Giáo án Vật lý 12 bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến mới nhất

BÀI 23: NGUYÊN TẮC LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được những nguyên tắc cơ bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

- Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.

- Nêu rõ được chức năng của mỗi khối trong sơ đồ của một máy phát và một máy thu sóng vô tuyến đơn giản.

2. Về kĩ năng

- Phân tích hoạt động của sơ đồ khối

- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

3. Về thái độ

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Sơ đồ khối của máy phát và máy thu

2. Học sinh: Nghiên cứu trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu các tính chất của sóng điện từ.

Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu nguyên tắc chung của của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu sóng mang.

Yêu cầu học sinh thực hiện C1

Yêu cầu học sinh thực hiện C2

Yêu cầu học sinh nhắc lại dải tần số của âm nghe được.

Giới thiệu cách biến điệu sóng mang.

Giới thiệu công dụng của mạch tách sóng.

Giới thiệu công dụng của mạch khuếch đại.

Ghi nhận khái niệm.

Thực hiện C1.

Thực hiện C2.

Nhắc lại dải tần số của âm nghe được.

Ghi nhận cách biến điệu sóng mang.

Ghi nhận khái niệm tách sóng.

Ghi nhận sự cần thiết phải khuếch đại các sóng điện từ.

I. Nguyên tắc chung của của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến

1. Sóng mang

Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là các sóng mang.

Sóng mang thường dùng là các sóng điện từ cao tần.

2. Biến điệu sóng mang

Để sóng mang truyền tải được những thông tin có tần số âm, người ta thực hiện:

+ Dùng micrô để biến dao động âm thành dao động điện cùng tần số. Dao động này ứng với một sóng điện từ gọi là sóng âm tần.

+ Dùng mạch biến điệu để “trộn” sóng âm tần với sóng mang. Việc làm này được gọi là biến điệu sóng điện từ. Sóng mang đã được biến điệu sẽ truyền từ đài phát đến máy thu.

3. Tách sóng

Ở nơi thu phải dùng mạch tách sóng để tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa. Loa sẽ biến dao động điện thành dao động âm có cùng tần số.

4. Khuếch đại

Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuếch đại chúng bằng mạch khuếch đại.

Hoạt động 3 (10 phút):Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu sơ đồ khối máy phát

Ảnh đính kèm

Xem hình 22.2, mô tả các bộ phận cơ bản của một máy phát vô tuyến.

II. Sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản

Một máy phát thanh vô tuyến đơn giãn gồm năm bộ phận cơ bản sau: micrô (1); mạch phát sóng điện từ cao tần (2); mạch biến điệu (3); mạch khuếch đại (4); anten phát (5).

Hoạt động 4 (10 phút):Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giãn.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu sơ đồ khối máy thu

Ảnh đính kèm

Xem hình 23.2, mô tả các bộ phận cơ bản của một máy thu vô tuyến.

III. Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản

Một máy thu thanh vô tuyến đơn giãn gồm năm bộ phận cơ bản sau: anten thu (1); mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần (2); mạch tách sóng (3); mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần (4); loa (5).

Hoạt động5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.

Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 119 SGK.

Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.

Ghi các bài tập về nhà.

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY