Dàn ý giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng (12 mẫu)

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng chung nhất  1

I/MB:

- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.

- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.

- Dẫn đến thân bài.

II/TB:

1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:

" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...

Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...

2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên

3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?

- Tình làng nghĩ xóm...

- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...

- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...

4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?

- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?

- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)

III/ KB:

- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.

- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng chi tiết nhất  2

I- MỞ BÀI:

– Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.

– Dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều… nhau cùng”.

– Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.

II- THÂN BÀI:

a) Giải thích:

– Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không cổ gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.

– Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.

Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.

b) Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?

– Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương 

Người trong một nước thì thương nhau cùng

– Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.

– Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.

– Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.

– Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.

III- KẾT BÀI:

– Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng  3

I. Mở bài:

Từ truyền thuyết “Bọc trứng trăm con” dẫn đến câu ca dao để nêu lên 

tầm quan trọng của vấn đề cần bình luận.

II. Thân bài:

1. Giải thích câu ca dao:

- “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” gợi tả tấm lòng che chở, đùm bọc của nhân dân ta

- Ca dao khuyên ta là người cùng một nước phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau.

2. Bình luận:

Khẳng định lời khuyên:

Cái riêng của mỗi người và cái chung của mọi người có quan hệ gắn bó 

với nhau cả về vật chất, tinh thần và tình cảm. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là nghĩa vụ của mỗi người. Đó cũng là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi, truyền thống quý báu của nhân dân ta.

Mở rộng vấn đề:

Bộc lộ bằng hành động cụ thể

Nhắc lại một số câu ca dao, tục ngữ cùng tư tưởng tình cảm trên. Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, bàng quang trước các biến cố xảy ra ở các địa phương khác.

III. Kết bài:

- Đoàn kết thương yêu nhau là bài học lớn nhất của dân tộc.

- Truyền thống ấy ngày càng được phát huy mạnh mẽ.

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng  4

Mở bài:

* Vấn đề cần giải thích: Mọi người phải yêu thương nhau trong cuộc sống - trích ca dao

Thân bài:

* Giải thích nghĩa đen: Nhiễu điều tấm tơ lụa đắt tiền-giá gương: Vật bằng gỗ chạm khắc tinh xảo dùng để đỡ lấy tấm gương

-> Tôn vẻ đẹp giữ gín và bảo vệ nhau

Nghĩa bóng: Con người trong 1 cộng đồng, xã hội phải biết yêu thương che chở lẫn nhau

* Vì sao:

+ Chúng ta có chung cội nguồn (dẫn chứng: Âu Cơ và Lạc Long Quân)

+ Vượt khó củng cố mối quan hệ cộng đồng

+ Là tình cảm tự nhiên, đạo lí, truyền thống

+ Cuộc sống có lúc thuận lợi nhưng cũng có lúc khó khăn -> phải biết thương yêu giúp đỡ nhau

* Lợi: Nếu ta biết thương yêu tâm hồn sẽ cảm thấy thanh thản

* Hại: Kẻ không biết yêu thương con người -> là 1 kẻ gỗ đá, vô hình chung đã tự biết mình thành 1 kẻ ích kỉ, sẽ bị cô lập

* Kề ra biều hiện: Quyên góp, ủng hộ, an ủi, động viên… xây dựng ngôi nhà tình nghĩa cho những người nghèo xây dựng làng S.O.S…

Kết bài:

- Đưa ra lời khuyên

- Rút ra bài học

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng  5

I. Mở bài:

- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.

II. Thân bài:

* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.

- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.

- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.

* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?

- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán….

- Để cùng chống giặc ngoại xâm…

- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo,nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư… ( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)

* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?

- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm…

- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện….

* Liên hệ bản thân:

- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp,tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp…)

III. Kết bài:

- khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.

- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng  6

I/ Mở bài

Dẫn dắt giới thiệu về câu tục ngữ cần giải thích

Kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam vô cùng giàu đẹp và phong phú. Để nói về lòng thương người, sự giúp đỡ san sẻ trong cuộc sống thì ông cha ta có câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Và câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” cũng có hàm ý tương tự như thế.

II/ Thân bài

1. Giải thích

Nhiễu là thứ vải tơ đẹp, điều là màu đỏ. Nhiễu điều là thứ vải quý,mềm mịn, màu đỏ mang vẻ đẹp quý phái và sang trọng. Chúng thường được dùng để may áo đẹp hay để lót những vật quý.

Giá gương là vật dụng trong mỗi gia đình được thợ thủ công chạm khắc để đỡ chiếc gương soi.

Tấm vải lụa đỏ và chiếc giá gương tưởng không liên quan gì đến nhau nhưng khi ta phủ tấm lụa lên giá gương thì chiếc gương sẽ không bị bám phải bụi bẩn và không bị hoen ố.

Nghĩa bóng: “Nhiễu điều” và “giá gương” là hình ảnh ẩn dụ cho những con người trong cuộc sống. Là người thì phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Như “nhiễu điều phủ lấy giá gương”, con người cũng phải biết san sẻ, đùm bọc, che chở và đoàn kết với nhau.

2. Tại sao phải sống đoàn kết, đùm bọc che chở?

Bởi đó là truyền thống đạo lý của ông cha ta từ ngàn đời nay.

“Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, có đoàn kết thì mới tạo lên sức mạnh vượt qua mọi khó khăn.

Yêu người cũng chính là yêu mình, giúp đỡ cưu mang những người hoạn nạn cũng chính là sự cứu rỗi trái tim mình. Như vậy yêu thương, sẻ chia là nguồn gốc của hạnh phúc.

Cho đi cũng là nhận lại. Ta mở rộng tấm lòng yêu thương, bao dung với người khác thì ta sẽ nhận lại được trái tim thanh thản và sự yêu mến kính trọng từ mọi người.

Xưa kia vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính giữa đêm đông lạnh giá.

Yêu thương ngày nay được định nghĩa một cách đơn giản hơn. Một cái nắm tay động viên khi bạn bè gặp thất bại, một nắm xôi sáng nóng hổi cho đứa bé đói rét bên đường, một tờ báo cho đứa bé dầu mưa dãi nắng để mưu sinh... những hành động nhỏ nhưng mang cả trái tim ấm áp.

Ngày nay nhiều chương trình như “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em” hay “Vì bạn xứng đáng” được tổ chức để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó cũng là phương tiện để lan tỏa tình yêu thương.

3. Cần phải làm gì để thực hiện bài học đó?

Cần mở rộng trái tim đồng cảm với mọi người xung quanh.

Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ người khác. Đó là biểu hiện của con người ích kỉ, chỉ nghĩ tới bản thân mình.

III/ Kết bài

Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ

Để thế giới này trở nên tốt đẹp hơn, để tình yêu thương được san sẻ tới với tất cả mọi người, các bạn cần hành động ngay từ hôm nay. Tôi đã sẵn sàng, còn các bạn thì sao

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng  7

Mở bài

Dân tộc Việt Nam vốn có những truyền thông vô cùng tốt đẹp: đoàn kết, siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó, anh hùng bất khuất, tương thân tương ái yêu nước thương nòi, nhân hậu,…

Tương thân tương ái yêu nước thương nòi là một trong những đức tính được nhân dân ta nói đến nhiều qua những câu tục ngữ ngắn gọn, xúc tích.

Câu tục ngữ ngày nay được nhiều người ghi nhớ chính là:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Nhiễu điều là gì? Giá gương là gì? Hình ảnh nhiễu điều phủ lấy giá gương có ý nghĩa như thế nào? Để biết được điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu về câu tục ngữ.

Thân bài

Giải thích từ ngữ

Nhiễu điều: tấm lụa mềm màu đỏ.

Giá gương: giá để đặt gương soi.

(Ngày xưa, người ta thường đặt chiếc gương soi trên giá cẩn thận. Người ta dùng một tấm vải lụa nhỏ màu đỏ phủ lên giá gương.)

Nước vùng đất trong đó những người thuộc một hay nhiều dân tộc cùng sống chung dưới một chế độ chính trị – xã hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định.

Ý nghĩa của Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Như vậy nhiễu điều phủ lên giá gương, giữ cho gương khỏi bụi bẩn, khỏi bị trầy xước, cho gương thêm sáng. Còn gương phản chiếu ánh sáng lên tấm nhiễu điều làm cho nhiễu điều càng thêm đẹp rực rỡ. Giá gương và nhiễu điều bôn nhau sẽ làm cho nhau thêm đẹp, thêm bền, thêm giá trị.

Người trong một nước thương nhau, cùng nhau chia sẻ buồn vui, hoạn nạn thì tất cả mọi người đều vui vẻ, phấn khơi làm ăn, dựng xây, bảo vệ Tổ quốc.

Vì sao người trong một nước phải thương nhau cùng?

Người trong một nước có chung vị trí địa lí, chung chế độ chính trị – xã hội.

Người trong một nước có chung nguồn gốc tổ tiên. Theo truyền thuyết, 54 dân tộc anh em trôn đất nước Việt Nam này đều được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Vì vậy, ở nước ta mới có từ đồng bào (đồng là cùng, bào là bọc, đồng bào là cùng từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ mà ra).

Người trong một nước có chung phong tục tập quán.

Người trong một nước có chung tiếng nói và chữ viết.

Người trong một nước có chung quyền lợi và nghĩa vụ.

