TẬP ĐỌC: VẼ NGỰA
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn cả bài tập đọc: Vẽ ngựa. Đọc các từ ngữ: Bao giờ, sao em biết, bức tranh.
- Hiểu nội dung bài: Tình hài ước của câu chuyện: bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK )
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Bảng phụ ghi sẵn các bài tập SGK/51.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở bài tập, ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên. |
Hoạt động của học sinh. |
I. Kiểm tra bài cũ: (4'). - Gọi học sinh đọc lại bài: “Cái Bống”. - Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Nhận xét, bổ sung. II. Bài mới: (29'). Tiết 1. 1. Giới thiệu bài: - Hôm nay các con được học một chuyện vui có tên gọi “Vẽ ngựa”. Câu chuyện kể về một em bé rất thích vẽ, ... - Ghi đầu bài lên bảng. - Gọi học sinh nhắc lại đầu bài. 2. Luyện đọc: - Giáo viên đọc mẫu 1 lần. - Gọi học sinh đọc bài. . Luyện đọc tiếng, từ: => Trong bài chúng ta cần chú ý các từ: Bao giờ, sao, bức tranh. - Cho học sinh đọc các tiếng, từ. - Phân tích tiếng, từ. ? Nêu cấu tạo tiếng: bao giờ? - Cho học sinh đọc tiếng hay lẫn. - Đọc tiếng tương tự với các tiếng còn lại. - Nhận xét, chỉnh sửa phát âm. ‚. Luyện đọc câu: - Hướng dẫn học sinh luyện đọc. - Cho học sinh đọc trơn từng câu. - Cho học sinh đọc từng dòng. - Theo dõi, nhận xét, chỉnh sửa phát âm. ƒ. Luyện đọc đoạn, bài: *Luyện đọc từng dòng thơ. - Cho học sinh quan sát bài và hỏi: ? Bài gồm có mấy đoạn? - Chia thành từng đoạn cho học sinh đánh dấu. - Cho học sinh đọc nối tiếp theo đoạn. - Cho học sinh đọc toàn bài. - Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh. 3. Ôn vần: ua - ưa. . Tìm tiếng trong bài có vần: ua- ưa. ? Tìm trong bài các tiếnửatong bài có vần ua - ưa? ? Tìm tiếng ngoài bài có vần ua - ưa? - Cho học sinh đánh vần, đọc trơn. - Nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh. ‚. Nói câu chứa tiếng: + Có vần: ua. + Có vần: ưa. - Nhận xét, bổ sung. - Cho học sinh quan sát tranh. - Cho học sinh đọc câu mẫu: Trận mưa rất to. Mẹ mua bó hoa rất đẹp. ? Nói câu có tiếng chứa vần ua - ưa? - Nhận xét, chỉnh sửa. Tiết 2. 4. Tìm hiểu bài, luyện đọc theo cách phân vai: . Tìm hiểu bài: - Đọc mẫu toàn bài lần 2. - Gọi học sinh 2 dòng đầu. ? Bạn nhỏ muốn vẽ con gì? ? Vì sao nhìn tranh bà không nhận ra? - Nhận xét, bổ sung. => Giảng: Em bé ở trong câu chuyện còn rất nhỏ. Bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa nên bà không nhận ra, ... ‚. Luyện đọc phân vai: ? Trong câu chuyện có những ai? - Hướng dẫn học sinh đọc phân vai. + Giọng người dẫn chuyện: Vui, chậm rãi. + Giọng bé: Hồn nhiên, ngộ nghĩnh. + Giọng chị: Ngạc nhiên. - Gọi các nhóm lên trình bày. - Nhận xét, tuyên dương. ƒ. Luyện nói: - Nêu yêu cầu phần luyện nói. - Gọi học sinh đọc câu mẫu. - Cho các cặp hỏi và trả lời theo mẫu. IV. Củng cố, dặn dò: (5'). - Cho học sinh đọc lại toàn bài. - Nhận xét giờ học. |
- Đọc lại bài và trả lời câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung ý cho bạn. Tiết 1. - Học sinh lắng nghe. - Nhắc lại đầu bài. - Nghe giáo viên đọc bài. - Đọc lại bài. . Luyện đọc tiếng, từ: - Đọc thầm các từ. => Âm B đứng trước vần ao đứng sau, giờ: âm gi đứng trước, âm ơ đứng sau và dấu huyền trên âm ơ. - Đọc: CN - N - Đ. - Nhận xét, chỉnh sửa phát âm. e. Luyện đọc câu: - Lắng nghe, theo dõi. - Đọc trơn từng câu: CN - ĐT. - Đọc từng dòng: CN - ĐT. - Nhận xét, chỉnh sửa phát âm. ƒ. Luyện đọc đoạn, bài: *Luyện đọc từng dòng thơ. - Học sinh quan sát => Bài gồm 4 đoạn. - Đánh dấu các đoạn. - Đọc nối tiếp theo đoạn. - Đọc toàn bài: ĐT. - Nhận xét, chỉnh sửa phát âm. . Tìm tiếng trong bài có vần: ua- ưa. - Lên bảng tìm và gạch chân. - Đánh vần, đọc trơn: CN - ĐT. - Nhận xét, chỉnh sửa phát âm. ‚. Nói câu chứa tiếng: VD: Con chim đậu trên cành chanh. Bố em mua cho em chiếc cặp sách rất đẹp. - Nhận xét, bổ sung. - Quan sát và nhận xét tranh. - Đọc câu mẫu trong sách: CN - ĐT. - Thực hiện yêu cầu. - Nhận xét, sửa cách phát âm. Tiết 2. . Tìm hiểu bài: - Lắng nghe, theo dõi. - Đọc 2 dòng thơ đầu. => Bạn nhỏ vẽ con ngựa. => Vì bạn nhỏ vẽ ngựa chẳng ra hình con ngựa. - Nhận xét, bổ sung. ‚. Luyện đọc phân vai: => Trong câu chuyện có: em bé, chị của bé, người dẫn chuyện. - Lắng nghe, theo dõi. - Các nhóm đại diện trình bày. - Nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. ƒ. Luyện nói: - Lắng nghe, theo dõi. - Đọc câu mẫu. - Từng cặp hỏi đáp theo mẫu. - Học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau |