn, gần như rỗng ruột. Tre có màu xanh là chủ yếu, chỉ có rặng tre ngà là có màu vàng óng ả đặc trưng. Lá tre có hình dạng như chiếc thuyền nan thu nhỏ. Tre là loài cây có rễ chùm đâm sâu vào lòng đất. Tre khi sống lâu sẽ mọc ra những chồi non xanh nho nhỏ gọi là mãng tre. Nhìn xa xa, cây tre như một chú bọ que xanh lá vươn tấm thân gầy guộc khẳng khiu lên bầu trời xanh thẳm bao la đầy gió. Tre có một sức sống mãnh liệt, có một thân thể khỏe mạnh. Tre có thể sống trên những vùng đất khô cằn nhất. “Giữa một khu đất hoang vắng, cằn cỗi, có một thân tre xanh mơn vươn lên thẳng đứng”. Vùng đất cằn cỗi tượng trưng cho những khó khăn thử thách trên dòng đời vạn bước, cây tre có sức sống mãnh liệt tượng trưng cho một linh hồn đầy niềm tin, lòng kiên trì vượt qua muôn trùng thử thách. Đó là dân tộc Việt mang trong mình dòng máu Lạc Hồng chúng tôi.

Tuổi thơ không bao giờ có thể quên được những trò chơi dân gian như thả diều, nhảy sạp, banh đũa. Cây tre là một vật liệu làm nên con diều. Chỉ cần lóc nhỏ thân tre, sáp lại dán giấy vào là một con diều đã hoàn thành.

Cây tre ngày nay tuy không còn nhiều ở các vùng đô thành phồn hoa, nhưng cây tre vẫn đánh dấu sự hiện diện của mình ở làng quê, thôn xóm.- Khi nào có dịp, các bạn hãy đến với đất nước Việt Nam chúng tôi, các bạn sẽ thấy được hình ảnh giản dị, mộc mạc của cây tre... cùng với mái đình, bến nước, cây tre đã tạo nên cho Việt Nam một cái nhìn khác trong mắt bạn bè quốc tế về Việt Nam. Và ngày nay cây tre vẫn là một phần không thể thiếu trong đời sống của người Việt Nam.

Cây tre là một biểu tượng đặc trưng, biểu trưng hùng hồn của lòng dũng cảm hiên ngang trong công cuộc chiến đâu giữ gìn đất nước của người Việt Nam. Cây tre là tài sản vô giá, là nguồn cảm hứng bất tận cho những tác phẩm bất diệt, tồn tại mãi trong lòng nhân dân Việt Nam. Vì vậy, khi nào có dịp, tôi sẽ đưa các bạn về làng quê Việt Nam, để có thể trải nghiệm cuộc sống dân dã bình dị cùng rặng tre xanh bên bờ sông đồng ruộng. Các bạn hãy nhớ rằng cây tre là tài sản vô giá của người Việt, cần ra sức giữ gìn và phát huy.

Biểu cảm về cây tre  14

Cây tre là một trong những hình ảnh quen thuộc của mỗi làng quê Việt Nam, cây tre từ xưa đến nay được nhắc đến, không chỉ ở trong phạm vi của văn học nghệ thuật, mà còn là cả từ thực tế đời sống đều luôn được coi là biểu tượng cho sức mạnh của người nông dân Việt Nam kiên cường, bất khuất, dù bão táp mưa sa cũng nhất quyết không chịu buông xuôi, không chịu khuất phục trước số mệnh

Cây tre đã có từ bao đời nay cũng không ai rõ, nhưng có một điều mà người ta có thể nhìn nhận và thấy rõ được thì chính là sự gắn bó của cây tre trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt ta là đã từ rất lâu. Tính về thời gian niên đại thì cũng phải đo đếm cả mấy ngàn năm lịch sử. Tre có mặt khắp nơi trên mỗi nẻo đường của đất nước Việt, từ đồng bằng đến miền núi, tại các vùng quê, tre là loài cây thân thuộc với cuộc sống của người dân hơn cả

“Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù

Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành

Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

Là những câu thơ đầy ý vị về cả đặc điểm sinh học và đặc điểm tâm lý mà nhà thơ Nguyễn Duy nhận thấy được những điều đặc biệt có ở cây tre, cũng là nỗi lòng chung mà con người Việt Nam dành tặng cho tre, những mỹ từ này mộc mạc mà chân thành vô cùng. Người dân Việt Nam, con dân đất Việt hiểu quý trọng tre, cây tre đi vào tiềm thức của người Việt là tất cả những gì gần gũi và thiêng liêng nhất.

Tre đi vào trong cuộc sống của người dân với tất cả những gì thân thuộc, gần gũi và hữu ích nhất. Từ những đồ dùng sinh hoạt hành ngày như rổ tre, rá tre, đôi đũa ăn cơm, chiếc quạt tre, phên thóc bằng tre, mành tre, nôi tre, chiếc điếu cày của người đàn ông cũng được làm bằng tre….rồi cả những đồ nội thất như ghế tre, chõng tre, giường, tủ…Rồi với tuổi thơ của những đứa trẻ dưới quê thì tre là một nguồn nguyên liệu giúp sáng tạo và làm nên bao nhiêu trò chơi dân gian hay, đặc sắc như chơi chuyền, chơi khăng, khung diều, sáo….

Tre là một loài dễ sống, dễ thích nghi, không kén chọn đất đai, không quản ngại những thay đổi thất thường của thời tiết. Tre không bao giờ sống lẻ tẻ, tre sống thành từng lũy, thành từng khóm bụi. Tre có dáng hình nhỏ, có chút gầy guộc, hình ống, rỗng bên trong, thân tre có màu xanh lục, đậm, thân có tư thế đứng thẳng tắp, cao vút, hướng lên bầu trời. Lá tre mỏng, thon dài hình bầu dục, trên mặt lá nổi rõ những đường vân song song hình lưỡi mác. Tre mang sức sống kiên cường và bền bì dù cho phải sống trong môi trường đất sỏi, đá vôi bạc màu, rễ tre vẫn bám chặt vào đất, không dễ dàng bị đánh gục. Tre mộc mạc, giản dị như chính tâm hồn của con người Việt Nam ta vậy

Lũy tre làng cũng chính là biểu tượng của sức mạnh tập thể khi tre là một trong những công cụ có ích lớn lao trong việc giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ cánh đồng lúa chín. Tre cùng người xông pha trên các mặt trận chống thù trong giặc ngoài. Gầy tầm vông làm từ tre trong bao năm thời chiến luôn là một trong những vũ khí rất cần thiết để đánh giặc, “gậy tre chông tre chống lại sắt thép quân thù”. Tre còn giúp người dân ta trong việc chống lũ lụt, hy sinh thân mình để bảo vệ cuộc sống của người dân “Tre xung phong giữ làng giư nước, giư mái nhà nhà tranh”. Tre được tôn vinh rất nhiều, không cần nói đâu xa, tre gắn bó với đời sống sinh hoạt của nhân dân qua những câu ca dao, dân ca, có cả truyện cổ tích Cây tre trăm đốt. Trong nền văn chương hiện đại, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ viết về tre, tiêu biểu như bài Tre Việt Nam ở trên

Cây tre từ lâu đã trở thành biểu tượng của người dân Việt với những đức tính đáng quý như thủy chung son sắt, bất khuất kiên cường. Cuộc sống dù có hiện đại đến đâu thì cây tre trong lòng người dân Việt vẫn có sức sống trường tồn, vĩnh cửu.

Biểu cảm về cây tre  15

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều loại cây đáng yêu có những tác dụng khác nhau, trong đó có cây tre. Tre một loại cây gắn liền với quê hương, đất nước Việt Nam ta. Khi bạn về tới đầu làng ở bất cứ nơi nào, thì lũy tre xanh đã vẫy tay chào đón bạn từ xa rồi. Không chỉ vậy, tre rất hữu ích luôn được nhìn thấy trong nhà với những vật dụng quen thuộc: bàn, ghế, giường, tủ, rổ, rá, đũa tre. Tre tham gia cả vào chiến đấu, hay như ngày xưa có chuyện thánh Gióng nhổ tre. Tre thật thần kì đúng không?.

Tre là một nhóm thực vật  đa niên thân gỗ, thân tre thẳng, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 – 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Tre nhỏ thì cao khoảng 2-3 mét còn có những cây già cao tới 5 mét.Lá tre nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu, sắc. Tre rất dễ sống, không cần quá nhiều điều kiện. Tre thường mọc thành từng quần thể chứ không mọc thành các cá thể riêng biệt.

Tre được sử dụng làm các đồ vật gia dụng, nhà, làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, vật dụng nông nghiệp: gầu, cán cuốc, cán xẻng. Tre non làm thức ăn, những món măng thơm ngon chấm muối lạc, hay món tmang om vịt thơm ngậy thì thôi rồi, nghĩ đến thôi là phát thèm rồi. Người ta còn tận dụng phơi măng khô để cất vào dịp tết, hay cưới hỏi để làm món canh măng xương ngon đáo để. Tre khô kể cả rễ làm củi đun, cháy to lắm, vì nó nỏm nên người ta trẻ nhỏ ra để làm đóm nhóm lửa rất là tiện. Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm vũ khí rất lợi hại,chông tre, gậy, cung tên. Đôi khi tre còn được sử dụng để làm thành chiếc áo tơi hay để làm mái lợp nhà. Tre có nhiều công dụng đáng yêu mà ai cũng biết tới. Vào mỗi mùa nắng mà đi kiếm măng phơi thì vui kinh khủng luôn.

Tuổi thơ của em hay cùng lũ trẻ con trong xóm đi chăn trâu rồi ngồi dưới gốc tre chơi trò bán hàng, nhặt bao nhiêu lá tre làm tiền. Có đứa nghịch ngợm còn nhặt lá xanh chơi trò gói bánh trưng bày bán. Mỗi lền đi chơi về là người lấm lem.

Vào mỗi ngày hè, thi nhau dình xem có củ măng nào không để mang về cho mẹ làm măng ớt hay được bữa măng luộc chấm mắm tranh. Hay sào tỏi hành thì ngon hết ý. Có lần ngày nào cũng canh, cho đến khi nó nhú, ngày nào cũng xem, dùng lá phủ lên mà không biết tại sao có ai trộm mất. Tiếc xuốt mấy ngày.

Có nhiều khi chơi trốn tìm ở gốc tre, ngủ quên sừ mà không ai để ý. Chơi xong bọn bạn về hết còn mình mình bơ vơ ở lại nơi đất trời hoang vắng đến tối đêm mới mò về nhà.

Doi tre mà bị vụt mông thì đau lắm, nhưng nhờ như thế không ai dám hư để bị vụt mông. Mẹ tôi lúc nào cũng để sẵn một cái roi dưới gầm giường, mẹ chỉ dọa thôi, chứ mẹ thương chúng tôi lắm.

Tuổi thơ của tôi êm đềm bên những câu chuyện ngày xưa của bà, tung tăng bên những bài hát du của mẹ và vui đùa bên những cô bạn trong xóm. Và người chứng kiến tuổi thơ của tôi chính là khóm tre đáng yêu.

Biểu cảm về cây tre  16

Hình ảnh cây tre đã từ lâu đã trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam ta. Không phải ngẫu nhiên cây tre lại được người Việt Nam ưu ái đến thế, căn nguyên chính là cây tre có những phẩm chất đáng quý như con người vậy. Hình ảnh làng quê Việt Nam cũng luôn luôn gắn với hình ảnh lũy tre đầu làng.

Cây tre có chính xác từ bao giờ cũng không ai biết nữa, thế nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu lúc này đây dường như cũng đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước. Hình ảnh cây tre tượng trưng cho người quân tử cũng lại thân hình gầy guộc thẳng đứng, một hình ảnh cây tre dường như cứ cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời xanh trong kia. Cây tre có hình ảnh lá thì mong manh, manh áo cọc bao bọc ở ngoài thì để dành cho măng, tất cả những điều này giống như người mẹ hiền âu yếm, một người mẹ như đang hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng là cây măng của mình. Cho dù có gầy guộc nhưng hình ảnh tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành. Thông qua với sự đoàn kết, bao bọc này của cây tre như đã thể hiện được một sức mạnh gì tàn phá nổi. Nếu quan sát những cây con thì nhọn hoắt đã thế lại còn đâm thẳng trông vô cùng tự tin như lại vươn lên đầy sức sống. Cây tre như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Hình ảnh của cây tre kiên như thật gan góc bền bỉ vững chãi ở trong mọi môi trường sống cho dù khô hạn, cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu tre thế nhưng cũng xanh tươi mượt mà. Hình ảnh cây tre mộc mạc, nhũn nhặn trông vô cùng cứng cáp dẻo dai, cây tre như thật thanh cao chí khí như người. Có thể nói chính hình ảnh của cây tre này như hoá thân cho con người.

