Giáo án Tập đọc 1 bài: Kể cho bé nghe mới nhất

Bài: Kể cho bé nghe

I. Mục tiêu

1. Đọc:

  • HS đọc đúng, nhanh cả bài Kể cho bé nghe
  • Luyện đọc các từ ngữ: ầm ĩ, chó vện ,chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm.
  • Ngắt nghỉ đúng sau mỗi dòng thơ, sau dấu chấm, dấu phẩy.

2. Ôn các tiếng có vần ươc, ươt.

  • Tìm được tiếng trong bài có vần ươc.
  • Tìm được tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt.

3. Hiểu

  • Hiểu được nội dung bài: Đặc điểm ngộ nghĩnh của các con vật, đồ vật trong nhà, ngoài đồng.
  • Hiểu được các từ ngữ: trâu sắt.

4. HS chủ động nói theo đề tài: Hỏi đáp về những con vật mà em yêu thích.

II. Đồ dùng dạy học

  • Tranh bài “Kể cho bé nghe - Bộ chữ học vần.
  • - Chép sẵn bài “Kể cho bé nghe” ở bảng lớp.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

Thời gian

Nội dung

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Pt

 

Tiết 1

     

5’

I) Kiểm tra bài cũ:

*Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

- GV gọi 3 HS đọc bài Ngưỡng cửa, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Em bé qua ngưỡng cửa để đi đến những đâu?

+ Hằng ngày qua ngưỡng cửa nhà mình em đi những đâu?

- GV nhận xét và cho điểm.

- HS đọc và trả lời

Sgk

30’

II) Bài mới :

1. Giới thiệu bài :

*Phương pháp trực quan, vấn đáp, thực hành:

- GV giới thiệu bài mới: Xung quanh các con có nhiều đồ vật, con vật. Chúng đều rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Để tìm hiểu những đặc điểm đáng yêu đó cô cùng các con hãy nghe anh Trần Đăng Khoa kể cho bé nghe những đặc điểm đáng yêu đó nhé.

- GV ghi đầu bài: Mèo con đi học.

- HS lắng nghe

sgk

 

2. Hướng dẫn HS luyện đọc

GV đọc mẫu lần 1:

Hướng dẫn HS luyện đọc

* Luyện các tiếng, từ ngữ: ầm ĩ, chó vện, chăng dây, ăn no, quay tròn, nấu cơm, trâu sắt.

* Luyện đọc câu

GV cho HS đọc 2 câu trọn vẹn 1 ý.

* Luyện đọc đoạn, bài.

- GV gọi HS đọc cả bài.

- GV đọc mẫu lần 1: Đọc giọng vui, tinh nghịch với nhịp thơ ngắn, nghỉ hơi sau các câu chẵn 2, 4, 6...

-Hướng dẫn HS luyện đọc

- GV gạch dưới các từ ngữ luyện đọc và gọi HS đọc.

- GV gọi HS đọc

-GV gọi HS đọc cả bài.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS đọc bài: 3-5 HS đọc cá nhân, phân tích tiếng từ,

- Cả lớp đồng thanh.

- 2 HS đọc 1 câu.

- Cho từng dãy đọc nối tiếp cả bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- 3 HS đọc cả bài.

- Cả lớp đồng thanh.

Sgk

Phấn màu

 

* Thi đọc trơn cả bài

3. Ôn các vần ươc, ươt

a)Tìm các tiếng trong bài có vần ươc, ươt

- GV tổ chức cho HS thi đọc trơn cả bài.

- GV nhận xét, cho điểm.

- Trong bài này tiếng nào có vần ươc?

- GV gọi HS đọc và phân tích tiếng vừa tìm được.

- Mỗi tổ cử 1 HS đọc, 1 HS chấm điểm.

+ nước

- HS đọc và phân tích từ trên.

 
 

b)Tìm các tiếng ngoài bài có vần ươc, ươt:

- Gv cho HS nói câu ngoài bài có vần vừa học. (ươc, ươt)

- GV chia lớp thành 2 đội, một bên tìm tiếng có vần ươc, một bên tìm tiếng có vần ươt GV gọi em đầu tiên của bên này nói tiếng có vần ươc, sau đó em đầu tiên của bên kia phải nói ngay tiếng có vần ươt.

- HS tham gia chơi.

 
   

- GV tuyên dương đội tốt.

   
 

Nghỉ 5’ - Tiết 2

     

33’

4- Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.

a) Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc

- GV đọc toàn bài lần 2 rồi yêu cầu HS đọc bài theo đoạn, trả lời câu hỏi của từng đoạn.

- HS lắng nghe.

sgk

   

- GV gọi 3 HS đọc toàn bài.

- GV nêu câu hỏi: Con hiểu con trâu sắt trong bài là gì?

- 3 HS đọc

-HS trả lời: Con trâu sắt trong bài là máy cày

 

2’

b) Luyện nói

Đề tài: Hỏi đáp về những con vật mà em biết?

III) Củng cố, dặn dò

- GV nêu câu hỏi.

- GV gọi 2 HS đọc

- GV chia lớp thành hai đội: Một bên đặt câu hỏi nêu đặc điểm, một bên nói tên đồ vật, con vật. Bên nào không trả lời được hay hỏi chậm bị trừ 1 điểm.

+ GV treo tranh

+ GV gọi 2 HS nói về 1 bức tranh

- GV gọi những HS xung phong nói trước. HS có thể nói về các con vật khác.

- GV nhận xét, cho điểm.

- GV treo tranh

- GV gọi 2 HS nói về 1 bức tranh

- GV nhận xét. Khen ngợi.

- Dặn dò HS về nhà đọc lại toàn bài.

- Vì máy cày làm việc thay con trâu và được chế tạo bằng sắt nên gọi là trâu sắt.

- 2 HS đọc: HS1 đọc các dòng thơ lẻ. HS2 đọc các dòng thơ chẵn.

- HS thực hành hỏi đáp theo bài thơ.

VD:

+ H: Con gì hay kêu ầm ĩ?

+ T: Con vịt bầu.

- HS quan sát tranh

- HS đọc lại bài.

Tranh

tranh