-> Người trong một nước gắn kết chặt chẽ với nhau bằng những quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân. Vì vậy, phải biết yêu thương chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau mới có thể mọi người cùng có cuộc sống tốt đẹp, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Biểu hiện của “thương nhau cùng”

Trong chiến tranh, đất nước có giặc ngoại xâm thì “Thương nhau cùng” là phải đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn gian khố để chông giặc ngoại xâm bảo vệ từng tấc đất của cha ông để lại. Việc giữ nước không thể chỉ một cá nhân, một nhóm người nào đó làm được. Nó cần đến sức mạnh của cả dân tộc. Và chỉ yêu thương, đùm bọc, lẫn nhau ta mới phát huy được sức mạnh đoàn kết của tất cả mọi người. Việc chông giặc và thắng giặc ngoại xâm trong lịch sử của dân tộc đã chứng minh hùng hồn điều đó.

Trong thời bình:

+ “Thương nhau cùng” là đoàn kết trong học tập, trong lao động,… để làm ra thật nhiều của cải vật chất cho xã hội.

+ “Thương nhau cùng” là khi đất nước có thiên tai, mọi người trong cả nước đồng tâm giúp đỡ đồng bào vùng bị thiên tai đó. Sự giúp đỡ sẻ chia này giúp mọi người cùng vươn lên khắc phục những hậu quả do thiên tai gây ra.

+ “Thương nhau cùng” là khi những người xung quanh ta gặp bất hạnh, ta biết sẻ chia, đùm bọc với khả năng mình có thể. Ta không thờ ơ, dửng dưng trước bất hạnh của người khác…

Kết bài

Cha ông ta đã để lại cho con cháu bài học quý về lòng yêu nước thương nòi, tương thân tương ái.

Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thông tốt đẹp đó của ông cha.

Chúng ta cần ghi nhớ những lời dạy sâu sắc và thấm thìa của ông cha ta đế lại:

+ “Lá lành đùm lá rách”

+ “Một con ngựa dau, cả tàu bỏ cỏ”

+ “Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng  8

. Mở bài:

Nêu vắn tắt khải niệm của ca dao dân ca

Giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

2. Thân bài:

a. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:

"Nhiễu" là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay

"Điều" là màu đỏ.

"Nhiều điều" là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay để lót trên bàn, trên kệ để đặt những đồ quý giá.

Giá gương" là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên...

=> Ca ngợi tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...

b. Ý nghĩa của câu ca dao, dân ca trên.

c. Truyền thống đã được nhân dân ta thể hiện như thế nào?

Tình làng nghĩa xóm...

Mọi người tương trợ lẫn nhau qua các chiến dịch "mùa hè xanh, ủng hộ đồng bào lũ lụt, giúp đỡ người tàn tật..."

d. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thế nào trong gia đình, nhà trường?

Trong gia đình, nhà trường: giúp đỡ bố mẹ, chăm sóc em, giúp đỡ bạn bè khó khăn, bảo vệ khi bạn bị bắt nạt...

Ngoài xã hội: giúp đỡ cụ già, em nhỏ, ủng hộ đồng bào lũ lụt...

3. Kết bài:

Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao

Từ đó rút ra bài học cho bản thân

Đề : Nhân dân ta thường khuyên nhau :

“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng “

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng  9

I. Mở bài

Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Doàn kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa người với người. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Ngày xưa ông cha ta chú trọng đến vấn đề giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện qua câu ca dao:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

II. Thân bài

   1. Giải thích

a. Câu ca dao mượn một hình ảnh đẹp : Nhiễu điều phủ lấy giá gương đề nói đến vấn đề đoàn kết

- Nghĩa đen: miếng vải nhiễu ( một loại lụa quý dệt từ tơ tằm) màu đỏ, thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương cho khỏi bụi

- Nghĩa bóng: Chỉ sự đùm bọc, che chở, gắn bó khắng khít của đồng bào trong một nước

b. Câu ca dao khuyên nhủ: người trong một nước phải thương yêu, giúp đỡ nhau, coi nhau như con một nhà 

   2. Khẳng định lời khuyên đó hoàn toàn đúng

- Xưa nay, người dân cùng sống trong một làng, một huyện, một tỉnh và một nước thường có quan hệ gắn bó nhau về tình cảm và vật chất

- Bởi vậy nên mỗi người có ý thức thương yêu, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn

- Tình đoàn kết thương yêu giai cấp, giống nồi là cơ sở của lòng yêu mến quê hương, đất nước, đân tộc

3. Mở rộng vấn đề

- Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau được thể hiện trong nhận thức và hành động cụ thể : gặp người trong cảnh khó khăn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái ( dẫn chứng)

- Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau là nền tảng của đạo lí dân tộc là cơ sở tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu mạnh

- Phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi đau của người khác

III. Kết bài

- Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta

- Chúng ta cần bỏa vệ và không ngừng phát huy truyền thống đó

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng  10

A. Mở bài:

Nêu vấn đề, khái quát ý nghĩa câu ca dao: Câu ca dao cho chúng ta một bài học quý giá về truyền thống đạo đức tương thân tương ái.

B. Thân bài:

1. Giải thích

- Nghĩa đen:

   + Nhiễu điều: tấm vải lụa tơ mềm, mịn, có màu đỏ

   + giá gương: Giá để gương soi

   + phủ: phủ lên, trùm lên

⇒ Nhiễu điều và giá gương nếu để riêng lẻ từng thứ một thì chỉ là những vật bình thường không liên quan đến nhau, nhưng khi đặt tấm nhiễu điều vào giá gương thì cả 2 đều nâng nhau lên, trở thành vật đẹp đẽ và sang trọng.

- “Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Đây là lời răn dạy trực tiếp của ông cha ta: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

- Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

2. Chứng minh

- Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là phẩm chất, lối sống tốt đẹp của người dân Việt Nam từ xưa đến nay.

- Tất cả người dân Việt Nam dù khác họ khác tên, dù ở miền Bắc hay miền Nam, dân tộc Kinh hay Mường,… thì đều là con cháu Rồng Tiên, mang trong mình dòng máu Lạc Việt, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước.

 - Nếu chúng ta biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ tạo ra được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, trở thành một dân tộc vững mạnh, không thể xâm phạm.

(Dẫn chứng: cả nước hướng về đồng bào miền Trung)

- Ngược lại, nếu sống trong một đất nước, một tập thể mà không biết đồng cảm, đùm bọc lẫn nhau thì sẽ gây mất đoàn kết, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc, sai trái, và chính những lỗ hỏng đó sẽ là cơ hội để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, chia bè kéo cánh, gây mất trật tự an toàn xã hội, an ninh đất nước.

3. Bài học rút ra

- Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- Mỗi người cần tạo cho mình lối sống cao đẹp này bằng các hành động cụ thể như chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ những đồng bào bị thiệt hại do thiên tai, … Cần mở rộng trái tim đồng cảm với mọi người xung quanh.

4. Mở rộng vấn đề

Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm chia sẻ giúp đỡ người khác. Đó là biểu hiện của con người ích kỉ, chỉ nghĩ tới bản thân mình.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị của câu ca dao: Cho đến ngày nay, câu ca dao vẫn luôn là bài học quý giá được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống, lối sống cao đẹp của dân tộc.

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng  11

Mở bài:

Dẫn dắt nội dung vấn đề (tình đoàn kết trong một dân tộc). Sau đó trích dẫn câu ca dao

Thân bài:

Giải thích ý nghĩa

+ Nghĩa đen: nhiễu điều là tấm vải đỏ phủ lên gương để tránh bụi

+ Nghĩa bóng: con người sống trong một đất nước phải biết yêu thương, tương trợ lẫn nhau

Ý nghĩa chung của toàn câu nói

Nêu lí do tại sao phải biết đoàn kết lẫn nhau

Các hành động thực tế cần làm để thực hiện đúng lời răn dạy của ông bà ta

Liên hệ thực tế bản thân

Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề.

Trước khi làm một đề văn tương tự như trên cần hiểu nội dung của câu nói trích dẫn. Em sẽ có được sự tự tin khi làm bài và đạt kết quả cao.

Dàn bài Giải thích câu tục ngữ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng  12

Mở bài: Giới thiệu về câu ca dao.

2. Thân bài:

Giải thích:

Nghĩa đen: Tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương, toàn bộ cái gương sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp.

Nghĩa bóng: người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau.

Dẫn chứng:

Trong những ngày đầu sau năm 1945...

Nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung,...

Chương trình “Trái tim cho em” 

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em.

 Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng.. – số 14

Mở bài: Giới thiệu về câu ca dao.

2. Thân bài:

Giải thích:

Nhiễu điều là một thứ hàng màu đỏ, giá gương là vật dụng bằng gỗ được chạm khắc cầu kỳ.

Tình cảm cao đẹp, nghĩa tình của con người Việt Nam đó là sự đoàn kết yêu thương gắn bó.

Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?

Mỗi người là một cá thể chúng ta đều có chung mối quan hệ đồng hương xóm giềng, khăng khít về tình cảm và vật chất.

Thương người như thể thương thân đã trở thành thói quen, thành lẽ sống của con người.

Dẫn chứng: 

Ngày nay ta thấy cả nước thường có những quỹ hỗ trợ người nghèo.

Tuy nhiên, bên cạnh đó ta còn thấy có những con người lãnh đạm thờ ơ.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em.