Cũng từ lâu thì hình ảnh cây tre đã trở thành người bạn thân của con người. Nhất là khi lọt lòng những đứa trẻ như lại được nằm trong chiếc nôi tre. Thế rồi khi lớn lên con người ta lại gắn bó với tre qua các trò chơi quen thuộc như tán hưng, ống thụt, làm diều hay cây tre như còn làm lồng đèn trung thu… Thế rồi khi trưởng thành lao động dưới bóng tre ở những đêm trăng đẹp đã được đi vào câu ca dao

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng được chăng?

Biểu cảm về cây tre

Con người khi đến khi lấy vợ gả chồng thì lúc này cũng đã lại cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre….Cây tre như là một hiện diện trong đời sống con người Việt Nam từ ăn, ở, làm việc hay ở trong phong tục, những tập quán, dựng nhà dựng cửa… Thông qua những điều này thì cây tre từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi thì hình ảnh cây tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ và vô cùng phong thủy. Khi đứng ở dưới bóng tre, ta lại thấy thấp thoáng mái đình chùa cổ kính nơi làng quê. Điều này như đã thể hiện được đây chính là một nền văn hoá nông nghiệp, thêm vào đó chính là những nhọc nhằn phải xay, giã đều phải có cây tre. Người ta dùng tre để chẻ lạt gói bánh chưng khi xuân về, lạt tre như có tác dụng khít chặt như những mối tình quê ở ngay cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh thật đẹp. Hình ảnh cây tre trong niềm vui trẻ thơ, cây tre ở như ở trong chút khoan khoái của tuổi già và nó lại như khăng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên vậy.

Hình ảnh cây tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ ca nhạc họa. Cây tre xuất hiện trong những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc Việt Nam. Ta nhận thấy được hình ảnh bóng tre trùm mát rượi cả một vùng. Những người nông dân đi làm đồng về mệt lại lại ngồi dưới gốc tre nghỉ ngơi và tận hưởng bầu không khí mát mẻ quanh năm. Vào những buổi trưa hè lộng gió được ngồi dưới bóng tre, nha cái xào xạc của lá tre mới thích làm sao.

Hình ảnh cây tre còn cho thấy tre bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng của chính mình. Cây tre không quản ngại khó khăn mà xung phong vào xe tăng đại bác. Hình ảnh cây tre luôn cố giữ làng giữ nước và cố gắng giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín cho dân làng. Cây tre đã hi sinh để bảo vệ con người, trong kháng chiến tre còn đồng chí của ta và cùng nhân dân ta đánh giặc. Cây tre sẽ luôn luôn mãi là một hình ảnh đẹp cho sự trung hiếu, sự bền bỉ, sức dẻo dai và dáng đứng thẳng không chịu khuất phục dưới mọi kẻ thù.

Xã hội hiện đại hơn, tốc độ đô thị hóa ngày càng đẩy mạnh và thật khó có thể tìm kiếm được hình ảnh của cây tre. Thế nhưng mỗi người Việt lại luôn nhắc nhớ nhau rằng cây tre mãi mãi vẫn tồn tại trong tâm trí người dân chúng ta và không bao giờ phai mờ.

Biểu cảm về cây tre  17

Nhà thơ Nguyễn Duy đã từng viết:

Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam như một cái gì đó quen thuộc và thân thương lắm. Tre gắn bó với làng quê, với ruộng đồng, với những người nông dân chân chất, mộc mạc. Tre là biểu trưng cho làng quê nông thôn Việt Nam.

Ngay từ đầu làng, chúng tôi đã bắt gặp những rặng tre xanh đang rì rào trước gió. Không biết từ bao giờ, tre đã mọc thành bờ, thành lũy vững chắc như vậy? Tôi vẫn nghe nội kể, từ ngày nội còn nhỏ, đã được cùng mẹ dắt trâu ra đồng, đi qua rặng tre ấy với một cảm giác gần gũi, thân quen. Từ đó, cũng đủ biết rằng, tre đã sớm có mặt nơi làng tôi ở từ rất lâu, và lâu như thế nào thì tôi cũng chẳng rõ. Có lẽ, tre xuất hiện từ trong những trang truyền thuyết xa xưa. Khi Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, tre đã trở thành vũ khí lợi hại mà ai cũng từng biết đến. Những vết chân ngựa sau này biến thành ao, thành hồ thì có lẽ tre cũng mọc xung quanh bờ để che mát, để bảo vệ. Rồi những trận đánh của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng. Tre được dùng để làm cọc đóng xuống sông làm bẫy chờ giặc đến. Từng chiếc thuyền của địch bị bao vây, chọc thủng dưới cọc tre nhọn hoắt và cứng cáp. Tre góp phần to lớn trong việc chiến thắng kẻ thù, bảo vệ đất nước. Và năm tháng qua đi, tre vẫn đứng đó, hiên ngang nhìn từng lớp người quê tôi lớn lên, rồi trưởng thành.

Xem thêm:  Biểu cảm về cây mai ngày Tết

bai van bieu cam ve cay tre - Bài văn biểu cảm về cây tre

Bài văn biểu cảm về cây tre

Thân tre nhỏ nhắn, gầy guộc những lại dẻo dai hơn bất kì loại cây khác. Chúng không mọc riêng lẻ, không tách rời nhau mà đan xem, bám víu vào nhau để tạo thành lũy, thành rặng không gì có thể quật ngã. Từng tấm thân dựa dẫm vào nhau, chắt chiu nhựa sống cho con cháu. Tre già thì măng mọc. Những mầm măng đâm chồi lên khỏi mặt đất. Chúng mập mạp, mụ mẫm và được bao bọc bởi biết bao cây tre mẹ. Tre là loài cây rất dễ sống, hay đúng hươn, nó có thể sống ở những vùng đất khô cằn và bạc màu nhất. Tre cần mẫn chắt chiu dinh dưỡng để nuôi nhưng cây măng nhỏ. Chúng cứ thẳng tắp mà vươn thẳng lên bầu trời cao xanh. Từng búp măng nhọn hoắt như một ý chí được mài dũa từ biết bao khó khăn, cực nhọc. Đời này nối tiếp đời kia, tre bao bọc lẫn nhau, bảo vệ nhau và cùng nhau bảo vệ xóm làng. Mỗi khi có những trận gió đi qua, từng thân tre dẻo dai lại cọ sát vào nhau, tạo nên những tiếng cót két, mới đầu nghe thấy sợ nhưng dần dần tôi lại thấy thật vui tai. Tre đung đưa theo gió, uốn mình dẻo dai nhưng không bao giờ bị giông tố đánh bật. Tre cúng cáp và cần mẫn như chính những người nông dân quê tôi vậy.

Xem thêm:  Em hãy tả khung cảnh Hà Nội vào xuân

tôi sinh ra và lớn lên đã có tre ở đó. Những buổi chiều mùa hè, chúng tôi vẫn chạy nhảy, nô đùa quanh rặng tre. Chiều đến, từng đàn bò nối đuôi nhau từ ngoài ruộng đi về làng, chúng lại tranh thủ dừng chân bên gốc tre để nghỉ ngơi. Cạnh rặng tre, là cái giếng làng có từ lâu đời. Các bà, các mẹ vẫn thường hay ra đó rửa rau cho lớn, cho bò. Mọi người nói chuyện, chia sẻ với nhau về những vấn đề của cuocj sống. Còn lũ trẻ con chúng tôi thì chạy nhảy, la hét không ngừng. Tiếng cười nói râm ran cả một góc trời. Tre gắn bó với làng tôi từ thời xa xưa. Nó là hình ảnh tượng trưng tươi đẹp cho một vùng quê nghèo yên ả. Tre bình lặng dõi nhìn theo cuộc sống đang từng ngày trôi qua, chứng kiến bao lớp cha anh lớn lên rồi ra đi lập nghiệp ở một miền xa khác. Nó là linh hồn của quê hương tôi.

Tôi yêu những rặng tre xanh nơi cổng làng hay cuối xóm. Tre mãi là biểu tượng cho sự yên bình của làng quê Việt Nam. Tre là tiếng nói của con người, là tổng hòa những phẩm chất cao đẹp của người nông dân. Tre chịu thương chịu khó, chắt chiu từng ngày và hiên ngang đứng giữa trời xanh. Tre là biểu tượng đẹp mà ai là người Việt Nam thì cũng phải biết đến với một niềm tự hào không nguôi.