Ngày soạn: …………………………..
Ngày dạy: ……………………………
Tiết 13 - Bài11: LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
(Tiết 2)
I- Mục tiêu cần đạt .
Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Hiểu được các hình thức lao động của con người, học tập là hình thức lao động nào ? Hiểu được những biểu hiện của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động .
2. Kĩ năng:
- Biết cách rèn luyện kỹ năng lao động và sáng tạo trọng các lĩnh vực hoạt động.
3. Thái độ:
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, không hài lòng với biện pháp đã thực hiện và kết quả đã đạt được ; luôn luôn hướng tới tìm tòi cáI mới trong học tập và lao động.
II- Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:
1- GV : SGK, SGV, Câu chuyện về người tốt, việc tốt, ca dao, tục ngữ, danh ngôn
2- HS : SGK, đọc trước bài .
III - Tiến trình dạy học.
1- ổn định lớp
Sĩ số: ………………..
2- Kiểm tra bài cũ.
Trong câu chuyện : “Ngôi nhà không hoàn hảo” Chi tiết nào cho ta thấy người thợ mộc làm việc với ý thức tự giác và sáng tạo ? ý nghĩa của việc làm vày ?
Nguyên nhân nào dẫn đến hậu quả người thợ mộc phải sống trong ngôi nhà không hoàn hảo?
Bài học rút ra từ câu chuyện này là gì ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
GV chia nhóm học sinh tiến hành thảo luận nhómtheo các câu hỏi Câu 1. Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo ?Cho ví dụ trong học tập ? Tại sao phải lao động tự giác và sáng tạo ? Nêu hậu quả của việc làm không tự giác, sáng tạo trong học tập ? * Lao động tự giác. - Chủ động làm mọi việc - Không đợi ai nhắc nhở - Không bị ai bắt buộc hoặc ắp lực nào * Sáng tạo . - Suy nghĩ cải tiến - Phát hiện cái mới , hiện đại - Tiết kiệm, năng suất cao, chất lượng hiệu quả . * Ta cần phảI lao động tự giác và sáng tạo : - Thời đại khoa học kỹ thuật phát triển - Không tự giác sáng tạo không theo kịp và tiếp cận với khoa học , tiến bộ của nhân loại . - Học sinh không sáng tạo không xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước . Câu 2. Nêu biệu hiện của lao động tự giác và sáng tạo ? Mối quan hệ giữa lao động tự giác và sáng tạo ? GV chuyển ý tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ . Muốn có phẩm chất ấy phảI không ngừng rèn luyện bề bỉ, lâu dài phảI có ý thức vượt khó , khiêm tốn học hỏi . Câu 3. Lợi ích của lao động tự giác , sáng tạo. Liên hệ đến việc học tập của học sinh . * Lợi ích . - Không làm phiền người khác - Được mọi người yêu quý ,kính trọng - Nâng cao hiệu quả , chất lượng của hoạt động học tập , lao động . * Liên hệ học tập . - Không làm phiền đến bố mẹ - Ngoan ngoãn , lễ phép - Kết quả học tập cao GV cho học sinh đọc lại nội dung bài học - chuyển ý củng cố bài Chúng ta cần có thái độ như thế nào để rèn luyện tính tự giác và sáng tạo ? GV hướng dẫn HS làm bài tập. |
II- Nội dung bài học . Nhóm 1. - Lao động tự giác và sáng tạo . - Tự giác : Tự động làm việc không cần ai nhắc nhở, không phải do áp lực nào . - Lao động sáng tạo: Luôn suy nghĩ , cải tiến tìm ra cái mới , cách giải quyết mới có hiệu quả VD: trong học tập . - Không làm phiền đến bố mẹ - Ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi * Lao động tự giác và sáng tạo thì: - Kết quả học tập cao - Biết tôn trọng thành quả lao động của bố mẹ và mọi người. VD: - Tự giác học bài , làm bài - Đi học về đúng giờ quy định - Thực hiện đúng nội quy nhà trường - Tự giác tham gia công việc gia đình , xã hội. VD: - Chịu khó suy nghĩ - Cải tiến phương pháp học tập - Trao đổi kinh nghiệm học tập * Hậu quả . -Học tập không đạt kết quả cao - Chán nản , dể bị lôi kéo vào TNXH - ảnh hưởng đến gia đình, xã hội và bản thân. Nhóm 2. - Biểu hiện: chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao - Nhiệt tình tham gia mọi công việc - Suy nghĩ, tìm tòi , trao đổi - Tiếp cận cái mới, khoa học , tiến bộ. * Mối quan hệ . - Chỉ có lao động tự giác mới vui vẻ, tự tin và có hiệu quả . Tự giác là điều kiện để sáng tạo là động lực cơ bản bên trong thúc đẩy tự giác. Nhóm 3 : Học sinh cần làm - Học sinh cần có kế hoạch rèn luyện tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động hàng ngày . - Học sinh cần tránh lối sống tự do cá nhân , thiếu trách nhiệm , cẩu thả , ngại khó , sống buông thả, lười suy nghĩ trong học tập và lao động . * Thái độ của chúng ta . - Coi trọng lao động chân tay và trí óc - Lao động cần cù, chăm chỉ, có năng suất - Chống lười biếng, cẩu thả. - Tiết kiệm chống lãng phí - Cần xây dựng kế hoạch cho mình III- Bài tập. Bài 1/30: |
Biểu hiện tự giác , sáng tạo |
Không tự giác , sáng tạo |
- Tự giác học tập , làm bài - Thực hiện nội quy của trường , lớp - Có kế hoạch rèn luyện - Có suy nghĩ cảI tiến phương pháp. - Nghiêm khắc sửa chữa sai trái. |
- Lối sống tự do cá nhân - Cẩu thả ngại khó - Buông thả , lười nhác suy nghĩ - Thiếu trách nhiệm với bản thân , gia đình và xã hội Bài 2/30: - Kết quả học tập kém, hay học tủ, học lệch. - Không kiên định với kết quả bài tập của mình, hay phân tâm đoán bừa. - Sống ỷ lại vào người khác, mong chờ vào kết quả của người khác. Bài 3/30: - Bản thân sẽ không được hoàn thiện mà lệch lạc. - Nhanh nhàn chán với cách làm cũ, phương pháp học tập cũ. Bài 4/30: Em không đồng ý với quan điểm trên. Mỗi người có cách học tập, làm việc riêng nên nếu vận động, suy nghĩ con người sẽ sáng tạo ra những cái mới, cái hiện đại để vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. Qua tìm tòi, rút kinh nghiệm con người sẽ trưởng thành và sáng tạo hơn. |
4. Củng cố:
- Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? ý nghĩa? Cách rèn luyện?
5. Hướng dẫn về nhà .
- Làm các bài tập về nhà
- Sưu tầm tục ngữ , ca dao
- Sưu tầm nhứng mẩu chuyện
- Xem trước bài 12.
*********************************