Giáo án Vật lý 12 bài 32: Hiện tượng quang – phát quang mới nhất

BÀI 32: HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Trả lời được các câu hỏi: Tính quang dẫn là gì?

- Nêu được định nghĩa về hiện tượng quang điện trong và vận dụng để giải thích được hiện tượng quang dẫn.

- Trình bày được định nghĩa, cấu tạo và chuyển vận của các quang điện trở và pin quang điện

2. Về kĩ năng

- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

3. Về thái độ

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Một ống nghiệm nhỏ đựng dung dịch fluorexêrin hoặc một vài vật có chất lân quang... . Đèn phát tia tử ngoại hoặc bút thử tiền.

III. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hiện tượng quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài.

Hoạt động 2 (25 phút): Tìm hiểu hiện tượng quang – phát quang.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Yêu cầu học sinh xem hình 32.1 và nêu ví dụ về sự phát quang.

Giới thiệu khái niệm về sự phát quang.

Yêu cầu học sinh nếu thêm ví dụ trong thực tế.

Giới thiệu đặc điểm quan trọng của sự phát quang.

Giới thiệu sự huỳnh quang.

Yêu cầu học sinh tìm ví dụ.

Giới thiệu sự lân quang.

Yêu cầu học sinh tìm ví dụ.

Yêu cầu học sinh thực hiện C1.

Xem hình 32.1 và nêu ví dụ về sự phát quang.

Ghi nhận khái niệm.

Nếu ví dụ về sự phát quang đã thấy trong thực tế.

Ghi nhận đặc điểm quan trọng của sự phát quang.

Ghi nhận khái niệm.

Tìm ví dụ.

Ghi nhận khái niệm.

Tìm ví dụ.

Thực hiện C1.

I. Hiện tượng quang – phát quang

1. Khái niệm về sự phát quang

Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng quang – phát quang. Chất có khả năng phát quang gọi là chất phát quang.

Một đặc điểm quan trọng của sự phát quang là nó còn kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích. Thời gian này dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào chất phát quang.

2. Huỳnh quang và lân quang

Sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là sự huỳnh quang.

Sự phát quang của nhiều chất rắn lại có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. Sự phát quang này gọi là sự lân quang. Các chất rắn phát quang này gọi là chất lân quang.

Hoạt động 3(10 phút):Tìm hiểu đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giứo thiệu đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang (Định luật Xtốc).

Yêu cầu học sinh giải thích đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang bằng thuyết lượng tử.

Ghi nhận đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang.

Giải thích đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang bằng thuyết lượng tử.

II. Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang

Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích:

Ảnh đính kèm

Giải thích bằng thuyết lượng tử: Mỗi nguyên tử hay phân tử của chất huỳnh quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng hfkt để chuyển sang trạng thái kích thích. Khi ở trong trạng thái kích thích, nguyên tử hay phân tử có thể va chạm với các nguyên tử hay phân tử khác và mất đi một phần năng lượng. Khi trở về trạng thái bình thường nó sẽ phát ra một phôtôn hfhq có năng lượng nhỏ hơn:

hfhq< hfkt => λhqkt.

Hoạt động4 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.

Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập3, 4, 6 trang 165 SGK và bài tập 32.10 SBT.

Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.

Ghi các bài tập về nhà.

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY