BÀI 19. THỰC HÀNH KHẢO SÁT ĐOẠN MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CÓ R, L, C MẮC NỐI TIẾP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Phát biểu và viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng, tổng trở, cường độ dòng điện hiệu dụng I, hệ số công suất cosφ trong đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.
- Vận dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để biểu diễn các điện áp trong các loại đoạn mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp.
- Sử dụng được đồng hồ đa năng hiện số để đo điện áp xoay chiều: lựa chọn đúng phạm vi đo, đọc đúng kết quả đo, xác định đúng sai số đo.
- Vận dụng được phương pháp giản đồ Fre-nen để xác định L, r của ống dây, điện dung C của tụ điện, góc lệch φ giữa cường độ dòng điện i và điện áp u ở từng phần tử của đoạn mạch.
2. Kỹ năng:
- Giải thích được các hoạt động của máy điện
3. Thái độ:
- An toàn trong kỹ thuật điện
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Nhắc HS tìm hiểu nội dung bài thực hành, ôn lại các kiến thức liên quan về dòng điện xoay chiều, đặc biệt và phương pháp giản đồ Fre-nen.
- Trả lời câu hỏi trong phần “Tóm tắt lí thuyết” để định hướng việc thực hành.
- Chuẩn bị đủ và kiểm tra cận thận các dụng cụ cần cho từng nhóm thực hành.
- Tiến hành lắp thử mạch, đo, vẽ giản đồ theo nội dung bài thực hành trong Sgk để phát hiện các điểm cần điều chỉnh và rút ra các kinh nghiệm cần lưu ý.
- Lập danh sách các nhóm thực hành gồm 3 - 4 HS.
2. Học sinh:Trước ngày làm thực hành cần:
- Đọc bài thực hành để định rõ mục đích và quy trình thực hành.
- Trả lời câu hỏi phần Tóm tắt lí thuyết để định hướng việc thực hành.
- Trả lời câu hỏi ở cuối bài để biết cách dùng đồng hồ đa năng hiện số và luyện cách vẽ giản đồ Fre-nen.
- Chuẩn bị 1 compa, 1 thước 200 mm và 1 thước đo góc và lập sẵn ba bảng để ghi kết quả theo mẫu ở phần báo cáo thực hành trong Sgk.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1. Hoạt động 1 (10 phút):Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cơ bản |
Giới thiệu các dụng cụ thực hành |
Nhận và kiểm tra các dụng cụ thực hành. |
I. Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm + Hai đồng hồ đa năng. + Một nguồn điện xoay chiều 6 – 12 V. + Một điện trở. + Một tụ điện. + Một cuộn cảm. + Bốn dây dẫn. + Một thước 200 mm. + Một com pa, một thước đo góc. + Một bảng lắp ráp mạch điện. |
Hoạt động 2 (35 phút):Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cơ bản |
Yêu cầu học sinh đọc kĩ hướng dẫn thực hành theo SGK. Yêu cầu học sinh mắc mạch điện theo hình vẽ 19.1. Kiểm tra mạch điện của các nhóm. Yêu cầu học sinh cắm điện vào và tiến hành đo theo yêu cầu của đề bài. |
Đọc hướng dẫn thực hành. Mắc mạch điện như hình vẽ 19.1. Tiến hành đo theo yêu cầu của đề bài. |
II. Tiến hành thí nghiệm Để nguồn điện xoay chiều lần lượt với các giá trị: 6 V; 9 V và 12 V. Đo các đại lượng trong mạch: Lần 1 Lần 2 Lần 3 + I + UMN + UNP + UMP + UPQ + UMQ Ghi nhận các số liệu để xữ lý. |
Hoạt động 3 (45 phút):Xử lí số liệu và viết báo cáo.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cơ bản |
Hướng dẫn học sinh viết báo cáo. Thu các bài báo cáo của học sinh. |
Từ số liệu thu được tiến hành xử lí và viết báo cáo. |
III. Báo cáo thực hành Mỗi học sinh viết 1 báo cáo thực hành theo mẫu báo cáo trang 100, 101 |
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY