Giáo án GDCD 8 Bài 21: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tiếp theo) mới nhất

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tuần 31: Tiết 31 - Bài21: PHÁP LUẬT

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(Tiết 2)


I- Mục tiêu cần đạt .

Giúp HS :

1. Kiến thức:

- Hiểu được định nghĩa đơn giản của pháp luật và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

2. Thái độ:

- Bồi dưỡng tình cảm , niềm tin vào pháp luật

3. Kĩ năng:

- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen sống làm việc theo pháp luật .

II- Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1- Thầy : SGK, SGV, TLTK

2- Trò : SGK, đọc trước bài .

III- Tiến trình dạy học .

1-ổn định lớp

Sĩ số: ………………….

2- Kiểm tra bài cũ.

Em hiểu pháp luật là gì ? Cho ví du ?

Nhà nước ta ban hành pháp luật để làm gì ? Vì sao phải có pháp luật ?

3- Bài mới .

- GV hệ thống lại nội dung tiết 1 dẫn vào tiết 2

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm về đặc điểm , bản chất và vai trò của pháp luật .

GV chia lớp thành 3 nhóm .

Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm của pháp luật có ví dụ ?

Câu 2. Bản chất của pháp luật Việt Nam , phân tích vì sao ? Cho ví dụ minh hoạ ?

Câu 3. Vài trò của pháp luật ? Cho ví du ?

GV gợi ý học sinh thảo luận

HS cử đại diện trả lời .

GV giải đáp thắc mắc và chốt lại ý kiến

Qua phần thảo luận trên em rút ra bài học gì ?

* Bài học : Sống, lao động, học tập tuân theo pháp luật .

GV tổ chức cho học sinh giải quyết tình huống SGK

GV chữa và giải thích thêm vì đây là bài tập lý luận , GV lấy thêm VD

Theo em ý kiến nao sau đây là đúng :

4.Đặc điểm của pháp luật .

5.Tính quy luật phổ biến

b- Tính xác định chặt chẽ

c- Tính bắt buộc

VD: Luật GTĐB quy định : Mọi phương tiện đI qua ngã tư gặp đèn đỏ phảI dừng lại .

3- Bản chất pháp luật VIệt Nam

- Pháp luật nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân lao động .

VD: Công dân có quyền và nghĩa vụ sau:

Quyền kinh doanh – nghĩa vụ đóng thúê

Quyền học tập – nhiệm vụ học tập tốt.

4- Vai trò của pháp luật .

- Pháp luật là phương tiện quản lý nhà nước , quản lý xã hội

- Pháp luật là phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân .

III- Bài tập .

Bài 1/59:

- Những hành vi của Bình thì Hiệu trưởng, thầy/cô chủ nhiệm và gia đình có quyền được xử lí. Bởi vì những người này là những người có liên quan, có mối quan hệ mật thiết để giải quyết hành vi của Bình. Thầy Hiệu trưởng và thầy/ cô chủ nhiệm có thể căn cứ vào nội quy của nhà trường để xử lí.

- Hành vi vi phạm pháp luật của Bình là việc đánh nhau với các bạn trong trường. Đây là hành vi vi phạm pháp luật vì nó đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, nó xâm hại đến người khác.

Bài 2/59:

- Nhà trường phải có nội quy để mọi hoạt động của thầy và trò đi vào nền nếp.

- Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện là: giáo dục, thuyết phục, răn đe, giáo dục qua tấm gương, thông qua các cuộc thi đua, họp phụ huynh...

- Nếu không có kỉ cương mọi hoạt động sẽ diễn ra không có tổ chức, không nền nếp, không kỉ luật, không công bằng giữa người làm tốt và chưa tốt...

- Nếu một xã hội không có pháp luật sẽ bất ổn, không công bằng, tính mạng, sức khỏe con người sẽ càng ngày càng bị đe dọa, các tệ nạn xã hội sẽ ngày càng tăng...

- Mọi công dân đều phải nghiêm minh thực hiện pháp luật là để trước hết bảo vệ cho chính mình (được tự do ngôn luận, được học tập, được vui chơi...) sau để tôn trọng và bảo vệ lợi ích, quyền của người khác. Nếu không thực hiện pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Bài 3/59:

a) Ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em:

- Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em.

- Chị ngã em nâng.

b) Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ trên dựa trên các quy chuẩn về đạo đức. Nếu không thực hiện có thể bị xử phạt có thể không bị xử phạt. Hình thức xử phạt là lời khuyên, sự răn đe, trách mắng, bị nên án, cười chê...

c) Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Vì mọi công dân phải có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm của mình với gia đình như chăm sóc, giáo dục, trông nom...

Bài 4/59:

Đao đức

Pháp luật

Cơ sở hình thành

Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân

Do nhà nước ban hành

Hình thức thể hiện

Các câu ca dao , tục ngữ , các câu châm ngôn ..

Các văn bản pháp luật như : Bộ luật , trong đó quy định rõ ..

Biện pháp bảo đảm thực hiện

Tự giác thực hiện thông qua dư luận xã hội :khen , chê , lương tâm

Thông qua tuyên truyền, giáo dục , thuyết phục và cưỡng chế.

So sánh

Đạo đức

Pháp luật

Khác nhau

- Cơ sở hình thành: Do tục lệ địa phương; do kinh nghiệm, văn hóa...

- Tính chất: tự nguyện, không ép buộc.

- Hình thức thực hiện: qua giáo dục, răn đe, giáo dục...

- Các phương pháp đảm bảo: thông qua dư luận xã hội,

- Cơ sở hình thành: Do nhà nước ban hành.

- Tính chất: bắt buộc chung, áp dụng cho mọi đối tượng.

- Hình thức thực hiện: qua bản bản, quy định, pháp chế...

- Các phương pháp đảm bảo: cưỡng chế, đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước.

Giống nhau

- Đều hướng con người đến việc làm những điều tốt đẹp.

- Đều giáo dục con người đến bổn phận, trách nhiệm, những điều được làm và không nên làm...

4.Củng cố:

-Đặc điểm của pháp luật? Bản chất, Vai trò của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam ?

5. Hướng dẫn về nhà.

- Học thuộc nội dung bài học

- Làm các bài tập còn lại

- Sưu tầm ca dao , tục ngữ

- ôn tập kiến thức đã học

- Liên hệ nội dung đã học với thực tế địa phương .

**********************************