Giáo án GDCD 8 Bài 18: quyền khiếu nại, tố cáo của công dân mới nhất

Ngày soạn: …………………………..

Ngày dạy: ……………………………

Tiết 25 - Bài18: QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

I- Mục tiêu cần đạt

Giúp HS :

1. Kiến thức:

- Phân biệt được nội dung của quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân

2. Thái độ:

- Biết bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân ; hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật

3. Kĩ năng:

- Thấy được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc thực hiện hai quyền này .

II- Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1- GV: SGK, SGV, TLTK, bảng phụ

2- HS : SGK, xem trước bài

III- Tiến trình dạy học

1-ổn định lớp

Sĩ số: …………………….

2- Kiểm tra bài cũ

Nêu các loại tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ? Bản thân em đã thực hiện những quy định của nhà nước như thế nào ?

3- Bài mới .

- Vào bài : GV đưa ra một tình huống và dẫn dắt học sinh vào bài .

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

GV tổ chức cho HS sắm vai các tình huống SGK.

HS tự phân vai và lời thoại

- TH1. HS trong vai người có vẻ giấu giếm buôn bán , sử dụng ma túy

- TH2. HS thể hiện vai người lấy xe đạp của bạn bị phát hiện

- HS trong vai anh H , người bị đuổi việc không rõ lý do

Nếu em ở vào các tình huống trên , là người chứng kiến em sẽ làm gì ?

Qua ba tình huống trên em rút ra cho mình được bài học gì ?

GV yêu cầu học sinh lấy một vài tình huống khi cần khiếu nại và tố cáo trong thực tế .

GV tổ chức cho học sinh thảo luận thành các nhóm , tổ chức giao câu hỏi và yêu cầu phát biểu ý kiến của tổ mình .

GV kẻ bảng (Bảng phụ)

Gơị ý HS trả lời câu hỏi

I- Đặt vấn đề.

Nhóm 1. Báo cho cơ quan có chức năng theo dõi . Nếu đúng ,cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật

Nhóm 2. Em báo cho thầy cô giáo hoặc công an việc lấy cắp xe của bạn

Nhóm 3. Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu giải quyết

Nhóm 4. Bài học : khi biết được các tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của mình , nhà nước ….khiếu nại và tố cáo .

- Ai là người thực hiện ?

- Thực hiện vấn đề gì ?

- Vì sao ?

- Để làm gì ?

- Dưới hình thức nào?

HS thảo luận và điền vào bảng

Khiếu nại

Tố cáo

Người thực hiện (là ai ? )

Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm

Bất cứ công dân nào

Đối tượng (vấn đề gì ?)

Các quyết định hành chính , hành vi hành chính

Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước

Cơ sở (vìsao ? )

Quyền, lợi ích bản thânngười khiếu nại .

Gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước , tổ chức và công dân

Mục đích

(để làm gì ? )

Khôi phục quyền , lợi ích người khiếu nại .

Ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm lợi ích của nhà nước , tổ chức, cơ quan, công dân …

Hình thức

Trực tiếp , đơn thư , báo đài ....

Trực tiếp , đơn , thư , báo ,đài…..

GV cho học sinh làm bài tập 4 SGK

Nhận xét sự giống và khác nhau về quyền khiếu nại và quyền tố cáo ?

So sánh

Khiếu nại

Tố cáo

Điểm giống

-Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp

- Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

- Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Điểm khác

- Là người trực tiếp bị hại

- Mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước , tổ chức , cơ quan và công dân

GV chuyển ý đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội dung bài học .

Quyền khiếu nại là gì ? Khi nào thì khiếu nại ? Cho ví dụ ?

Quyền tố cáo là gì ? Khi nào thì tố cáo ? lấy ví dụ ?

Công dân có thể thực hiện 2 quyền này bằng những hình thức nào ?

Quyền khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa như thế nào ?

GV đặt câu hỏi

Vì sao hiến pháp lại quy định công dân có quyền khiếu nại và tố cáo ?

GV ghi điều 74 hiến pháp 1992 lên bảng phụ

Đọc điều 74 cả lớp nghe .

Trách nhiệm của các cơ quan giảI quyết khiếu nại , tố cáo như thế nào ?

Trách nhiệm của người khiếu nại , tố cáo ?

Ngoài Hiến pháp 1992 , Quốc hội còn ban hành luật gì? Có hiệu lực từ bao giờ ? Có nội dung gì ?

? Hãy nhận xét và phát biểu suy nghĩ của mình về các ý kiến sau :

(bài tập 1 SGK học sinh tự xây dựng kịch bản , lời thoại, phân vai )

GV gọi 2 nhóm lên trình bày

HS cả lớp nhận xét tình huống

GV tổng kết toàn bài .

II- Nội dung bài học .

1- Quyền khiếu nại

- Là quyền của công dân đề nghị với cơ quan có thẩm quyền ….thiệt hại lợi ích của mình

2.Quyền tố cáo

- Là quyền của công dân báo cho cơ quan nhà nước cơ thẩm quyền …..gây thiệt hại cho nhà nước , tổ chức, cơ quan , cá nhân

3- Hình thức

- Trực tiếp , gián tiếp

4- ý nghĩa, tầm quan trọng

- Là quyền cơ bản của công dân được ghi trong hiến pháp và các văn bản luật

- Khi thực hiện 2 quyền này cần trung thực , khách quan , thận trọng .

5- Trách nhiệm của nhà nước và công dân .

- Nhà nướcnghiêm cấm hành vi trả thù người khiếu nại , tố cáo

- Nghiêm cấm việc lợi dụng 2 quyền này để vu khống người bị hại

6- Học sinh cần làm .

- Nâng cao hiểu biết về pháp luật…

- Học tập, lao động , rèn luyện đạo đức ..

III- Bài tập

Bài 1/52:

- Em sẽ khuyên nhủ bạn từ bỏ con đường hút chích, khuyên bạn chia sẻ những việc này với thầy cô hoặc gia đình để họ tìm cách bảo vệ T.

- Em sẽ tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của những người xấu để pháp luật can thiệp và trừng trị thích đáng.

Bài 2/ 52:

Trong trường hợp này, ông Ân không có quyền khiếu nại với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận. Bởi vì: người có quyền khiếu nại phải là người bị xâm hại về lợi ích.

Bài 3/52:

a) Nội dung câu này đúng nhưng chưa đủ. Đầy đủ là: Thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân.

b) Nội dung câu này hoàn toàn sai. Chính xác là: Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo không những là tham gia quản lí nhà nước mà còn để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân.

Bài 4/52: HS tự so sánh.

4.Củng cố:

-Nội dung của quyền khiếu nại và tố cáo? Sự giống và khác nhau của quyền khiếu nại và tố cáo? Ý nghĩa, tầm quan trong? Trách nhiệm của công dân?

5.Hướng dẫn về nhà

- Học thuộc bài

- Làm các bài tập còn lại

- Tìm hiều Bộ luật khiếu nại và tố cáo

- Chuẩn bị chu đáo cho tiết kiểm tra 1 tiết.

*********************************