Giáo án Tập đọc 1 bài 3: Cái nhãn vở mới nhất

TẬP ĐỌC: CÁI NHÃN VỞ.

A/ Mục đích yêu cầu:

Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: Quyển vở, nắn nót, viết ngay ngắn, khen.

- Biết được tác dụng của nhãn vở. Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK )

- HS khá, giỏi biết tự viết nhãn vở

Yêu thích môn học, biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, ...

B/ Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên:

- Tranh minh hoạ của bài Tập đọc, ...

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, vở bài tập, bộ thực hành Tiếng Việt.

C/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

I. Kiểm tra bài cũ: (4').

- Gọi học sinh đọc thuộc bài “Tặng cháu”.

? Bác Hồ tặng vở cho ai và Bác mong các cháu điều gì ?

- Nhận xét, bổ sung, ghi điểm.

II. Bài mới: (29').

Tiết 1.

1. Giới thiệu bài:

- Hôm nay ta học bài “Cái nhãn vở”.

- Gọi học sinh nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

- Đọc mẫu toàn bài 1 lần.

- Gọi học sinh đọc bài.

*Luyện đọc tiếng, từ, câu:

 Đọc tiếng:

- Giáo viên nêu các từ cần luyện đọc:

nhãn vở, ngay ngắn, nắn nót.

- Nêu cấu tạo tiếng: “Nhãn”.

- Cho học sinh đọc tiếng.

- Đọc tiếng tương tự với các tiếng còn lại.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm cho học sinh.

‚ Đọc từ:

- Đọc ghi bảng từ: “nhãn vở”

- Cho học sinh đọc từ.

- Đọc từ tương tự với các từ còn lại: trang trí, nắn nót, ...

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

ƒ. Đọc đoạn, bài:

- Chia đoạn và cho học sinh luyện đọc từng đoạn.

? Đây là bài văn hay bài thơ ?

? Em hãy nêu cách đọc ?

- Cho cả lớp đọc bài.

- Theo dõi và chỉnh sửa phát âm.

3. Ôn vần: ang - ac.

- Tìm tiếng chứa vần: ang - ac.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần: ang - ac.

- Cho học sinh quan sát tranh.

- Đọc từ mẫu: Cái bảng bản nhạc.

- Nhận xét, chỉnh sửa.

*Chơi trò chơi:

- Chơi ghép tiếng chứa vần: ang - ac.

- Nhận xét, tuyên dương.

Tiết 2.

4. Tìm hiểu bài và luyện nói:

 Tìm hiểu bài:

*Tìm hiểu đoạn 1.

- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh.

? Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở ?

- Nhận xét, bổ sung.

*Tìm hiểu đoạn 2:

- Gọi học sinh đọc đoạn 2.

? Bố Giang khen bạn ấy như thế nào ?

? Nhãn vở có tác dụng gì ?

- Nhận xét, bổ sung.

=> Kêt luận: Bài văn cho chúng ta thấy bạn Giang rất khéo léo, và biết tự viết nhãn vở cho mình.

- Đọc lại toàn bài.

- Cho học sinh đọc bài.

‚ Trang trí nhãn vở:

- Cho học sinh tự trang trí nhãn vở của mình theo ý thích.

- Quan sát, hướng dẫn thêm.

- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.

IV. Củng cố, dặn dò: (5').

- Cho học sinh đọc lại toàn bài.

- Nhận xét giờ học.

- Đọc thuộc bài.

- Trả lời câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

Tiết 1.

- Học sinh lắng nghe.

- Nhắc lại đầu bài.

- Nghe giáo viên đọc, lớp đọc thầm.

- Đọc lại bài.

*Luyện đọc tiếng, từ, câu:

 Đọc tiếng.

- Lắng nghe, đọc thầm các từ.

=> Âm nh đứng trước vần an đứng sau, dấu ngã trên a, tạo thành tiếng nhãn.

- Đọc tiếng: CN - ĐT -N.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

‚ Đọc từ.

- Đọc nhẩm, theo dõi.

- Đọc từ: CN - ĐT - N.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

ƒ. Đọc đoạn, bài.

- Lấy bút chì đánh dấu và chia đoạn.

=> Đây là bài văn.

=> Đọc ngắt hơi cuối dòng và nghỉ hơi ở cuối câu.

tìm tiếng

- Đọc bài theo đoạn: CN - ĐT - N.

- Nhận xét, sửa sai.

- Tìm tiếng trong bài.

- Tìm tiếng ngoài bài.

- Học sinh quan sát.

- Đọc từ ngữ: CN - ĐT - N.

- Nhận xét, chỉnh sửa phát âm.

- Thi ghép tiếng nhanh và đúng.

- Nhận xét, tuyên dương.

Tiết 2.

 Tìm hiểu bài:

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1.

=> Bạn viết tên trường, tên lớp, họ và tên.

- Nhận xét, bổ sung.

- Đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.

=> Bố khen Giang đã tự viết được nhãn vở.

=> Giúp ta biết quyển đó là quyển gì, quyển của ai, lớp nào, trường nào.

- Nhận xét, bổ sung.

- Học sinh lắng nghe.

- Lắng nghe, theo dõi.

- Đọc lại bài.

‚ Trang trí nhãn vở:

- Học sinh trang trí nhãn vở.

- Nhận xét bạn.

- Đọc lại toàn bài.

- Về đọc lại bài và CB bài cho tiết sau.