KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Phát biểu được các định nghĩa về mạch dao động và dao động điện từ.
- Nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch LC.
- Viết được biểu thức của điện tích, cường độ dòng điện, chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động..
2. Về kĩ năng
- Phân tích hoạt động của mạch dao động
- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3. Về thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên
Chuẩn bị đề kiểm tra
1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề)
Chủ đề I: Chương IV. Dao động điện từ và sóng điện từ
Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo và nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch dao động LC.
- Viết được công thức tính chu kì dao động riêng của mạch dao động LC.
- Nêu được dao động điện từ là gì.
- Nêu được năng lượng điện từ của mạch dao động LC là gì.
- Nêu được điện từ trường và sóng điện từ là gì.
- Nêu được các tính chất của sóng điện từ.
- Nêu được chức năng của từng khối trong sơ đồ khối của máy phát và của máy thu sóng vô tuyến điện đơn giản.
- Nêu được ứng dụng của sóng vô tuyến điện trong thông tin, liên lạc.
Kĩ năng
- Vẽ được sơ đồ khối của máy phát và máy thu sóng vô tuyến điện đơn giản.
- Vận dụng được công thức
Chủ đề V: Sóng ánh sáng
Kiến thức
- Mô tả được hiện tượngtán sắc ánh sáng qua lăng kính.
- Nêu được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì.
- Trình bày được một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng.
- Nêu được vân sáng, vân tối là kết quả của sự giao thoa ánh sáng.
- Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng.
- Nêu được hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng và nêu được tư tưởng cơ bản của thuyết điện từ ánh sáng.
- Nêu được mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
- Nêu được chiết suất của môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng trong chân không.
- Nêu được quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ là gì và đặc điểm chính của mỗi loại quang phổ này.
- Nêu được bản chất, các tính chất và công dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X.
- Kể được tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ theo bước sóng.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức
- Xác định được bước sóng ánh sáng theo phương pháp giao thoa bằng thí
2. Xác định hình thức kiểm tra:kiểm tra 1 tiết, trắc nghiệm khách quan, 32 câu.
a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Nội dung |
Tổng số tiết |
Lí thuyết |
Số tiết thực |
Trọng số |
||
LT |
VD |
LT |
VD |
|||
Chương IV. Dao động điện từ và sóng điện từ |
5 |
4 |
2,8 (4 x 0,7) |
2,2 (5 – 2,8) |
20 (2,8X100):14 |
16 (2,2x100):14 |
Chương V. Sóng ánh sáng |
9 |
5 |
3,5 (5 x 0,7) |
5,5 (9 – 3,5) |
25 (3,5x100):14 |
39 (5,5x100):14 |
Tổng |
14 |
9 |
6,3 |
7,7 |
45 |
55 |
b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ
Cấp độ |
Nội dung (chủ đề) |
Trọng số |
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) |
Điểm số |
Cấp độ 1,2 |
Chương IV. Dao động điện từ và sóng điện từ |
20 |
6,4» 6 (20x32):100 |
2,0 |
Chương V. Sóng ánh sáng |
25 |
8»8(25x32):100 |
2,5 |
|
Cấp độ 3, 4 |
Chương IV. Dao động điện từ và sóng điện từ |
16 |
5,2»5(16x32):100 |
1,6 |
Chương V. Sóng ánh sáng |
39 |
12,5»13(39x32):100 |
3,9 |
|
Tổng |
100 |
32 |
10 |
ĐỀ RA
Câu 01. Một mạch dao động gồm tụ điện và cuộn cảm, có điện dung C và độ tự cảm L biến thiên. Mạch này được dùng trong máy thu vô tuyến. Người ta điều chỉnh L và C để bắt được sóng vô tuyến có bước sóng 18 m. Biết L = 1 μH. Điện dung của tụ điện C khi đó có giá trị
A. 91 μF. B. 91 nF. C. 9,1 pF. D. 91 pF.
Câu 02. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Nếu dùng ánh sáng đơn sắc màu đỏ thì thông tin nào sau đây là sai?
A. Tất cả các vân tối đều có màu đen.
B. Độ rộng của các vân tối đều như nhau.
C. Vân sáng trung tâm là vân sáng trắng.
D. Tất cả các vân sáng đều có màu đỏ.
Câu 03. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là một bằng chứng thực nghiệm khẳng định
A. Ánh sáng có tính chất sóng.
B. Ánh sáng có tính chất hạt.
C. Các ánh sáng đơn sắc khác nhau có tần số như nhau.
D. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc.
Câu 04. Máy quang phổ dùng để
A. tổng hợp các ánh sáng đơn sắc thành ánh sáng trắng.
B. đo bước sóng của ánh sáng đơn sắc.
C. đổi màu cho các chùm ánh sáng đơn sắc.
D. nhận biết các thành phần của chùm sáng phức tạp.
Câu 05. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng của ánh sáng trắng, khoảng cch giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Khi dùng ánh sáng trắng có thì tại điểm M cách vân sáng trung tâm 4 mm sẽ có bao nhiêu bức xạ đơn sắc cho vân sáng?
A. 4. B. 6. C. 2. D. 5.
Câu 06. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,2 m. Nếu dùng nguồn sáng điểm, phát ra hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,66 mm v λ2 = 0,55 mm, thì khoảng cách giữa hai vân trùng liên tiếp nhau là
A. 2,46 mm. B. 0,46 mm. C. 1,98 mm. D. 0,92 mm.
Câu 07. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng của ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Nếu dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 mm, thì từ điểm M đến điểm N ở cùng phía với nhau so với vân sáng chính giữa và cách vân sáng chính giữa lần lượt là 3 mm và 6,6 mm sẽ có
A. 3 vân sáng. B. 4 vân sáng. C. 5 vân sáng. D. 2 vân sáng.
Câu 08. Tại sao trong các thí nghiệm về giao thoa ánh sáng người ta thường dùng ánh sáng màu đỏ hơn là dùng ánh sáng màu tím?
A. Vì khó tìm ra các nguồn phát ra ánh sáng màu tím.
B. Vì ánh sáng màu tím khó giao thoa với nhau hơn.
C. Vì khoảng vân của ánh sáng màu đỏ rộng hơn nên dễ quan sát hơn.
D. Vì ánh sáng màu đỏ dễ giao thoa với nhau hơn.
Câu 09. Thông tin mào sau đây là sai khi nói về tia X?
A. Khó xuyên qua được tấm chì dày vài cm.
B. Có tần số nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
D. Gây ra được hiện tượng quang điện cho hầu hết các kim loại.
Câu 10. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng của ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1 m, người ta đo được khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp là 4 mm. Bước sóng l của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,7 μm. B. 0,5 μm. C. 0,6 μm. D. 0,4 μm.
Câu 11. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng của ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Khi dùng ánh sáng trắng có , thì tại điểm M cách vân sáng chính giữa 4 mm sẽ có bao nhiêu bức xạ đơn sắc cho vân tối?
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Câu 12. Bộ phận biến điệu trong máy phát vô tuyến điện có tác dụng
A. trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần.
B. tạo ra dao động điện từ âm tần với biên độ lớn.
C. tăng biên độ của sóng điện từ muốn phát đi.
D. tạo ra dao động điện từ cao tần với biên độ lớn.
Câu 13. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch dao động điện từ lí tưởng
A. biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số bằng nữa tần số của mạch dao động.
B. biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số bằng tần số của mạch dao động.
C. không thay đổi theo thời gian.
D. biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số gấp đôi tần số của mạch dao động.
Câu 14. Mạch dao động điện từ lý tưởng gồm một cuộn cảm L và hai tụ điện C1 và C2. Khi dùng L và C1 thì mạch có tần số riêng là 9 Hz, khi dùng L và C2 thì mạch có tần số riêng là 12 Hz. Khi dùng L và C1, C2 mắc song song thì mạch có tần số riêng là
A. 15 Hz. B. 7,2 Hz. C. 21 Hz. D. 3 Hz.
Câu 15. Sóng điện từ
A. có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
B. có thể là sóng ngang và cũng có thể là sóng dọc.
C. chỉ truyền được trong môi trường vật chất.
D. có thể bị phản xạ và cũng có thể giao thoa với nhau.
Câu 19. Thân thể người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ nào trong các bức xạ sau đây?
A. Tia hồng ngoại. B. Tia X.
C. Tia tử ngoại. D. ánh sáng nhìn thấy.
Câu 20. Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt đối với một tia sáng:
A. Thay đổi theo màu của tia sáng và giảm dần từ màu đỏ đến màu tím.
B. Có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng vàng và nhỏ nhất đối với ánh sáng tím.
C. Khơng phụ thuộc màu sắc ánh sáng.
D. Thay đổi theo màu của tia sáng và tăng dần từ màu đỏ đến mu tím.
Câu 21. Vận tốc lan truyền của sóng điện từ trong một môi trường phụ thuộc vào
A. tính chất môi trường. B. nguồn phát sóng.
C. tần số của sóng. D. biên độ của sóng.
Câu 22. Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2,4 mm. Nếu dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,64 mm, thì người ta đo được khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4, đối xứng nhau qua vân sáng chính giữa là 2,4 mm. Khoảng cách từ hai khe đến màn là
A. 1,5 m. B. 2,4m. C. 1,125 m. D. 2,225 m.
Câu 23. Trong chân không, vận tốc sóng điện từ luôn
A. phụ thuộc vào biên độ của sóng.
B. phụ thuộc vào tần số của sóng.
C. là một hằng số.
D. phụ thuộc vào bước sóng của sóng.
Câu 24. Tìm câu phát biểu sai về điện trường và từ trường biến thiên
A. Tại nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì xuất hiện điện trường xoáy.
B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.
C. Tại nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì xuất hiện từ trường xoáy.
D. Điện trường nào cũng sinh ra từ trường biến thiên và ngược lại.
Câu 27. Ở các máy thu vô tuyến điện, người ta phải tạo ra các dao động điện từ cao tần. Việc làm này có mục đích là làm cho sóng điện từ
A. có thể truyền đi xa được.
B. truyền đi xa với vận tốc lớn hơn.
C. dễ bức xạ khỏi anten hơn.
D. có biên độ lớn hơn.
Câu 28. Tính chất nào sau đây không phải là của tia tử ngoại?
A. Có thể xuyên qua các lá nhôm dày vài cm.
B. Hủy hoại tế bào da, diệt vi khuẩn.
C. Làm ion hóa không khí.
D. Có thể gây ra hiện tượng quang điện.
Câu 29. Mạch dao động điện từ lý tưởng gồm một cuộn cảm L và hai tụ điện C1 và C2. Khi dùng L và C1 thì mạch có tần số riêng là 6 Hz, khi dùng L và C2 thì mạch có tần số riêng là 8 Hz. Khi dùng L và C1, C2 mắc nối tiếp với nhau thì mạch có tần số riêng là
A. 14 Hz. B. 10 Hz. C. 4,8 Hz. D. 2 Hz.
Câu 30. Một mạch dao động gồm tụ điện có điện dung 5000 pF, cuộn cảm có độ tự cảm 200 μF. Tần số dao động riêng của mạch là
A. 159,24 kHz. B. 62,8 MHz. C. 15,924 kHz. D. 6,28 MHz.
Câu 32. Nếu xếp theo thứ tự: sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn trong thang sóng vô tuyến thì
A. bước sóng giảm, tần số giảm.
B. bước sóng giảm, tần số tăng.
C. bước sóng tăng, tần số giảm.
D. bước sóng tăng, tần số tăng.
ĐÁP ÁN