Tập Đọc: BÀN TAY MẸ
I. Mục tiêu:
- Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương…
- Hiểu được nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2 (SGK)
- Giáo dục học sinh thêm yêu thích môn Tiếng việt, thêm yêu quý những người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK, SGK, bảng phụ.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian |
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 học sinh đọc bài Cái nhãn vở. + Gọi 1hs nhận xét bạn đọc. + Bạn Giang viết những gì trên nhãn vở? - Gọi tiếp 1 hs đọc bài Cái nhãn vở. + Gọi 1 bạn nhận xét bạn đọc. + Bố Giang khen bạn ấy thế nào? - GV mời HS khác nhận xét. GV nhận xét và đánh giá. 2. Bài mới: GV giới thiệu bài Ở các tiết trước, chúng ta đã học về chủ điểm nhà trường, hôm nay cô trò chúng ta sẽ học sang một chủ điểm mới. Đó là chủ điểm gia đình. - Cho hs lắng nghe bài hát và yc trả lời tên bài hát. - GV chiếu tranh lên hỏi HS: + Tranh vẽ gì? GV nhận xét: bức tranh vẽ mẹ và con gái, mẹ đang âu yếm em bé. GV dẫn dắt vào bài: Hôm nay các con sẽ tập đọc bài “Bàn tay mẹ”. Với bài đọc này, các con sẽ hiểu rõ tình cảm của bạn nhỏ đối với đôi bàn tay của mẹ. Vì sao bạn lại yêu đôi bàn tay mẹ như vậy? Cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu bài tập đọc nhé. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: + Đọc mẫu bài lần 1: Bây giờ cô sẽ đọc cho cả lớp nghe toàn bài, các em chú ý lắng nghe cô đọc. Lưu ý giọng đọc: Với bài này các em phải đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm để có thể diễn tả được tình cảm của bạn nhỏ đối với đôi bàn tay của mẹ. + Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Để giúp các con đọc tốt bài đọc ngày hôm nay cô trò chúng ta đi tìm một số từ ngữ khó trong bài. *GV giới thiệu từng từ khó - Chiếu chữ: yêu nhất + Yc 1 hs phân tích tiếng nhất, đánh vần, đọc trơn tiếng nhất, đọc trơn từ yêu nhất. + Gọi hs đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh. + Mời HS nhận xét bạn đọc. - Nhận xét, tuyên dương - Tương tự chiếu các từ nấu cơm, rám nắng, xương xương + Gv đọc mẫu từng từ và sau đó mời cả lớp đọc, cá nhân đọc. + Gọi 1 vài hs đọc toàn bộ những từ khó trên bảng. + Mời HS nhận xét bạn đọc. - Nhận xét, tuyên dương. - Cho hs tự nêu thêm từ khó đọc. + GV giải nghĩa từ. sRắm nắng: Da bị nắng làm cho đen lại. sXương xương: Bàn tay gầy,nhìn rõ xương. * Luyện đọc câu: - Mỗi câu sẽ kết thúc bằng một dấu chấm. Bài này gồm có mấy câu? - GV chỉ ra 5 câu và gạch vị trí kết thúc mỗi câu trên bảng phụ. - Chú ý cho HS khi đọc kết thúc mỗi câu phải nghỉ hơi. * Cho hs đọc nhẩm từng câu - Giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn đọc câu đầu tiên,em nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc cả tên bài các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp các câu còn lại,đọc theo hàng ngang và hàng dọc. Em nào đọc câu cuối cùng thì đọc cả tên tác giả. - GV nhận xét chung và tuyên dương. * Giải lao. * Luyện đọc đoạn: - Bài này gồm có 3 đoạn + Đoạn 1: từ “ Bình yêu nhất…là việc” + Đoạn 2: “Đi làm về…tã lót đầy” + Đoạn 3: còn lại. - Lưu ý: giọng đọc ở đoạn 2 cần đọc với giọng chậm rãi, nhấn giọng để thấy được những công việc hằng ngày mà mẹ làm cho bạn nhỏ. - Yêu cầu HS đọc theo nhóm 3 (nối tiếp) - Gọi HS đọc nối tiếp theo từng đoạn - Mời HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Để lớp học sôi nổi hơn cô sẽ chia cả lớp thành 3 đội. Mỗi đội cử đại diện 3 bạn đọc to, rõ ràng, diễn cảm nhất lên bảng đọc thi. - Mời HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đọc trơn toàn bài - GV mời 2- 3 HS đọc lại toàn bài, HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét. - Mời HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. * Cho cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. GV dặn HS về nhà luyện đọc thêm Luyện tập: v. Ôn các vần an, at. Bài tập 1: - Mời 1 HS đọc yêu cầu bài. - GV ghi yêu cầu lên bảng. + Yêu cầu HS tìm tiếng trong bài có vần an? + Yc 1 hs phân tích tiếng bàn - Mời HS đọc tiếng bàn. - GV nhận xét chung. Bài tập 2: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài. - GV ghi đề lên bảng? - GV chiếu tranh và giới thiệu về tranh. + Chiếu hình ảnh mỏ than . Trong từ mỏ than thì tiếng nào có chứa vần an? . Yc hs đánh vần tiếng chứa vần an trong từ mỏ than. - Yc hs đọc từ có trong tranh. + Chiếu hình ảnh bát cơm . Trong từ bát cơm thì tiếng có nào chứa vần at? . Yc hs đánh vần tiếng bát. - Mời HS đọc từ có trong tranh. * Yc hs tìm các từ có chứa vần an mà các em biết (yc tìm khoảng 5 từ) * Yc hs tìm các từ có chứa vần at mà các em biết Tiết 2 3. Tìm hiểu bài và luyện nói: a. Tìm hiểu bài: - Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài, cả lớp theo dõi trong SGK. - Gọi 1 HS đọc đoạn 1, 2, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình? + Gọi HS trả lời câu hỏi + Mời HS khác nhận xét, bổ sung + GV nhận xét, tuyên dương. - Gọi 1 HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: + Hãy đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ? + Gọi HS trả lời câu hỏi. + Mời HS khác nhận xét, bổ sung. + GV nhận xét, tuyên dương. * Hướng dẫn đọc diễn cảm - Gv đọc và hướng dẫn cho hs đọc diễn cảm đoạn 3. - Gọi 2, 3 hs đọc lại đoạn 3. - Cho hs luyện đọc theo nhóm đôi trong thời gian 3 p. *Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn. - Nhận xét Luyện nói: (Trả lời câu hỏi theo tranh). - Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. - Gọi 2 học sinh đứng tại chỗ thực hành hỏi đáp theo mẫu.
- Gọi 3 cặp (cầm sách, đứng tại chỗ) thực hành hỏi đáp theo theo gợi ý dưới các tranh 2,3,4. Chú ý: gv yêu cầu các em nói câu đầy đủ, không nói rút gọn. - Gọi hs nhận xét, gv nhận xét, tuyên dương. - Có thể hỏi thêm câu hỏi ở ngoài SGK 4. Củng cố: - Giờ hôm nay ta học bài tập đọc gì? - Mời 1 HS đọc lại toàn bài. - Yêu mẹ thì các con phải làm gì? *Liên hệ thực tế: Giáo dục các em yêu quý, tôn trọng và vâng lời cha mẹ. Học giỏi để cha mẹ vui lòng. 5. Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem trước bài mới “Cái Bống”. |
- Hát tập thể - 2 học sinh đọc bài. + Nhận xét. + Trả lời câu hỏi. + Nhận xét câu trả lời. - HS lắng nghe. - Lắng nghe. - Hs lắng nghe và trả lời: bài Bàn Tay Mẹ. - HS trả lời: tranh vẽ mẹ và 2 con. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - 1 HS đánh vần, đọc trơn. - Cá nhân đọc, cả lớp đọc. - Nhận xét. - Lắng nghe. - HS đánh vần, đọc trơn. Cá nhân đọc, cả lớp đọc. - Học sinh lắng nghe. - Hs đọc. - Nhận xét. - Lắng nghe . - Hs nêu: bàn tay, giặt, tã lót. - Lắng nghe. - Lắng nghe và trả lời. - Quan sát và lắng nghe - Lắng nghe. - HS đọc nhẩm. - Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu của giáo viên. Các học sinh khác theo dõi . - HS lắng nghe. - Hát tập thể. - HS lắng nghe. - Lắng nghe. - HS đọc theo nhóm 3 - HS đọc nối tiếp. - Nhận xét - Lắng nghe. - 2 đội đọc thi. - Nhận xét - Lớp vỗ tay. - 2- 3 HS đọc - Nhận xét - Vỗ tay. - Cả lớp đọc đồng thanh. - 1 HS đọc. - HS trả lời: Bàn - 1 hs phân tích tiếng Bàn - HS đọc theo cá nhân, tổ,cả lớp. - Lắng nghe. - 1 HS đọc - Quan sát. - HS trả lời: than - Hs đánh vần. - Hs đọc: mỏ than ( đọc theo cá nhân, tổ, cả lớp) - Quan sát. - HS trả lời: bát - Hs đánh vần. - HS đọc: bát cơm(đọc theo cá nhân, tổ, cả lớp) - bàn ghế, chan hòa, đan len, đàn hát, giàn khoan, lan can, lan man, tan học, phán xét, nhan nhãn, nhàn rỗi. - vải bạt, bãi cát, trôi dạt, dát vàng,đạt được, mát mẻ, ca hát, nát, phát rẫy, nhút nhát, nạt nộ. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - 1 hs đọc đoạn 1 và 2. + Mẹ đi chợ, nấu cơm, tắm cho em bé, giặt 1 chậu tã lót đầy. - HS nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - 1Hs đọc đoạn 3. - Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, / các ngón tay gầy gầy / xương xương của mẹ. - Nhận xét , bổ sung. - Lắng nghe. - Lắng nghe - 2,3 hs đọc . - Luyện đọc theo nhóm đôi. - 3 tổ cử 3 đại diện lên đọc bài. - Lắng nghe. - 2 HS thực hành theo mẫu: Hỏi: Ai nấu cơm cho bạn ăn? Đáp: Mẹ tôi nấu cơm cho tôi ăn. + Các cặp học sinh khác thực hành tương tự như câu trên. *H: Ai mua quần áo mới cho bạn Đ: Bố mẹ mua quần áo mới cho tôi. H: Ai chăm sóc khi bạn ốm? Đ: Bố mẹ chăm sóc khi tôi ốm. H: Ai vui khi bạn được điểm 10? Đ: Bố mẹ, ông bà, cả nhà vui khi tôi được điểm 10. - Lắng nghe. - Hs hỏi đáp. - Nhắc tên bài. - 1 học sinh đọc lại bài. - HS trả lời. - Lắng nghe. - Thực hành ở nhà |