Giáo án Vật lý 12 bài 11: Đặc trưng sinh lý của âm mới nhất

BÀI 11: ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được ba đặc trưng sinh lí của âm là: độ cao, độ to và âm sắc.

- Nêu được ba đặc trưng vật lí của âmtương ứng với ba đặc trưng sinh lí của âm

2. Kỹ năng:

- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến các đặc trưng sinh lí của âm.

3. Thái độ:

- Tích cực trong các hoạt động

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Ống sáo, đàn dây, âm thoa, …

2. Học sinh: Ôn các đặc trưng vật lí của âm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC

Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ:

Nêu 3 đặc trưng vật lí của âm.

Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu độ cao của âm.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

- Hai ca sĩ một nam một nữ cùng hát một câu hát, nhưng thường thì giọng nam trầm hơn giọng nữ. Cảm giác về sự trầm bổng của âm được mô tả bằng khái niệm độ cao của âm.

- Thực nghiệm, âm có tần số càng lớn thì nghe càng cao, âm có tần số càng nhỏ thì nghe càng trầm.

- Chú ý: Tần số 880Hz thì gấp đôi tần số 440Hz nhưng không thể nói âm có tần số 880Hz cao gấp đôi âm có tần số 440Hz.

Giới thiệu độ cao của âm.

Cho học sinh quan sát dao động của dây 1 và dây 6 của đàn ghita và rút ra kết luận.

Ghi nhận khái niệm.

Quan sát dao động của dây 1 và dây 6 của đàn ghita và rút ra kết luận.

I. Độ cao

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.

Âm nghe càng thanh (cao) khi tần số càng lớn. Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số càng nhỏ.

Hoạt động 3(10 phút) : Tìm hiểu độ to của âm.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu độ to của âm.

Đưa ra ví dụ cho thấy độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số của âm.

Ghi nhận khái niệm.

Ghi nhận độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số của âm.

II. Độ to

Độ to của âm là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.

Tuy nhiên ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm dược.

Độ to của âm phụ thuộc vào cường độ âm, mức cường độ âm và tần số của âm.

Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu âm sắc.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Nêu ví dụ cho thấy có thể phân biệt được giọng nói của từng người và âm phát ra của các dụng cụ khác nhau.

Yêu cầu học sinh xem hình 10.6 và rút ra kết luận.

Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về khái niệm âm sắc.

Yêu cầu học sinh nêu lại ba đặc trưng sinh lý của âm.

Ghi nhận tai có thể phân biệt được giọng nói của từng người và âm phát ra của các dụng cụ khác nhau.

Xem hình 10.6 và rút ra kết luận.

Rút ra kết luận về khái niệm âm sắc.

Nêu lại ba đặc trưng sinh lý của âm.

III. Âm sắc

+ Các nhạc cụ khác nhau phát ra các âm có cùng một độ cao nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng nhạc cụ, đó là vì chúng có âm sắc khác nhau.

+ Âm có cùng một độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng một chu kì nhưng đồ thị dao động của chúng có dạng khác nhau.

Vậy, âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.

Hoạt động5 (5 phút) : Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.

Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập 5, 6, 7 trangsgk 59 và 11.3 đến 11.7 sbt.

Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.

Ghi các bài tập về nhà.

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY