Giáo án Vật lý 12 bài 26: Các loại quang phổ mới nhất

BÀI 26: CÁC LOẠI QUANG PHỔ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Mô tả được cấu tạo và công dụng của một máy quang phổ lăng kín.

- Mô tả được quang phổ liên tục, quảng phổ vạch hấp thụ và hấp xạ và hấp thụ là gì và đặc điểm chính của mối loại quang phổ này..

2. Về kĩ năng

- Phân tích hoạt động của máy quang phổ

- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK

3. Về thái độ

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học

II. CHUẨN BỊ

Giáo viên: Máy quang phổ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu và giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu máy quang phổ lắng kính.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu máy quang phổ

Ảnh đính kèm

Cho học sinh xem hình 26.1 và nêu các bộ phận của máy quang phổ.

Ghi nhận công dụng của máy quang phổ.

Xem hình 26.1.

Nêu cấu tạo và tác dụng của ống chuẫn trực.

Nêu cấu tạo và tác dụng của hệ tán sắc.

Nêu cấu tạo và tác dụng của buồng ảnh.

I. Máy quang phổ lăng kính

Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích một chùm sáng phức tạp thành những thành phần đơn sắc.

Máy quang phổ lăng kính gồm có ba bộ phận chính:

+ Ống chuẫn trực: Là bộ phận tạo chùm sáng song song. Nó có một khe hẹp F đặt ở tiêu điểm chính của thấu kính hội tụ L1. Chùm sáng đi từ F, sau khi qua L1 sẽ là một chùm song song.

+ Hệ tán sắc gồm một (hoặc hai, ba) lăng kính P. Chùm tia sáng song song sau khi ra khỏi ống chuẫn trực, sau khi qua hệ tán sắc, sẽ phân tán thành nhiều chùm tia đơn sắc song song.

+ Buồng ảnh: Là bộ phận tạo ảnh của các chùm sáng đơn sắc. Nó có một màn ảnh K đặt tại tiêu diện của thấu kính hội tụ L2. Các chùm sáng song song ra khỏi hệ tán sắc sau khi qua L2 sẽ hội tụ tại các điểm khác nhau trên màn ảnh K, mỗi chùm cho một ảnh thật, đơn sắc của khe F.

Hoạt động 3(15 phút):Tìm hiểu quang phổ phát xạ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Giới thiệu quang phổ phát xạ.

Giới thiệu hai loại quang phổ phát xạ.

Giới thiệu quang phổ liên tục.

Giới thiệu cách tạo ra quang phổ liên tục.

Giới thiệu đặc điểm của quang phổ liên tục.

Giới thiệu quang phổ vạch.

Giới thiệu cách tạo ra quang phổ vạch.

Giới thiệu đặc điểm của quang phổ vạch.

Ghi nhận khái niệm.

Ghi nhận khái niệm.

Ghi nhận khái niệm.

Ghi nhận cách tạo ra quang phổ liên tục.

Ghi nhận đặc điểm của quang phổ liên tục.

Ghi nhận khái niệm.

Ghi nhận cách tạo ra quang phổ vạch.

Ghi nhận đặc điểm cảu quang phổ vạch.

II. Quang phổ phát xạ

Mọi chất rắn, lỏng, khí được nung nóng đến nhiệt độ cao, đều phát ra ánh sáng. Quang phổ của ánh sáng do các chất đó phát ra gọi là quang phổ phát xạ của chúng.

Quang phổ phát xạ của các chất khác nhau có thể chia thành hai loại lớn: quang phổ liên tục và quang phổ vạch.

Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

Quang phổ liên tục do các chất rắn, lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn, phát ra khi bị nung nóng.

Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phát xạ.

Quang phổ vạch là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

Quang phổ vạch do chất khí ở áp suất thấp phát ra, khi bị kích thích bằng nhiệt hay bằng điện.

Quang phổ vạch của các nguyên tố khác nhau thì rất khác nhau về số lượng các vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối giữa các vạch: Mỗi một nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố đó.

Hoạt động 4 (10 phút):Tìm hiểu quang phổ hấp thụ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung cơ bản

Trình bày cách tạo ra quang phổ hấp thụ.

Yêu cầu học sinh định nghĩa quang phổ vạch hấp thụ.

Giới thiệu đặc điểm của quang phổ vạch hấp thụ.

Ghi nhận cách tạo ra quang phổ vạch hấp thụ.

Nêu khái niệm quang phổ vạch hấp thụ.

Ghi nhận đặc điểm của quang phổ vạch hấp thụ.

III. Quang phổ hấp thụ

Quang phổ vạch hấp thụ là các vạch hay đám vạch tối trên nền của một quang phổ liên tục.

Quang phổ hấp thụ của các chất khí chứa các vạch hấp thụ và là đặc trưng cho chất khí đó.

Hoạt động5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài.

Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 137 SGK và các bài tập từ 26.3 đến 26.7 SBT.

Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.

Ghi các bài tập về nhà.

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY