• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
14 lượt xem

giup minh voi Giá trị của thời gian (1)Muốn biết giá trị của một phút hãy hỏi người vừa lỡ chuyến tàu Muốn biết giá trị thật sự của một năm, hãy hỏi một học sinh vừa rớt đại học Muốn biết giá trị thật sự của một tháng, hãy hỏi người mẹ đã sinh con non Muốn biết giá trị thật sự của một tuần, hãy hỏi biên tập viên của một tạp chí ra hàng tuần Muốn biết giá trị thật sự của một giờ, hãy hỏi những người đang yêu chờ đợi để được gặp nhau Muốn biết giá trị thật sự của một giây, hãy hỏi người vừa trải qua tai nạn hiểm nghèo Muốn biết giá trị thật sự của 1/100 giây, hãy hỏi người vừa được huy chương bạc tại Olympics. (2) Một giây không nhiều nhưng cũng không ít. Một giây không thể làm được gì nhưng có thể làm được tất cả. Ngồi giữa những trưa hè nắng nóng, một giây đối với bạn chẳng là gì! Ngồi giữa một phòng thi áp lực một giây còn quý hơn ngàn vàng. Ở cuộc vui thâu đêm, một giây trôi vào quên lãng. Ở một khoảnh khắc chia tay, một giây ghi sâu vào kí ức. Ở những con người khỏe mạnh một giây sẽ thoáng qua. Ở những bệnh nhân nan y, một giây là sự sống . Trên đường đua một giây quyết định kẻ thắng người thua. Bao tháng ngày trâu rèn 1 giây nói lên tất cả. Trong tình yêu một giây nổi nóng mà lìa xa cả đời. Đàm phán công việc 1 giây lỡ lời hỏng bao công sức . (3) Một giây là thời gian, mà thời gian là vòng xoay bất tận. Một giây của hôm nay không như một giây của hôm qua, và càng không giống một giây của ngày mai. Hãy sống để không phải bao giờ hối tiếc dù một giây ngắn ngủi. ( Nguồn Zoro-ohay TV sưu tầm) Câu 1 (0.75 điểm). Hãy xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong ngữ liệu trên. Câu 2 (0.75 điểm). Theo đoạn trích, một giây có giá trị như thế nào? Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật nhất được sử dụng trong đoạn (1) và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy. Câu 4 (0.5 điểm). Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “ Một giây của hôm nay không như một giây của hôm qua và càng không giống một giây của ngày mai.” Không? Vì sao?

2 đáp án
15 lượt xem

‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎ Thầy giáo con đôi khi nóng nẩy, không phải là không có cớ. Đã bao nhiêu năm, người khó nhọc dạy trẻ. Trừ một vài đứa có nghĩa và ở thuỷ chung với thầy, còn phần đông là những kẻ vong ân, chúng đã phụ lòng tốt của người và không nghĩ đến công lao của người. Hết thảy bọn chúng con đều giê cho thầy những mối ưu phiền hơn là những sự như ý. Một người hiền lành nhất trên trái đất này, ở vào địa vị thầy, cũng phải đâm ra tức giận. Lắm phen, trong mình khó xử, thầy cũng phải gắng đi làm vì không đến nỗi phải nghỉ, con có biết đâu ! Thầy gắt vì thầy đau, nhất là những khi thầy thấy các con biết rõ là thấy yếu lại thừa cơ nghịch ngợm thì thầy đau khổ biết dường nào ! Con ơi ! Phải kính yêu thầy giáo con. Hãy yêu thầy vì cha yêu thầy và trọng thầy . Hãy yêu thầy, vì thầy đã hy sinh đời thầy để gây hạnh phúc cho biết bao nhiêu đứa trẻ sẽ quên thầy. Hãy yêu thầy vì thầy mở mang trí tuệ và giáo hoá tâm hồn cho con. Rồi đây, con sẽ trưởng thành, thầy cùng cha sẽ không còn ở trên đời này nữa, lúc ấy con sẽ thấy hình ảnh thầy thường hiển hiện ở cạnh cha, lúc ấy con sẽ thấy nét đau đớn và lao khổ trên mặt thầy làm cho con phải cực lòng mặc dầu đã cách hàng 30 năm. Rồi con tự thẹn và con ân hận đã không yêu người và trái đạo với người. -đoạn văn trên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm hay nghị luận? giúp em vs ạ!

1 đáp án
12 lượt xem
1 đáp án
14 lượt xem

Phần 1: Đọc - hiểu (5,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2,.....“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2013 Câu 1: Xác định tác giả, phương thức biểu đạt chính, ngôi kể, người kể chuyện trong đoạn trích trên? Câu 2: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu trả lời của bạn Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên. Câu trả lời của bạn Câu 4: Em hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 200 chữ) bàn về lòng tự trọng của con người. (Rép nhanh ạ)

2 đáp án
12 lượt xem

Giúp mình với ạ, mong mn rep nhanh * Phần 1: Đọc - hiểu (5,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2,.....“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1, Nxb Giáo dục, 2013) Câu 1: Xác định tác giả, phương thức biểu đạt chính, ngôi kể, người kể chuyện trong đoạn trích trên? (1 đ) * Câu 2: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên. (1 đ) * Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên. (1 đ) *

1 đáp án
12 lượt xem

1.Trường hợp nào sau đây là tục ngữ? (3 Points) A. Năm thì mười họa. B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C. Quốc sắc thiên hương. D. Bình chân như vại. 2.Câu nào dưới đây không phải là tục ngữ? (3 Points) A. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng bay vừa thì râm. B. Nói lời phải giữ lấy lời/Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. C. Bao giờ cho đến tháng Ba/Hoa gạo rụng xuống, bà già cất chăn. D. Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương… 3.Nhận xét nào dưới đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? (3 Points) A. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, luận cứ thuyết phục. B. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu lên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề thiết thực của cuộc sống thì mới có ý nghĩa. C. Tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động. D. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe một ý kiến, một quan điểm, tư tưởng nào đó. 4.Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cần dùng văn nghị luận để biểu đạt? (3 Points) A. Nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ. B. Giới thiệu người bạn của em. C. Trình bày quan niệm về tình bạn đẹp. D. Thuật lại trận đá bóng chiều qua. 5.Câu 5. Câu tục ngữ "Ăn như thuyền chở mã, làm như ả chơi trăng" sử dụng biện pháp tu từ gì? (3 Points) A. Liệt kê B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. So sánh 6.Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào? (3 Points) A. Luận điểm B. Luận cứ C. Lập luận D. Cả ba yếu tố trên. 7.Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” sử dụng biện pháp tu từ nào? (3 Points) A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. So sánh. D. Nhân hóa. 8.Ý nào sau đây nêu đúng và đầy đủ nhất về luận điểm? (4 Points) A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. B. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. C. Là ý kiến được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. D. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định). 9.Dòng nào sau đây nêu đúng nhất về đặc điểm của luận điểm là: (4 Points) A. Đúng đắn, hợp lí, chân thật. B. Chân thật, tiêu biểu, đáp ứng nhu cầu của thực tế. C. Đúng đắn, chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu của thực tế. D. Đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu của thực tế. 10.Câu nào nói đúng nhất về vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận? (3 Points) A. Luận điểm là “sợi chỉ đỏ” của bài viết. B. Luận điểm là trung tâm của bài viết. C. Luận điểm là “linh hồn” của bài viết. D. Luận điểm là “trang sức” của bài viết. 11.Đề bài nào dưới đây không phải đề văn nghị luận? (3 Points) A. Gia đình thân yêu của em. B. Ý kiến của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". C. Chứng minh tính đúng đắn của câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. D. Gia đình là điểm tựa của mỗi người. Ý kiến của em về vấn đề này. 12.Để lập dàn ý cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân", câu hỏi tìm ý nào dưới đây là không phù hợp? (4 Points) A. Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ như thế nào? B. Vì sao nhân dân ta lại khuyên phải thương người như thể thương thân? C. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên trong câu tục ngữ? D. Tác hại của câu nói? 13.Ý nào dưới đây không cần thiết khi làm bài nghị luận cho đề bài: Chứng minh câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"? (3 Points) A. Giải thích câu tục ngữ. B. Chứng minh truyền thống biết ơn của dân tộc. C. Phát biểu cảm nghĩ về lòng biết ơn. D. Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ. 14.Dòng nào không là luận điểm của đề bài: “ Thể dục, thể thao là hoạt động cần và bổ ích cho cuộc sống của con người” ? (4 Points) A. Thể dục, thể thao giúp cho con người có một cơ thể khoẻ mạnh. B. Thể dục, thể thao rèn luyện cho con người tinh thần đoàn kết. C. Con người cần luyện tập thể dục, thể thao. D. Hoạt động thể dục, thể thao đem lại nhiều bổ ích cho cuộc sống con người. 15.Lập luận trong bài văn là cách đưa ra những luận cứ để dẫn người đọc (nghe) tới luận điểm mà người viết (nói) muốn đạt tới. (3 Points) A. Đúng B. Sai

1 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem