BÀI 30: HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN. THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được định nghĩa hiện tượng quang điện.
- Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện.
- Phát biểu được giả thuyết Plăng và viết được biểu thức về lượng tử năng lượng.
- Phát biểu được thuyết lượng tử ánh sáng và nêu được những đặc điểm của phôtôn.
- Vận dụng được thuyết phôtôn để giải thích định luật về giới hạn quang điện.
- Nêu được lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3. Về thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Bộ thí nghiệm biểu diễn hiện tượng quang điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu các cách làm bật electron ra khỏi kim loại mà em đã học.
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu hiện tượng quang điện.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cơ bản |
Giới thiệu thí nghiệm hình 30.1 Đưa ra các kết luận chung. Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa hiện tượng quang điện. Giới thiệu thí nghiệm cho thấy các bức xạ tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện ở kẻm. |
Xem hình 30.1. Mô tả thí nghiệm. Rút ra các kết luận qua thí nghiệm. Thực hiện C1. Nêu định nghĩa hiện tượng quang điện. Ghi nhận các bức xạ tử ngoạigây ra hiện tượng quang điện ở kẻm còn ánh sáng nhìn thấy thì không thể gây ra hiện tượng quang điện ở kẻm. |
I. Hiện tượng quang điện 1. Thí nghiệm của Héc về hiện tượng quang điện + Chiếu một chùm sáng do hồ quang phát ra vào tấm kim loại tích điện âm thì tấm kim loại bị mất điện tích âm. + Các thí nghiệm cho thấy, ánh sáng hồ quang đã làm bật electron ra khỏi mặt tấm kim loại. 2. Định nghĩa Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện (ngoài). 3. Bức xạ tử ngoại gây ra hiện tượng quang điện ở kẻm Nếu chắn chùm sáng hồ quang bằng bằng một tấm thủy tinh dày (thủy tinh hấp thụ mạnh các tia tử ngoại) thì hiện tượng quang điện không xảy ra. Điều đó chứng tỏ rằng các bức xạ tử ngoại có khả năng gây ra hiện tượng quang điện ở kẻm, còn ánh sáng nhìn thấy được thì không. |
Hoạt động 3 (5 phút): Tìm hiểu định luật về giới hạn quang điện.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cơ bản |
Dẫn dắt để đưa ra định luật về giới hạn quang điện. Yêu cầu học sinh xem bảng 30.1 và nhận xét về giới hạn quang điện của các kim loại. |
Ghi nhân định luật. Xem bảng 30.1 và nhận xét về giới hạn quang điện của các loại kim loại. |
II. Định luật về giới hạn quang điện Đối với mỗi kim loại, ánh sáng kích thích phải có bước sóng l ngắn hơn hay bằng giới hạn quang điện l0 của kim loại đó, mới gây ra được hiện tượng quang diện. Định luật về giới hạn quang điện chỉ có thể giải thích được bằng thuyết lượng tử ánh sáng. |
Hoạt động 4(15 phút):Tìm hiểu thuyết lượng tử ánh sáng.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cơ bản |
Giới thiệu giả thuyết Plăng. Yêu cầu học sinh thực hiện C2 Giới thiệu lượng tử năng lượng và giá trị của hằng số Plăng. Giới thiệu nội dung của thuyết lượng tử ánh sáng của Anhxtanh. Yêu cầu học sinh dùng thuyết lượng tử ánh sáng để giải thích định luật về giới hạn quang điện. Giới thiệu công thoát và giới hạn quang điện. |
Ghi nhận giả thuyết. Thực hiện C2. Ghi nhận lượng tử năng lượng và giá trị của hằng số Plăng. Ghi nhận nội dung của thuyết lượng tử ánh sáng. Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng. Ghi nhận các khái niệm. |
III. Thuyết lượng tử ánh sáng 1. Giả thuyết Plăng Lượng năng lượng mà mỗi lần nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ có giá trị hoàn toàn xác định và bằng hf; trong đó f là tần số của của ánh sáng bị hấp thụ hay được phát ra; còn h là một hằng số. 2. Lượng tử năng lượng 3. Thuyết lượng tử ánh sáng + Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn. + Với mỗi ánh sáng đơn sắc có tần số f, các phôtôn đều giống nhau, mỗi phôtôn mang năng lượng bằng hf. + Trong chân không, phôtôn bay với tốc độ c = 3.108m/s dọc theo các tia sáng. + Mỗi lần nguyên tử hay phân tử phát xạ hoặc hấp thụ ánh sáng thì chúng phát ra hay hấp thụ một phôtôn. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. Không có phôtôn đứng yên. 4. Giải thích định luật về giới hạn quang điện bằng thuyết lượng tử ánh sáng Trong hiện tượng quang điện mỗi phôtôn bị hấp thụ sẽ truyền toàn bộ năng lượng cho một electron. Để bứt được electron ra khỏi bề mặt kim loại thì năng lượng của phôtôn phải lớn hơn công thoát A: |
Hoạt động 5 (5 phút): Tìm hiểu Tìm hiểu lưởng tính sóng – hạt của ánh sáng.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Nội dung cơ bản |
Giới thiệu lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. |
Ghi nhận lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng. |
IV. Lưỡng tính sóng – hạt của ánh sáng Ánh sáng vừa có tính chất sóng lại vừa có tính chất hạt nên ta nói ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt. Ánh sáng có bản chất điện từ. |
Hoạt động6 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài. Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 158SGK và các bài tập 3.10, 3.11 SBT. |
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài. Ghi các bài tập về nhà. |
IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY