Giáo án Vật lý 12 bài 28: Tia X mới nhất

BÀI 28: TIA X

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được cách tạo, tính chất và bản chất tia X.

- Nhớ được một số ứng dụng quan trọng của tia X.

- Thấy được sự rộng lớn của phổ sóng điện từ, do đó thấy được sự cần thiết phải chia phổ ấy thành các miền, theo kĩ thuật sử dụng để nghiên cứu và ứng dụng sóng điện từ trong mỗi miền.

2. Về kĩ năng

- Phân tích, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm

- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

3. Về thái độ

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Tấm phim chụp X quang phổi, dạ dày.

Học sinh: Ôn kiến thức phóng điện qua khí kém, tia âm cực.

III. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu bản chất và tính chất chung của tia hồng ngoại và tia tử ngoại.

Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu sự phát hiện tia X.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu sự phát hiện ra tia X của Rơn-ghen.

Ghi nhận sự phát hiện tia X.

I. Phát hiện tia X

Mỗi khi chùm tia catôt – tức là một chùm electron có năng lượng lớn – đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.

Hoạt động 3 (10 phút):Tìm hiểu cách tạo ra tia X.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu ống Cu-lít-giơ.

Ảnh đính kèm

Xem hình, đọc sgk từ đó nêu ra cách tạo ra tia X trong ống Cu-lít-giơ.

II. Cách tạo ra tia X

Dùng ống Cu-lít-giơ để tạo ra tia X:

Chùm electron phát ra từ catôt được tăng tốc trong điện trường mạnh, có năng lượng lớn đến đập vào anôt làm bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn, điểm nóng chảy cao làm cho anôt phát ra tia X.

Hoạt động 4 (15 phút):Tìm hiểu bản chất và tính chất của tia X.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu bản chất của tia X.

Giới thiệu khả năng năng đâm xuyên của tia X.

Yêu cầu h/s cho biết tại sao người sử dụng dụng máy chụp X quang phải mặc áo giáp chì.

Giới thiệu khả năng làm đen kính ảnh, yêu cầu học sinh nêu ứng dụng của tính chất này.

Giới thiệu khả năng làm phát quang, yêu cầu học sinh nêu ứng dụng của tính chất này.

Giới thiệu khả năng ion hóa không khí, yêu cầu học sinh nêu ứng dụng của tính chất này.

Giới thiệu tác dụng sinh lí của tia X và ứng dụng của tính chất này.

Yêu cầu học sinh nêu công dụng của tia X trong y học.

Yêu cầu học sinh nêu công dụng của tia X trong công nghiệp.

Yêu cầu học sinh nêu công dụng của tia X trong giao thông

Giới thiệu công dụng của tia X trong phòng thí nghiệm.

Ghi nhận bản chất của tia X.

Ghi nhận khả năng đâm xuyên của tia X.

Cho biết tại sao người sử dụng dụng máy chụp X quang phải mặc áo giáp chì.

Ghi nhận khả năng làm đen kính ảnh, nêu ứng dụng.

Ghi nhận khả năng làm phát quang một số chất, nêu ứng dụng.

Ghi nhận ion hóa không khí, nêu ứng dụng của tính chất này.

Ghi nhận tác dụng sinh lí của tia X và ứng dụng của tính chất này.

Nêu công dụng của tia X trong y học.

Nêu công dụng của tia X trong công nghiệp.

Nêu công dụng của tia X trong giao thông.

Ghi nhận công dụng của tia X trong phòng thí nghiệm.

III. Bản chất và tính chất của tia X

1. Bản chất

Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 10-11 m đến 10-8 m.

2. Tính chất

+ Tính chất nỗi bật và quan trọng nhất của tia X là khả năng đâm xuyên. Vật cản là các tấm kim loại năng như chì (Pb) làm giảm khả năng đâm xuyên của tia X.

Tia X có bước sóng càng ngắn, khả năng đâm xuyên càng lớn; ta nói nó càng cứng.

+ Tia X làm đen kính ảnh nên trong y tế, người ta thường chụp điện thay cho quan sát trực tiếp bằng mắt.

+ Tia X làm phát quang một số chất. Các chất bị tia X làm phát quang mạnh được dùng làm màn quan sát khi chiếu điện.

+ Tia X làm ion hóa không khí. Đo mức độ ion hóa của không khí có thể suy ra được liều lượng tia X. Tia X cũng có thể làm bật các electron ra khỏi kim loại.

+ Tia X có tác dụng sinh lí: nó hủy hoại tế bào. Vì vậy người ta dùng tia X để chữa ung thư nông.

3. Công dụng

Sử dụng trong y học để chẩn đoán và chữa trị một số bệnh.

Sử dụng trong công nghiệp để tìm khuyết tật trong các vật đúc bằng kim loại và trong các tinh thể.

Sử dụng trong giao thông để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay.

Sử dụng trong các phòng thí nghiệm để nghiên cứu thành phần và cấu trúc vật rắn.

Hoạt động 5 (5 phút):Tìm hiểu thang sóng điện từ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu thang sóng điện từ.

Giới thiệu sự khác nhau về tính chất và tác dụng của các sóng điện từ có bước sóng khác nhau.

Giới thiệu các loại sóng điện từ đã khai thác và sử dụng.

Ghi nhận khái niệm.

Ghi nhận sự khác nhau về tính chất và tác dụng của các sóng điện từ có bước sóng khác nhau.

Ghi nhận các loại sóng điện từ đã khai thác và sử dụng.

IV. Thang sóng điện từ

Sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và tia gamma, đều có cùng bản chất, cùng là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số (hay bước sóng). Các sóng này tạo thành một phổ liên tục gọi là thang sóng điện từ.

Sự khác nhau về tần số (hay bước sóng) của các loại sóng điện từ dẫn đến sự khác nhau về tính chất và tác dụng của chúng.

Toàn bộ phổ sóng điện từ có bước sóng từ cở 104 m đến cở 10-15 m đã được khám phá và sử dụng.

Hoạt động6 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.

Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 146 SGK và các bài tập từ 28.2 đến 28.5 SBT.

Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.

Ghi các bài tập về nhà.

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY