Suy nghĩ về câu tục ngữ Gần mực thì đen. Gần đèn thì rạng (51 mẫu)

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  1

Cha ông ta từng có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.

            Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”…cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh… Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.,.

  Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,… Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù… Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát… khi bước vào môi trường tập thế như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác; có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

            Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận, nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được… Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.

            Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự toả sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.

            Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thề được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  2

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống bởi thế nhân dân ta có câu ” Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người là quan trọng hơn cả môi trường sống, bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ.” Mực” ở đây là mực tàu để viết bút lông khi dùng phải mài vào đĩa có nước rồi nhúng ngòi bút lông vào mực mài đó mà viết chữ nho nếu sơ ý hoặc không cẩn thận thì dễ bị dây mực ra chân tay, quần áo, đen bẩn. Còn ” đèn” là vật phát sáng ngồi gần đèn sẽ sáng sủa rạng rỡ. Tuy nhiên không dừng lại ở nghĩa này, điều mà ông cha ta muốn nói sâu xa hơn là sống trong môi trường xấu cũng dễ trở thành người xấu và ngược lại, sống trong môi trường tốt sẽ trở thành người tốt. Sở dĩ như vậy vì con người ta là sự bắt chước, sự học hỏi – bắt chước cái hay cái tốt và cũng bắt chước được cả cái dở cái xấu.

"Gần mực thì đen” ta đã bắt gặp hình ảnh Chí Phèo trong chuyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành chất phát bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội phải đi tù, sau bao năm trở về quê cũ Chí Phèo thay đổi hẳn đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chính nhà từ của thực dân Pháp đen tối khắc nghiệt đã làm thay đổi con người như thế. Ngược lại gần đèn thì rạng câu chuyện "Mẹ hiền dạy con” đã chứng minh rõ nét nhất. Mạnh tử khi còn bé sống gần trường học nên lễ phép chăm chỉ học hành, giả sử người mẹ của Mạnh tử cho cậu sống gần chợ hay ở nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh tử đã trở thành bậc hiền tài của Trung Quốc.

Trong thực tế ta thấy học sinh sống trong tập thể lớp, trường có nhiều bạn tốt được giáo dục chu đáo sẽ trở thành người tốt, gia đình sống hòa thuận con cái sẽ chăm ngoan, xã hội tốt đẹp sẽ có công dân tốt. Ngược lại, nếu sống trong môi trường gia đình bạn bè không tốt con người sẽ bị ảnh hưởng, thay đổi theo chiều hướng xấu, trong những trường hợp như vậy ta thấy “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là đúng tuy nhiên không phải ai gần mực cũng đen, ai gần đèn cũng rạng bởi lúc đó ta cản thận nên mực không thể gây bẩn, bởi ra cố tình ngồi khuất nên gần đèn chưa chắc đã rạng.

Bởi vậy phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh của con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đen. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như thanh thép để lâu ngày không tô luyện sẽ han gỉ trở nên vô dụng.

Trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm có những chiến sĩ tình báo hoạt động thầm lặng, chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go khắc nghiệt. Sống giữa sự xa hoa những lời lẽ tán dương của quân địch liệu họ có phản bội Tổ quốc, làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong học vẫn giữ phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ? sống quanh những lời xì xầm, bàn tán bị coi là Việt gian liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc trong môi trường ấy đòi hỏi người chiến sĩ tình báo không chi cần bộ óc nhanh nhẹn mà còn cần một bản lĩnh vững vàng để tự chiến đấu với bản thân.

Tóm lại câu tục ngữ” Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp ta thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người, đặc biệt là tính cách. Tuy nhiên con người có thể hoàn toàn chủ động đón nhận hoàn cảnh dù sống trong môi trường không tốt – gần mực nhưng nếu bản lĩnh thì ta vẫn như đóa hoa thơm ngát: ”Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  3

Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học, kinh nghiệm quý báu, đó là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội và nhân cách con người, để diễn tả cách nhìn nhận này, nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:

"Gần mực thì đen gần đèn thì rạng"

Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt đẹp, những gì xấu xa, đèn là vật phát ra ánh sáng, soi rõ mọi vật xung quanh, tượng trưng cho cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ đã đưa ra một kết luận đúng đắn: gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu.

Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và ngoài xã hội, do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu, dẫn chứng:

Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.

Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần.

Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ, tục ngữ nói về quan niệm đó như: "Ở bầu thì tròn ở ống thì dài" hay "Thói thường gần mực thì đen, anh em bạn hữu phải nên chọn người"

Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu, giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  4

Nhân dân ta có một kho tàng tục ngữ vô cùng quý báu. Câu tục ngữ "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" thể hiện sâu sắc lời dạy của cha ông về cách sống.

Câu tục ngữ trên thật đúng nhưng có ban không tán thành. Chúng ta cần phân tích và tìm hiểu chi tiết để biết được ý nghĩa và bài học mà câu tục ngữ thể hiện.

Về nghĩa đen, mực là một chất lỏng được dùng để viết hoặc vẽ. Nó có màu đậm, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng nó ai cũng phải cẩn thận nếu không mực sẽ làm bẩn lên tay, lên áo hay lên tường.

"Rạng" ở đây có nghĩa là sáng. Còn đen và vật dùng để thắp sáng. Đèn điện, đèn pin hay đèn dầu đều là những thứ rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. Nhờ có đèn, chúng ta mới có ánh sáng để học tập, làm việc. Đèn soi sáng cả những nơi mặt trời không thể chiếu rọi. Đèn xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật xung quanh. Đúng như lời nhận định "gần đèn thì sáng".

Như vậy, xét theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn thể hiện: nếu như chúng ta tiếp xúc gần mực sẽ bị bôi bẩn, bị đen; ngược lại nếu chúng ta ở gần đèn thì chúng ta sẽ được đèn soi sáng, do đó mà trở nên sáng suốt tinh tường hơn.

Không chỉ dừng ở đó, câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa khác. Đó chính là: hoàn cảnh sống tác động đến nhân cách con người như thế nào. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống không lành mạnh. Đèn là chỉ môi trường sống tích cực. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường không tốt thì nhân cách dễ bị tha hóa, dễ làm điều sai trái và sa ngã và ngược lại, nếu như được giáo dục trong môi trường lành mạnh thì con người có thể rèn luyện được tích cách của mình cho tốt.

Về cơ bản thì câu tục ngữ này đúng. Hoàn cảnh tác động và chi phối đến nhân cách chúng ta rất nhiều. Trẻ con sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những gì ta giáo dục, môi trường tác động đến nó như thế nào thì nó sẽ trở thành một con người như thế ấy. Nếu xung quanh bạn luôn có những người tốt, sống tích cực thì bạn cũng sẽ học được ở họ nhiều điều hay. Và ngược lại, nếu quanh bạn chỉ toàn những người xấu thì hoàn cảnh tiêu cực ấy cũng sẽ dần làm bạn tha hóa về nhân cách.

Cũng như trong một lớp học, nếu chúng ta chơi nhiều những bạn xấu thì chúng ta dễ bị rủ rê và lôi cuốn. Ta sẽ trở thành một người không tốt, không chịu học hành và dễ sa vào tệ nạn xã hội. Nhưng nếu ta chơi với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ thì ta sẽ có điều kiện để tiến bộ. Bạn cho ta những kiến thức mà bản thân ta bị thiếu hụt. Bạn dạy ta những điều tốt đẹp bổ ích thiết thực cho cuộc đời. Gần những người biết quan tâm đến những người khác tâm hồn ta cũng trở nên trong sáng hơn giàu tình yêu thương hơn. Nhưng cũng đừng vì thế mà thiếu quan tâm đến những người bạn xấu.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh là người lãnh tụ vĩ đại là mặt trời soi sáng cho cả dân tộc. Ở thời gian ấy biết bao những anh bộ đội cụ hồ đã sống đã chiến đấu noi gương theo phẩm chất của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt, giải phóng quê hương, đất nước. Những đức tính của Người. Chính họ đã làm nên những chiến công oanh liệt giải phóng quê hương đất nước. Những đức tính của Người được ảnh hưởng, rèn luyện trong cuộc sống, trong chiến đấu từ những tấm gương sáng mà tiêu biểu là Bác Hồ. (Đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, đồng chí, đó là thái độ chiến đấu hết mình hi sinh tất cả cho độc lập tự do). Nếu không có ánh sáng của Đảng dẫn đường nếu không có một môi trường tốt đẹp thì không có thể nào sản sinh ra được những con người tuyệt vời ấy. Câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì rạng" luôn có ý nghĩa trong thực tế.

Bởi vậy dân gian ta cũng có câu: "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hay "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Hay như ngày xưa, bà mẹ của thầy Mạnh Tử đã chuyển nhà đến ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con mình. Điểm cuối cùng bà chọn là trường học. Vì bà cho rằng, hàng ngày khi thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép biết học hỏi thì Mạnh Tử theo đó mà cũng bắt chước được những điểm tốt đấy. Mà sau này Mạnh Tử đã trở thành một bậc tài nổi tiếng, được tôn vinh đến muôn đời.

Thế nhưng câu tục ngữ cũng chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người trong hoàn cảnh bị hạn chế, cái xấu luôn vây quanh nhưng họ vẫn không chịu tác động không trở thành con người xấu. Đó là những người có ý chí vươn lên, giàu nghị lực kiên cường trong cuộc sống. Ngược lại cũng có người được giáo dục tốt nhưng lại trở nên hư hỏng tự mình phá hủy nhân cách của mình. Dân gian ta đã lấy loài sen làm biểu tượng cho nhân cách cao đẹp "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Và Hồ Chí Minh là tấm gương cao đẹp cho bao thế hệ Việt Nam noi theo, dù có sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì Người vẫn luôn giữ được nhân cách sáng ngời, luôn chèo lái con thuyền cách mạng để đưa đất nước tới bến bờ độc lập.

Rõ ràng tốt xấu là tượng trưng của mực và đen. Chúng ta cần tránh xa những cái xấu, không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Cái tốt của năng lực hay của đạo đức ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên trong quá trình "rèn đức luyện tài". Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường việc chọn bạn mà chơi chọn môi trường để tiếp xúc rất quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nhận ra cái xấu, tránh xa nó chống lại nó để không rơi vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện chính mình hướng đến những cái lành mạnh bổ ích. Chúng ta nên giúp đỡ những bạn xấu tránh xa khỏi sai lầm khắc phục kịp thời.

"Gần mực thì đen, gần mực thì sáng" là câu tục ngữ đúng đắn, đem đến cho ta lời khuyên thật đáng quý. Nó như một chân lý mà ta không nên phủ định. Thực hiện tốt lời khuyên ấy sẽ giúp ích cho ta được nhiều điều trong cuộc sống

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  5

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nếu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghĩ hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  6

Trong cuộc sống này để hình thành nên nhân cách con người ngoài yếu tố nền tảng giáo dục thì môi trường sống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vì thế mà dân gian ta xưa kia đã lưu truyền câu nói “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”. Thế nhưng dù ở trong bất cứ một hoàn cảnh nào thì yếu tố bản lĩnh con người quan trọng hơn hết thảy. Nó có thể vượt qua mọi hoàn cảnh và thử thách. Chính vì thế bên cạnh những ý kiến đồng tình với câu ca dao kia cũng có những bạn cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen gần đèn chưa chắc đã rạng”.

Gần mực thì đen gần đèn thì rạng câu nói này đã được các cụ tổng kết từ xa xưa và tất nhiên nó cũng mang hai lớp nghĩa khác nhau. Về nghĩa đen thì như bạn cũng đã biết rồi đấy, xa xưa khi khoa học chưa phát triển con người phải sử dụng chủ yếu là một loại mực tàu để viết chữ. Mài mực từ khổi than đen sau đó cho vào nước và dùng viết chữ và tất nhiên khi đã dùng mực thì không tránh khỏi việc mực dây ra tay và làm bẩn. Gần đèn thì bao giờ bạn cũng nhận được nguồn sáng tốt nhất và sáng sủa nhất, đây là một quy luật tất yếu rồi.

Song bên cạnh nghĩa đen đó thì câu nói còn mang một hàm ý ẩn dụ bên trong đó là lời khuyên nhủ con người chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên tránh xa nhưng cái xấu vì nó rất dễ lây lan và hãy học tập, noi theo cái tốt để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Điều này không sai thậm chí có thể nói là một chân lí. Theo nhiều nhà khoa học thì bản thân mỗi con người chúng ta từ trong bản năng có phản ứng dây chuyền. Tức là bạn rất dễ bị tác động bởi những thứ xung quanh kể cả tốt hay xấu. Song cái xấu thì bao giờ cũng nhanh và nguy hiểm hơn rất nhiều. Để học một thói quen tốt bạn có thể mất một tháng, một năm thậm chí là một đời người thế nhưng cái xấu thì nhanh lắm chỉ một giây phút thôi là bạn đã sa chân vào nó rồi. Bạn có biết vì sao một con người như Chí Phèo lại trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại không? Khi mà ngày xưa hắn là một mẫu người lí tưởng khiến bao nhiêu người mơ ước? Một anh canh điền lực lưỡng, thật thà thế nhưng sau khi vào tù thực dân môi trường đã nhào nặn hắn trở thành một kẻ “chó cùng bứt rậu” tha hóa, biến chất một cách không ngờ. Hay cả thầy Mạnh Tử một trong những bậc đại hiền của Trung Quốc. Ngay từ bé ông đã được mẹ cho sống gần trường học để học phép tắc, và cần mẫn. Nhưng nếu thay vì chuyển đến trường học mẹ ông để ông ở gần nghĩa địa hay chợ búa thì không biết cuộc đời ông sau này sẽ thế nào? Thế mới thấy môi trường sống ảnh hưởng vô cùng lớn đến nhân cách sống cũng như tính cách của con người.

Hàng ngày bạn vẫn còn nghe bố mẹ nhắc nhở chọn bạn mà chơi. Bởi vì sợ bạn sẽ nhanh chóng học tập những cái xấu từ những đứa bạn hư. Điều đó cũng đúng. Bởi lẽ xấu thì nhanh chứ học được điều tốt không phải chuyện dễ dàng gì.

Tuy nhiên nói đi phải nói lại, bên cạnh những con người đang bị tác động và nhào nặn bởi hoàn cảnh cũng còn rất nhiều những tấm gương sáng để cho chúng ta học tập. Quay trở lại với câu tục ngữ trên bạn có bao giờ chắc chắn người ngồi gần đèn luôn luôn rạng không? Có bao giờ nghĩ đến trường hợp có người ngồi khuất ánh đèn hay không?

Chưa kể trên thực tế cũng có rất nhiều con người sống vượt lên hoàn cảnh và trở thành những tấm gương sáng cho bao người học tập. Ai cũng biết môi trường sống quan trọng thế nhưng điều quan trọng nhất đó chính là phẩm chất và bản lĩnh con người. Nếu họ biết nhận thức cái gì tốt cái gì xấu, biết vươn lên hoàn cảnh thì dù khó khăn đến đâu cũng không thể khiến họ lùi bước và thui chột được. Một minh chứng vô cùng điển hình đó là hình ảnh những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ kiên cường chống trong kháng chiến. Những con người đã chấp nhận hi sinh trà trộn vào lực lượng địch để làm Việt gian. Chúng ta đặt câu hỏi vì sao sống trong một môi trường như vậy mà họ vẫn vẹn nguyên phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ, vẫn kiên trung sắt son với lời thề Tổ Quốc? Rồi hiện nay có những đứa trẻ mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó mà vẫn quyết tâm học tập để thành người có ích cho xã hội? Đó có phải do hoàn cảnh hay không? Hay chính hoàn cảnh đã thúc đẩy họ đến với thành công một cách nhanh chóng hơn?

Dù có trong bất kì hoàn cảnh môi trường nào thì điều quan trọng nhất đối với một con người không phải đến từ môi trường. Nó chỉ là một yếu tố tác động trong rất nhiều những yếu tố khác. Điều quan trọng nhất đó chính là bản lĩnh con người. Chỉ cần bạn là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng thì không bao giờ bạn đánh mất mình dù có ở bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  7

Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt

.Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:“ Thói thường gần mực thì đenAnh em bạn hữu phải nên chọn người”Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  8

“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Câu tục ngữ đã cho ta thấy được một vấn đề trong cuộc sống: ơ môi trường nào, điều kiện nào thì con người sẽ thích nghi theo môi trường, điều kiện ấy. Như vậy môi trường của xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của con người. Do đó ông bà ta có nhận định:“Gần mực thì đen, gần đền thì sáng”Câu tục ngữ có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông bà ta thường hay mượn hình ảnh của sựvật với nghĩa bóng có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, tượng trưng cho những cái xấu xa, không tốt đẹp. Đèn là vật phát ra ánh sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh, tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “Mực và đèn” câu tục ngữ đưara kết luận “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, đó là bản chất, là quy luật của sự vật. Từ đó liên hệ đến con người, ta chợt hiểu ông bà ta muốn nói rằng: Nếu ở gần người xấu ta sẽ bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu, nếu gần được người tốt thì ta sẽ học tập được những điều hay lẽ phải. Đó là vấn đề, là mối quan hệ giữa môi trường sống với việc hình thành nhân cách con người

Tại sao như vậy? Dựa vào thực tế cuộc sống chúng ta càng thấy rõ điều đó. Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đối với chúng ta. Nhất là ở lứa tuổi trẻ thơ thì sự tác động của môi trường càng to lớn hơn nhiều. Bởi lẽ, tuổi nhỏ thường hay bắt chước, chúng chưa đủ nhận thức để phân biệt đúng – sai, chỉ thấy người chung quanh làm gì thì chúng làm theo, nhất là những tật xấu thói hư. Ngay từ trong gia đình, ông bà; cha mẹ, anh em không làm gương, không giữ được hòa khí, nói năng không lịch sự… sẽ ảnh hưởng không tốt đến tuổi thơ. Đến lớp học, thường xuyên tiếp tục quan hệ với bạn xấu, lười học hay phá phách thì thói hư tật xấu ấy càng thâm nhập vào tâm tính của đứa trẻ. Để rồi lớn lên những tệ nạn xã hội, những thói ăn chơi bên ngoài dần dần lôi cuốn, quyến rũ, dẫn đến những hành vi không tốt và cuối cùng trở thành những phần tử xấu của xã hội. Đây là điều khó tránh khỏi, bởi “những vết mực đen” lan rất nhanh và khi dính vào thì cũng khó “tẩy” ra. Cũng vì vậy, mà xưa kia mẹ của Mạnh Tử phải dời nhà tới ba lần để có được môi trường tốt nhằm nuôi dạy con thành người. Bà đã thấy được mốiquan hệ mật thiết giữa môi trường sống và việc hình thành nhân cách ở con người. Ta cũng nhìn nhận rằng: Nếu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nền nếp đạo đức, ở trong một xóm ấp yên lành,có nếp sống văn hóa, học trong một lớp, một trường tiên tiến có kỉ luật khắt khe… thì ta sẽ có nhiều khả năng trở thành con ngoan, trò giỏi. Bởi ánh sáng của bao nhiêu cái tốt đẹp soi rọi, lan tỏa khắp nơi nơi chung quanh ta, bởi ta đang “gần đèn” thì ắt phải được “sáng”. Phải chăng chính vì điều này mà ông cha ta thường hay nhắc nhở con cháu phải biết chọn bạn tốt mà chơi.Thói thường gần mực thì đen Anh em bạn hữu phải nên chọn người.Thật vậy, nếu ta quan hệ với người bạn tốt biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong mọi sinhhoạt khác thì dần dần ta sẽ tập cho mình có cách sống “vì mọi người”. Bạn siêng năng, hiếu học, chăm chỉ, ta cùng thi đua học theo bạn, tất nhiên kết quả học tập của ta được tiến bộ hơn… Ngược lại, nếu ta quan hệ tiếp xúc thường xuyên với nhóm bạn xấu, lười học, chỉ biết rong chơi… thì một ngày nào đó những thói xấu, tật hư đó sẽ nhiễm vào ta và ta trở thành người xấu. Cho nên ta cần phải tránh xa bạn xấu và đến gần những bạn tốt là như thế. Hiện nay, những tệ nạn xã hội, những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống tăng nhanh, bọn xấu đầy rẫy, thường dụ dỗ tuổi trẻ bằng nhiều hmh thức khá tinh vi, nêu mất cảnh giác ta khó lòng tránh khỏi.Vì vậy ta cần phải ý thức thật cao và hiểu thấu đáo lời dạy của ông cha “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" để không hối hận sau này.Câu tục ngữ trên là một bài học vô cùng quý báu. Nó vừa giúp ta giữ được bản thân và sửa mình để ngày càng sống đẹp hơn. Và khi ta đã hiểu rằng môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đối với bản thân thì ta sẽ chủ động tìm đến môi trường tốt để học tập và rèn luyện. Nếu như không may gặp phải môi trường xấu” mà ta phải sống, thì ta phải bình tĩnh để nhận định phân biệt tốt xấu để cái xấu không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, đến nhân cách của ta. Được như vậy, ta càng hãnh diện bởi vì ta “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Tuổi trẻ có bạn bè. Chọn bạn tốt mà chơi. Không đua đòi kẻ xấu. Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng giúp ta định hướng lộ trình đi tới tương lai tốt đẹp. – số 9

 Tục ngữ là kho tàng vô giá về kinh nghiệm trong sản xuất, trong học tập và đấu tranh. Nó cho ta nhiều bài học hay, nhiều nhận xét sâu sắc trong ứng xử, giao tiếp. Trải qua bao đổi thay của thế sự, nhân tình, lớp bụi thời gian có thể phủ mờ lên nhiều thứ, nhiều điểm có thể bị lãng quên... nhưng kho tàng vô giá này vẫn có một sức sống lâu bền và có nhiều ý nghĩa đối với nhân sinh. Câu tục ngữ "'Gắn mực thì đen", "Gần đèn thì sáng"- hai biểu tượng tương phản nhau: “mực”, "đèn". Do đó, tác dụng cũng trái ngược nhau: “đen” và “sáng"

Màu đen của mực (mực tàu), nguồn ánh sáng của đèn là hai biểu tượng về cái xấu và cái tốt, về dở và hay, cái lạc hậu, tiêu cực và cái tiến bộ, tích cực. "Gần" là bên cạnh, đặt bên cạnh, sống gần gũi. Đối lập với gần là xa, là tách biệt, cách ly. "Mực thì đen" nhưng có ở "gần" thì mới “đen". "Đèn thì sáng" nhưng có đặt gần, ở gần thì mới sáng. Câu tục ngữ chỉ ra mối tương quan gần gũi của hai sự vật. Nhân dân ta mượn hai biểu tượng đối lập (mực, đèn) để nói lên tầm quan trọng to lớn của mối quan hệ xã hội, của môi trường tác động đến con người.Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" nêu lên một bài học, một kinh nghiệm về cách sống, thái độ sống, khuyên bảo chúng ta nên biết gần gũi người tốt, xa lánh kẻ xấu, đặc biệt là biết chọn bạn mà chơi.Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" chứa dựng một kinh nghiệm sống, cách sống đúng đắn và hay. Con người ta sinh ra tính vốn thiện và lành nhờ sự dạy dỗ, giáo dục, học tập mà trở thành người hữu ích. Nếu sống trong một môi trường xấu thì dễ trở nên xấu như "Gần mực thì đen" vậy. Nhưng nếu sống trong một môi trường tốt, có quan hệ xã hội tốt thì có thể trở thành người tốt, chẳng khác nào “gần đèn thì sáng". Sự nhiễm bẩn lây lan rất đáng sợ, khi sống “gần mực". Điều tốt đẹp, trong sáng, cái hay, cái tôi của người, của đời sẽ toả sáng tâm hồn ta, cảm hoá lòng ta nếu ở “gần đèn".Mối quan hệ xã hội, môi trường sống... đã tác động vào tâm hồn làm thay đổi tâm tính của mỗi người. Gần người hiền, xa kẻ dữ, chọn bạn mà chơi, học cách làm người, cách làm ăn của những gương cần cù, tài giỏi...là bài học quý báu hàm chứa trong câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".Đáng ngại biết bao khi ta phải sống gần gũi những kẻ bất lương, trộm cắp rượu chè, cờ bạc? Hạnh phúc biết bao khi chúng ta được ở gần, có mối quan hệ với những người bạn tốt, láng giềng tốt. Ta sẽ học được bao điều hay lẽ phải ở đời. Phương ngôn có câu: “bạn tốt quý hơn vàng" là thế! Truyện cổ tinh hoa nhắc lại chuyện bà mẹ Mạnh Tử dời nhà nhiều lần; lần sau cùng bà chuyển đến trường học. bà mới yên tâm. Có bà mẹ vĩ đại như thế mới có người con Mạnh Tử ở đời

Trong dân gian có nhiều câu tục ngữ nói về: mối quan hệ xã hội. Mỗi câu là một khía cạnh sắc bén nói lên cách sống và mối quan hệ ở đời:

Ở bầu thì tròn,

 ở ống thì dài,

Ở gần nhà giàu mỏi răng ăn cốm,

Sống gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn.

Ở dữ, giữ mình.

Thói thường gần mực thì đen,

Anh em bạn hữu phải liên chọn người

Cũng cần phải quan niệm câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng'' một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn. Sự tác động của con người đối với hoàn cảnh, với quan hệ xã hội rất lớn. Con người giàu bản lĩnh, tài năng có thể góp phần cải tạo hoàn cảnh, làm thay đổi mối quan hệ xã hội. Họ lấy tài năng, đạo đức, tình thương của mình, mà cảm hoá đồng loại, giáo dục kẻ bất lương. Câu ca dao "Gần mực mà chẳng hôi tanh mùi bùn" càng làm cho ta cảm nhận thêm sự thật ấy. "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", chân lý ấy hiển nhiên rồi. Nhưng nếu thiếu chí tiến thủ. không có ý thức tốt trong học tập vươn lên không khiêm tốn... thì "gần đèn" nhưng khó mà “sáng" lên được, học thiếu cố gắng... thì không thể nào “sáng" hơn chúng bạn. Môi trường, quan hệ xã hội gia đình, nhà tnường xã hội - rất quan trọng. Bởi vậy, mỗi người phải luôn luôn có ý thức tốt trong học tập, tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, tiến bộ không ngừng.Tuổi trẻ có bạn bè. Chọn bạn tốt mà chơi. Không đua đòi kẻ xấu. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" giúp ta định hướng lộ trình đi tới tương lai tốt đẹp



Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  9

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, cho đến ngày nay câu tục ngữ vẫn phát huy giá trị và sự đúng đắn của nó trong thực tế. Mặc dù vậy, có một số ý kiến lại cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Chúng ta cần làm sáng tỏ những ý kiến về câu tục ngữ này để nhìn nhận thật rõ ràng.

Đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ, cũng như bao câu câu tục ngữ mà ông cha ta để lại, câu tục ngữ này cũng có hai nghĩa, đó là nghĩa thực và nghĩa bóng. Nghĩa thực chính là muốn nói đến việc tiếp xúc với mực đen thì chân tay và cả quần áo của ta đều rất dễ bị lấm bẩn nhem nhuốc cùng với màu mực, và khi ta ngồi cạnh ngọn đèn đang sáng ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của ngọn đèn đó. Nghĩa bóng của câu ý muốn nói nếu trong cuộc sống chúng ta luôn gần gũi và tiếp xúc với con người xấu và môi trường xấu ta sẽ rất dễ bị lây nhiễm những điều xấu.

Ngược lại nếu chúng ta biết chọn một môi trường tốt, lành mạnh và gần những người tốt đẹp ta sẽ học tập và có được những điều tốt đẹp. Ý nghĩa của câu tục ngữ rất rõ ràng, những phán xét ngược lại hay nghi ngờ chỉ là chưa nhìn nhận thật thấu đáo. Có những người bạn cho rằng cứ gần gũi và ở gần người xấu nhưng nhất định không làm theo thì làm sao mà xấu theo được, còn tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo thì làm sao để “ rạng” lên đây.

Đó là một cách nghĩ hết sức chủ quan, thực tế trong xã hội, một số thanh niên giao lưu chơi bời với những đối tượng mắc các tệ nạn xã hôi như trộm cắp, ma túy, thì chỉ một thời gian ngắn cũng sẽ trở thành những đối tượng trộm cắp và “ tù binh” của ma túy. Trong tác phẩm “Chí phèo” của Nam Cao chúng ta cũng thấy rất rõ sự ảnh hưởng của môi trường và những người xung quanh đến nhân cách của một con người, Chí Phèo vốn là nông dân rất hiền lành nhưng khi anh bị ném vào tù , tiếp xúc với bọn lưu manh, sống trong môi trường thù hận và tàn bạo, kết quả anh đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Anh không chỉ tàn đời mà còn làm hại cả nhưng gia đình lương thiện khác, khiến bao cơ nghiệp tan nát và bao nhiêu nước mắt cùng với máu đổ xuống. Trên các phương tiện truyền thông ta cũng thấy có rất nhiều đối tượng nghiện ma túy được gia dình và xã hội tạo điều kiện cho cai nhưng rồi lại “ ngựa quen đường cũ” trở về con đường hút hít. Liệu chúng ta có đủ bản lĩnh vững vàng để gần kẻ xấu nhưng nhất quyết không lây nhiễm cái xấu hay không. Còn tất nhiên gần “ đèn” dù ít dù nhiều ta vẫn nhận được ánh sáng của nó, chỉ là các bạn không muốn nhận hoặc kiêu căng tự ái, cố tình không học theo cái tốt.

Tóm lại, chúng ta phải khẳng định rằng ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng, câu tục ngữ là một lời răn dạy hết sức đúng đắn, đây là một bài học trong cuộc sống mà ai cũng phải ghi nhớ, lấy đó làm kim chỉ nam cho việc lựa chọn những người bạn, tấm gương và môi trường học tập, sinh hoạt của mình.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  10

Mỗi người chúng ta đều có một cuộc sống khác nhau, tuy nhiên, cuộc sống của con người có tốt đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào môi trường sống xung quanh tác động đến họ. Vậy nên ông cha ta đã có câu “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” như một chân lý để lý giải điều trên.

   Vậy ông cha ta muốn nhắn nhủ điều gì? Xuất phát từ hình ảnh thực, mực với đèn là hai đồ vật xét về màu sắc thì đối lập nhau hoàn toàn. Nếu mực là gam màu tối thì đèn lúc nào cũng là gam màu sáng, mực vẽ lên trang giấy trắng tinh khiến nó hằn in dấu vết của mình, còn đèn thì bằng ánh sáng của mình soi chiếu mọi vật để chúng hiện rõ ra. Từ đó, ông cha ta đã liên tưởng đến một vấn đề sâu xa hơn, đó là sự tác động của môi trường sống đến với bản thân mỗi người. Khi con người ta sống ở một môi trường mà toàn những điều xấu xa, đen tối, thì con người cũng sẽ dễ bị tha hóa và ảnh hưởng những thói xấu đó. Ngược lại, khi con người sống ở nơi mà toàn những điều tốt đẹp, những hành động, lối sống ý nghĩa thì con người cũng sẽ ngày một hoàn thiện bản thân và sống một cách tích cực. Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và giàu ý nghĩa. Mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi lớn lên, chính những yếu tố từ cuộc sống xung quanh sẽ tác động vào nhận thức trong quá trình trưởng thành và con người sẽ được định hướng theo chính lối sống ấy. Do đó, nếu được sống trong một môi trường sống tốt đẹp, toàn những điều hay, ý nghĩa thì chính con người cũng sẽ tiếp thu được những giá trị ấy và sống một cách đầy tốt đẹp, Ngược lại, nếu ngay từ khi còn bé, môi trường sống của họ bao quanh đều là những điều xấu xa, ảnh hưởng xấu đến họ thì chắc chắn, người ấy lớn lên cũng sẽ khó mà hoàn toàn tốt đẹp được. Lấy một ví dụ đơn giản, trong một gia đình, nếu ba mẹ là tấm gương tốt cho con cái, luôn vui vẻ, và dạy dỗ con cái đến nơi đến chốn, đúng với trách nhiệm thì con cái họ cũng sẽ có được những tác động tích cực và phát triển một cách toàn diện và hạnh phúc. Một minh chứng khác, nếu sống trong một khu dân cư mà đầy những kẻ nghiện ngập, trộm cắp, gia đình bố mẹ không chăm lo, dạy dỗ con cái thì đứa trẻ ấy cũng sẽ dễ bị tha hóa và biến chất. Một trang giấy trắng, khi bị vẽ nên một vết mực đen thì khó có thể xóa mờ được hoàn toàn vết mực ấy dù cho có sử dụng bất kỳ biện pháp nào. Vậy nên, để bản thân không lâm vào tình trạng giống như tờ giấy ấy, mỗi người cần biết xác định được mục tiêu, ý thức của bản thân, không sa vào các tệ nạn xã hội, các bậc làm cha làm mẹ cần biết làm gương cho con cái, luôn sống và hướng về những điều tốt đẹp, có như thế, xã hội mới có thể đi lên, dân tộc mới có thể phát triển.

   Dù cho có thể môi trường sống chẳng thể phản ánh hoàn toàn đúng đắn và thực chất về con người bạn, thế nhưng nó cũng ăn sâu vào một phần tất yếu trong quá trình trưởng thành của bạn, vậy nên sự lựa chọn đúng đắn về cách sống đúng đắn vẫn sẽ luôn an toàn và tốt đẹp nhất. Câu tục ngữ của ông cha ta dù đã có từ bao đời nay nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị cho đến tận bây giờ. Nó là một lời nhắn nhủ, một lời răn dạy thật ý nghĩa cho con cháu muôn đời.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  11

Nhân cách con người được tạo thành bởi nhiều yếu tố. Một trong số những nhân tố quan trọng đó là điều kiện sống, môi trường bên ngoài. Hiểu được điều đấy, ông cha ta đã để lại một kinh nghiệm quý báu thông qua câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, quả đúng như vậy. Mực đen là loại mực ta hay dùng để viết chữ thời xưa, nếu dây vào dễ làm bẩn tay chân, quần áo. Còn đèn là nguồn sáng rực rỡ, chói lòa, nếu gần đèn, ta cũng sẽ nhận được một phần ánh sáng phát ra từ nó. Thông qua biện pháp ẩn dụ và cách nói giàu hình ảnh, ông cha ta muốn nhắn nhủ rằng: Trong cuộc sống, nếu ta tiếp xúc với cái xấu, sống trong môi trường không tốt thì sẽ dễ bị lây nhiễm cái xấu, ngược lại, nếu ở trong môi trường tốt đẹp, tiếp xúc với những điều hay lẽ phải thì cũng sẽ học được những điều tốt, điều hay.

Câu tục ngữ là một lời nhận xét vô cùng đúng đắn. Không thể phủ nhận môi trường bên ngoài có tác động vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người, ảnh hưởng đến nhân cách của mỗi người. Giống như nước chảy đá mòn, về dài lâu, những ảnh hưởng ấy dù tốt hay xấu cũng sẽ làm thay đổi bản chất của chúng ta. Giống như Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, từ một anh canh điền hiền lành, chăm chỉ, sau khi vào tù ra tội, Chí bỗng biến chất, tha hóa, đánh mất cả nhân tính lẫn nhân hình, trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại. Rõ ràng, môi trường nhà tù toàn những điều xấu xa, độc ác đã làm thay đổi bộ dạng của người nông dân chất phác, thật thà khi xưa. Chắc các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện về Mạnh Tử. Vì muốn con học được những đức tính tốt, những điều hay lẽ phải, mẹ Mạnh Tử sau nhiều lần suy đi tính lại đã chuyển nhà đến gần trường học. Nếu sống ở gần nghĩa địa hay chợ búa thì có lẽ Mạnh Tử đã không trở thành một trong những bậc hiền tài lỗi lạc của Trung Quốc.

Nhưng cũng có lúc, gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng nếu ta đứng ở góc khuất mà đèn không chiếu tới hoặc có ý thức để không bị dính mực vào người. Hoàn cảnh của môi trường dù có tồi tệ đến đâu nhưng chỉ cần có ý chí, ta hoàn toàn có thể điều khiển nó. Đó là một người có bố là một kẻ nghiện rượu nhưng khi lớn lên, anh lại người đi đầu trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. Đó là Quản Ngục trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân- “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc điệu đều hỗn loạn xô bồ”. Tương tự, nếu sống trong môi trường tốt mà không có ý thức học hỏi, vươn lên thì những cái tốt đẹp ấy cũng không thể tự ngấm vào trong người chúng ta. Nhiều gia đình tưởng chừng là yên ấm, hạnh phúc thế nhưng đứa con lại hư hỏng, cãi lời cha mẹ, làm những việc phạm pháp.

Cũng giống như chọn bạn mà chơi, ta cũng cần phải chọn nơi mà học. Ở trong môi trường tốt cần có ý thức, nghị lực để cố gắng vươn lên, lấy nó làm tiền đề cho những bước tiến của mình sau này. Còn khi ở “gần mực”, nếu ta có bản lĩnh, lập trường vững vàng để không bị những cái xấu lôi kéo, dụ dỗ, ta vẫn sẽ giữ nguyên được bản tính tốt đẹp của mình, nhân cách của ta càng tỏa sáng giữa không gian tăm tối.

Bên cạnh yếu tố môi trường, lập trường, bản lĩnh của mỗi người cũng là điều kiện tiên quyết giúp chúng ta luôn giữ vững được nhân phẩm, giống như đóa hoa sen vươn lên từ bùn đen để tỏa hương thơm ngát: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Dân gian xưa có câu: " Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" nhưng trong thực tế và một số trường hợp khác nhau, câu nói ấy không còn tính chính xác cao nên người ta lại nói rằng: " Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng". Liệu hai câu nói có gì đối lập nhau?

Tục ngữ xưa và lời nói phản biện hiện nay tưởng chừng đối lập mà lại có tính bổ sung ngữ nghĩa cho nhau, góp phần làm sáng tỏ thái độ sống của con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Trước hết ta cùng cắt nghĩa sâu xa về câu tục ngữ xưa: " gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Mực bao giờ cũng có màu đen, khi bị rơi hoặc rớt thì sẽ khó lau , rửa sạch nguyên như ban đầu, còn đèn là một vật dụng quen thuộc trong đời sống dùng để thắp sáng mỗi khi trời về đêm. Hai vật dụng quen thuộc ấy là hai hình ảnh tượng trưng cho những môi trường, sự việc khác nhau trong cuộc sống. Mực tượng trưng cho những điều xấu xa, đen tối còn đèn tượng trưng cho những thứ tốt đẹp, trong sáng và thánh thiện. Hai vật tương phản đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ để lại trong lòng con người một thái độ sống, một lối sống để trở thành con người tốt đẹp thay vì xấu xa. Nó giống như một quy luật tự nhiên. Khi con người sinh ra và trưởng thành trong một môi trường tốt đẹp, ắt hẳn sẽ học được nhiều điều hay, lẽ phải, những thói quen tốt và sẽ trở thành một công dân tốt. Còn một người khi ở trong môi trường xấu, giao du với những người xấu, điều đương nhiên họ sẽ bị nhiễm những thói hư, tật xấu, những điều sai trái khiến phẩm chất con người bị bào mòn và trở nên tồi tệ. Có lẽ đó là một điều mà ông cha ta đã đúc rút ra từ bao đời này, có cơ sở và lí lẽ dựa trên đời sống thực tế của con người.

Nhưng có người lại phản biện rằng: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Tức có những con người dù họ sinh ra trong một môi trường tốt đẹp và lí tưởng nhưng họ vẫn có thể bị sa ngã, bị nhiễm "mực" bị bào mòn đạo đức. Còn những người tuy ở gần "mực" hàng ngày tiếp xúc với những điều xấu xa nhưng phẩm chất của họ không hề mất đi mà chúng vẫn mãi tồn tại sâu bên trong mỗi con người. Câu nói ấy cũng có tính đúng đắn, nhằm giúp chúng ta không nên đánh giá một ai đó ngay lập tức sau khi nhìn vào hoàn cảnh và cuộc sống của họ. Dường như ai ai cũng nghĩ rằng anh Chí Phèo là một con quỷ dữ chuyên đi đốt nhà, phá hoại xóm làng nhưng họ đâu biết anh cũng là một người lương thiện, cũng mong một cuộc sống hạnh phúc như bao người khác. Người xưa cũng có câu:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại xen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Các bạn biết không loài hoa sen- quốc hoa của dân tộc Việt Nam ta vừa thanh thoát, tinh khiết. Chúng sống giữa bùn lầy hôi tanh nhưng chúng vẫn có khí cốt riêng của mình. Như người Việt Nam ta vậy, hoa sen là biểu tượng rõ nhất cho những con người có phẩm chất thanh cao, không vì gần bùn mà để tâm mình lấm bùn hôi tanh. Đó là một đức tính cao đẹp của con người.

Trong cuộc sống, có những con người bị tha hóa bởi mọi thứ xấu xa xung quanh, cũng. Có những người vẫn sống một cách tốt đẹp. Như vậy, tuy môi trường là một phần tạo nên con người nhưng điều quan trọng hơn hết đó chính là cái "tâm" của mình. Chỉ cần trong lòng chúng ta một lòng hướng đến những điều tốt đẹp, không vì những thứ xấu xa mà trở nên đớn hèn quỳ gối. Hãy là một con người mạnh mẽ, vươn lên như bông sen tao nhã. Hãy là một búp sen thanh cao giữa những hôi tanh bùn lầy.

Hai câu tưởng chừng đối lập mà lại bổ sung ý nghĩa cho nhau, từ hai câu nói ấy, con người chúng ta càng học hỏi và đúc rút được thêm những kinh nghiệm sống quý báu trong cuộc đời.

 Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  12

Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.

"Mực" có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên "gần mực thì đen" tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, "đèn" lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, "đèn" trưng cho những điều tốt đẹp. "Gần đèn thì sáng" ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực. Như vậy, cả câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.

Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. "Con sâu làm rầu nồi canh", sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn", có rất nhiều người tuy cuộc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thói hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.

Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xét một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Điều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  13

Hiện nay có không ít người chỉ biết sống cho chính bản thân mình, không quan tâm người khác nghĩ gì và sống như thế nào. Đây là lối sống ích kỉ, hẹp hòi, không mở rộng mình ra để sống hòa đồng trong môi trường tập thể. Bởi vậy cha ông ta mới có câu "Đèn nhà ai nhà nấy rạng" để nói đến vấn đề này trong xã hội.

Cuộc sống của chúng ta không thể được tạo nên từ một cá nhân hay một vài cá nhân, nó được tạo nên từ rất nhiều người, đồng nghĩa với nhiều mối quan hệ. Bên cạnh những người sống cở mở, quan tâm đến những người xung quanh, động viên chia sẻ khi họ gặp khó khăn thì vẫn còn có những người chỉ sống vì bản thân, cái gì có lợi cho mình thì sống. Còn không thì họ chỉ mặc kệ, coi như không phải việc của mình nên không làm.

Câu nói "Đèn nhà ai nhà nấy rạng" muốn ám chỉ những con người sống ích kỉ, hẹp hòi. Đây là lối sống đáng lên án và đáng phê phán; nó khiến cho nhiều mối quan hệ bị rạn nứt và dẫn đến đổ vỡ. Người xưa đã mượn hình ảnh chiếc đèn trong gia đình để ám chỉ con người là một dụng ý nghệ thuật đầy ẩn ý. Trong nhà chiếc đèn là dụng cụ để phát sáng, để lan tỏa giúp cho không gian thoải mái, rộng rãi hơn. Cũng giống như việc người khác chỉ biết rằng gia đình mình yên ổn, sung sướng, sung túc; còn những gia đình khác xung quanh mình họ sống như thế nào thì cũng mặc kệ, bởi chẳng liên quan đến mình.

Một ví dụ khá cụ thể như khi gia đình hàng xóm gặp hỏa hoạn nhưng không ảnh hưởng đến mình, có rất nhiều người sang giúp dập lửa nhưng có một người vẫn bình thản cho rằng nó chẳng hề liên quan đến mình, cũng không gây thiệt hại gì. Vậy thì hà cớ gì mình sang giúp thêm phiền, thêm bận rộn. Và thế là cái suy nghĩ ấy đã dẫn đến hành động không giúp đỡ. Không chỉ một lần mà nó tạo thành thói quen; từ lần này sang lần khác vẫn giữ thói quen ấy. Cuộc sống của những người xung quanh không liên quan đến bạn nên họ có khó khăn, hoạn nạn thì cũng chẳng liên quan gì tới mình mà quan tâm cho nhiều.

Đây là lối sống của những kẻ ích kỉ, hẹp hòi, sống chỉ biết mình mà không biết cho người. Liệu rằng cuộc sống của những người như thế này sẽ ra sao. Chắc chắn là không tốt đẹp trong khi xã hội cần lối sống tập thể, cộng đồng. Ấy vậy mà họ lại sống đi ngược lại với mong muốn của xã hội sẽ nhận lấy nhiều điều chẳng mấy tốt đẹp.

Họ sống như vậy thì sau này họ sẽ nhận lấy nhiều hậu quả không đáng có. Khi sống ích kỉ với người sẽ khiến cho người khác xa lánh. Mà sự xa lánh của lòng người thực sự đáng sợ. Chẳng phải họ ích kỉ đâu, chỉ là vì bạn ích kỉ, bạn chỉ biết sống cho bản thân mình thì cuối cùng bạn sẽ nhận lại những điều đó mà thôi.

Có rất nhiều người trong cuộc sống luôn luôn giúp đỡ người khác, quan tâm đến cuộc sống cũng như suy nghĩ của người khác. Dù cho họ không giàu, không tài giỏi nhưng vẫn sẽ được mọi người yêu quý. Bởi người ta quý tấm lòng mà họ đã cho đi rất nhiều như thế

Bởi vậy mới nói rằng cuộc sống mà chúng ta đang sống là cuộc sống tập thể, cần sự chia sẻ và quan tâm; không cần những người ích kỉ hẹp hòi

Câu nói "Đèn nhà ai nhà nấy rạng" đã lên án, phê phán lối sống ích kỉ đó. Khuyên răn mọi người nên sống cởi mở, quan tâm đến cuộc sống của những người xung quanh. Bởi sau này chúng ta sẽ nhận lại được nhiều điều hơn chúng ta nghĩ.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  14

Để nêu lên một bài học hoặc một kinh nghiệm nào đó trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh của sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen. (Ngày xưa mực Tàu được đúc thành thỏi, khi dùng thì đem mài với nước, lấy bút lông chấm vào mực để viết chữ Hán. Nếu sơ ý bị dây vào chân tay, quần áo thì khó tẩy sạch). Từ thực tế đó, người xưa mượn mực để ám chỉ những cái xấu xa. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn, ta sẽ được soi sáng. Cho nên đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ ngầm nhắc nhở: Nếu giao du với hạng người xấu, ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu; nếu ta kết bạn với những người tốt thì sẽ học tập được nhiều điều hay, điều tốt.

Quan sát thực tế cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh, ta sẽ thấy ý nghĩa của câu tục ngữ trên là đúng.

Xét trong phạm vi gia đình thì cha mẹ, anh chị là tấm gương để cho con em noi theo. Nếu cha mẹ hoà thuận và coi việc giáo dục con cái, anh em yêu thương nhau thì đó là gia đình hạnh phúc, sẽ có được những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, giỏi giang. Ngược lại, nếu cha mẹ lục đục, anh em bất hoà thì chắc con cái sẽ hư hỏng, khó nên người.

Trong xã hội, nếu tiếp xúc thường xuyên với những đối tượng xấu xa, lừa đảo, giựt dọc, chà đạp lên nhau để sống thì một ngày nào đó, ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Người xưa đã khẳng định: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài và có lời khuyên chí lí:

“Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người”.

Đối với lứa tuổi học sinh, việc kết bạn là hết sức quan trọng. Nếu chơi với những bạn chăm ngoan, học giỏi, lễ phép, biết kính trên nhường dưới... thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt và sẽ trở thành người tốt. Bạn bè sẽ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Ý nghĩa của câu tục ngữ trên từ lâu nay đã được công nhận nhưng trong một lần tranh luận ở lớp, bạn em lại cho rằng: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Ngẫm nghĩ kĩ, em thấy ý kiến của bạn ấy phần nào cũng có lí, song không phải vì thế mà giá trị của câu tục ngữ bị phủ nhận.

Quả thật, yếu tố con người vô cùng quan trọng. Nếu làm chủ được bản thân, có ý chí, lập trường, quan điểm vững vàng thì chúng ta khó bị tha hoá bởi cái xấu.

Sống trong môi trường không tốt mà con người vẫn giữ được nhân cách trong sáng thì cũng giống như hoa sen nở trên đầm lầy vẫn tỏa ngát hương thơm. Xung quanh ta có rất nhiều tấm gương như vậy. Nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ suốt mấy chục năm sống ngay trong hang ổ quân thù là bè lũ bán nước Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và chính phủ nguỵ quyền Sài Gòn, tay sai của đế quốc Mĩ xâm lược, vậy mà “ông cố vấn” vẫn nguyên vẹn là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, mưu trí, dũng cảm. Ông đã vượt qua vô vàn thử thách, hiểm nguy để theo đuổi đến cùng lí tưởng cách mạng, góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Gần gũi hơn, quen thuộc hơn là gương sáng của các bạn nhỏ nhà nghèo mà hiếu học. Có bạn ngày ngày vượt hàng chục cây số đèo dốc, rừng núi đến trường. Có bạn mồ côi cha mẹ, sống cơ cực, thiếu thốn trăm bề vẫn phấn đấu vượt lên hoàn cảnh để học tốt, học giỏi. Không ít những anh chị sinh viên vừa làm vừa học, vừa rèn luyện bản lĩnh để vững vàng bước vào đời... Điều đáng nể phục là họ đã chiến thắng hoàn cảnh và chiến thắng được chính mình.

Ngược lại, có những người hoàn cảnh sống hoàn toàn thuận lợi, tốt đẹp nhưng bản thân lại chẳng ra gì. Sinh ra trong gia đình giàu sang, thừa thãi bạc tiền, danh vọng, họ không phải lo lắng, bươn chải để mưu sinh mà chỉ việc học cho tốt, sống cho tốt. Thế nhưng họ lại sớm sa ngã bởi những thú ăn chơi sa đoạ như tiêu xài hoang phí, nay vũ trường mai quán rượu, rồi hút chích ma túy, điên cuồng đua xe gây tai nạn trên đường phố mà nhóm thanh niên đua ôtô tốc độ cao vừa qua ở Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ. Như vậy là họ đã tự nhuộm đen nhân cách của mình.

Ngày nay, trong xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang sống, vẫn còn một số người vì nhắm mắt chạy theo đồng tiền để thỏa mãn những dục vọng vật chất. Vì vậy, trong quan hệ ta phải thận trọng, sáng suốt để không phải ân hận về sau.

Tuy vậy, đối với người chưa tốt, không phải chúng ta một mực xa lánh họ để họ buông xuôi trước cái xấu. Những năm gần đây, vòng tay nhân ái của cộng đồng đã cưu mang nhiều số phận lỡ bước sa chân vào con đường tăm tối của các tệ nạn, giúp họ trở về cuộc sống lương thiện, thành người hữu ích cho xã hội.

“Câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời khuyên thiết thực và bổ ích. Em cũng rút ra từ đó bài học bổ ích cho bản thân là hãy không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong để có được một quan điểm sống lành mạnh, đúng đắn. Hãy tránh xa bóng tối của những cám dỗ xấu xa; chọn bạn tốt mà chơi để học tập và phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Gần đèn để được soi sáng là điều cần thiết nhưng ngọn đèn sáng nhất vẫn là ngọn đèn tỏa chiếu từ chính tâm hồn mình.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  15

Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian quen thuộc. Chọn những câu nói ngắn gọn, giàu hình ảnh, ổn định và đăng đối, nhân dân ta đã gửi gắm trong đó những kinh nghiệm, những bài học làm người. Một trong những lời khuyên răn như thế nằm trong câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Thế nhưng không hiểu sao lại có người thắc mắc: "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng".

Sự thắc mắc của người bạn kia đúng là có lý. Nhưng trước tiên chúng ta hãy đi tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ.

Ngày xưa khi chưa có bút bi, bút mực, người đi học phải mài những thỏi mực tàu để làm mự viết cho những chiếc bút lông. Loại mực này nếu chúng ta để vấy bẩn ra tay thì khó mà rửa sạch. Chính vì thế mà sau này mực tượng trưng cho những cái xấu xa. Ngược lại đèn đem đến cho chúng ta ánh sáng nên đèn là biểu tượng cho sự tốt đẹp, sáng trong. Mượn hai hình ảnh giàu ý nghĩa, tác giả dân gian muốn khẳng định vai trò quan trọng của hoàn cảnh trong việc hình thanh nhân cách con người. Sống trong môi trường xấu, chúng ta sẽ dễ dàng bị lây nhiễm và ngược lại nếu sống trong môi trường tốt, chúng ta sẽ học tập được nhiều điều hay.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học đúng đắn, rất có lý lại hợp tình. Không cần nói đâu xa, chúng ta chỉ cần nhìn vào cuộc sống của những bạn bè mình. Khi ấy chắc chắc chúng ta sẽ hiểu: nếu gia đình ấm êm, nề nếp và hạnh phúc thì con cái của những gia đình ấy chắc sẽ ngoan ngoãn hơn những gia đình mà lúc nào bô mẹ cũng cãi cọ, đánh nhau. Hoặc xa hơn, nếu ta dao du với những hạng người xấu xa, mưu mô xảo quyệt thì ai dám chắc chúng ta sẽ tránh được những thói hư, tật xấu mà những người kia muốn reo rắc vào mình.

Hoàn cảnh sống vô cùng quan trọng đối với việc tạo thành nhân cách của chúng ta. Thế nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng ta phủ nhận mặt trái của câu tục ngữ. Trong một số trường hợp, quả thực có người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã sáng. Có người sống giữa môi trường không lành mạnh nhưng họ vẫn giữ được nhân cách sáng ngời. Ta hãy nhớ đến những tấm gương như Nguyễn Trãi, Chu Văn An... họ đều là những người sống ngay giữa cả đám triều thần bất tài, ưa nịnh hót. Thế mà tâm hồn họ vẫn trong sạch và tinh khiết như những đóa sen thơm. Nhìn vào những tấm gương như thế, chúng ta có thể ít nhiều thay đổi trong quan niệm. Chúng ta không ngừng lúc nào cũng ruồng rẫy hay xa lánh những người không tốt. Chúng ta hãy tỏ ra chia sẻ và cảm thông. Hãy tin rằng không ít người trong số họ sa vào cái xấu có khi chỉ vì hoàn cảnh đưa đẩy.

Câu tục ngữ là một lời nhắn nhủ ý nghĩa dạy ta cách làm người, cách tu rèn đạo đức. Hãy tìm hiển đế ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh sống của mình và hãy tin:

"Hiền dữ đâu phải tính sẵn

           Phần nhiều do giáo dục mà nên".

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  16

Dân gian ta có rất nhiều câu tục ngữ hay nội dung mà nó thể hiện thật sâu sắc, một trong số đó là câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhưng có bạn lại bảo gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn thì chưa chắc đã rạng.

Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ muốn đề cập đến nội dung gì? Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen – là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên các các từ ngữ. Lớp nghĩa này là mực có mầu đen vì vậy một vật nằm gần nó thì sớm muộn gì cũng bị dây mực và có màu đen, còn đèn sáng thì những vật nằm gần nó sẽ sáng lên theo. Còn về lớp nghĩa bóng – là lớp nghĩa không hiện trực tiếp trên các từ ngữ mà buộc ta phải suy luận ra, lớp nghĩa này là nói đến những người sống cùng, kết bạn với những người có bản tính, phẩm chất xấu thì họ sẽ bị ảnh hưởng và có thể bị nhiễm những bản tính xấu đó, và ngược lại những người kết bạn, có mối quan hệ thân thiết với những người có phẩm chất tốt, hiểu biết rộng thì dần dần theo thời gian họ cũng sẽ học tập theo những phẩm chất tốt đó và nâng cao tầm hiểu biết của mình.

Câu tục ngữ nào cũng đúc kết những kinh nghiệm, bài học quý báu của ông cha ta nên nó luôn có tính đúng đắn. Tuy nhiên cũng có bạn cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen và gần đèn chưa chắc đã rạng”, ý kiến này cũng không phải không có căn cứ. Nhiều người có bản chất xấu xa thì cho dù có sống giữa trăm nghìn người tốt thì họ vẫn giữ cách sống của mình, như câu: “Giang sơn khó đổi, bản tính khó rời”, nhưng cũng có những người tốt, thật thà, trung thực dù có sống cùng, làm bạn cùng những người có bản chất xấu thì họ vẫn giữ được những nét tính cách đáng quý của mình như bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Cây hoa sen dù có lớn lên, sống giữa vùng đầm lầy “hôi tanh” nhưng những ngó sen vẫn trắng tinh, hoa sen vẫn giữ được vẻ đẹp thanh cao, tinh khiết.

Nhưng những người đó chỉ chiếm một phần nhỏ. Xét một ví dụ thực tế, hai đứa trẻ cùng được sinh ra trong một gia đình, nhưng vì một lí do nào đó hai đứa trẻ bắt buộc phải sống tách biệt. Một đứa sống ở một vùng có nhiều tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút thì thử hỏi làm sao lớn lên mà đứa trẻ đó không bị lây nhiễm được. Còn đứa trẻ kia sống giữa những người có nền nếp tốt, trình độ văn hóa, nhận thức rộng thì chắc chắn rằng khi lớn lên đứa trẻ đó sẽ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Qua đó, ta mới thấy được tầm quan trọng của môi trường sống, môi trường sống như thế nào quyết định tính cách và nhân phẩm con người. Vì thế cha mẹ vẫn thường dạy con “chọn bạn mà chơi” hay “chọn mặt gửi vàng” khuyên con mình hãy biết lựa chọn những người bạn tuy rằng không thật sự học giỏi nhưng tính cách tốt, biết chia sẻ vui buồn với bạn chứ không ích kỉ chỉ biết nghĩ cho bản thân.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  17

Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Bởi thế nhân dân ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống. Bởi con người tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì thế gần mực chưa chắc đã đen, gần đòn chưa chắc đã rạng.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng như vậy, thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực dây ra tay là điều khó tránh khỏi. Ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, còn sống trong môi trường xấu sẽ dễ thành kẻ xấu.

“Gần mực thì đen”, Chí Phèo trong truyện của nhà văn Nam Cao, vốn là anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên bị nghi ngờ có tội, phải đi ở tù. Sau bao năm, trở về quê cũ, Chí Phèo thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành con quỷ dữ ở làng Vũ Đại. Chính nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, làm thay đổi con người như thế. Ngược lại, “gần đèn thì rụng”, câu chuyện Mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử khi còn bé được sống gần trường học nên biết lỗ phép, biết chăm chỉ học hành. Giả sử người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền của Trung Quốc.

Nhưng cùng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, bởi lúc đó ta cẩn thận. Lại có khi, gần đèn chưa chắc đã rạng, bởi ta cố tình ngồi khuất. Bởi vậy, phẩm chất của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm đcn. Còn sống trong môi trường tốt mà không chịu thường xuyên tu dưỡng thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày không tôi luyện sẽ han gỉ, trở thành vật vô dụng. Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, có những chiến sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng. Chiến trường của họ không đầy bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go, khắc nghiệt, sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán đương cùa quân địch, liệu họ có phản bội Tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ? Sống quanh những lời xì xầm bị coi là Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc ấy, đòi hỏi người chiến sĩ tinh báo không chỉ cần hộ óc nhanh mà còn cần một bản lĩnh vững vàng đế tự chiến đấu với bản thân. Trong văn học, t thấy điều này thể hiện rất rõ. ở truyện Những người khốn khổ (Victo Huygi), những con người dù có khổ sở về vật chất nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn itàn đầy ánh sáng của sự sống, của niềm lạc quan, yêu đời. Chú bé Ga-vơ-rốt dù rất nghèo, thậm chí còn phải ngủ trong bụng voi ở công viên, nhưng cậu bé luôn vui vẻ. Chú bé đã dũng cảm chống lại kẻ địch. Hình ảnh và tâm hồn cao thượng của chú sẽ luôn sông mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Cô bé Cô-dét dù sống trong tầng lớp dưới đáy xã hội Pháp nhưng tâm hồn cô luôn tr trẻo. Chú bé Rê-mi (Không gia đình) dù chưa tìm được cha mẹ, phải sống ngoài xã hội nhưng không bị nhiễm thổi xấu ở đời. Và trong đôi mắt của Rê-mi luôn thây sự tràn ngập niềm yêu thương. Ngược lại, thật đáng buồn khi ngày nay có một số bạn trẻ sống trong những gia đình khá giả, nề nếp, được đi học nhưng lại nhiễm tộ nạn, trở nên hư hỏng.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp la thấy rằng môi trường sống có ánh hưởng không nhỏ đến mỗi con người. Nhưng dù môi trường không lốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đóa sen thơm ngát: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  18

Về nghĩa đen, mực là một chất lỏng được dùng để viết hoặc vẽ. Nó có màu đậm, thường là màu đen và khó tẩy rửa. Khi sử dụng nó ai cũng phải cẩn thận nếu không mực sẽ làm bẩn lên tay, lên áo hay lên tường.

"Rạng" ở đây có nghĩa là sáng. Còn đen và vật dùng để thắp sáng. Đèn điện, đèn pin hay đèn dầu đều là những thứ rất hữu ích đối với cuộc sống của con người. Nhờ có đèn, chúng ta mới có ánh sáng để học tập, làm việc. Đèn soi sáng cả những nơi mặt trời không thể chiếu rọi. Đèn xua tan bóng tối, giúp người nhìn rõ mọi vật xung quanh. Đúng như lời nhận định " gần đèn thì sáng".

Như vậy, xét theo  nghĩa đen, câu tục ngữ muốn thể hiện: nếu như chúng ta tiếp xúc gần mực sẽ bị bôi bẩn, bị đen; ngược lại nếu chúng ta ở gần đèn thì chúng ta sẽ được đèn soi sáng , do đó mà trở lên sáng suốt tinh tường hơn.

Không chỉ dừng ở đó, câu tục ngữ còn mang một hàm ngĩa khác. Đó chính là: hoàn cảnh sống tác động dến nhân cách con người như thế nào. Mực là chỉ hoàn cảnh không tốt, môi trường sống không lành mạnh . Đèn là chỉ môi trường sống tích cực. Như thế có nghĩa là khi người ta sống trong môi trường không tốt thì nhân cách dễ bị tha hóa, dẽ làm điều sai trái và sa ngã và ngược lài, nếu như được giáo dục trong môi trường lành mạnh thì con người có thể rèn luyện được tích cách của mình cho tốt.

Về cơ bản thì câu tục ngữ này đúng. Hoàn cảnh tác động và chi phối đến nhân cách chúng ta rất nhiều. Trẻ con sinh ra giống như một tờ giấy trắng. Những gì ta giáo dục, môi trường tác động đến nó như thế nào thì nó sẽ trở thành một con người như thế ấy. Nếu xung quanh bạn luôn có những người tốt, sống tích cực thì bạn cũng sẽ học được ở họ nhiều điều hay. Và ngược lại, nếu quanh bạn chỉ toàn những người xấu thì hoàn cảnh tiêu cực ấy cũng sẽ dần làm bạn tha hóa về nhân cách.

Cũng như trong một lớp học, nếu chúng ta chơi nhiều những bạn xấu thì chúng ta dễ bị rue rê và lôi cuốn. Ta sẽ trở thành một người không tốt, không chịu học hành và dễ xa vào tệ nạn xã hội. Nhưng nếu ta choei với nhiều bạn học giỏi, chăm chỉ thì ta sẽ có điều kiện để tiến bộ. Bnạ cho ta những kiến thức mà bản thân ta bị thếu hụt. Bạn dạy ta những điều tốt đẹp bổ ích thiết thực cho cuộc đời. Gần những người biết quan tâm đến những người khác tâm hồn ta cũng trở nên trong sáng hơn giàu tình yêu thương hơn. Nhưng cũng đùng vì thế mà thiếu quan tâm đến những người bạn xấu.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Hồ Chí Minh là người lãnh tụ vĩ đại là mặt trời soi sáng cho cả dân tộc. Ở  thời gian ấy biết bao những anh bộ đội cụ hồ đã sống đã chiến đấu noi gương theo phẩm chất của Người. Chính họ đã làm nên ngững chiến công oanh liệt, giải phóng quê hương, đất nước. Những đức tính của Người. Chính họ đã làm nen những chiến công oanh liệt giả phóng quê hương đất nước. Những đức tính của Nười được ảnh hưởng, rèn luyện trong cuộc sống, trong chiến đáu tù những tấm gương sáng mà tiêu biểu là Bác Hồ.( Đó là lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, tình yêu thương đồng bào, đồng chí, đó là thái độ chiến đấu hết mình hi sinh tất cả cho độc lập tự do). Nếu không có ánh sáng của Đảng dẫn đường nếu không có một môi trường tốt đẹp thì không có thể nào sản sinh ra được những con người tuyệt vời ấy. Câu tục ngữ "gần mực thì đen gần đèn thì rạng" luôn có ý nghĩa trong thực tế.

Bởi vậy dân gian ta cũng có câu:" Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hay " ở bầu thì tròn, ở ống thì dài".Hay như ngày xưa, bà mẹ của thầy Mạnh Tử đã chuyển nhà đến ba lần để chọn môi trường sống tốt cho con mình. Điểm cuối cùng bà chọn là trường học. Vì bà cho rằng, hàng ngày khi thấy học sinh ngoan ngoãn, lễ phép biết học hỏi thì Mạnh Tử theo đó mà cũng bắt chước được những điểm tốt đấy. Mà sau này Mạnh Tử đã trở thành một bậc tài nổi tiếng, được tôn vinh đến muôn đời.

Thế nhưng câu tục ngữ cũng chưa hoàn toàn đúng. Có rất nhiều người trong hoàn cảnh bị hạn chế, cái xấu luôn vây quanh nhưng họ vẫn không chịu tác động không trở thành con người xấu. Đó là những người có ý chí vươn lên, giàu nghị lực kiên cường trong cuộc sống. Ngược lại cũng có người được giáo dục tốt nhưng lại trở nên hư hỏng tụ mình phá hủy nhanan cách của mình. Dân gian ta đã lấy loài sen làm biểu tượng cho nhân cách cao đẹp " gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Và Hồ Chí Minhlaf tấm gương cao đẹp cho bao thế hệ Việt Nam noi theo, dù có sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu thì Người vẫn luôn giữ được nhân cách sáng ngời, luôn chèo lái con thuyền cách mạng để đưa đất nước tới bến bờ độc lập.

Rõ ràng tốt xấu là tượng trưng của mực và đen . Chúng ta cần tránh xa những cái xấu , không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Cái tốt của năng lực hay của đạo đức ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên trong quá trình " rèn đức luyện tài". Là một học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường việc chọn bạn mà chơi chọn môi trường để tiếp xúc rấy quan trọng. Chúng ta phải kịp thời nhận ra cái xấu, tránh xa nó chống lại nó để không rơi vào các tệ nạn xã hội. Đồng thời, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện chính mình hươngd đến những cái lành mạnh bổ ích. Chúng ta nên giúp đỡ những bạn xấu tránh xa khỏi sai lầm khắc phục kịp thời.

"Gần mực thì đen, gần mực thì sáng" là câu tục ngữ đúng đắn , đem đến cho ta lời khuyên thật đáng quý. Nó như một chân lý mà ta không nên phủ định. Thực hiện tốt lời khuyên ấy sẽ giúp ích cho ta được nhiều điều trong cuộc sống

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  19

    Cùng với thành ngữ, tục ngữ là hòn ngọc quý trong tiếng nói của dân tộc Việt Nam ta. Tục ngữ thường truyền đạt những kinh nghiệm sống thiết thực của ông cha ta cho các thế hệ nối tiếp. Nhằm mục đích khuyên bảo dạy dỗ thanh niên học sinh phải biết “chọn bạn mà chơi” tục ngữ Việt Nam có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào?

    “Mực” là một chất liệu dùng để viết, có màu đen. “Đèn” là dụng cụ dùng để thắp sáng. Như vậy, câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chuẩn theo kiểu đối ngữ tương hỗ mực - đèn, và đối ngữ tương phản đen - sáng. Tầng nghĩa đen của câu tục ngữ cho rằng người học sinh tiếp xúc thường xuyên với mực rất dễ bị bẩn do mực dính vào tay chân, quần áo. Trái lại, các em ngồi gần ánh đèn đang thắp, ánh sáng sẽ tỏa khắp nơi các em ngồi. Tầng nghĩa bóng thể hiện ý nghĩa: nếu chúng ta tiếp xúc, gần gũi với môi trường sống xấu xa, không lành mạnh thì dễ bị ảnh hưởng thói hư tật xấu, có hại cho bản thân. Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân cách.

    Vì sao lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”? Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, con người rất dễ thích nghi với hoàn cảnh và chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của hoàn cảnh. Nếu ở môi trường xung quanh chúng ta, cái xấu lấn chiếm cái tốt, bóng tối bao trùm ánh sáng thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

    Vả lại, cũng có những người sống trong môi trường xấu mà có tài năng, ý chí, có đạo đức muốn làm việc tốt giúp đời luôn bị kẻ xấu cản trở, thậm chí bị cô lập, trở thành người bơ vơ, lạc lõng. Trong khi đó nếu sống gần những người tốt thì chúng ta ngày càng được hướng đến cái chân – thiện – mĩ. Việc làm của những người tốt luôn là tấm gương sáng để chúng ta nhìn vào đó mà soi xét, tu chỉnh bản thân mình. Chẳng hạn một người xấu nhưng được may mắn sống gần những người tốt, luôn được những người đó phê bình góp ý, cảm hóa thì sẽ khắc phục được khuyết điểm và dần trở thành người tốt. Hay một học sinh học tập còn yếu nhưng thường ngày đi học, được ngồi gần, được chơi chung với các bạn tốt, được sự chỉ dẫn tận tình, chu đáo của các bạn học giỏi thì sẽ rất mau tiến bộ trên con đường học tập và rèn luyện.

     Nhìn chung, môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó có giới hạn. Sự nỗ lực chủ quan, ý chí phấn đấu vươn lên của con người mới là yếu tố quyết định nhất. Cho nên Disraeli có nói một câu bất hủ: “Con người đâu có phải là sự tạo nên của hoàn cảnh, hoàn cảnh là sự tạo nên của con người”.

    Thật vậy, có nhiều người sống trong môi trường xấu, nhưng vẫn luôn giữ được bản chất thanh cao, trong sáng của tâm hồn mình. Bác Hồ vô vàn kính yêu của chúng ta là một điển hình. Trong những ngày giam cầm vô cớ tại nhà tù của Quốc dân đảng ở Quảng Tây, Trung Quốc, Người sống trong một môi trường xấu, thiếu thốn mọi mặt, bị hành hạ về thể xác, vậy mà, người chiến sĩ cách mạng ấy không hề bị “nao núng tinh thần” nhờ vào lí tưởng chiến đấu cao đẹp, lòng yêu nước thương dân, niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi ngày mai. Bởi thế, mọi người gọi Người là bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”.

    Và đây cũng là một tấm gương sáng vô ngần:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

(Ca dao)

    Bài thơ tả vẻ đẹp của hoa sen nhưng thật ra cái nghĩa hàm ẩn sâu xa muốn đề cao phẩm chất “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” của con người. Phải chăng bài ca dao trên “là tiếng nói của một nhà nho nào đó, tự hào đã giữ bản chất trong trắng của mình giữa cuộc sống đầy rẫy những bùn nhơ như là bọn buôn danh bán lợi”. Phải chăng tiếng nói đáng thương ấy muốn “phân trần với mọi người xung quanh trong một cái xã hội mà những gì trong trắng không dễ gì được mọi người tin”?

     Ngược lại với những tấm gương nói trên, có trường hợp con người sống trong môi trường tốt mà vẫn bị hư hỏng, thoái hóa, biến chất. Đó là bọn người cơ hội, tham nhũng, ăn không ngồi rồi, sống chỉ biết có cái tôi cá nhân nhỏ bé, chật hẹp của mình mà không nghĩ đến lợi ích của người khác.

    Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên tìm cách tránh xa những người xấu. Đối với người xấu, chúng ta cần tìm hiểu, giúp đỡ, cảm hóa họ thành những người tốt bằng tấm lòng khoan dung độ lượng, nhân ái của mình. Nếu cần thiết, chúng ta có thể nhờ đến các đoàn thể, các tổ chức xã hội thuyết phục và tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Được như thế, chúng ta mới là con người sống có trách nhiệm, sống vì mọi người.

    Tóm lại, lời dạy của câu tục ngữ trên đây có ý nghĩa thiết thực trong xã hội. Theo lời dạy của câu tục ngữ, chúng ta cần phải biết “chọn bạn mà chơi” cũng như tự rèn luyện bản thân mình để có bản lĩnh vững vàng, đặc biệt là không được chạy theo những cám dỗ vật chất tầm thường làm ảnh hưởng đến nhân cách. Hơn thế nữa, chúng ta cần có thái độ dứt khoát, rõ ràng trước mọi vấn đề diễn ra trong cuộc sống.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  20

Có thể thấy được khi mà để nêu lên một bài học, hay đó là một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta ngày trước thông thường vẫn cứ mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Nói về hoàn cảnh sống có tác động đến với con người chúng ta không thể không nhắc đến câu tực ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thật ý nghĩa biết bao nhiêu.

Đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là gì. Ta thấy được mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc và không sử dụng khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Ta như thấy được chính việc để mực vương ra gây bẩn đã như tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp trong chính cuộc sống của mỗi chúng ta. Còn với đèn, nó dường như cũng chính là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Khi chúng ta đên gần đèn, ta được soi sáng. Lúc này đây ta như liên tưởng được đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Có thể thấy được rằng chính từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta rằng:  Nếu như con người chúng ta mà cứ giao du với những người xấu ta sẽ tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Và ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, bản thân của mỗi chúng ta dường như cũng sẽ học tập được những đức tính của bạn.

Chúng ta dường như cũng đã thấy được câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa, nó cũng đã được đúc kết từ cuộc sống. Câu tục ngữ như cũng đã thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội có tác động lớn đối với việc hình thành nhân cách con người.

Ngay ở trong gia đình thì ta như thấy được chính cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu như trong gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, thì không có lý gì mà về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Đặc biệt hơn ta như thấy được cũng trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị. Mọi nhà đều biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Và có thể thấy được sự gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp. Nếu như chúng ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, và các bạn đó lại nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới… thì chắc chắn rằng mỗi chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên tốt đẹp hơn.

Ngược lại, ta như thấy được chính trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái. Khi mà người vợ, người chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó chắc chắn rằng cũng sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Đó là trong gia đình, còn ở ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người chúng ta dường như cũng rất dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Có thể lấy cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, và lực học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, thì các bậc tiền nhân cũng đã nói thật đúng đắn về vấn đề này đó chính là:

“ Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người”

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Thực tế đã vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám nhưng ta vẫn thấy được bông sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Con người có ý chí cố gắng vươn lên trong cuộc sống thì đôi lúc môi trường sống không tốt lại cho họ có thể đứng lên để mà có thể chiến thắng hoàn cảnh.

Ngày nay, ta có thể nhận thấy được nhất là trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Thế rồi ta biết được giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, và các bạn trẻ dường như cứ sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Qủa thật ta như thấy được đó chính là những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”. Ta như thấy được tất cả những thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

Nói tóm lại ta cũng nên một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ trên cũng như đã giúp em có tinh thần cảnh giác những môi trường xung quanh. Hơn nữa cung cần phải có ý chí kiên định để có thể vượt qua được hoàn cảnh của bản than

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  21

Thời xa xưa ông cha ta thường khuyên nhủ con cháu mình rằng "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" nhằm nhắc nhở con cháu chúng ta phải biết chọn bạn mà chơi. Nhưng cũng có người lại cho rằng "Gần mực chưa chắc đen và gần đền chưa chắc đã rạng". Nếu chúng ta chơi với những người tốt người chăm chỉ, cầu tiến, trung thực thật thà thì chúng ta cũng sẽ học được những điều hay lẽ phải, những điều tốt đẹp từ người đó. Còn ngược lại nếu chúng ta chỉ chơi với những người lông bông, những người thường xuyên trốn học đi chơi, những người gian dối, thiếu trung thực, tư cách đạo đức không tốt thì sớm muộn chúng ta cũng sẽ nhiễm những thói hư tật xấu từ họ. 

Câu tục ngữ của ông bà ta xưa kia "Gần mực thì đen gần đèn thì rạng" cũng có những ý nghĩa tích cực, có lý đúng đắn của nó. Bởi trong cuộc sống nhiều khi người ta thường nói rằng muốn biết rõ về một con người thì chỉ cần nhìn vào những người xung quanh con người đó. Một con người tốt hay xấu thì sẽ có những người bạn tương đương với mình. Bởi thế trong cuộc sống thường có câu rằng ngưu tầm ngưu bởi những con trâu thì lại chơi với trâu, còn mã thì lại đi với mã những con ngựa thì phải tìm tới đồng loại của mình mà giao du kết bạn.

Ý kiến về câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Nhưng có bạn lại bảo "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng"

 Một người tốt chơi với những người xấu sớm muộn những tính xấu cũng sẽ nhiễm vào trong tính cách của chúng ta lúc nào không rõ. Bởi cũng như mực vậy, nếu chẳng may động vào chúng thì kiểu gì chúng ta cũng sẽ bị dính tay dù ít hay nhiều cũng sẽ làm bẩn bản thân mình dù ít hay nhiều. Còn mỗi khi con người ta ở gần ánh sáng, gần những bóng đèn chúng ta nhìn mọi thứ rõ ràng hơn, hiển nhiên là ở cạnh đèn sẽ rõ hơn mọi thứ xung quanh mình. Sẽ nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống nhiều hơn.

Câu tục ngữ của cha ông ta không chỉ dừng ở đó mà nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống. Môi trường xung quanh có tác động ít nhiều tới con người chúng ta. Nếu chúng ta sinh ra trong một gia đình gia giáo nề nếp thì ít nhiều ta cũng học được những đức tính tốt đẹp từ người thân, bạn bè xung quanh mình. Ngược lại nếu chúng ta sống ở môi trường toàn những người thiếu tư cách thì dần dần chúng ta cũng trở nên xấu xa đánh mất nhân phẩm danh dự của mình lúc nào không biết.

Tuy nhiên, trong cuộc sống mỗi con người đều có những tính cách riêng khác nhau thể hiện bản lĩnh sống của mỗi người. Có những người "Gần mực mà không đen và gần đèn nhưng chẳng rạng" Nhiều bạn nhỏ sinh ra trong gia đình cha mẹ vất vả lam lũ, thiếu học nhưng các bạn lại có tinh thần ham học hỏi, không ngại khó ngại khổ mà vươn lên trong cuộc sống trở thành con ngoan trò giỏi, có những thành tích học tập vô cùng đáng nể. Nhiều bạn dù sinh ra trong gia đình không hoàn hảo ba mẹ đều là thành phần phạm tội nhưng bạn đó lại là người lương thiện luôn giúp đỡ người khác luôn hướng tới những giá trị đúng đắn trong cuộc sống. Những con người đó giống như là những bông hoa sen sống trong đầm bùn lầy dù bạn đó có gần bùn tanh hôi, nhưng lại có tâm hồn cao đẹp như bông hoa sen gần bùn nhưng tỏa hương thơm ngát, một mùi hương vô cùng quyến rũ không hề hôi tanh chút nào.

Nhiều bạn trẻ sinh ra lớn lên trong gia đình có điều kiện tốt ba mẹ đều là những người học cao hiểu rộng. Nhưng các bạn đó lại ăn chơi lêu lổng đua đòi hư hỏng đánh mất tương lai của mình bằng những trò chơi game online hoặc những thú vui bởi ma túy đá…khiến cho cuộc sống của các bạn dính rơi vào vũng bùn lầy. Dù bạn đó có gần đèn nhưng cũng chẳng sáng được. Như chúng ta sống trong một tập thể lớp có toàn những bạn học giỏi, ngoan ngoãn nhưng có những bạn học sinh cá biệt phá phách nghịch ngợm. Dù bạn bè thầy cô giáo khuyên bảo tạo điều kiện cho bạn nhiều lần nhưng bạn ấy vẫn chứng nào tật đó lười học, trốn học, và gian dối. Điều này cho chúng ta thấy rằng trong cuộc sống bản lĩnh sống của mỗi con người là điều quyết định bản chất và tương lai  của con người đó. Một con người sống bản lĩnh thì sẽ không bao giờ để mình bị những thói hư tật xấu dụ dỗ. Còn những con người thiếu bản lĩnh ham chơi, ham hưởng thụ suy nghĩ nông cạn thì sớm muộn cũng sa ngã. Bản lĩnh sống là điều quyết định việc chúng ta trở thành người như thế nào chứ không phải do môi trường sống hay những người xung quanh tác động tới chúng ta.

Câu nói "Gần mực thì đen gần đèn thì rạng" chỉ đúng có một nửa mà thôi. Và trong xã hội hiện đại người ta lại có câu nói "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" đó là một câu nói có cái nhìn đa chiều giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống xung quanh mình. Vì vậy, khi chúng ta nhìn thấy một sự vật sự việc đừng vội đánh giá nó có những điều mắt thấy tai nghe chưa chắc đã là sự thật mà cần phải có thời gian tìm hiểu thật kỹ lưỡng. Mỗi con người cần phải có bản lĩnh sống để lựa chọn cho mình một lối đi riêng đúng đắn không bán rẻ tương lai, hạnh phúc của mình.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  22

Nếu ca dao là tiếng nói của tình cảm nồng nàn thì tục ngữ chính là sản phẩm của trí tuệ, kinh nghiệm phong phú của cha ông chúng ta để lại cho con cháu nhằm mục đích khuyên răn lớp người sau gần điều lành, lánh điều dữ để trở thành người tốt. Chẳng hạn, đế khuyên nhủ thanh thiếu niên học sinh phải chọn bạn mà chơi, tục ngữ ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Sau đây, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ này xem có đúng như vậy không và từ đỏ rút ra cho bản thân mình một bài học bổích cho việc xử thế.

Nghĩa đen của câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng?” thật quá rõ ràng. Người học trò thường xuyên tiếp xúc với mực thì trướí sau gì nhất định là mực cũng sẽ dây vào quần áo, chân tay nghĩa là bị lấm lem vì mực, gần mực thì đen là như vậy. Ngược lại, bất cứ ai, khi đến gần ngọn đèn đang thắp sáng thì nhất định ánh đèn sẽ làm rạng rỡ thêm khuôn mặt vì được đèn chiếu sáng.

Thếnhưng, ý nghĩa chủ yếu của câu tục ngữ này là ở nghĩa bóng. Trong sinh hoạt học tập, nếu ta chỉ chung đụng, gần gũi, tiếp xúc với những người xấu thì ta cũng sẽ dễ tiêm nhiễm thói hư tật xấu Trái lại, nêu ta chỉ gần gũi, tiếp xúc với những người tốt thì ta cũng đễ học tập những phẩm chất tốt đẹp. Suy rộng ra, sống trong xã hội, nếu ta thường xuyên chỉ tiếp xúc với những người xấu, môi trường và hoàn cảnh xấu xa là ta dễ bị tiêm nhiễm những tật xấu thói hư. Trái lại, nếu ta sống gần gũi với những người tốt, môi trường và hoàn cảnh tốt thì ta cũng sẽ dễhọc tập được những lề hay lối tốt.

Suy nghiệm lại thì thấy quả đúng như vậy thật. Vì sao? Vì con người nói chung, đặc biệt tuổi thiếu niên học sinh còn non trẻ, chưa có bản lĩnh vững vàng nói riêng, dễ bắt chước lẫn nhau, một cá nhân thường dễ bị đám đông lôi cuốn và cảm hóa. Do đó, sống trong hoàn cảnh xấu như người bên cạnh lúc nào cũng không hay biết. Đãvậy, sống trong hoàn cảnh, môi trường ấy, có điều tốt cũng không ai ủng hộ, làm điều xấu thì cũng không ai chê bai lại còn được khen ngợi và kích thích nữa. Rốt cùng mình không phân biệt được tốt xấu, nghĩ xấu là tốt, nghĩ tốt là xấu. Thế nhưng, sống với người tốt, giữa môi trường tốt thì chính việc tốt của họ là tấm gương để mình noi theo, những ý kiến hay, lời nói tốt của họ giúp mình biết cái đúng để theo, cái xấu để tránh. Từ đó cái đúng, cái tốt của mình ngày sẽ nhiều thêm, còn cái xấu, cái hư cũng sẽ ngày một ít dần đi để mỗi ngày một thành người tốt hơn.

Người xưa thường nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, tâm hồn các em thiếu niên học sinh không khác gì tờ giấy trắng. Do đó, điều hay điều dở rất dễ tác động vào. Chính vì vậy, mà có câu tục ngữ vừa phân tích.

Thấy rõ ảnh hưởng, tác động vô cùng to lớn và quan trọng của môi trường xung quanh đặc biệt môi trường bè bạn, thanh thiếu niên học sinh chúng ta, hơn ai hết, nên gần gũi, học tập các bạn tốt, không nên a dua, đua đòi theo các bạn xấu. Từ đó, chúng ta càng quan tâm hơn nữa đến việc tự rèn luyện bản thân, tu dưỡng, tạo cho mình một bản lĩnh để phân biệt được đúng sai, tốt xấu để bảo vệ và phê phán khi cần thiết.

Ngoài ra, cũng cần hiểu vấn đề một cách toàn diện hơn. Xưa nay, trong xã hội cũng có những người gần mực nhưng vẫn không đen. Tuy sống trong môi trường xấu, nhưng họ vẫn là người tốt, vẫn là “sen trong bùn” “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Chu Văn An, Trần Bình Trọng, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thái Bình... là minh chứng cụ thể. Trái lại, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... dẫu có gần đèn nhưng vẫn tối om.

Đủ thấy trong đời sống, bản lĩnh của mỗi người là điều hệ trọng, thêm vào đó cần tự chủ và cẩn thận khi tiếp xúc với sự việc, với con người. Xa lánh cái xấu chứ không xa lánh con người, xa lánh các bạn có khuyết điểm.

Là học sinh hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ trên, ta phải làm gì? “Chọn bạn mà chơi” ta phải biết gần gũi khiêm tốn để học tập các bạn tốt đồng thời phải chân thành thẳng thắn giúp đỡ bạn chưa tốt để cùng nhau tiến bộ trong học tập và rèn luyện.

Cũng nên lưu ý rằng sách báo, phim ảnh, các trò chơi cũng là người bạn gần gũi với ta trong cuộc sống. Do đó, ta nên thận trọng trong việc tiếp xúc. Hơn thếnữa, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn hiện nay, trong xã hội còn nhiều tệ nạn, thì câu tục ngữ này là phương châm hành động thiết thực cho tuổi trẻ.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  23

Tục ngữ Việt Nam là tổng hợp các kinh nghiệm, những bài học được đúc rút từ thực tiễn đời sống, sản xuất và chiến đấu, vì thế nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với chúng ta. Ông bà ta có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” liệu có đúng không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Để có thể truyền tải được kinh nghiệm một cách đầy đủ nhất, ông bà ta thường có dùng những hình ảnh gần gũi và thân thuộc để miêu tả và so sánh, chúng có những đặc điểm tương tự nhau. Trong câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” tác giả dân gian dùng hình ảnh “mực” có nghĩa là thứ người xưa dùng để viết, đây là phương tiện giúp người viết ghi chép và soạn thảo văn bản vì dùng mực nên thường hay dây phải quần áo làm cho nó bị vấn đen, nếu không cẩn thận quần áo mới có thể biến thành đen ngay lập tức.

Từ “đèn” là đồ điện dân dụng mà trong mỗi gia đình đều có, nó dùng để thắp sáng, thời xưa thường dùng đèn dầu để thắp sáng chứ chưa có bóng điện như ngày nay, nên đèn thường được đặt gần người để có thể nhận biết đồ vật được,

Nhưng hàm ý sâu xa của câu tục ngữ lại chính là môi trường sống, mối quan hệ có ảnh hưởng tới cuộc sống, tính cách, con người. “Gần mực thì đen” nghĩa là nếu mình sống trong môi trường nhiều người tốt, ở đó chỉ học những cái hay, cái đẹp của nhau thì khó có thể thành người xấu, còn nếu sống trong môi trường toàn người xấu, tính cách khác biệt thì bạn có thể có bị dao động, xao ngã, bị dụ dỗ nếu không có lập trường vững vàng, háo thắng, thích đua đòi.

Môi trường sống thực sự ảnh hưởng tới con người và tính cách của chúng ta, nếu bạn thích chơi bời, lêu lổng thì chỉ cần chút cám dỗ bạn sẽ bị sa ngã, môi trường như sư phạm là một trong những môi trường được đánh giá là lành mạnh nhất, bởi ở đó chúng ta học hỏi được nhiều điều hay và bổ ích.

Nói chung có rất nhiều ý kiến về vấn đề này, có những người lại bảo rằng: gần mực chưa chắc đã đen mà gần đèn chưa chắc đã rạng cũng không hề sai. Nếu anh có tâm trí vững vàng, lập trường đúng đắn thì dù ở đâu cũng có ở trong môi trường nào, tiếp xúc với thể loại người nào cũng không bao giờ sợ bị dây bẩn, mà vượt lên trên hết mình có thể chế ngự và khuyên bảo những ai lầm đường lạc lối quay về chính nghĩa, quay về đời sống thực và ngược lại tâm địa anh độc ác, thích đua đòi thì dù có để anh vào môi trường toàn người tốt cũng khó thích nghi và tồn tại được. Bên cạnh đó cũng có những người dù tỏ vẻ tri thức, sống trong môi trường giáo dục tốt nhưng tâm địa và tính cách không tốt thì cũng không tồn tại được.

Nhưng đó chỉ là những trường hợp ngoại lệ, đặc biệt mà thôi, còn nhìn chung môi trường sống là nhân tố vô cùng quan trọng chi phối mọi tính cách con người chúng ta, mà chỉ có những ai đủ thông minh và tỉnh táo thì không bị mê hoặc bởi cám dỗ đấy mà thôi.

Tóm lại chỉ cần tâm trí mình trong sạch, có nghị lực vượt qua tất cả, tinh thần chiến đấu trước mọi cám dỗ của cuộc sống thì không bao giờ sợ khuất phục, hãy cùng nhau tạo dựng một môi trường trong sạch và phát triển. Câu tục ngữ chính là bài học mà ông bà ta để lại để con cháu soi vào đó mà cố gắng

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  24

Nói về sự tác động của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách của con người cũng được đề cập đến trong rất nhiều tác phẩm văn học, những câu chuyện dân gian, như chuyện: Mẹ hiền dạy con, kể về người mẹ hiền từ của nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc, Mạnh Tử, vì muốn con có môi trường học tập tốt nhất, bà đã nhiều lần chuyển nhà, từ khu chợ đến trường học. Nói về sự tác động của môi trường đến con người, tục ngữ dân gian của Việt Nam cũng có một câu nói nổi tiếng như: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là, liệu có thực sự đúng như câu nói “gần đèn thì rạng” không. Có rất nhiều người lại cho rằng, gần mực chưa chắc đã đen mà gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy, ta nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào?

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là câu tục ngữ nói về sự tác động của môi trường đối với nhân cách của con người. Theo như câu tục ngữ, khi con người ta sống trong một môi trường lành mạnh, văn minh, được tiếp xúc với những con người có lí tưởng, có lối sống lành mạnh, sống có ích thì người đối diện cũng sẽ học hỏi được ở môi trường sống ấy, con người nơi ấy những phẩm chất tốt đẹp, những nét tính cách tích cực. Nghĩa là, khi tiếp xúc với những nhân tố tích cực, con người ta sẽ được ảnh hưởng, được “cảm hóa” theo chiều hướng ngày càng tốt. Vì vậy, hình ảnh “đèn” trong câu tục ngữ là hình ảnh biểu tượng cho những nhân tố tốt đẹp, tích cực.

“Gần mực thì đen” là nói đến môi trường sống nhiều yếu tố tiêu cực, những con người có tính cách không đúng chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, khi sống trong môi trường, tiếp xúc với những con người tiêu cực như vậy thì người sống trong môi trường ấy ít nhiều cũng bị tác động theo hướng tiêu cực, cho dù họ vốn là những con người lương thiện, tốt bụng. Nói chung, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thể hiện được vai trò của môi trường sống đối với con người. Đồng thời là cơ sở để đánh giá về nhân cách của một người. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa ý nghĩa của câu tục ngữ này, đánh giá con người một cách cứng nhắc, rập khuôn thì sự đánh giá ấy lại trở nên phiến diện, tiêu cực, chưa phản ánh đúng được bản chất, tính cách của một người.

Xung quanh câu tục ngữ này cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, có người cho rằng gần mực chưa chắc đã đen, còn gần đèn chưa chắc đã rạng. Theo em, những ý kiến này cũng không phải hoàn toàn sai. Bởi để nhận biết tính cách của một người, ta cần xem xét họ trong nhiều mối quan hệ, không nên đánh giá họ chỉ qua vẻ bề ngoài, qua môi trường sống và trong những mối quan hệ với những người có lối sống tiêu cực. Bởi tính cách của con người không chỉ bị ảnh hưởng, tác động bởi môi trường sống, mà còn nằm ở bản chất thật sự của mỗi con người. Mỗi người có một xu hướng tính cách khác nhau, vì vậy đôi khi môi trường sống tiêu cực nhưng họ có lối sống lành mạnh và có bản tính thích nghi cao thì họ hoàn toàn sống đúng với nhân cách của mình, không hề bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào, có lẽ đúng như câu tục ngữ “Giang sơn khó đổi/ Bản tính khó rời”. Nhưng ở đây ta không hiểu theo nghĩa tiêu cực của câu tục ngữ mà hiểu theo đúng nghĩa đen của nó để thấy được tính cách là cái vốn có ở mỗi con người.

Chẳng hạn, một người sống trong môi trường tương đối lành mạnh, xung quanh là những người rất tốt bụng, gia đình gia giáo, có nề nếp nhưng do sự suy đồi của tính cách, họ vẫn có thể trở thành những người xấu, có tính cách tiêu cực, thậm chí có thể trở thành những phần tử nguy hiểm đối với xã hội. Ví dụ như vụ án gây chấn động dư luận một thời ở Hải Dương, Nghiêm Viết Thành vì tiền mà giết chết chính bố ruột của mình bằng những hành động man rợ nhất, sau đó chặt xác, phi tang xuống sông. Vụ án này dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người trong xã hội, giá trị đạo đức đang bị mai một ở một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây ta không xét theo mức độ nghiêm trọng của vụ án. Điều đáng nói trong vụ án này, đó là sát thủ Nghiêm Viết Thành từng là một người rất hiền lành, ngoan có tiếng, bố mẹ đều là những người tử tế, có điều kiện. Sự biến thái trong nhân cách là do thủ phạm tự tiêm nhiễm vào mình và thể hiện ra bằng những hành vi man rợ.

Còn đối với một người sống trong một môi trường được cho là tiêu cực hơn, tiếp xúc với những con người có tính cách không chuẩn mực, nhưng nếu họ có bản lĩnh, lập trường vững chắc thì những yếu tố tiêu cực ấy cũng không thể tác động, ảnh hưởng đến họ. Như vậy, xem xét tính cách của một người, ta không thể đánh giá một cách phiến diện hay tuyệt đối hóa một cách nhìn nào. Cần dựa vào nhiều bối cảnh, đặt họ trong nhiều mối quan hệ mới có thể biết được bản chất, con người thực sự của một người. Nếu đánh giá một cách phiến diện không những ta không nhận ra bản chất đích thực của họ mà còn có những phán đoán chủ quan, sai lầm. Từ đó, mối quan hệ giữa ta và họ cũng khó có thể trở nên tốt đẹp, tích cực hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một câu tục ngữ hay, đánh giá được tương đối đúng sự tác động của môi trường sống đối với con người. Tuy nhiên, nếu ta tuyệt đối hóa câu tục ngữ thì cách đánh giá của ta sẽ trở nên phiến diện, ngộ nhận. Bởi, gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  25

Con người được xem chính là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Đó chính là sự tổng hòa giữa môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi người. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu rất hay là “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. như là một bài học sâu sắc cho chính chúng ta.

Đầu tiên ta phải hiểu được câu tục ngữ có ý nghĩa gì? Mực được xem là một chất liệu để viết, có màu đen còn ngược lại đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng ta như lại thấy được rằng chính mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người chúng ta hiện nay. Khi con người ta mà sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu như mà con người sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ta như thấy được ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Có lẽ cũng chính bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.

Vậy, tại sao ông cha ta lại có câu tục ngữ khuyên răn chúng ta đó chính là câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”? Ta phải như thấy được chính mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Thật vậy, môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ….Cũng chính vì thế mà nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn những cũng như đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, không lành mạnh vì khi chúng ta sống trong đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngược lại ta có thể thấy được nếu như một môi trường lành mạnh, mọi người ai ai cũng có ý thức thì bỗng nhiên ta cũng sẽ chịu những sự tác động của môi trường lý tưởng đó để mà có thể sống tốt đẹp hơn rất nhiều.

Không phải ngẫu nhiên mà người học sinh chúng ta nhất là trẻ thơ được ví như tờ giấy trắng. Chúng ta vẽ gì lên đó hay cho các em sống ở những môi trường sống khác nhau thì tính cách cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Cho nên để mà có thể giữ được nhân phẩm của mình thì nên chọn những môi trường tốt. Có thế nên vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, chúng ta cũng đường như cũng sẽ phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục. Mỗi người cũng phải biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta cũng phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, và đồng thời cũng như phải biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình hơn nữa.

Có thể thấy được chính câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Đặc biệt là trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta quả thực nó sẽ có giá trị đối với mỗi người.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  26

Con ng trong c/sống, làm những điều tốt đẹp thì phải biết học hỏi những điều tốt, biết gần gũi, thân thiết và tiếp thu những điều hay lẽ  phải.Những ng tốt việc tốt, để có ý thức học hỏi mà vươn lên, phải tránh xa những thói quen tật xấu.Vì vậy cha ông ta đã đúc kết thành 1 câu tục ngữ " gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"

    Trong c/sống có những ng xấu,khi biết những điều xấu ấy thì phải tránh xa.Sau đây tớ xin làm sáng tỏ câu tục ngữ trên.Mực có màu đen tượng trưng cko những điều xẫu xầ nếu k cẩn thận ta sẽ bị mực dây ra áo, ra quần sẽ rất khó giặt hay rửa đi cũng khó cũng như ta đã bị lây nhiễm những thói hư tật xấu sẽ rất khó để ta bỏ đi và tránh xa đc nó.Còn ánh sáng tượng trưng cho những ánh đén sáng thì ta sẽ nhận đc 1 phần của ánh sáng cũng như ta být chọn bạn để chơi những ng bạn đó sẽ là ng có ý chí nghị lực vươn lên trong học tập.Vậy ta nên chơi vs những ng bạn tốt ta sẽ tiếp thu đc rất nhiều đức tính tốt những điều tốt đẹp và phải biết tránh xa những thói hư tật xấu của bạn thì sẽ trở thành 1 con ng tốt

Các bạn ns khi gần những kẻ xấu nhưng nhất quyết k chịu học theo những điều xấu của chúng.Xin hỏi các bạn đã thật sự có đc bản lĩnh vững trắc như vậy chưa?? Nhiều ng gần những bọn xấu, cũng thấy đó là 1 việc k nên làm nhưng rồi vẫn bị chúng ép buộc, lừa vào bẫy và cũng trở thành 1 phần tử xấu của xã hội.Còn "gần đèn thì rạng " mà cũng k tiếp thu đc 1 chút nào hay sao ?? Không phải như vậy.Những ng như vậy là những ng kiêu căng, ngạo mạn, thiếu ý chí nghị lực tự cho mình rằng sẽ k bao giờ là ng xấu và sẽ không bao giờ học hay tiếp thu theo đc.

   Câu tục ngữ này đúng là 1 lời dăn dạy của cha ông ta, đế suy nghĩ lại thật sự rất đúng đắn.Chúng ta cần phải suy nghĩ về câu tục ngữ ấy để tìm ra 1 ng bạn tốt hay môi trường sống tốt và quyết tâm tránh xa những thói hư tật xấu tiêu biểu trong xã hội ngày nay. 

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  27

Nhân cách con người ảnh hưởng nhiều từ yếu tốt bên ngoài. Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nhân cách con người là môi trường sống. Mục đích muốn thế hệ con cháu sống đúng mực và có suy nghĩ đúng đắn để có cuộc sống tốt đẹp, cha ông ta đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy nhiên, thế hệ trẻ ngày nay có một số bạn lại cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”.

Mặc dù môi trường sống là một yếu tốt quan trọng để hình thành nhân cách con người nhưng yếu tố con người còn quan trọng hơn cả môi trường sống. Bởi con người dù tốt hay xấu đều phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của chính con người đó. Vì thế mà gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Quả đúng như vậy, với nghĩa đen của câu tục ngữ có ý nghĩa nếu thường xuyên sử dụng bút mực, bị mực giây ra tay, dính vào quần áo là điều khó tránh khỏi.Đồng nghĩa như vậy khi ngồi gần đèn, được đèn chiếu vào đương nhiên sẽ bản thân ta sẽ sáng sủa. Cũng như con người, nếu sống trong môi trường tốt sẽ dễ thành người tốt, còn sống trong môi trường xấu sẽ dễ xa ngã và trở thành kẻ xấu.

“Gần mực thì đen”. Đó là hình ảnh Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, anh vốn là một anh nông dân hiền lành, chất phác bỗng nhiên vu oan cho là có tội và phải đi ở tù. Sau bao năm ngồi tù, sống cùng bọn xã hội đen…anh Chí ngày nào sau khi trở về quê cũ đã thay đổi hẳn. Hắn đã trở thành một con ma men ở làng Vũ Đại mà ai cũng muốn tránh xa. Bởi chính cái nhà tù của xã hội thực dân phong kiến đen tối, khắc nghiệt đã đày đọa cuộc sống con người, đã biến một người nông dân quanh năm chân lấm, tay bùn, chăm chỉ làm ăn bỗng chốc thay đổi con người và trở thành như thế. Ngược trở lại, “gần đèn thì rạng”, câu chuyện người mẹ hiền dạy con là minh chứng rõ nét nhất. Mạnh Tử từ khi còn bé được sống gần trường học nên rất lễ phép, biết chăm chỉ học hành. Nếu người mẹ của Mạnh Tử cho cậu bé sống gần chợ hay gần khu nghĩa địa thì chưa chắc sau này Mạnh Tử đã trở thành bậc đại hiền tài của lịch sử Trung Quốc.

Nhưng cùng có lúc gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng,bởi lúc đó bản thân ta hiểu được ý nghĩa của “mực” nên tự dặn bản thân phải cẩn thận, không để mực giây dính quần áo, hoặc khi ta ngồi trước ngọn đèn nhưng lại cố tình ngồi khuất để ngọn đèn không rọi tới. Bởi vậy, phẩm chất, nhân cách của con người nằm ở chính bản lĩnh con người ấy. Nếu sống trong môi trường xấu mà biết giữ mình thì cũng như viên ngọc quý sáng ngời giữa đêm.Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ  cứu nước, có biết bao chiến sĩ tình báo luôn hoạt động thầm lặng trong lòng địch. Chiến trường của họ không có tiếng bom rơi lửa đạn nhưng cũng thật cam go, khắc nghiệt, sống giữa sự xa hoa, những lời lẽ tán dương, những lôi kéo, dụ dỗ của quân địch, liệu họ có phản bội Tổ quốc? Làm thế nào để bên ngoài vỏ bọc lính ngụy kia bên trong họ vẫn giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ? Không chỉ như vậy mà bản thân và gia đình các anh cũng phải sống quanh những lời xì xầm, bàn tán của dư luận xã hội, bị coi là Việt gian, liệu họ có dũng cảm tiếp tục công việc, nhiệm vụ ấy đòi hỏi người chiến sĩ không chỉ cần có một bộ óc nhanh nhạy mà còn cần có một bản lĩnh vững vàng đế tự chiến đấu với bản thân Còn ngày nay, ví dụ như nhân vật anh công an “Hoàn” trong bộ phim “Bí mật tam giác vàng”, anh đóng giả là một anh công an biến chất để luồn lách vào sào huyệt của bọn tội phạm, chúng dùng đủ mọi thủ đoạn để lôi kéo, dụ dỗ anh theo con đường của chúng, nhưng luôn luôn vững niềm tin và hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, nhà nước và cơ quan giao phó, anh luôn giữ vững lập trường tư tưởng. Hình ảnh anh công an đó cũng mang đến cho ta một bài học khá lớn. Đó cũng là một trong những rất rất nhiều các chiến sĩ công an nhân dân ngày nay đang quên mình để hoàn thành nhiệm vụ và phá biết bao ổ, tụ điểm tệ nạn xã hội, vì bình yên của Tổ Quốc.

Còn được sống, hưởng thụ một môi trường tốt đẹp mà thế hệ cha ông ta đã hi sinh, đổ máu để danh được cuộc sống hòa bình cho chúng ta ngày nay mà bản thân chúng ta không chịu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, cố gắng chăm chỉ học tập thì cũng chỉ như những thanh thép, để lâu ngày không tôi luyện sẽ bị han gỉ, trở thành những vật vô dụng.

Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã giúp ta thấy rằng môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành nhân cách của mỗi con người.  Còn quan điểm “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”là do bản thân chúng ta đang sống chủ quan hoặc cố tình né tránh. Nhưng dù môi trường không tốt nếu có bản lĩnh thì ta vẫn như đóa sen thơm ngát: “Gần bùn mù chẳng hỏi tanh mùi bùn”.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  28

Từ bao đời nay, ca dao, tục ngữ là những công cụ để cha ông ta dăn dạy các thế hệ con cháu những điều hay lẽ phải. Với câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần có một suy nghĩ nghiêm túc về nó để tìm cho mình một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu. Tuy nhiên, có một số ý kiến trái chiều cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”

Vì một số ý kiến trái chiều đó của các bạn nên tôi thấy cần phải có sự tranh luận để làm rõ vấn đề cùng các bạn.

Trước hết tôi sẽ nêu ý nghĩa của câu tục ngữ này. Câu tục ngữ trên có hai nghĩa: Nghĩa đen là mực có màu đen là loại công cụ để các cụ ngày xưa viết chữ Hán hoặc sao chép lại một tài liệu nào đó, nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen đó mà không cẩn thận để mực giây ra tay ta, quần áo thì rất dễ bị giây bản; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn, soi sáng cho bản thân ta.

Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nếu bản thân ta luôn gần gũi, tiếp xúc với những thói hư tật xấu hay những người xấu hoặc luôn sống trong một môi trường xấu mà lập trường tư tưởng của ta không vững vàng thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; và ngược lại nếu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với những điều tốt đẹp, những người tốt, ta luôn được sống trong môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập những điều tốt đẹp từ đó.

Như vậy câu tục ngữ đã được cắt nghĩa rất rõ ràng. Tôi cho rằng quan điểm “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” của một số bạn, là do các bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu tục ngữ đó, là do các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo và thực tế. Có lẽ các bạn cho rằng: mình cứ gần gũi những thói hư tật xấu, những người xấu nhưng nếu mình nhất quyết không làm theo những điều đó thì làm sao mà “đen” được; ngược lại khi mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo người ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một suy nghĩ hết sức chủ quan về cuộc sống. Trong thực tế xã hội hiện nay, một số thanh niên không nhỏ chơi bời giao thiệp với bọn trộm cắp, bọn xã hội đen hay bọn xì ke ma túy và chỉ trong một khoảng thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành “dân” trộm cắp, họ cũng thành con nghiện ma túy. Hay một số cô gái ở quê ra thành phố lao động, không thích làm việc nặng nhọc nhưng lại thích có nhiều tiền để tiêu xài, thích giao lưu với những kẻ ăn chơi, đàng điếm, có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ dàng xa ngã, trở thành gái nhảy, gái “bán hoa” – Một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án và xa lánh.

Khi đọc tác phẩm“Chí Phèo” của Nam Cao, tôi thấy nhân vật Chí Phèo vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị bắt vào tù; hàng ngày anh phải tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận. Kết quả là anh trở thành con “quỹ dữ” của làng Vũ Đại, anh đã làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng, khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống.

Ngày nay trên  báo chí không ít thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện và đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la chơi bời chỗ bạn bè nghiện cũ, bị lôi kéo và thế là lại “ngựa quen đường cũ” và trở về con đường chích hút lúc nào không hay.

Các bạn cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nhưng khi gần kẻ xấu các bạn có đủ vững vàng để quyết không học theo cái xấu của bọn chúng không? Trong số đó có nhiều người gần bọn xấu, mặc dù cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn chúng ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu của xã hội như bọn họ. Còn khi gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn có suy nghĩ kiêu căng, tự ái, có cái tôi quá lớn hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Khi đã giải thích rõ ràng tôi vẫn kiên định với ý nghĩa của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là hoàn toàn đúng. Còn một số bạn cho rằng “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” theo tôi là không chính xác. Các bạn cần có sự suy nghĩ đúng đắn và nghiêm túc về ý nghĩa của câu nói đó. Câu tục ngữ, ca dao của thế hệ cha ông chúng ta để lại được đúc rút từ kinh nghiệm của bao đời. Nó đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường sống tốt đẹp và quyết xa lánh môi trường xấu.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  29

Từ lâu ông cha ta đã truyền lại biết bao nhiêu bài học xương máu về vấn đề chọn bạn mà chơi, mà học hỏi, nếu như sống trên đời ta tiếp thu hết được những kinh nghiệm đó, ta có thể sẽ trở thành người tốt, người thông minh, tránh được những sai lầm, vướng mắc trong của các mối quan hệ trong xã hội. Nhưng cần biết vận dụng sao cho đúng, phù hợp nhất với thời đại hiện nay.

Sự thông minh là việc mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Một bên là “mực” tối đen, bẩn mà ít ai muốn động vào để muốn chỉ đến những con người xấu, sống không đúng chuẩn mực, đạo đức xã hội, cái xấu xa,những cái không tốt đẹp.Đèn là vật phát ra ánh sáng,soi tỏ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho những cái tốt đẹp,sáng sủa. Nếu nói rằng hai vật này đối lập với nhau, để nêu bật lên vấn đề cũng quả không sai. ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.

Ví dụ như chính xoay quanh trong cuộc sống của chúng ta nhà trường làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt.Ở gia đình cũng vậy,cha mẹ là những tấm gương sáng,anh chị em hòa thuận,thì gia đình sẽ có những người con ngoan.Ở lớp học cũng thế, nhiều bạn học giỏi, sẽ có một môi trường để ta thi đua, học hỏi lẫn nhau và cố gắng hơn. Nhưng vì ta không chọn được cho mình chính hoàn cảnh sinh ra cho nên, thật bất hạnh khi xung quanh ta là tệ nạn, trong một gia đình,nếu cha mẹ nghèo đói, đánh đập, không quan tâm đến con cái,anh em không nhường nhịn nhau,thì con cái trong gia đình cũng lười biếng, dính vào tệ nạn xã hội. Hay nếu xung quanh ta toàn những người nghiện hút, luôn ăn chơi, trốn học, để thầy cô la rầy, ta gắn bó với họ thì tự sau ta cũng sẽ một phần bị ảnh hưởng lây….

Thực tế, trong một xã hội càng ngày càng phát triển như hiện nay, khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp, tránh xa hoàn toàn những thói xấu. nhưng ta vẫn còn có những sự lựa chọn đằng sau, nếu ta biết tự bứt phá khỏi hoàn cảnh ràng buộc ta, để thay đổi chính bản thân mình, để trở thành người sống có chuẩn mực rõ ràng, sống thành người tốt, tự có thể phát triển được bản thân, giúp được gia đình và xã hội thì kết quả quá tuyệt vời, đưa đến tương lai tươi đẹp mãi mãi.

Đương nhiên, do vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực,mặc dù chế độ đất nước ta về cơ bản là tốt đẹp. Do đó, cần hiểu được rằng sẽ không một ai là hoàn toàn xấu, cũng không hẳn ở gần mực thì ta hoàn toàn “đen”, và gần mực mà cũng vẫn không đen,gần đèn mà cũng vẫn không hề tối tăm. chúng ta đều nên học hỏi ở mỗi người ta gặp trong cuộc đời, khai thác điểm tốt ở họ, giúp đỡ họ loại trừ dần đi phần xấu trong tâm hồn, cách hành xử. Đã có rất nhiều trường hợp những kẻ ra tù vào tội, những kẻ trộm cắp bất lương, đã biến đổi trở nên tốt nhờ cộng đồng, nhà nước người thân giúp đỡ tích cực, tránh xa con đường tội lỗi khi xưa. Và ta cũng chưa thể biết hết được những người “tốt” họ đã phải trải qua những gì trong cuộc đời, biết đâu họ cũng đã phải tự trải qua những tháng ngày khó khăn để tự cải thiện bản thân, điều gì cũng có thể xảy ra trong cái xã hội này.

Tất cả chúng ta đều có quyền lựa chọn những điều tốt và xấu để tiếp thu, vận dụng để hướng đến sự toàn diện, giá trị chân-thiện-mỹ cao quý ai cũng muốn có trong cuộc đời. Có lẽ câu tục ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi,đầy rẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua. Mỗi chúng ta có tinh thần cảnh giác trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực mã vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng.

Chính từ câu tục ngữ, nhân dân ta đã rút ra được kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách, đạo đức của mỗi người. Một bài học, một kinh nghiệm  đắt giá trong cuộc sống cho tất cả chúng ta “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, cần tích cực vận dụng để câu nói ngày càng đúng, phù hợp hơn, ảnh hưởng tích cực hơn đến cuộc sống của chúng ta.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  30

Cuộc sống xung quanh ta là một bức tranh muôn màu vạn vẻ, và môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến với sự hoàn thiện và phát triển của mỗi con người. Vậy nên, từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Trước tiên chúng ta phải hiểu, “mực” ở đây xét về nghĩa đen và một đồ dùng có màu tối, thường để tô hay viết nên những trang giấy trắng, tuy nhiên nó cũng mang nghĩa để chỉ những thói hư tật xấu, những cạm bẫy trong xã hội. “Gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc hoặc sống trong một nơi đầy rẫy những điều, những kẻ xấu xa, ta cũng sẽ dễ dàng bị tha hoá, bị “vấy bẩn” nhân cách. Ngược lại, “đèn” là một vật dụng dùng để soi sáng, thắp lên ánh sáng ở những nơi tối tăm, hay sâu xa hơn, nó là hình ảnh để chỉ những điều hay lẽ phải, nơi có những con người tốt đẹp. Đồ vật nào ở gần đèn cũng được soi sáng, giống như con người khi được sống ở một nơi tràn đầy những điều đúng đắn, tốt đẹp, ta cũng sẽ tiếp thu được và trở thành một con người sống lương thiện, hoàn thiện về nhân cách.

Lời nhắn nhủ của thế hệ đi trước thật đúng đắn làm sao. Thật vậy, trước tiên cần phải hiểu rằng, con người từ khi sinh ra cũng giống như một tờ giấy trắng vậy, chưa thể có những định hình về nhân phẩm, về cái xấu, cái tốt trong xã hội. Chính môi trường sống xung quanh, chính những người ở bên cạnh ta sẽ tác động rất lớn trong việc hoàn thiện và định hướng tư duy, cách nghĩ của mỗi người. Dó đó, dù xung quanh chúng đều là những người xấu xa, đầy rẫy những thói hư tật xấu, hay đều là những người lương thiện, với những điều hay lẽ phải, chúng cũng sẽ dễ dàng bị tác động, hình thành nhận thức và hành động theo.

Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu. Chẳng hạn, nếu con người ta sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ thường xuyên cãi vã, anh chị không có đạo đức tốt thì làm sao có thể là tấm gương sáng để đứa trẻ noi theo? Thậm chí, không nhất thiết là từ bé, mà ngay cả khi con người đã trưởng thành, đến một môi trường sống mới, đến một môi trường làm việc hay học tập đầy rẫy những kẻ lười biếng, gian manh,... đầy rẫy những thói hư, tật xấu như ăn cắp, ăn trộm, lừa đảo,..có thể ban đầu ta sẽ bài xích nó nhưng rồi dần dần, qua thời gian, sự bài xích ấy sẽ nhạt dần đi, ta học cách chấp nhận và sống cùng những điều ấy,thậm chí đến một lúc nào ấy, ta sẽ làm, học đòi theo họ. Đó chẳng phải là lúc nhân cách của ta đã bị tha hoá hoàn toàn hay sao?

Ngược lại, ở với những người mà là tấm gương sáng về đạo đức, được tiếp thu những điều hay, lẽ phải, dù là khi còn là một đứa trẻ hay đến khi trưởng thành, ta vẫn sẽ trở thành những con người tốt đẹp. Một gia đình mà cha mẹ anh chị em đều yêu thương, đùm bọc bọc lẫn nhau, một nơi học tập và làm việc mà mọi người luôn giúp đỡ, cùng vươn lên, một hay những người bạn mà có những điểm tốt đẹp để ta học hỏi theo,.. chẳng phải con người ta cũng sẽ tiếp thu và không ngừng vươn lên trong cuộc sống hay sao?

Vậy nên, có thể thấy, môi trường sống có ảnh hưởng lớn thế nào đến cuộc sống của mỗi người, Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu, sẽ có những trường hợp, con người ta không thể tự quyết định được ta sẽ sống ở đâu, ta sẽ tiếp xúc với những ai. Dù vậy, “ta không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng ta có thể chọn cách mình sẽ sống” , điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người, liệu ta có thể giữ cho mình một tâm lý vững vàng trước những cái xấu xa, để bảo toàn trọn vẹn nhân phẩm hay không? Đó là lý do vì sao trong những trang sử vàng son của dân tộc, vẫn có biết bao người anh hùng “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như Danh tướng Trần Bình Trọng trước những dụ dỗ của quân giặc đã tuyên bố với một câu nói vang danh muôn đời "Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc", hay cụ Nguyễn Khuyến vì “lánh đục về trong”, đã quyết từ quan về ở ẩn...và còn rất nhiều những tấm gương sáng nữa.

Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nêu ra một chân lý thật sâu sắc và hoàn toàn đúng đắn, từ đó khuyên nhủ con cháu muôn đời phải biết tỉnh táo, cảnh giác trước những điều xấu xa, những cạm bẫy trong xã hội cũng như luôn hướng mình theo những lẽ lẽ sống tốt đẹp, biết lựa chọn đúng đắn trong mọi hoàn cảnh, luôn giữ cho mình một nhân cách tinh khiết. Với mỗi gia đình hay cơ quan, thế hệ đi trước cần là tấm gương sáng để thế hệ sau noi theo. Một xã hội với những con người lương thiện sẽ kéo theo cả một xã hội lương thiện, ngược lại một xã hội mà toàn những cạm bẫy xấu xa thì xã hội ấy cũng sẽ chẳng thể tồn tại được lâu dài, vĩnh cửu.

Bức tranh cuộc sống sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian, sẽ có những người tô lên đó những màu sắc rực rỡ, nhưng cũng sẽ có những người tô lên đó gam màu tối sẫm. Còn bạn? Bạn sẽ tô lên bức tranh ấy màu sắc gì?

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  31

Từ xưa, nhân dân ta đã khẳng định rằng môi trường xã hội và đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi con người. Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng đã nói lên điều đó.

Để nêu lên một bài học hoặc một kinh nghiệm, ông cha ta thường mượn hình ảnh của sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen. (Ngày xưa, mực Tàu được đúc thành thỏi dài, khi dùng thì đem mài với nước, lấy bút lông chấm vào nước để viết chữ Hán. Nếu sơ ý bị mực dây vào chân tay, quần áo thì khó tẩy sạch). Từ thực tế đó, người xưa mượn mực để ám chỉ những cái xấu xa. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn ta sẽ được soi sáng. Cho nên đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ ngầm nhở: Nếu giao du với với hạng người xấu, ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; nếu ta kết bạn với những người tốt thì ta sẽ học tập được nhiều điều hay, điều tốt.

Quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày xảy ra xung quanh, ta sẽ thấy ý nghĩ của câu tục ngữ trên là đúng.

Xét trong phạm vi gia đình thì cha mẹ, anh chị là tấm gương để cho con em noi theo. Nếu cha mẹ hòa thuận và coi trọng việc giáo dục con cái, anh em yêu thương nhau thì đó là gia đình hạnh phúc, sẽ có được những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, giỏi giang. Ngược lại, nếu cha mẹ lục đục, anh em bất hòa thì con cái sẽ hư hỏng, khó nên người.

Ngoài xã hội, nếu tiếp xúc thường xuyên với những đối tượng xấu xa, lừa đảo, giựt giọc, chà đạp lên nhau để sống thì một ngày nào đó, ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Người xưa đã khẳng định: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài và có lời khuyên chân lý:

Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người.

Đối với lứa tuổi học sinh, việc kết bạn là hết sức quan trọng. Nếu chơi với những bạn chăm ngoan, học giỏi, lễ phép, biết kính trên nhường dưới... thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt đẹp và sẽ trở thành người tốt. Bạn bè sẽ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Ý nghĩa của câu tục ngữ trên từ lâu nay đã được công nhận nhưng trong một lần tranh luận ở lớp, bạn em lại cho rằng: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Suy ngẫm lại, em thấy ý kiến của bạn ấy cũng có lý phần nào, sống không phải vì thế mà ý nghĩa của câu tục ngữ bị phủ nhận.

Quả thật, yếu tố con người vô cùng quan trọng. Nếu làm chủ được bản thân, có ý chí, lập trường, quan điểm vững vàng thì chúng ta khó bị tha hóa với cái xấu.

Sống trong môi trường không tốt mà con người vẫn giữ được nhân cách trong sáng thì cũng giống như hoa sen nở trên đầm lấy vẫn tỏa ngát hương thơm. Xung quanh ta có rất nhiều tấm gương như vậy. Nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ suốt mấy chục năm sống ngay trong hang ổ quân thù là bè lũ bán nước Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu và chính phủ ngụy quyền Sài Gòn, tay sai của đế quốc Mỹ xâm lược, vậy mà "ông cố vấn" vẫn nguyên vẹn là một chiến sĩ cộng sản kiên cường, mưu trí, dũng cảm. Ông đã vượt qua vô vàn thử thách, hiểm nguy để theo đuổi đến cùng lý tưởng cách mạng, góp phần tích cực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Gần gũi hơn, quen thuộc hơn là gương sáng của các bạn nhỏ nhà nghèo mà hiếu học. Có bạn ngày ngày vượt hàng chục cây số đèo dốc, rừng núi đến trường. Có bạn mồ côi cha mẹ, sống cơ cực, thiếu thốn trăm bề vẫn phấn đấu vượt lên hoàn cảnh để học tốt, học giỏi. Không ít những anh chị sinh viên vừa làm vừa học, vừa rèn luyện bản lĩnh để vững vàng bước vào đời... Điều đáng nể phục là họ đã chiến thắng hoàn cảnh và chiến thắng được chính mình.

Ngược lại, có những người điều kiện sống hoàn toàn thuận lợi, tốt đẹp nhưng bản thân lại chẳng ra gì. Sinh ra trong gia đình giàu sang thừa thãi tiền bạc, danh vọng, họ không phải lo lắng, bươn chải để mưu sinh mà chỉ việc học cho tốt, sống cho tốt. Thế nhưng họ lại sớm sa ngã bởi những thú ăn chơi sa đọa như tiêu xài hoang phí, nay vũ trường, mai quán rượu, rồi hút chích ma túy, điên cuồng đua xe gây tai nạn trên đường phố mà các nhóm thanh niên đua oto tốc độ cao vừa qua ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là ví dụ điển hình. Như vậy là họ đã tự nhuộm đen nhân cách của mình.

Ngày nay, trong xã hội tốt đẹp mà chúng ta đang sống, vẫn còn một số người vì nhắm mắt chạy theo đồng tiền để thỏa mãn những dục vọng vật chất mà đánh mất đạo đức, nhân cách, thậm chí mất cả sự nghiệp. Vì vậy, trong quan hệ ta phải thận trọng, sáng suốt để không phải ân hận về sau.

Tuy vậy, đối với người chưa tốt, không phải chúng ta một mực xa lánh họ để họ buông xuôi trước cái xấu. Những năm gần đây, vòng tay nhân ái của cộng đồng đã cưu mang nhiều số phận đã lỡ bước sa chân vào con đường tăm tối của các tệ nạn, giúp họ trở về cuộc sống lương thiện, thành người hữu ích cho xã hội.

Câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng là một lời khuyên thiết thực và bổ ích. Em cũng rút ra từ đó bài học bổ ích cho bản thân là phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong để có được một quan điểm sống lành mạnh, đúng đắn. Hãy tránh xa bóng tối của những cám dỗ xấu xa; chọn bạn tốt mà chơi để học tập và phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Gần đèn để được soi sáng là điều cần thiết nhưng ngọn đèn sáng nhất vẫn là ngọn đèn tỏa chiếu từ chính tâm hồn mình.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  32

Trong cuộc sống chắc mỗi người đều tìm cho mình những người bạn tốt để chơi và gắn bó đó là một truyền thống lâu bền của dân tộc ta. Trong kho tàng những câu ca dao và tục ngữ Việt Nam đã nổi bật lên rất nhiều những đạo lý đó và tiêu biểu là câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng đã được xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta từ rất nhiều năm và nó được lưu truyền một cách rất rộng rãi thể hiện một truyền thống cũng như kinh nghiệm sống mà ông cha ta đã để lại. Nó giống như một kim chỉ nam soi đường và là bài học kinh nghiệm quý báu của mỗi con người. Mỗi người chúng ta đều hiểu rằng câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc. Nghĩ đen của câu này nói về gần mực thì đen, bởi mực có màu đen vì vậy gần mực sẽ đen, gần đèn có ánh sáng thì rạng. Nhưng đó chỉ là ở khía cạnh nghĩ đen, còn nghĩa bóng, nghĩa sâu xa mà ông cha ta muốn nhắn nhủ đó là nên tìm những người bạn tốt để chơi bởi khi chúng ta chơi với những người bạn xấu hoặc không tốt thì dần chúng ta cũng sẽ trở thành những người như vậy.

Câu tục ngữ trên đã mang một ý nghĩa sâu rộng bởi khi sống trong cuộc sống này ông cha ta đã đúc kết được những kinh nghiệm sống của bản thân để từ đó đúc kết nên câu tục ngữ này, khi sống trong một xã hội chúng ta nên tìm và chơi với những người có phẩm chất đạo đức tốt, không nên chơi với những người tệ nạn, nó sẽ làm cho chúng ta dần trở thành những con người xấu, cuộc sống trải qua bao nhiêu năm thì câu tục ngữ này vẫn đúng bởi lẽ đó là những bài học kinh nghiệm đường đời mà ông cha ta đã gắn bó và để lại cho nhân dân, mỗi con người chúng ta đều phải học hỏi và coi đó là vốn sống riêng của mình để có thể tìm những người bạn tốt để phấn đấu trở thành những con người có ích cho xã hội này, mỗi chúng ta đều phải gần những người thực sự có phẩm chất cao quý do đó chúng mới có thể trở thành những con người đức hạnh.

Câu tục ngữ này rất đúng bởi trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những trường hợp tương tự như vậy, ai chơi với những người xấu và không tốt thì họ cũng là con người như vậy, chơi lâu ngày thì bản chất của chúng ta cũng giống họ, nhưng ngược lại đối với những người luôn chọn cho mình những người bạn tốt để chơi họ sẽ trở thành người tốt và vô cùng đức độ, những điều đó đều có nguyên nhân và hệ quả của riêng nó, nó đem lại những điều rất tốt đẹp cho mỗi con người chúng ta, chính vì vậy mà mỗi chúng ta cũng đều cần có những phẩm chất tốt như vậy để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này. Gần mực thì đen cũng giống như gần những người xấu thì nhân cách và phẩm chất của chúng ta sẽ bị thay đổi theo họ, chơi với những người tệ nạn thì trước sau gì chúng ta cũng giống họ. Trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp rất nhiều những hoàn cảnh như vậy, thường thì những người tệ nạn cờ bạc chơi với những người cờ bạc và rồi học vào con đường cùng, con đường tăm tối của xã hội, không ai coi trọng và còn bị người đời phê phán, đó là những điều cực kỳ không tốt.

Những người học tốt, có công danh xán lạn thì chơi với những người xán lạn, những người có đạo đức tốt sẽ chơi với những người có phẩm chất tốt, vậy tại sao mỗi chúng ta không chọn cho mình những người bạn thực sự tốt để chơi từ đó chúng cũng trở thành con người như họ, mỗi người đều cần phải có những chính kiến riêng của mình vì vậy hãy coi trọng và phát triển họ cũng giống như phát triển chính bản thân mình. Không ai có thể lựa chọn được nơi mình sinh ra nhưng chắc chắn họ có thể lựa chọn được nơi mình sẽ đứng và lựa chọn cho mình những người bạn cực kì tốt để chơi, đó là một quy luật mà không thể nào có thể thay đổi được. Nếu muốn trở thành con người như thế nào thì đều do chúng ta lựa chọn để trở thành những con người như thế, bởi lẽ không ai có thể chọn bạn cho mình ngoài mình ra.

Nhưng câu tục ngữ trên cũng có mặt chưa hoàn toàn đúng bởi trong xã hội, cũng có những trường hợp họ tốt nhưng học có thể chơi với những người không tốt, nhưng tính kiên định của họ lớn vì vậy họ không bị sao nhãng và trở thành con người xấu kia. Trường hợp này cũng có nhưng rất ít chính vì vậy mà nhân dân ta vẫn rất coi trọng câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, chúng ta chỉ có thể phát huy và giữ gìn nó chứ không thể thay đổi nó. Nhiều người không biết vận dụng câu tục ngữ này, cuối cùng đã trở thành những con người xấu và không tìm được con đường đi cho chính mình. Kết quả họ chỉ là những con người có phẩm chất không tốt và rồi họ lâm vào những con đường tối tăm và không có nơi lương tựa, điều đó là hệ quả của việc gần mực thì đen. Cũng có những trường hợp người xấu chơi với những người tốt, học có thể thay đổi chính bản thân họ để trở thành những con người tốt kia. Đó là một điều vô cùng cao quý và mỗi chúng ta có thể học hỏi và phát huy nó một cách tối đa, bởi lẽ trong cuộc sống này chúng ta cần học hỏi và phát triển nó theo một quy luật.

Có rất nhiều những trường hợp trong cuộc sống chúng ta cần phải học hỏi và rút kinh nghiệm từ đó, nó là vốn sống và những phẩm chất cao quý trong con người Việt Nam. Mỗi con người đều có thể phát huy được chính bản năng của mình trong đó nó góp phần tạo nên cho chúng ta những nền tảng và kinh nghiệm sống quý giá mà ông cha ta đã để lại, kinh nghiệm sống đã được đúc kết ngắn gọn trong câu tục ngữ này, nhiệm vụ quan trọng của mỗi chúng ta là biết vận dụng và phát huy nó một cách tối đa và hiệu quả, mỗi người đều biết học tập và tu dưỡng đạo đức tốt để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này.

Trong cuộc sống cũng có rất nhiều những tấm gương sáng về tinh thần học hỏi câu tục ngữ của dân tộc tiêu biểu đó là những con người biết vươn lên trong cuộc sống, học chơi với những người có ý chí tiến lên và rồi chính bản thân họ cũng có thể phát triển được những điều quý báu mà tiềm ẩn đã lâu trong con người của họ. Mỗi người chúng ta đều có quyền được học hỏi và đó được coi như là bài học quý báu và cũng là những bài học đường đời và nó đem lại cho mỗi chúng ta những niềm tin tươi sáng vào một cuộc sống tốt đẹp. Như trong cuộc sống này chúng ta thấy rất nhiều những tấm gương sáng về tinh thần biết học hỏi và vươn lên, chính vì vậy họ cũng sẽ trở thành những con người đức độ và có ý chí vươn lên mạnh mẽ, họ là những con người đại diện cho đèn mà những ai gần những ngọn đèn này cũng sẽ rạng sáng, đó là những điều mà ông cha ta muốn nhắn nhủ lại cho mỗi chúng ta.

Câu tục ngữ này là bài học quý báu cho dân tộc ta. Chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát huy nó một cách tối đa để có thể trở thành những con người có ích cho xã hội này. Mỗi người đều là những tấm gương sáng cho tinh thần phát triển cội nguồn và những bài học vô cùng quý giá cho dân tộc ta, mỗi chúng ta cần coi nó là kim chỉ nam để phát triển cuộc đời của mình một cách toàn diện và ngày càng mạnh mẽ.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  33

Dân gian ta thường nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” để nói đến sự tác động của môi trường sống đối với mỗi con người trong quá trình hoàn thiện nhân cách, xong hiện nay có bạn lại cho rằng câu nói này chưa hoàn toàn đúng bởi: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Theo em đây là một vấn đề cần phải được làm sáng tỏ để bạn đó hiểu hơn câu nói mà ông cha ta đã răn dạy nhắc nhở chúng ta từ xưa cho đến nay.

Trước hết, cần thấy rõ rằng các cụ ta xưa muốn nhấn mạnh đến môi trường sống của những con người có những tính cách khác nhau và sự ảnh hưởng lẫn nhau khi có chung môi trường sống. Gần người tốt ta cũng trở nên tốt và gần người dở ta cũng trở nên dở hơn. Và điều này cũng được thực tế chứng minh. Nếu khi còn nhỏ hay vào cái tuổi bắt đầu mới lớn, chập chững bước vào xã hội đầy rẫy những phức tạp mà ta lại kết bạn với những kẻ chỉ ham chơi, đua đòi theo những bạn xấu chắc chắn ta cũng sẽ bị ảnh hưởng vì khi đó ta còn quá trẻ để có kinh nghiệm phân biệt đâu là tốt, đâu là xấu hay ta lại có tâm lí tò mò không biết các cuộc chơi là như thế nào trong khi đó lại luôn luôn có những lời mời của mấy người bạn đó thì dù có kiên quyết đến đâu cũng có lúc ta sẽ xiêu lòng. Một lần đi chơi thấy cũng rất vui và thích thử lần hai rồi đến lúc không thể dứt ra được nữa. Hơn thế, tâm lí bắt chước nhau cũng là tâm lí chung của con người, ở cùng những người ham chơi chắc chắn ta cũng bắt chước họ. Bạn thử nhớ lại xem chắc bạn đã từng gặp trường hợp một bạn nào đó trước đây từng học giỏi và nổi tiếng là ngoan ngoãn nhưng sau này khi bạn chuyển đến một nơi khác thay đổi trường lớp, môi trường sống, bạn đó hay chơi với những người bạn xấu và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết tin bây giờ bạn đó khác ngày xưa rất nhiều. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi đến môi trường mới bạn đã a dua theo để rồi trở thành một người khác. Và ngược lại cũng có trường hợp trước đây bạn đó rất mải chơi do chỉ giao du với những bạn xấu nếu bạn bè tốt giúp đỡ động viên bạn có thể bạn sẽ trở thành một người tốt. Tất nhiên rằng những trường hợp trên đây không đúng hoàn toàn nhưng chắc chắn là sẽ xảy khi bạn đó chỉ chơi và tỏ ra thân thiết với những người bạn xấu đó trong một thời gian dài. Và nếu muốn bạn thay đổi chỉ có thể tách bạn ra khỏi nhóm chơi đó.

Trong học tập cũng vậy, nếu ta chơi thân cùng một người học giỏi khi thấy bạn hôm nào cũng được điểm cao hơn ta chắc chắn không khỏi những phút tự ái dâng lên và tự nhủ: mình cũng phải cố gắng được như bạn và cùng với sự giúp đỡ của bạn thì chỉ trong một thời gian sức học của mình sẽ thay đổi.

Hành động này được gọi là “Cạnh tranh lành mạnh”. Ta không ghen ghét theo kiểu ích kỉ nhỏ nhen mà xem đó là một tấm gương để phấn đấu, học hỏi ví như hỏi bạn phương pháp học, cách giải bài toán sao cho nhanh gọn. Còn ngược lại nếu ta chơi cùng với một người mà chẳng bao giờ chú tâm vào việc học luôn bằng lòng với số điểm trung bình thì chắc chắn ta sẽ có tâm lí: học như ta là tốt rồi. Và cứ như vậy hai người se hợp nhau ở điểm là thích chơi, luôn bằng lòng với lực học trung bình.

Và trong cuộc sống cũng vậy nếu ta chơi với một người có tấm lòng nhân hậu bao dung biết yêu thương con người thì ta cũng cảm thấy ngại trước bạn để rồi mình tự phải xem xét lại bản thân và bắt chước hành động tốt của bạn với người khác. Và ngược lại.

Do vậy có thể nói, nếu ta ở gần những nơi tốt thì ta sẽ học được nhiều điều hay, điều tốt còn nếu ta ở một nơi xấu thì ít nhiều ta cũng bị ảnh hưởng. Bởi như đã nói ở trên khi chúng ta vẫn còn nhỏ chưa đủ kinh nghiệm để nhận biết đâu là điều hay điều dở, ta sẽ dễ bị tác động, bắt chước những người thường xuyên bên mình. Hơn thế tuổi mới lớn dễ bị kích động hay tự ái thường hiểu lầm chí ganh đua, không phân biệt đâu là lời khuyên chân thành đâu là lời khuyên giả dối. Họ dễ nghe theo những lời dỗ dành ngọt ngào nhưng đầy cạm bẫy. Họ dễ bất cần trước lời mắng mỏ của cha mẹ để rồi nghe theo những kẻ xấu làm điều xấu lúc nào không hay.

Tóm lại nguyên nhân khiến những bạn học sinh dễ bị sa ngã là do bạn chưa ý thức được bản thân mình trước cái dở cái xấu hơn thế lại không chịu nghe lời khuyên của bạn bè tốt.

Và do đó chúng ta có thể khẳng định gần mực có thể đen và gần đèn có thể rạng và điều này thường dễ xảy ra với các bạn học sinh còn cắp sách đến trường vì đó là tuổi mới lớn các bạn vừa bắt đầu bước ra cuộc sống nên khó phân biệt được cái hay cái dở.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  34

Đất nước ta đang bước vào thời kì mới - thời kì xây dựng hợp tác và phát triển. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ hôm nay là phải rèn đức luyện tài để ngày mai tiếp nối bàn tay xây dựng. Để làm được việc này mỗi học sinh phải không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức, tiếp cận với cái hay, cái mới, tiếp cận với bạn tốt để hoàn thiện về mình.

Cái tốt có ở bạn, có ở môi trường xung quanh đã tác động đến tình cảm, đạo đức cũng như việc học tập và làm việc của chúng ta. Bởi vậy tục ngữ có câu:

Gần mực thì đen gần đèn thì rạng.

Câu tục ngữ thật đúng nhưng có bạn lại không tán thành. Bạn hãy cùng tôi suy ngẫm.

Về nghĩa đen, mực là một thứ màu đậm, màu tối, khó tẩy rửa. Khi dùng nó ai cũng thận trọng. Sử dụng không đúng cách sẽ bôi bẩn lên tay, lên áo, lên tường. Và tất nhiên, sử dụng nhiều mực thì không sao tránh khỏi những vết mực trên tay.

Còn đèn là một vật cho ta ánh sáng. Đèn điện hay đèn pin, đèn dầu thì đều có ích. Có ánh sáng để làm việc, học tập, đèn soi sáng tận những nơi mà ánh sáng mặt trời không thể lọt vào được. Có ánh sáng của đèn, đôi mắt của người như sáng hơn, nhìn thấu đáo hơn, tâm hồn ta như sáng suốt hơn. Đúng như lời nhận định: "Gần đèn thì sáng".

Xét về nghĩa bóng, mực là chỉ cái xấu, cái đen tối của con người. Còn đèn là rạng rỡ, sáng ngời, cái tốt của phẩm chất và tài năng. Bởi lẽ đó, gần người xấu nếu không thận trọng thì ta sẽ giẫm lên con đường của cái xấu. Thói hư tật xấu sẽ làm ta bắt chước, ít nhiều cũng sẽ thấm đẫm tâm hồn ta. Ngược lại, nếu ở gần người tốt thì ta sẽ học tập những điều hay lẽ phải của họ. Cái đẹp, cái hay của người tốt sẽ tác động đến ta. Bởi vậy dân gian có câu: "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hoặc "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Ngẫm thật đúng.

Nơi ở thật quan trọng đối với con người, nhất là trẻ thơ. Do vậy, bà mẹ của thầy Mạnh Tử thời xưa đã ba lần dời nhà để chọn chỗ ở thích hợp cho con. Chỗ ở mà bà chọn để an cư là nơi gần trường học, có bạn tốt, môi trường trong sáng, lành mạnh. Quả thật, thầy Mạnh Tử được tiếp xúc với môi trường học tập nên bắt chước theo thái độ lễ phép, bắt chước sự chăm chỉ học hành của học trò ở trường. Thầy không còn bắt chước cảnh bán buôn xô bồ như lúc nhà thầy ở gần quán chợ. Vậy chẳng phải "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" hay sao? Nếu bà mẹ thầy Mạnh Tử không nghĩ được điều này thì bà đâu phải nhọc công di dời nơi ở? Cách dạy con cùng với cách nghĩ đúng đắn của bà đã giúp thầy Mạnh Tử trở thành một bậc đại hiền nổi tiếng trong thiên hạ. Vậy không lí do gì bạn lại cho rằng "Gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn thì chưa chắc đã sáng". Suy nghĩ của bạn thật sai lệch. Nghĩ thế thì bạn sẽ không có tinh thần cầu tiến, bạn sẽ không phân biệt cái tốt, cái xấu trong cuộc đời, và có thể bạn dễ mắc sai lầm.

Bạn thử nghĩ xem! Trong đêm tối, nếu không có đèn thì bạn sẽ khó khăn biết nhường nào. Cũng như trong cuộc sống, cứ tiếp cận với cái xấu thì tâm hồn ta sẽ tẻ nhạt, sẽ đơn điệu biết bao. Có lúc ta lại dễ sa đọa theo cái xấu đang ở xung quanh ta. Không tiếp cận với người tốt trong cuộc sống lao động, học tập. Người xấu có thể giúp ta được hay không? Và tất nhiên rằng: chỉ người tốt mới giúp ta vượt qua mọi khó khăn đó. Bởi vậy, tục ngữ đã nói:

Học thầy không tày học bạn.

Học thầy là cần thiết nhưng học bạn cũng rất cần. Bạn cho ta thêm tri thức mà bản thân ta đã bị hụt hẫng. Bạn giúp ta ôn lại kiến thức mà thầy đã trang bị, giúp ta cùng tiến. Và rõ ràng đó là những người bạn tốt. Gần bạn tốt ta cảm thấy cuộc đời thật đẹp, thật có ý nghĩa. Nhưng cũng không vì thế mà thiếu quan tâm đến người bạn xấu. Bằng mọi cách, nên giúp họ thấy được cái sai lầm để họ khắc phục kịp thời.

Rõ ràng, tốt và xấu là tượng trưng của mực và đèn, nó là hai mặt trái ngược nhau, nó tồn tại trong phẩm chất hoặc năng lực con người. Đặc biệt là cái xấu của phẩm chất, ta cần tránh xa; không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Ngược lại với cái xấu là cái tốt. Cái tốt của đạo đức hay của năng lực ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên, để đem lại hiệu quả lớn trong quá trình "Rèn đức luyện tài".

Như vậy bạn và tôi cũng như tất cả mọi người phải thừa nhận cái đúng của câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".

Câu tục ngữ trên như một chân lí mà ta không nên phủ định, nó là một lời khuyên bổ ích cho con người. Thực hiện tốt lời khuyên ấy thì con người sẽ có điều kiện vươn lên.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  35

Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn bị đẩy vào nhiều hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Có hoàn cảnh tốt, cũng có những tình huống ẩn chứa nhiều điều xấu xa. Trước những thứ ấy, liệu chúng ta có bị ảnh hưởng? Nói về điều này, có hai ý kiến trái chiều nhau. Có ý kiến cho rằng: “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nhưng lại có một ý kiến khác: gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Vậy ý kiến nào mới là đúng đắn?

Trước hết, chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung của hai ý kiến. Cả hai ý kiến đều đề cập đến mực và đèn. Mực là ám chỉ những hoàn cảnh mà ở đó ẩn chứa những điều xấu xa, có hại cho cuộc sống mọi người xung quanh. Còn đèn mang nghĩa ngược lại, đó là những hoàn cảnh tốt đẹp, ở đó con người học hỏi được nhiều điều. Cùng đề cập đến mực và đèn nhưng hai ý kiến lại mang nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn. Một ý kiến khẳng định sự thay đổi của con người tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, họ tốt lên hoặc xấu đi, phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống xung quanh của họ. Còn ý kiến còn lại phủ định điều ấy, khi nói rằng con người độc lập hoàn toàn với hoàn cảnh xung quanh. Ta sẽ phải giải thích sao về điều này?

Vì sao gần mực thì đen, gần đèn lại rạng?

Con người chúng ta không tồn tại tách biệt với hoàn cảnh xung quanh. Bởi chúng ta muốn sinh sống, làm việc, học tập, ta phải đi theo để phù hợp với hoàn cảnh ấy. Vì vậy, dù ít dù nhiều, ta luôn bị hoàn cảnh tác động. Ông cha ta đã nhận ra điều ấy qua câu tục ngữ như : “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Cũng chính vì nhận ra điều ấy mà khi xưa, mẹ của Mạnh Tử phải chuyển chỗ ở ba lần cho con, những mong sao con có được một môi trường tốt nhất. Bạn không thể làm việc xấu giữa một cộng đồng chỉ toàn những người thật thà trách nhiệm. Và bạn cũng khó có thể giữ lòng mình trong sạch khi mọi người xung quanh đều xấu xa. Con người, vốn dĩ không thể tách bạch với môi trường xung quanh.

Chúng ta còn bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, bởi trong một xã hội, nếu bạn đi ngược lại với con đường phát triển của xã hội ấy, bạn sẽ không thể tồn tại. Bạn trở thành kẻ lập dị, lỗi thời, bạn không được chào đón trong chính cuộc sống của mình. Đó là lí do vì sao, nhiều người muốn chọn cho mình một con đường riêng nhưng cuối cùng vẫn phải nằm trong vòng quay của hoàn cảnh môi trường. Vì thế, mà ở các nước châu Âu lớn mạnh, trình độ phát triển của họ càng cao, họ càng tạo ra được những con người thông minh, giàu có, và ở những nước kém phát triển, rất khó để xuất hiện một kì tích.

Nhưng gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng có phải là sai?

Mỗi chúng ta có một ý chí, một ước mơ, nghị lực của riêng mình. Ta có thể sẽ bị hoàn cảnh ép buộc, xô đẩy, nhưng ý chí vẫn còn lại với riêng ta. Nếu ta mang trong mình một thâm tâm trong sạch, dẫu có vào chốn bụi bặm xấu xa, ta vẫn sẽ cố gắng giữ cho kì được sự tốt đẹp của mình. Nếu ta có sẵn lòng tham lam, ích kỉ, ta sẽ chỉ tìm cách chiếm đoạt, làm hại những người tốt đẹp xung quanh. Vì sao hoa sen ngâm mình dưới bùn đen mà vẫn ngát hương? Vì bản chất của hoa sen đã là thanh tao cao quý. Không ai trên cuộc đời này có thể thay đổi chúng ta ngoài bản thân.

Đi theo hoàn cảnh thì dễ, nhưng đứng ngoài hoàn cảnh lại không phải là điều giản đơn. Bởi nó cần đến sức mạnh của ý chí và nghị lực kiên cường, để chống chọi và thay đổi cả môi trường. Điều quan trọng là một trí tuệ sắc bén, một tâm hồn đẹp để phân biệt được mực và đèn, và để biến mực trở thành đèn. Có như vậy, mới thực sự xứng đáng đề được tôn trọng, đề cao.

Hai ý kiến thực chất có mối quan hệ bổ sung cho nhau. Trong cuộc sống, ta cần cả sự thay đổi và kiên định. Thay đổi theo hoàn cảnh để hợp với thời thế, để phát triển bản thân một cách toàn vẹn nhất. Nhưng giữ cho mình ở ngoài hoàn cảnh để sống cho trọn với tâm mình, để không bị bùn đen ô uế. Điều quan trọng trong cuộc sống mỗi người là phải cân bằng được cả hai lối sống: thay đổi hoặc bị thay đổi.

Dẫu là mực hay đèn, nó cũng chỉ là tiêu chí phụ để đánh giá con người. Miễn sao, chúng ta sống một cuộc đời đáng sống, một cuộc đời có yêu thương và đam mê, thì chúng ta sẽ không phải nuối tiếc điều gì.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  36

Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp tới cách tiếp thu mọi thứ xung quanh của con người. Chúng ta phải cảm thấy may mắn khi chúng ta sống trong một môi trường có rất nhiều người tốt. Nhưng cũng thật đáng tiếc khi chúng ta kết bạn với những người chưa thực sự tốt. Chính vì vậy ông cha ta mới có câu:"Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".

"Mực" trong câu tục ngữ này có nghĩa tường minh và nghĩa hàm ngôn. "Mực" theo nghĩa tường minh chính là chỉ màu đen của một loại dung dịch tạo nên nét chữ sau khi viết. Người ta thường dùng mực để hút vào bút và bắt đầu viết. Nhưng hàm ý sâu xa của nó là chỉ những điều đen tối, xấu xa, không nên dây dưa vào. "Đèn" nghĩa tường minh là vật dụng cần thiết để tạo nên ánh sáng trong mỗi gia đình, nếu thiếu nó thì căn nhà sẽ trở nên tối tăm. Còn hàm ý của "đèn" là ám chỉ những việc tốt đẹp, là chân lý, ánh sáng đáng trân trọng trong xã hội. Cha ông ta rất có dụng ý khi đặt "mực" và "đèn" có ý nghĩa đối lập nhau ở cạnh nhau là nhằm thức tỉnh mỗi chúng ta. Trong cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp, cần học tập và phát huy nhưng ngược lại đâu đó vẫn còn những góc khuất, những điều xấu, những con người xấu có thể khiến chúng ta sa vào bùn lầy. Câu tục ngữ vẽ ra hai viễn cảnh, hai con đường đi. Nếu chúng ta ở gần "mực", gần điều xấu xa thì chắc chắn chúng ta sẽ bị nhiễm, và tồi tệ hơn nữa chúng ta sẽ biến thành những kẻ xấu. Ngược lại nếu được sống trong môi trường gần "đèn" thì chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều tốt đẹp, trở thành người tốt giúp ích cho xã hội. Câu tục ngữ nhắc nhở, khuyên răn chúng ta cần biết chọn bạn mà chơi, chọn nơi tốt đẹp để sinh sống, chọn điều hay để học. Đừng để những thói hư, tật xấu cám dỗ. Xã hội đầy rẫy những điều xấu, nếu chúng ta không biết cách lựa chọn cách sống, không có lập trường thì rất dễ dàng bị lôi kéo vào đó.

Trước hết, vì bản chất con người "là tổng hòa các mối quan hệ xã hội" (Các - Mác) nên mỗi cá nhân thường xuyên chịu tác động từ các mối quan hệ đó. Trong quán trình tương tác giữa các cá nhân với nhau, tất yếu mỗi cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng hoặc sự tác động từ cá nhân khác và từ môi trường hình thành nên mối quan hệ đó. Hơn nữa, con người lại dễ chịu ảnh hưởng của một quy luật tâm lí là bắt chước. Do đó, ông cha ta cũng có câu nói về những kẻ đua theo bạn bè, bắt chước để giống nhau: "Ngưu tầm ngưu, mã tâm mã". Thực tế đã chứng minh tính thực tế của câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình mà chamẹ yêu thương nhau, sống hạnh phúc và được giáo dục tốt thường phát triển về tinh thần, tâm lí theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ li hôn hoặc không hạnh phúc. Khi đi học, nếu kết bạn với bạn tốt, chúng ta sẽ thường học hỏi được những điều hay; trái lại, nếu kết bạn với kẻ xấu thì dễ bị xúi giục, làm những việc xấu... Nhìn rộng ra, sống ở một đất nước có nhiều chiến tranh, bạó lực thì con người cũng dễ bị những tổn thương về tâm lí, tinh thần.

Như vậy , những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách con người. Vậy chúng ta phải làm gì để có nhân cách tốt trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Thiết nghĩ rằng, chúng ta nên tự rèn luyện trau dồi bản thân trước, hãy biết phân biệt được "đen" và "trắng" dù đó là những suy nghĩ và nhận thức về nó còn khờ dại. Hơn nữa chúng ta cần giữ vững lập trường, quan điểm của bản thân khi đứng trước một tình huống mà ta nhận thức rằng nó không tốt, nó là thứ xấu xa, quan trọng nhất bạn không được để bị cám dỗ trước những thứ vật chất tầm thường dần dần bị tha hóa biến chất thậm chí mất cả nhân tính. Ngoài xã hội, bạn nên tạo những mối quan hệ tin cậy, tốt đẹp mà đối phương là người có phẩm chất đẹp, điều đó giúp bạn học hỏi được nhiều điều quý giá. Nhìn theo hướng khách quan, chúng ta nên tránh xa những người không tốt, hoặc môi trường có nhiều tệ nạn, nhiều điều không tốt đẹp.

Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hóa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp… Những con người đó chính là những "con sâu làm rầu nồi canh", là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.

Tóm lại câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" đã giúp ta thấy rằng  môi trường sống có ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi con người, đặc biệt là tính cách. Tuy nhiên con người có thể hoàn toàn chủ động đón nhận hoàn cảnh dù sống trong môi trường không tốt – gần mực nhưng nếu bản lĩnh thì ta vẫn như đóa hoa thơm ngát:"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  37

Kinh nghiệm là khối tri thức được con người rút ra và tổng hợp lại từ những điều đúng đắn đã xảy ra. Các kinh nghiệm trong cuộc sống hữu ích và đáng quý đó của cha ông ta được lưu truyền thông qua văn học một cách tinh tế và rất đặc sắc, điển hình là những câu tục ngữ có vần điệu dễ nghe dễ hiểu. Ví như khi răn dạy thế hệ sau về việc môi trường sống có ảnh hưởng đến bản thân mỗi người như thế nào, người xưa đã có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng." Tuy nhiên, một số người lại có ý kiến cho rằng: "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" . Phải chăng ý kiến trên đang đi ngược với lời răn của ông cha ta?

Đối với người Việt Nam ta, những câu tục ngữ thường đúc kết nhiều kinh nghiệm của cuộc sống và mang ý nghĩa giáo dục, sử dụng rộng rãi và trở thành những quy tắc trong ứng xử. Tục ngữ gần gũi và giản dị bởi những hình ảnh được dân gian sử dụng trong các câu, chẳng hạn hình ảnh quen thuộc với chúng ta như "quả" và "cây" trong câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và được lưu lại ngàn đời bởi tính đúng đắn. Trong câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", có những hình ảnh nổi bật đối lập nhau là: "mực, đèn" và các tính từ tương phản "đen, rạng" làm cho câu trở nên đối xứng cả về hình ảnh và ngữ nghĩa. Khi xưa, người Việt chúng ta ưa chuộng màu mực đen để viết bút lông, bút dạ cho đẹp và bóng. Nên nói đến mực là người ta liên tưởng ngay đến màu đen tuyền. Khi sử dụng mực, người dùng cần bơm mực hay chấm mực mỗi khi mực khô hay hết mực; vậy nên khó tránh khỏi hiện tượng mực bám vào tay hay bám vào trang phục. Nên câu nói " Gần mực thì đen" ý rằng sử dụng mực khi viết ắt sẽ có lúc tay bị lấm lem. Đèn là đồ vật để soi sáng trong bóng tối, dù là thời xưa người ta sử dụng công cụ có tác dụng thắp sáng là chiếc đèn dầu hay thời hiện đại sử dụng chiếc đèn điện thì khi nhắc đến đèn, người ta sẽ nghĩ ngay đến ánh sáng. Khi ở gần đèn, người ta được soi rọi và bởi vậy sẽ học tập hoặc làm việc dễ dàng, thuận tiện như đứng dưới ánh sáng tự nhiên của mặt trời. Từ sự đối lập giữa hình ảnh mực và đèn, người xưa muốn khuyên chúng ta trong cuộc sống cần biết chọn chốn để chơi, chọn nơi, chọn người để mình học tập. Cốt là để bản thân học được những cái hay, cái tốt từ những người khác và từ môi trường sống. Nếu ở những nơi tốt đẹp, lành mạnh sẽ giúp con người có những thói quen lành mạnh, sống có trách nhiệm và hướng thiện hơn. Một người bạn được coi là bạn tốt khi biết giúp đỡ bạn mình phấn đấu và tiến bộ trong học tập, công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, câu tục ngữ còn răn dạy nên tránh môi trường xấu và những người xấu để không bị lây nhiễm các điều xấu cho bản thân. Từ đó, câu tục ngữ vẫn luôn mang ý nghĩ giáo dục cao đối với bao lứa tuổi và thời đại.

Vậy ý kiến: "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" phải chăng là sai lầm? Khi xét trong thực tế, ý trên cũng có phần đúng đắn. Trong tự nhiên, cây dù xanh tốt, hoa dù rực rỡ đến mức nào chăng nữa cũng mọc lên từ đất nâu, ngay cả loài hoa cao quý như hoa sen cũng mọc lên từ bùn đất. Nhờ có bùn, hoa mới nở, lá mới xanh và có những hạt sen thơm kết tinh những tinh hoa của đất trời. Nhờ có đất nâu, cây mới sống tốt và phát triển cho hoa thơm, trái ngọt và cả bóng mát cho con người. Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người tài giỏi gặt hái được nhiều điều thành công dù họ đã từng sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu. Người được coi là "nữ hoàng truyền thông" đồng thời là tỉ phú người Mỹ gốc Phi - Oprah Winfrey đã từng sống trong cảnh tù đày của tâm hồn khi bà bị lạm dụng khi mới lên 9, mang thai ở tuổi 14 và chứng kiến cái chết của con mình ngay sau khi con bà ra đời. Tuy nhiên, cũng từ những bất hạnh đó và cũng một phần ảnh hưởng bởi sự giáo dục khắt khe từ người cha đã tạo nên một Oprah Winfrey mạnh mẽ, kiên cường và đạt được liên tiếp các thành công, trở thành người đứng đầu giới truyền thông như hiện nay. Đó chẳng phải "gần đèn chưa chắc đã đen" như cha ông ta đã nói hay sao? Hay như tác giả J.K.Rowling - người đã tạo nên cậu bé phù thủy Harry Potter chinh phục biết bao độc giả trên khắp thế giới - là người mẹ đơn thân, trước khi nổi tiếng bà cũng đã phải chịu nhiều đau khổ trước cái chết của mẹ và sự đổ vỡ trong hôn nhân, bên cạnh đó Rowling cũng luôn phải chiến đấu với cuộc chiến nghèo túng giữa ngôi nhà thuê chật chội. Cảnh nghèo khổ cuốn lấy người phụ nữ đó trong thời gian trước ngưỡng cửa đưa bà trở thành một trong những người giàu có nhất thế giới bằng nghề viết văn. Hai anh em cầu thủ Bùi Tiến Dũng - Bùi Tiến Dụng trong những năm tháng nghèo khó đã phải thu lượm và bán từng chiếc vỏ chai nhựa để mua bóng và thỏa mãn niềm đam mê, cho đến nay cả hai anh đã trở thành gương mặt nổi tiếng trong làng bóng đá của Việt Nam. Bên cạnh những tấm gương biết vượt lên hoàn cảnh lại có những "mầm cây" vì sợ hãi những điều sẽ xảy tới đã chấp nhận nằm trong đất mãi mãi. Có những con người sống bê tha đổ lỗi cho hoàn cảnh mà sống qua ngày chẳng khác nào mầm cây ngọn cỏ hay sống trong điều kiện sống tốt nhưng ăn chơi, đua đòi nghiện ngập rồi trở nên tha hóa, biến chất, thật đáng chê trách phê phán. Martin Luther King - nhà hoạt động dân quyền đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964 đã từng nói: "Bạn không thể điều khiển hướng gió, chỉ có thể điều khiển cánh buồm." Trong cuộc sống, ta không thể biết trước những điều sẽ xảy đến với mình, càng không thể ngăn nó không xảy đến, điều quan trọng hơn cả là cách ứng xử của bạn với điều đó. Nếu bạn sống trong một môi trường không tốt, bạn có thể hòa nhập nhưng không được đánh mất đi bản thân mình. Nếu bạn có một người bạn không tốt, cách tốt hơn cách rời xa họ là để họ thấy những điều tốt đẹp luôn tồn tại, để từ đó đem đến cho họ niềm tin vào bản thân; để lòng tốt của bạn lan tỏa và bạn sẽ thành ánh đèn thắp sáng mỗi trái tim của người khác.

Cuộc sống đa dạng sắc màu và dáng vẻ luôn đem đến cho con người bài học và kinh nghiệm sâu sắc. Chỉ cần ta tin bản thân và luôn sống hướng thiện, yêu thương muôn vật muôn loài và người khác thì khi ấy hoàn cảnh sống hay môi trường sẽ trở thành đòn bẩy giúp ta được tỏa sáng. Vậy nên câu nói: "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" là ý kiến đúng đắn, nhắc nhở con người thức tỉnh bản thân, từ đó, giúp con người sống trách nhiệm hơn và có ích hơn.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  38

      Kho tàng lịch sử dân tộc ta có rất nhiều ca dao, tục ngữ được đúc rút từ kinh nghiệm của nhân dân ta từ bao đời nay. Và trong quá trình tồn tại, con người nhận thấy được ảnh hưởng của môi trường tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của chúng ta. Từ đó, ông cha ta đã gói gọn thông điệp đó trong câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Đây là một câu tục ngữ hay và để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm.

     Để nêu lên một kinh nghiệm, một bài học trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn những hình ảnh gần gũi để so sánh, ví von nhằm thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, dễ bị vây bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, tiêu cực, không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát sáng tỏa sáng soi rọi mọi thứ, ở gần đèn ta được soi chiếu sáng trưng. Và đèn tượng trưng cho những điều tốt đẹp, trong lành, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau "mực" và "đèn" thể hiện hai hàm ý đối ngược nhau nhằm nhắc nhở chúng ta về cái xấu, cái tốt.

     Câu tục ngữ có ý nghĩa nhấn mạnh sự ảnh hưởng lớn của môi trường sống. Khi ở trong môi trường hay tiếp xúc nhiều với những người tiêu cực, không tốt thì chúng ta cũng rất dễ bị nhiễm những thói hư, tật xấu, dễ bị lôi kéo theo những điều sai trái. Và ngược lại, khi chúng ta sống trong môi trường hay tiếp xúc với những người tích cực, cuộc sống của chúng ta sẽ học thêm được những điều hay, bổ ích, có những suy nghĩ, hành động đẹp, tốt hơn. Câu tục ngữ khuyên dạy chúng ta nên tránh xa môi trường xấu, bởi nếu sống trong môi trường xấu trong thời gian dài chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều không tốt. Thay vào đó, tìm cho mình một môi trường tươi sáng, tốt đẹp hơn để học tập thêm những điều hay, bổ ích và trở thành con người có ích cho xã hội. Môi trường ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến suy nghĩ, cư xử, hành động của mỗi chúng ta. 

     Không phải chỉ đến ngày nay mà từ thời Trang Tử, mẹ của ông đã nhận thức được tác động to lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con. Chúng ta biết đến Trang Tử là người giỏi giang, hiểu sâu biết rộng, đạo cao, đức trọng nhưng chắc rằng để làm nên một con người Trang Tử lúc bấy giờ đằng sau ông là một người mẹ hiền đã nuôi dạy ông nên người. Bà đã từng chuyển tới 3 trường để tìm cho Trạng Tử một môi trường ưng ý. Những ngôi trường trước tuy gần nhà nhưng nơi đó có những đứa trẻ hay gây gổ, đập phá, bắt nạt bạn bè, không có những người bạn hiền, học giỏi nên bà lo sợ Trang Tử sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều không tốt. Nhờ vậy mà sau này, Trang Tử được lưu danh là người tài giỏi, nhân cách, đạo đức ngang tài. Hay Nguyễn Bỉnh Khiêm - một vị quan tài giỏi xin rút lui khỏi chốn quan trường về ở ẩn vì ông sợ rằng chốn quan trường mưu mô sẽ kéo ông theo nó, biến ông thành một kẻ mưu mô, tham lam. Qua đó, chúng ta nên chọn cho mình một môi trường làm việc, môi trường sống, con đường đi tốt đẹp, tích cực để gìn giữ và phát triển nhân cách bản thân hơn. 

     Ngày nay thì câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" vẫn được mọi người nhắc nhở nhau. Trong gia đình, nếu bố mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, cùng nhau giáo dục con cái thì chắc chắn những người con sẽ phát triển tốt hơn, đạo đức, nhân cách hướng thiện. Bởi bố mẹ chính là tấm gương phản chiếu, là ngọn đèn soi đường cho con cái mình dõi theo, học tập. Chính những cư xử, giao tiếp, đối xử lẫn nhau của bố mẹ là kim chỉ nam cho mỗi đứa con của mình. Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới bình yên. Ngược lại, nếu trong gia đình nếu bố mẹ bất hòa, hay cãi nhau, không quan tâm đến con cái thì đứa trẻ lớn lên trong môi trường ấy thường hư hỏng hơn. Ngoài xã hội, khi làm việc, tiếp xúc thường xuyên với môi trường không tốt đẹp thì chúng ta dễ bị nhiễm những thói hư tật cấu và dần đánh mất bản tính lương thiện, thật thà của mình. Lấy ví dụ cụ thể trong môi trường trường học, nếu xung quanh là những người bạn xấu thường trốn học, quậy phá, học lực yếu, ăn chơi, đàn đúm, nếu bản thân lập trường không vững thì dễ bị lôi kéo, dễ hùa theo. 

     Tuy nhiên, không phải ai ở môi trường tốt cũng sẽ là người tốt, sống ở môi trường xấu thì cũng sẽ là người xấu, vấn đề nằm ở bản lĩnh, lập trường của chính mỗi con người. Có những người sai lầm, từng nghiện ngập, ra tù vào tội nhưng khi họ muốn hoàn lương thì chúng ta không được kì thị. Chúng ta phải dang rộng vòng tay để họ làm lại cuộc đời, ở bên chia sẻ, hòa đồng với họ chứ không phải xem họ là người xấu rồi tránh xa. Ở bên cạnh họ, ta còn biết được nhwunxg sai lầm mà họ từng vấp phải để bản thân có thể tự rút ra cho mình, học được bài học từ người khác

     Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là một lời khuyên, một triết lý sâu sắc giúp tôi có thêm cách nhìn đúng đắn về mối tương quan giữa môi trường  và việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp chúng ta xác định đúng đắn trong việc chọn nơi để ở, để làm việc, chọn abnj để chơi và hiểu hơn tầm quan trọng của môi trường tác động đến con người. 

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  39

. Từ xưa,trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút được biết bao bài học quý giá.Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội.Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.

Câu tục ngữ : “Gần mực thì đen,gần đen thì rạng” đã nói lên kinh nghiệm đó.

Để nêu lên một bài học,một kinh nghiệm trong cuộc sống,ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình.Mực màu đen,tượng trưng cho những cái xấu xa,những cái không tốt đẹp.Đèn là vật phát ra ánh sáng,soi tỏ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho những cái tốt đẹp,sáng sủa.Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực và đèn”,câu tục ngữ đã đưa ra kết luận : “Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng”.Đó là quy luật của sự vật.Dựa vào thực tế cuộc sống của con người,ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt,có thể gần mực mà không đen,gần đèn mà không rạng.Vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh,chế ngự môi trường xung quanh.

Trong thực tế,hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ sung cho nhau,giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách.

Trong kho tàng văn học dân gian,nhân dân ta có câu tương tự :

Ở bầu thì tròn,ở ống thì dài

Và :

Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người.

Những câu ca dao,tục ngữ đó đã khẳng định ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đối với việc hình thành nhân cách.Trong thực tế cuộc sống,nhà trường làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt.Ở gia đình cũng vậy,cha mẹ là những tấm gương sáng,anh chị em hòa thuận,thì gia đình sẽ có những người con ngoan.Ở lớp học cũng thế,lớp nào biết quan tâm xây dựng tập thể tốt,quan hệ giữa thầy và trò,bạn bè đúng đắn,thân ái đoàn kết,thì lớp đó có nhiều học sinh giỏi,đạo đức tốt.Gần gũi hơn,trong quan hệ bạn bè,nếu ta chơi với một người bạn tốt,chăm ngoan,học giỏi,thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và sẽ trở thành người tốt.Ngược lại,trong một gia đình,nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái,anh em không nhường nhịn nhau,thì con cái trong gia đình cũng dễ lười biếng,ăn chơi,đua đòi.

Ở những môi trường xã hội phức tạp càng dễ sinh ra những hành vi phạm pháp.

Trong thực tế,khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp.Trong xã hội cũ cũng như trong xã hội chúng ta ngày nay,những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh,tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.Có lúc,có nơi,cái chưa lành mạnh,cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp,cái lành mạnh.Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân cách.Nhưng chính trong môi trường không thuận lợi ấy,vẫn có những con người có phẩm chất cao đẹp,có tình cảm đạo đức tốt đẹp,có những hành động cao cả.Chính trong môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những bông sen thơm ngát từ chốn bùn đen hôi tanh.Đó là những con người biết vượt lên trên mọi cám dỗ thấp hèn,làm được những việc có ích cho đất nước và cho chính bản thân mình.

Ngày nay,trên đất nước ta còn nhiều hiện tượng tiêu cực,mặc dù chế độ ta về cơ bản là tốt đẹp.Do đó,bất cứ lúc nào,vẫn có những trường hợp gần mực mà không đen,gần đèn mà vẫn tối tăm.

Sống trong môi trường tốt đẹp,nhưng chúng ta vẫn phải tiếp xúc với những hiện tượng không lành mạnh,những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc,đã mang đến cho chúng ta một bài học bổ ích,có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân.Câu tục ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi,đầy rẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua.Nó giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực mã vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  40

    Trong cuộc sống hằng ngày môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành của mỗi cá nhân con người. Các mối quan hệ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đều tác động tới mỗi cá nhân chúng ta, và điều đó đã được thể hiện qua câu tục ngữ “Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng”.

    Vì sao ông cha ta lại mượn hình ảnh “mực” và “đèn” để thể hiện ý của mình? Như ta đã biết “mực” thì có màu đen khi ta không cẩn thận bị làm bẩn ra áo hay ra tay thì rất khó tẩy sạch nên thực tế ông cha ta mượn nó để so sánh với hành động xấu xa. Còn “đèn” là vật phát ra ánh sáng tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa vậy nên ý nghĩa của toàn bộ câu tục ngữ là nếu ta tiếp xúc hay giao du với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, nếu ta chơi với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ.

    Chúng ta biết rằng môi trường học tập của các em học sinh hay như môi trường sống của chúng ta là đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của mỗi người. Đặc biệt là các em học sinh người ta nói tâm hồn học sinh lứa tuổi thiếu niên như tờ giấy trắng quả không sai tuổi trẻ có môi trường, hoàn cảnh để rèn luyện, thử thách nhiều vì vậy cũng chưa có chưa có bản lĩnh vững vàng để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống khi được tiếp xúc với cái xấu, cái hay cái đúng nhiều khi chưa phân biệt được đúng sai, chính xác.

    Một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có điều kiện giáo dục tốt, một môi trường trong sáng lành mạnh sẽ khác hẳn với một đứa trẻ sống trong môi trường có nhiều cái xấu. Hay như trong môi trường học tập, ngay cả khi một đứa trẻ được sống trong một trường có văn hóa được giáo dục tốt thì học trong một môi trường có nhiều bạn có thói quen xấu hay không được giáo dục tốt thì cũng sẽ bị ảnh hường ít nhiều đến việc hình thành tính cách của em đó. Và ngược lại môi trường giáo dục sư phạm mẫu mực của nhà trường cũng có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với những đứa trẻ chưa ngoan đưa chúng trở lại với chuẩn mực đạo đức con người, cũng có biết bao đứa trẻ hư được gia đình chiều chuộng nhưng khi đưa đến trường với sự rèn rũa của cô giáo và quy luật của nhà trường mà các em dần biết lỗi sai của mình và kịp thời sửa lỗi để từ đó các em có thể trở thành một đứa trẻ ngoan.

    Khi ta phần nào hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ thì chúng ta cần thấy rõ ảnh hưởng và sức tác động to lớn quan trọng của môi trường bạn bè đối với cuộc sống học tập sinh hoạt của thiếu niên, học sinh. Mỗi người cần chọn cho mình một người bạn tốt để chơi, để có thể học tập được ở bạn nhiều cái hay cái tốt.

    Nhưng chỉ học tập cái tốt mà tránh xa cái xấu ra thì chưa đủ, ta còn phải lên án cái xấu không thỏa hiệp với nó để cái xấu ngày càng có cơ hội phát triển, đồng thời ta cũng phải biểu dương cái đẹp để cho cái đẹp tiếp tục được phát huy, nhân rộng hơn trong xã hội.

    Ngày nay trong xã hội mà ta đang sống vẫn còn không ít những người nhắm mắt chạy theo đồng tiền để thỏa mãn lòng tham của mình mà đánh mất đi đạo đức và nhân cách của mình thậm chí là mất cả sự nghiệp. Vì vậy trong quan hệ ta phải sáng suốt để không phải ân hận về sau.

    Qua câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” khuyên nhủ chúng ta phải biết lựa chọn cho mình những cái đúng, cái hay cái đẹp để chơi cũng như chọn bạn mà chơi. Tuy nhiên không phải là xa lánh người mắc khuyết điểm mà là ta nên chỉ ra cái điểm sai của bạn để từ đó bạn có thể đẩy xa cái xấu và tiến lại gần hơn đèn, làm như vậy không những giúp được bạn mà ta còn tự mình tỏa sáng. Hãy tránh xa những cám dỗ của bóng tối, chọn bạn tốt để chơi để cùng học tập và phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Gần đèn để được soi sáng là điều cần thiết nhưng ngọn đèn sáng nhất vẫn là ngọn đèn tỏa chiếu từ chính tâm hồn mình.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  41

    Từ xưa, ông cha ta đã luôn đúc kết những lời khuyên răn từ những điều giản đơn trong cuộc sống, đó là kho tàng ca dao tục ngữ với ngụ ý khuyên dạy con cháu nên người trong đó có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Đây là một câu dạy bảo của ông cha ta với hàm ý cho chúng ta biết tầm quan trọng của môi trường sống cũng như những người xung quanh đến nhân cách cũng như đạo đức của một con người.

    Tục ngữ là một kho tàng vốn sống, kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của thế hệ trước dành cho những lớp thế hệ sau. Từ những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, ông cha đã đúc kết ra những bài học sâu xa qua từng câu chữ. Với câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", cha ông đã mượn những vật dụng vô cùng thân thuộc với mỗi người để dạy ta một đạo lý, một bài học. "Mực" vốn là loại mực Tàu dùng để viết của những ông đồ ngày xưa, có màu đen tuyền, dùng để mài cùng nước lấy mực viết. "Đèn" là một vật dụng dùng để thắp sáng cho con người, soi tỏ mọi vật. "Gần mực thì đen" tức là nếu khi tiếp xúc, sử dụng mực mà không khéo, ta có thể bị vấy bẩn bởi mực, dễ bị lem nhem, xấu xí. "Gần đèn thì rạng" tức là nếu gần nơi có ánh sáng thì ta sẽ được soi tỏ bởi lớp ánh sáng ấy, dễ tỏa ra hào quang rực rỡ hơn người khác.

    Mượn những hình ảnh dễ thấy, dễ hiểu, người xưa muốn khuyên răn con cháu một bài học về tầm quan trọng của môi trường sống khi nó ảnh hưởng tới nhân cách của một con người. Con người ta khi sống trong một môi trường lành mạnh, được giáo dục và dạy bảo những điều hay điều tốt thì nhất định cũng sẽ trở thành một người có nhân cách, có đạo đức tốt. Giống như đèn hay cách so sánh "Gần đèn thì rạng", nếu ta được sống trong một môi trường với những người có đạo đức tốt, giỏi giang, biết cách cư xử, lễ phép thì đó chính là ngọn "đèn" soi tỏ, giúp người đó hình thành nhân cách cũng như phẩm chất đạo đức tốt. "Đèn" là tượng trưng cho những điều tốt đẹp, điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Còn "mực" tức là những điều xấu, điều không tốt, không lành mạnh, "gần mực" tức là gần những cái xấu, dễ bị ảnh hưởng, bị vấy bẩn nếu "gần mực" mà không khéo léo, chắc chắn sẽ bị dính bẩn.

    Qua những hình ảnh trên, hẳn mỗi người trong chúng ta cũng nhận ra lời khuyên mà ông cha ta muốn dành cho chúng ta qua câu tục ngữ trên. Rằng mỗi người phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết chọn những người bạn hiền để cùng tu tập đạo đức, nhân cách cũng như trí tuệ. Ngoài ra, ta cũng nên tạo ra những môi trường lành mạnh để mọi người có thể cùng nhau phát triển, soi sáng lẫn nhau, mỗi người đều là ngọn "đèn" để người khác được soi tỏ. Đừng sa đà vào những điều xấu xa sẽ bị "lấm bẩn" trở thành một vệt mực xấu xí, bao người xa lánh. Mỗi chúng ta cũng cần tôi rèn ý chí kiên cường trước mọi hoàn cảnh khó khăn, để dù trong hoàn cảnh khó khăn, ta vẫn biết vươn lên, biết tránh những điều xấu, bảo vệ được nhân cách đạo đức của mình.

    Không phải ngày nay, mà từ xưa, câu nói của cha ông đã được bao đời kiểm nghiệm và thực hiện. Chúng ta biết đến một Trang Tử đạo cao, đức trọng, hiểu biết thâm sâu, nhưng lại không hề biết sau ông có một người mẹ hiền đã nuôi dạy ông nên người. Xưa kia, nhà Trang Tử vốn ở gần trường học, nhưng trường học đó lại có những đứa trẻ hay gây gổ, bắt nạt bạn bè, không chịu khó học hành. Lo sợ Trang Tử sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều xấu xa, những vết "mực" từ bạn bè, bà đã chuyển nhà tới gần một trường học khác. Nhưng trường học này cũng không có những người bạn hiền, giỏi giang để Trang Tử có thể học hỏi, chính vì thế bà lại chuyển nhà. Đến lần thứ ba, bà đã tìm được một ngôi trường ưng ý để Trang Tử có thể học hành, tu dưỡng tại đó, và sau này là người được lưu danh muôn thuở, là kẻ học sâu hiểu rộng. Vậy ta mới thấy môi trường và bạn bè ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách cũng như đạo đức của một đứa trẻ đến mức nào!

    Cũng như một Nguyễn Bỉnh Khiêm tài giỏi một đời không chịu đựng nổi chốn quan trường quỷ kế đã một mình cáo quan về ở ẩn tại rừng trúc:

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người tới chốn lao xao"

    Ông lo sợ chốn quan trường ấy sẽ biến mình trở thành một kẻ đầy mưu mô, tham lam. Vậy nên môi trường không chỉ hình thành nhân cách mà còn ảnh hưởng vô cùng tới nhân cách một người. Phải luôn biết chọn cho mình con đường trong sáng, lành mạnh để giữ được nhân cách làm người.

    Không chỉ với người xưa, mà lời khuyên cha ông ta "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" còn nguyên giá trị tới tận ngày nay. Trong một gia đình, nếu cha mẹ hòa thuận, yêu thương nhau, luôn giáo dục con cái phải biết lễ phép, học hỏi những điều tốt thì chắc chắn những đứa trẻ đó lớn lên sẽ là những người có phẩm cách tốt. Bởi vì cha mẹ chính là tấm gương, là ngọn "đèn" soi tỏ con đường con cái mình đi. Chính môi trường mà cha mẹ tạo dựng cũng như tính cách, sự giao tiếp, đối xử lẫn nhau của cha mẹ là kim chỉ cho mỗi đứa con của mình. Gia đình là một phần nhỏ của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng là những người bạn tốt, những người thầy tốt mà ta đáng học hỏi, vậy nên phải biết chọn lấy người để chơi, để học tập cùng. "Học thầy không tày học bạn", hãy biết chọn những người có tư cách đạo đức tốt, ngay thẳng để cùng nhau học hỏi. Chỉnh bản thân ta cũng phải biết tu dưỡng học hỏi tốt để có thể trở thành một ngọn "đèn" soi tỏ cho người khác.

   Trong xã hội, vẫn còn đâu đó những thành phần cá biệt, là "mực", là những điều xấu. Vậy nên mỗi con người cần chú ý tu tập, rèn luyện để có thể hướng những người khác trở thành một con người tốt, một ngọn "đèn" rạng chứ không phải một viên "mực" đen.

   Từ câu tục ngữ trên, ta đã rút ra được bài học cho chính mình, phải biết học hỏi bạn bè, cũng như biết cách chọn lấy những người bạn tốt, những môi trường tốt để rèn luyện, tránh xa những cái xấu, cái không lành mạnh và phải luôn rèn luyện cho xứng đáng với lời dạy của cha ông ta.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  42

     Tục ngữ là kho tàng vô giá về kinh nghiệm trong sản xuất, trong học tập và trong đấu tranh. Nó cho ta nhiều bài học hay, nhiều nhận xét sâu sắc trong ứng xử, giao tiếp. Trải qua bao đổi thay của thế sự, nhân tình, lớp bụi thời gian có thể phủ mờ lên nhiều thứ, nhiều điều có thể bị lãng quên… nhưng kho tàng vô giá này vẫn có một sức sống lâu bền và còn nhiều ý nghĩa đối với nhân sinh. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" là một ví dụ tiêu biểu. Chúng ta cần quan niệm như thế nào cho đúng khi học câu tục ngữ này?

    Câu tục ngữ có hai vế đối lập: "gần mực thì đen" và "gần đèn thì sáng"; hai biểu tượng tương phản nhau: "mực" và "đèn". Do đó, tác dụng cũng trái ngược nhau: "đen" và "sáng".

    Màu đen của mực (mực tàu), nguồn ánh sáng của đèn là hai biểu tượng về cái xấu và cái tốt, về dở và hay, cái lạc hậu, tiêu cực và cái tiến bộ, tích cực. "Gần" là ở bên cạnh, đặt bên cạnh, sống gần gũi. Đối lập với gần là xa, là tách biệt, cách li. "Mực thì đen" nhưng có ở "gần" thì mới "đen". "Đèn thì sáng" nhưng có đặt gần, ở gần thì mới "sáng". Chữ "gần" trong tục ngữ nói lên một mối quan hệ, sự tương quan gần gũi của hai sự vật. Nhân dân ta mượn hai biểu tượng đối lập (mực, đèn) để nói lên tầm quan trọng to lớn của mối quan hệ xã hội, của môi trường tác động đến con người.

    Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" chứa đựng một kinh nghiệm sống, một cách sống đúng đắn và hay. Con người ta sinh ra tính vốn thiện và lành nhờ sự dạy dỗ, giáo dục, học tập mà trở thành người hữu ích. Nếu sống trong một môi trường xấu thì dễ trở nên xấu như "gần mực thì đen” vậy. Nhưng nếu sống trong một môi trường tốt, có quan hệ xã hội tốt, thì có thể trở thành người tốt, người có ích cho xã hội, chẳng khác nào "gần đèn thì sáng". Sự nhiễm bẩn lây lan rất đáng sợ, khi sống "gần mực". Điều tốt đẹp, trong sáng, cái hay, cái tốt của người, của đời sẽ toả sáng tâm hồn ta, cảm hoá lòng ta nếu ở "gần đèn".

    Mối quan hệ xã hội, môi trường sống… đã tác động vào tâm hồn, làm thay đổi tâm tính mỗi người. Gần người hiền, xa kẻ dữ, chọn bạn mà chơi, học cách làm người, cách làm ăn của những tấm gương cần cù, tài giỏi… là bài học quý báu hàm chứa trong câu tục ngữ.

    Đáng ngại biết bao khi phải sống gần những kẻ bất lương, trộm cắp, rượu chè, cờ bạc. Hạnh phúc biết bao khi chúng ta được ở gần những người bạn tốt, láng giềng tốt. Ta sẽ học được bao điều hay lẽ phải ở đời. Phương ngôn có câu: "Bạn tốt quý hơn vàng" là thế! Trong cổ học tinh hoa nhắc lại chuyện bà mẹ Mạnh Tử dời nhà nhiều lần; lần sau cùng, bà chuyển đến gần trường học, bà mới yên tâm. Có bà mẹ vĩ đại như thế mới có Mạnh Tử ở đời.

    Trong nhân gian có nhiều câu tục ngữ nói về mối quan hệ xã hội. Mỗi câu là một khía cạnh sắc bén nói lên cách sống và mối quan hệ ở đời:

“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài ".

"Ở gần nhà giàu, đau răng ăn cốm,

Sống gần kẻ trộm, ốm lưng chịu đòn ”.

“Thói thường gần mực thì đen,

Anh em bọn hữu phải nên chọn người

    Cũng cần phải quan niệm câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn. Sự tác động của con người đối với hoàn cảnh, với quan hệ xã hội là rất lớn. Con người giàu bản lĩnh, tài năng có thể góp phần cải tạo hoàn cảnh, làm thay đổi mối quan hệ xã hội. Họ lấy tài năng, đạo đức, tình thương của mình mà cảm hoá đồng loại, giáo dục kẻ bất lương. Câu ca dao "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" càng cho ta cảm nhận thêm sự thật ấy: "Gần mực mà chẳng đen", "Gần đèn thì sáng", chân lí ấy hiển nhiên rồi. Nhưng nếu thiếu chí tiến thủ, không có ý thức tốt trong học tập vươn lên, không khiêm tốn… thì "gần đèn" nhưng khó mà "sáng" lên được! Học lớp chọn, trường chuyên ai mà chẳng thích, nhưng nếu lười học, thiếu cố gắng… thì không thể nào "sáng" hơn chúng bạn. Môi trường, quan hệ xã hội – gia đình, nhà trường, xã hội – rất quan trọng, nhưng sự vận động tự thân của người học sinh còn quan trọng hơn. Bởi vậy, mỗi người phải luôn luôn có ý thức tốt trong học tập, tự rèn luyện, biết nỗ lực phấn đấu vươn lên, tiến bộ không ngừng.

     Tuổi trẻ có bạn bè. Chọn bạn tốt mà chơi. Không đua đòi kẻ xấu. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" giúp ta định hướng con đường đi tới tương lai tốt đẹp: con đường học tập và lao động để phục vụ gia đình và đất nước.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  43

Từ xưa đến nay, tục ngữ vẫn luôn là hành trang, túi khôn của con người, ngữ cho ta biết bao lời khuyên, biết bao kinh nghiệm quý giá. Một trong số các câu tục ngữ là: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Câu tục ngữ này muốn lên rằng, con người chúng ta ai cũng gắn cuộc sống của mình với môi trường, hoàn cảnh xung quanh. Môi trường và hoàn cảnh xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến người, bởi vậy, chúng ta phải biết chọn bạn mà chơi

Câu tục ngữ ngắn gọn mà chứa bao nội dung sâu sắc: Gần mực thì đen, gần thì rạng câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có 1 đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị vấy đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được phần ánh sáng của đèn sẽ làm rạng rỡ khuôn mặt ta. Nghĩa bóng của của câu trong cuộc sống nếu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta 1 gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt ( lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp.

Vì sao gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Câu tục ngữ muốn nói rằng: người nói chung, đặc biệt là tuổi trẻ chưa có môi trường, hoàn cảnh để rèn luyện; thử thách nhiều, vì vậy, cũng chưa có bản lĩnh vững vàng để nhìn nhận và quyết mọi vấn đề trong cuộc sống, thường hay bắt chước lẫn nhau, thường bị tập thể lôi cuốn, dụ dỗ. Thực tế cho thấy, có một số thanh thiếu niên đang sống trong một gia đình nề nếp nhưng sau một thời gian chơi bời giao du bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy thì sau đó chính họ cũng trở thành dân trộm họ cũng trở thành tử hình của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố tập, làm việc, thích giao lưu với những kẻ ăn chơi có vẻ như rất giàu sang, lắm nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái bán hoa, một cái nghề bị gia đình xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, ta thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng khi bị ném vào tù, luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỷ làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Qua báo chí và các phương tiện thông tin ta thấy có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã thành công nhưng khi trở về lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ, vậy là ngựa quen đường cũ lại trở về con đường hút hít.

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã chứng minh rằng môi trường, hoàn cách sống tác động rất lớn đến con người. Nếu chúng ta được sống trong môi trường tốt, gia đình hòa thuận, anh em yêu thương nhau, thầy cô hết lòng dạy dỗ, bạn bè giúp đỡ lẫn nhau thì nhất định chúng ta sẽ trở thành người tốt. Đúng vậy, nền tảng gia đình, nhà trường, xã hội lành mạnh đã đào tạo biết bao kĩ sư, bác sĩ, công nhân lành nghề làm rạng danh đất nước.

Câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng muốn chuyển đến chúng ta chính là nhận thức được ảnh hưởng, tác động hết sức to lớn của môi trường xung quanh, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè trong môi trường sống và học tập. Phải luôn luôn tỉnh táo, nhận thức đúng và xa lánh cái xấu. Tuy nhiên, con người cũng có khả năng tác động lại hoàn cảnh sống, môi trường sống, phân biệt cái đúng, cái tay. Xa lánh cái xấu không có nghĩa là xa lánh bạn bè có thiếu sót, có tật xấu mà phải góp phần cảm hóa, giúp đỡ bạn bè có khuyết điểm. Chọn bạn mà chơi, gần gũi bạn bè, khiêm tốn học tập những gương tốt, những tình cảm chân thành của bạn bè; thẳng thắn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; xa lánh những thói hư, tật xấu, những cuộc sống vật chất tầm thường, rèn luyện có nếp sống văn hóa... chính là chúng ta thực hiện được lời dạy của cha ông ta.

Câu lục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và bổ ích. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  44

Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu thành ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” để khuyên răn con cháu vì cuộc sống quanh ta vốn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, môi trường sống và những người xung quanh sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách và đạo đức của con người.

Ý nghĩa của câu thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Với câu thành ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” ông cha ta đã mượn những vật dụng vô cùng thân thuộc với mỗi người chúng ta để dạy ta một đạo lý, bài học sâu sắc. Như ai cũng biết “mực” có màu đen nếu ta không cẩn thận bị vấy bẩn mực lên áo hay lên tay thì sẽ rấy khó để tẩy sạch nó và nó cũng như được tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn “đèn” là vật dùng để phát ra ánh sáng, nó sẽ thắp lên ánh sáng ở những nơi tăm tối nên “đèn” được dùng để chỉ những điều hay lẻ phải, những nơi có con người tốt đẹp trong cuộc sống này. Từ câu thành ngữ  “gần mực thì đèn gần đèn thì sáng” chúng ta có thể hiểu được một phần nào về cuộc sống này, nếu như giao du với những người xấu ta sẽ bị nhiễm những thói hư tật xấu đó còn nếu ta quan hệ với người tốt thì chắc chắn ta sẽ học hỏi được cái tốt để phát triển và hoàn thiện những nhân cách, đạo đức tốt của bản thân.

Lời răn dạy, nhắn nhủ của thế hệ đi trước hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì con người chúng ta khi sinh ra giống như một tờ giấy trắng vậy, chưa thể có những hiểu biết về nhân cách, về cái tốt cái xấu trong xã hội này. Và chính cái môi trường sống xung quanh, chính những người sống bên cạnh chúng ta sẽ có tác động rất lớn lên việc phát triển và định hình tư duy về cái xấu cái tốt của chúng ta, và nó cũng đồng nghĩa với việc bất cứ ai cũng có thể vấy bẩn lên tâm hồn của ta. Cũng vì vậy mà dù cho xung quanh chúng ta đều là những người xấu xa, đầy những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội hay là những người hiền lương, lương thiện, với những điều tốt điều hay, chúng ta cũng sẽ dễ dàng bị tác động và hành động theo.

Qua đó, trong mỗi người chúng ta ắt hẳn cũng nhận ra lời khuyên dạy của ông cha ta muốn dành cho chũng ta qua câu thành ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Mỗi người sống đều phải biết tu dưỡng đạo đức, phải biết lựa chọn những người bạn tốt mà chơi. Phải biết tránh xa những tệ nạn xã hội, những điều xấu xa để bản thân mình không bị lấm bẩn trở thành một vết mực xấu xí bị bao người xa lánh mà hãy trờ thành một ngọn “đèn” cho người noi theo ánh sáng đó. Mỗi chúng ta cũng cần đứng vững trước mọi hoàn cảnh khó khăn, trước những cám dỗ xã hội dù khó khăn như thế nào cũng phải biết vươn lên tránh những điều xấu xa và bảo vệ nhân cách đạo đức tốt của bản thân mình.

Kinh nghiệm cho cha mẹ qua câu thành ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Đối với một đứa trẻ thì cha mẹ anh chị chính là tấm gương để noi theo trong gia đình. Nếu đứa bé được sinh ra trong một gia đình hòa thuận, con cái sẽ noi theo gương sáng của cha mẹ về học tập, về đạo đức mà phát triển rồi dần dần hoàn thiện trở thành những đứa con ngoan ngoãn, có nhân cách đạo đức tốt đến khi trưởng thành. Còn nếu một đứa bé sinh ra trong một gia đình thường xuyên cãi vã, cha mẹ anh chị đều không có đạo đức tốt thì không thể làm tấm gương sáng cho đứa bé noi theo được. Không nhất thiết là một đứa bé mà ngay cả khi con người đã trưởng thành rồi, khi phải tiếp xúc với một môi trường học tập hay làm việc đầy những kẻ lười nhác, gian trá, đầy những thói hư tật xấu…có thể chúng ta sẽ xa lánh nó lúc đầu nhưng dần dần thì ta sẽ quen với điều đó, hoặc có thể là ta sẽ làm, học theo họ.

Vì thế các bậc phụ huynh phải hoàn thiện bản thân là một tấm gương thật tốt về học tập, đạo đức và nhân cách để con cái của mình noi theo. Phải học cách dãy dỗ chúng từ khi còn bé và phải chắc chắn rằng khi con mình trưởng thành thì đã hoàn thiện về mặt nhân cách và đạo đức để chúng không bị sa ngã khi ra tiếp xúc với cuộc đời, một xã hội đầy rẫy những tệ nạn, cám dỗ này.

Có thể nói rằng câu thành ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì sáng” là một lời dạy bảo, răn đe sâu sắc của ông cha ta đã để lại. Giúp cho chúng ta có một cái nhìn đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa môi trường sống xung quanh ta với việc hình thành, phát triển nhân cách đạo đức của bản thân. Trong xu thế phát triển của xã hội thì vẫn có những cái tốt, những người tốt trong số những điều xấu xa, tệ nạn kia, vì vậy chúng ta cần phải biết phân biệt rõ ràng đâu là tốt đâu là xấu để không bị những cái xấu làm mình sa ngã, phải biết giữ vững bản thân để bảo vệ đạo đức nhân cách tốt của bản thân.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  45

Tục ngữ được coi là “túi khôn” của nhân loại, là kho kinh nghiệm phong phú và quý giá về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội của nhân dân lao động qua các thế hệ. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có thể bắt gặp khá nhiều những câu tục ngữ nói về mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, môi trường sống. Tiêu biểu là câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò to lớn, có tính chất quyết định của môi trường sống đến con người.

Câu tục ngữ gồm hai vế câu có ý nghĩa đối sánh nhau. Mỗi vế thể hiện một mối quan hệ nhân – quả, xuất phát từ thực tế đời sống: nếu ta lỡ bị “mực” dây vào tay chân, quần áo thì sẽ bị bẩn, bị đen quần áo, chân tay; còn nếu ta ngồi gần ngọn đèn thì sẽ được hưởng ánh sáng của nó.

Từ hình ảnh cụ thể, thực tế ấy, câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa ẩn dụ sâu xa: nếu ta sống gần cái xấu xa đen tối thì cũng dễ bị xấu xa, đen tối theo; sống gần cái sáng sủa, lương thiện thì cũng sẽ trở nên lương thiện, tốt đẹp. Suy rộng ra, câu tục ngữ khẳng định rằng môi trường sống, hoàn cảnh sống dễ ảnh hưởng hoặc có khi có vai trò quyết định đến tính cách, phẩm chất của con người.

Câu tục ngữ nêu lên một hiện thực khách quan có phần đúng đắn.

Trước hết, vì bản chất con người “là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Các – Mác) nên mỗi cá nhân thường xuyên chịu tác động từ các mối quan hệ đó. Trong quán trình tương tác giữa các cá nhân với nhau, tất yếu mỗi cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng hoặc sự tác động từ cá nhân khác và từ môi trường hình thành nên mối quan hệ đó.

Hơn nữa, con người lại dễ chịu ảnh hưởng của một quy luật tâm lí là bắt chước. Do đó, ông cha ta cũng có câu nói về những kẻ đua theo bạn bè, bắt chước để giống nhau: “ngưu tầm ngưu, mã tâm mã”.

Thực tế đã chứng minh tính thực tế của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình mà chamẹ yêu thương nhau, sống hạnh phúc và được giáo dục tốt thường phát triển về tinh thần, tâm lí theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ li hôn hoặc không hạnh phúc. Khi đi học, nếu kết bạn với bạn tốt, chúng ta sẽ thường học hỏi được những điều hay; trái lại, nếu kết bạn với kẻ xấu thì dễ bị xúi giục, làm những việc xấu… Nhìn rộng ra, sống ở một đất nước có nhiều chiến tranh, bạó lực thì con người cũng dễ bị những tổn thương về tâm lí, tinh thần.

Khẳng định câu tục ngữ trên đã nêu lên một thực tế khá phổ biến, tuy nhiên chúng ta cũng không nên hiểucâu tục ngữ một cách phiến diện, cực đoan. Không phải lúc nào cũng “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Trong cuộc sống, có không ít những trường hợp thanh thiếu niên được sinh ra và lớn lên từ một môi trường gia đình có điều kiện kinh tế tốt, được giáo dục từ khi còn nhỏ, nhưng lớn lên, chúng lại trở nên hư hỏng, thậm chí sa vào cờ bạc, may tuý. Lại có những con người dù sống trong môi trường xấu, hoặc trong hoàn cảnh khốn khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, thậm chí còn vươn lên, thành đạt và giúp đỡ người khác. Như loài hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có những con người dù sống giữa “bùn nhơ” vẫn tỏa sáng vẻ đẹp của phẩm cách, ý chí cao đẹp. Có những con người không bị “cái khó bó cái khôn” mà lại biết tạo ra sự xoay chuyển tình thế trong cảnh gian khó và làm nên thành công. Trong văn học Việt Nam, ta có thể bắt gặp hình ảnh nàng Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du – một người con gái tài sắc vẹn toàn, mặc dù bị xã hội đen tốiđẩy vào cảnh “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần ” mà vẫn giữ trọn vẹn lòng hiếu nghĩa, thủy chung.

Như vậy, ở đây, cái quyết định không phải là hoàn cảnh sống mà chính là bản lĩnh cá nhân, là sự rèn luyện của mỗi con người để có cách ứng xử và lối sống tốt nhất. Không phải ta cứ gặp cái xấu, gặp người từng có quá khứ không lương thiện là ta kì thị và phải tránh xa. Một cách ứng xử đúng mực và phù hợp chính là biết dung hòa và bao dung, biết giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.

Giống với câu tục ngữ “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã nêu lên một thực tếkhách quan có tính phổ biến trong xã hội. Câu tục ngữ một mặt giúp chúng ta có cái nhìn thận trọng, tỉnh táo khi “chọn bạn mà chơi” hoặc lựa chọn môi trường sống trong lành để phát triển; mặt khác cũng gợi ra trong mỗi chúng ta những suy nghĩ về bản lĩnh cá nhân trong những hoàn cảnh sống khác nhau, về việc nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân mình ở mỗi con người. Chính vì thế, những câu tục ngữ như thế có giá trị nhận thức và giáo dục sâu sắc, đáng được gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  46

Mỗi một câu tục ngữ đều ẩn chứa trong đó một bài học mà người xưa đúc kết để lại, truyền dạy cho con cháu. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là kinh nghiệm từ cuộc sống của ông cha ta. Nó thể hiện mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách con người.

“Mực” có màu đen, là tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Tay khi bị dính mực thì sẽ dính màu đen của mực. Vậy nên “gần mực thì đen” tức là khi ta tiếp xúc với những điều xấu thì sẽ dễ dàng bị tiêm nhiễm theo. Đối ngược với mực, “đèn” lại là một vật phát ra ánh sáng khiến cho mọi thứ xung quanh trở nên rõ ràng hơn. Vậy nên, “đèn” trưng cho những điều tốt đẹp. “Gần đèn thì sáng” ý muốn nói đến việc ta được sống trong môi trường lành mạnh thì cuộc sống sẽ được ảnh hưởng nhiều về mặt tích cực.  Như vậy, cả câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” chính là lời nhắc nhở cho chúng ta phải biết lựa chọn những cái tốt, cái phù hợp với bản thân để phát triển.

Trong một lớp học, không phải ai cũng là người tốt. “Con sâu làm rầu nồi canh”, sẽ có những bạn học sinh lười học, ham chơi, vô kỉ luật. Đồng thời, bên cạnh đó, nhiều bạn cũng đang cố gắng học hành chăm chỉ, lễ phép với thầy cô, chan hòa với bạn bè. Bởi vậy, nếu chúng ta không cẩn thận trong việc lựa chọn một người bạn để chơi thích hợp, sẽ dễ gặp phải những người bạn không tốt. Họ sẽ tiêm nhiễm cho chúng ta những thói hư tật xấu, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. Ngược lại, nếu chịu khó học hỏi những bạn học giỏi, có ý thức, bản thân sẽ có nhiều tiến bộ hơn, kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, câu tục ngữ vẫn còn có mặt khiếm khuyết. Thực tế không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu. “Gàn bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có rất nhiều người tuy cuojc sống khó khăn, vất vả, phải tiếp xúc nhiều với những thơi hư tật xấu của xã hội, nhưng họ vẫn giữ được cho mình một nếp sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bạn xấu, nếu được các bạn tốt chơi cùng, hướng dẫn khuyên nhủ, thì cũng sẽ có sự thay đổi về nhận thức. Những bạn hư được ngồi cùng với những bạn ngoan sẽ nhìn thấy mặt thiếu sót của bản thân mà sửa đổi, cố gắng.

Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn nhưng đồng thời chúng ta cũng cần phải xem xát một vấn đề trên nhiều khía cạnh. Diều quan trọng ở đây chính là ý thức của bản thân trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  47

Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của cha ông ta; mỗi câu, mỗi lời nói đều đúc rút kinh nghiệm sống quý báu cho thế hệ sau học tập. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa răn dạy rất lớn đối với mỗi người.

Câu tục ngữ này có hai vế đối song song đối lập nhau nhưng lại bổ sung để hoàn thiện ý nghĩa cho nhau. Trong cuộc sống câu tục ngữ này được vận dụng rất nhiều nhằm đưa ra lời khuyên răn, dạy bảo, hướng con người đến những điều tốt đẹp hơn.

“Mực” trong câu tục ngữ này có nghĩa tường minh và nghĩa hàm ngôn. “Mực” theo nghĩa tường minh chính là chỉ màu đen của một loại dung dịch tạo nên nét chữ sau khi viết. Người ta thường dùng mực để hút vào bút và bắt đầu viết. Nhưng hàm ý sâu xa của nó là chỉ những điều đen tối, xấu xa, không nên dây dưa vào.

“Đèn” nghĩa tường minh là vật dụng cần thiết để tạo nên ánh sáng trong mỗi gia đình, nếu thiếu nó thì căn nhà sẽ trở nên tối tăm. Còn hàm ý của ‘đèn” là ám chỉ những việc tốt đẹp, là chân lý, ánh sáng đáng trân trọng trong xã hội.

Cha ông ta rất có dụng ý khi đặt “mực” và “đèn” có ý nghĩa đối lập nhau ở cạnh nhau là nhằm thức tỉnh mỗi chúng ta.

Trong cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp, cần học tập và phát huy nhưng ngược lại đâu đó vẫn còn những góc khuất, những điều xấu, những con người xấu có thể khiến chúng ta sa vào bùn lầy. Câu tục ngữ vẽ ra hai viễn cảnh, hai con đường đi. Nếu chúng ta ở gần “mực”- gần điều xấu xa thì chắc chắn chúng ta sẽ bị nhiễm, và tồi tệ hơn nữa chúng ta sẽ biến thành những kẻ xấu. Ngược lại nếu được sống trong môi trường gần ‘đèn” thì chúng ta sẽ học hỏi được nhiều điều tốt đẹp, trở thành người tốt giúp ích cho xã hội.

Câu tục ngữ nhắc nhở, khuyên răn chúng ta cần biết “chọn bạn mà chơi”, chọn nơi tốt đẹp để sinh sống, chọn điều hay để học. Đừng để những thói hư, tật xấu cám dỗ. Xã hội đầy rẫy những điều xấu, nếu chúng ta không biết cách lựa chọn cách sống, không có lập trường thì rất dễ dàng bị lôi kéo vào đó. Bởi vậy làm người cần có chính kiến, cần biết chắt lọc điều tốt đẹp nhất để sống có ích.

Tuy nhiên, có những người rất giàu nghị lực, sống bên cạnh những người xấu xa vẫn giữ vững được lòng son. Đó là những người thực sự đáng ngưỡng mộ và học hỏi.

Trong một lớp học, có một số “phần tử” chuyên đi phá hoại lớp, có hành vi không tốt đẹp với thầy cô. Chúng ta vừa nên tránh xa họ, vừa nên khuyên ngăn họ để các bạn ấy có thể thay đổi được bản chất và có ý thức, kỉ luật hơn. Đó là điều mà cha ông ta muốn con cháu sau này làm người cần phải có.

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống nhằm khuyên răn, giáo dục thế hệ trẻ.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  48

Dân ta có một kho tàng ca dao tục ngữ phong phú và đa dạng được ông cha ta đức rút từ ngàn đời xưa và cho tới ngày nay thì nó vẫn còn nguyên vẹn giá trị để cho chúng ta học tập và noi theo. Trong số đó có câu tục ngữ “gần mực thì đen gần đèn thì rạng” đã được nhân dân ta tổng kết về cách ứng xử trong xã hội.

Trước hết thì chúng ta cần hiểu câu tục ngữ đó có nghĩa là gì? Đầu tiên là lớp nghĩa đen, mực là một dụng cụ dùng để viết có màu đen và khi nó dây ra thì rất bẩn “gần mực thì đen”,khi nó dây ra một đồ vật nào đó hay là ở trên tay thì rất khó để rửa trôi.

Ý thứ hai là “gần đèn thì rạng”có nghĩa là ta phải hiểu được đèn là một loại phát ra ánh sáng để soi tỏ xung quanh cho nên nó khiến cho mọi vật ở gần đó được soi sáng.

Về nghĩa bóng thì câu này có ý là khi chúng ta kết bạn với những người có bản tính hay là phẩm chất xấu thì không sớm hay muộn chúng ta sẽ bị nhiễm những thói quen xấu đó, Còn ngược lại nếu như khi chúng ta ở với những người có ý nghĩ và hành động tốt thì chúng ta sẽ tiếp thu được những phẩm chất cao đẹp và trong sáng của họ.

Có những mối quan hệ xã hội sẽ ảnh hưởng tới được ông cha ta nhắc nhở như vậy. Một ví dụ như có một bạn ở trong một môi trường tốt, bố mẹ bạn ấy khuyến khích bạn ấy học tập tốt và luôn đạt được những thành tích cao trong học tập,là một tấm gương khác cho các bạn khác noi theo. Nhưng bên cạnh đó thì còn có một số bạn khác sống trong môi trường có nhiều tệ nạn xã hội, chơi với những bạn xấu nên dễ dàng để tiếp thu những vấn nạn xấu như đánh nhau, chơi cờ bạc…

Trong xã hội xưa cũng như xã hội ngày nay thì,những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh, tốt và xấu xen kẽ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Có lúc những cái xấu lại lấn át cái lành mạnh, đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi để hình thành nhân cách của con người. Nhưng chính trong những môi trường không thuận lợi ấy lại có những phẩm chất rất đỗi cao đẹp, có tình cảm đạo đức rất tốt đẹp mà chúng ta đáng phải noi theo và học hỏi. Đó chính là những con người biết vượt lên mọi cám dỗ thấp hèn, làm được việc có ích cho đất nước và chính bản thân của mình.

Cái xấu còn được thể hiện ở chỗ, những con người sống ở môi trường tốt đẹp nhưng lại bị bạn bè lôi kéo rủ rê,chỉ vì một phút nhất thời đã ngả nghiêng dao động và làm những điều sai trái. Điều này còn được thể hiện trong cuộc kháng chiến, có nhiều người có tinh thần yêu nước nhưng đồng thời cũng có những người vì sự hèn nhát,bị mua chuộc mà bán rẻ đất nước của mình. Từ đó cho ta thấy được rằng không phải cứ ở gần đèn là rạng mà cần phải có lập trường vững và có suy nghĩ của riêng mình, biết phân biệt tốt xấu, đúng sai.

Câu tục ngữ trên đã cho chúng ta một quan niệm của ông cha ta về mối quan hệ trong xã hội này. Có những lúc ta gần mực nhưng chưa chắc đã đen vì chúng ta cẩn thận và sáng suốt nhưng có khi chúng ta gần đèn nhưng chưa chắc đã rạng vì chúng ta cố tình ngồi khuất.

Qua đó chúng ta thấy được phẩm chất của con người chính là ở bản  lĩnh. Sống trong môi trường xâu thì phải biết giữ mình. Phải biết tu dưỡng bản thân.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  49

Con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi người. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu:

“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.

Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”? Mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, bởi vì nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự như là một lời giáo huấn của ông cha ta.

Người học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình.

Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi người.

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  50

Em hãy bình luận câu tục ngữ:  “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, anh chị em biết yêu thương nhau thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định của cấp trên, giáo dục con cái tốt, không có những phần tử xấu thì con em ở trong khu phố đó có cuộc sống nề nếp, đạo đức tốt

Từ lâu nhân dân ta đã rút kết luận đúng đắn là một môi trường xã hội mà mình sống, đặc biệt mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách , đạo đức của mỗi con người. kết luận đã được đúc kết lại thành câu tục ngữ:

“gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

Câu tục ngữ sẽ giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống?

Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh của sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng nó một lúc nào đó tay hoặc quần áo sẽ bị vấy bẩn. “mực” tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn “đèn’’ là vât phát ra ánh sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh.

Đến gần  “đèn” ta được soi sáng.  “Đèn”tượng trương cho những cái tốt đep, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực và đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta.Nếu ta giao du với người xấu ta xẽ tiêm nhiễm những thói hư tật xấu ;ngược lại nếu ta quan hệ với những người tốt ta sẽ có ảnh hưởng tốt, tập dần những đức tính của bạn,

Dựa vào thực tế cuộc sống của con người, ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.

Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, anh chị em biết yêu thương nhau thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định của cấp trên, giáo dục con cái tốt, không có những phần tử xấu thì con em ở trong khu phố đó có cuộc sống nề nếp, đạo đức tốt. gần nhất là trong việc giao du với bạn bè trong nhà trường.

Nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan, học giỏi, nói năng lễ độ, biết kinh trên nhường dưới…thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở thành người tốt.

Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái, anh chị em bất hòa thì chắc chắn gia đình đó sẽ có những đứa con hư, gia đình bất hạnh. Trong xã hội cũng thế, tiếp xúc gần gũi với môi trường xã hội xấu xa, lừa đảo, trộm cắp, chà đạp lên nhau để sống thì sẽ có những hạng người ngang ngược, mất tính người…

Nếu ta cứ mãi lân la, gắn bó với những người bạn xấu chỉ biết suốt ngày leo lỏng không học hành, nói năng thô tục,không đạo đức thì một ngày nào đó ta sẽ tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của bạn mà ta không lường trước được. trong kho tàng văn học dân gian nhân dân ta có câu tương tự “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” và:

“Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người”, là vậy.

Thế nhưng đau phải ai cũng dễ bị môi trường xã hội xấu xa lôi kéo hết. Nếu ta sống trong môi trường không tốt đẹp, kkhoong thuận lợi mà ta vẫn giữ được bản thân, không sa ngã thì quả là “cánh sen trong bùn”. Bùn càng tanh hôi chừng nào thì sen càng tỏa hương thơm ngào ngạt chừng ấy. Môi trường càng xấu xa, nhơ bẩn thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời  đáng khâm phục.

Đó là anh Nguyễn Văn Trỗi, một người thợ điện, sống giữa thành phố hoa lệ Sài Gòn mà không chút mảy may suy suyển bởi ánh điện đèn màu, bởi cuộc sống xô bồ, đua chen, bởi những hào nhoáng , những thủ đoạn lọc lừa gian trá…Ở trong anh mãi mãi và bao giờ cũng là hình ảnh của Bác in sâu đậm nét mà không điều gì có thể lay chuyển được cho dù anh chịu được nhiều trận đòn đau của quân giặc. Anh đã gần mực mà không đen. Ngày nay, xã hội chúng ta đang sống được coi là tốt đẹp, đó là xã hội xã hội chủ nghĩa vậy mà vẫn có ít người mất chất, thoái hóa. Vì vậy, cuộc sống trong xã hội trong quan hệ bạn bè ta phải sáng suốt cân nhắc để ta không phải ân hận về sau.

Câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích , có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du, tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường chung quanh để luôn luôn “gần mực mà không đen” và “ gần đèn thì được tỏa sáng”

Ý kiến của em về câu tục ngữ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng của dân gian ta hay nhất  51

Con người trong xã hội luôn chịu những tác động lớn đến từ các mối quan hệ khác nhau. Và trong mỗi mối quan hệ, hoàn cảnh cũng như môi trường sống khác nhau chắc chắc cũng sẽ mang lại cho  mỗi người chúng ta một cách hành xử riêng. Thế nên cha ông ta cũng đã từng nói rằng “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”

Việc trước tiên mỗi người chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” có nghĩa là gì. Nếu bóc tác ra những ý nghĩa của câu nói theo lối chiết tự ta thêm hiểu được “Mực” được xem chính là một chất liệu để viết, có màu đen đặc. Còn đói với “đèn” thì lại được hiểu chính là một vật dụng phát ra ánh sáng. Khi mà tất cả các đồ vật được đặt ở gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng dường như ta có thể thấy được chính mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng mà thôi. Hia hình ảnh này dường như cũng đã nói đến, nhắc nhớ đến chính là trong cho môi trường sống của con người. Dễ dàng có thể nhận thấy được rằng, khi mà chúng ta sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Hơn nữa ta như thấy được rằng, nếu như con người chúng ta luôn luôn muốn sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Cũng chính từ đó, ông cha ta dường như cũng lại đã muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Điều này người ta cũng đã quan niệm và cho thấy được vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.

Và lý do gì mà ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”? Ta dường như cũng đã thấy được rằng, cứ mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Thế rồi ta cũng luôn luôn hiểu được rằng, chính môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Chính vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp, sống vì người khác thì lúc này đây ta như thấy được chính nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ  “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” dường như cũng đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu. Lý giải cho điều này đó chính là vì nếu sống trong môi trường xấu, thì tất cả chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; Và ngược lại ta như cũng hiểu được rằng nếu còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, con người như cũng đồng thời mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt hơn nữa ta như thấy được chính cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình nữa đó. Đọc lại câu tục ngữ thực sự như là một lời giáo huấn của ông cha ta thật là đúng đắn có tình có nghĩa biết bao nhiêu.

Thật dễ có thể nhìn nhận thấy được rằng, chính những người học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Có lẽ chính vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình. Thông qua đó ta như thấy được rằng, tất cả chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống dường như cũng đã lại thật vô cùng quan trọng. Môi trường có ảnh hưởng tới việc hình thành nhân cách của con người. Chúng ta cũng có thể hiểu được đó chính là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội thật không hay ho gì. Và chúng ta dường như cũng phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta, mỗi người dường như cũng phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, ở nơi đó thì con người cũng như phải biết gần gũi thân ái với bạn bè để ta có thể thấy được rằng, ngay ở xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình bạn nhé!

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học thật vô giá cho chúng ta hiểu được những tác động của môi trường bên ngoài như thế nào mà từ đó cho chính mình một sự chọn lựa đúng đắn nhất.