• Lớp 6
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

“Lòng hang Én phía trước, nơi rộng nhất khoảng 110m2, có thể chứa dược hàng trăm người (1). Trần hang đẹp như mái vòm của một thánh đường, nơi cao nhất tương đương với tòa nhà bốn mươi tầng (120m)(2). Cửa hang thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng trời khổng lồ đón lấy khí trời và áng sáng (3). Quãng sông ngầm đỗ lại êm đềm trước thềm hang chính, len lỏi qua các hang phụ chừng 4km, rồi đổ ra cửa sau hang (4). Ở hang chính, bờ sông cát mịn thoải dần, nước mát lạnh, trong veo, toàn đá sỏi, đá đã bào nhẵn tạo thành một bãi tắm thiên nhiên hoàn hảo (5). Nghe nói thời xa xưa, tộc người A- rem đã sống trong hang Én (6). Trứng chim từng là một nguồn thực phẩm của họ (7). Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”(8). Cũng nghe kể rằng, trong bản người A-rem vẫn còn một vài người có bàn chân mỏng, ngón dẹt- dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét(9)”. (Trích Hang Én- Hà My) Câu 1: Kích thước của hang Én được thể hiện qua các số liệu nào? Câu 2: Dấu gạch ngang trong câu văn “Cũng nghe kể rằng, trong bản người A-rem vẫn còn một vài người có bàn chân mỏng, ngón dẹt- dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét(9)” dùng để làm gì? Câu 3: Có ý kiến cho rằng hành trình khám phá hang Én thích hợp với những người ưa mạo hiểm. Theo em, hành trình này còn đánh thức ở con người điều gì ? Câu 4: Theo em, chúng ta cần có biện pháp nào để bảo vệ thực vật, động vật hoang dã.

2 đáp án
2 lượt xem

Bài 1. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Thấm thoát ba năm đã trôi qua, thời hạn làm thuê của anh nông dân cũng đã hết. Lão nhà giàu không muốn cho anh nông dân nghèo khổ cưới con gái của mình, lão lại tìm mưu kế để đánh lừa anh. Lão nhà giàu gọi anh đến và bảo: - Con ơi, bấy lâu nay con đã chăm chỉ làm việc, ta sẽ cho con cưới con gái ta. Bây giờ, con phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt, đem về đây để làm đũa cho cả làng ăn cỗ cưới. Anh nông dân thật thà, vác dao đi ngay vào rừng để chặt tre. Đợi anh nông dân đi khỏi làng, lão nhà giàu bèn gả con gái lão cho một tên nhà giàu khác ở trong làng. Lão cho giết bò, giết lợn, nấu xôi, mở rượu làm cỗ cưới thật là linh đình. Trong khi lão nhà giàu làm cỗ thì anh nông dân một mình lang thang trong rừng. Anh ngả hết cây tre này đến cây tre khác. Anh cẩn thận đếm từng đốt trên các cây tre nhưng chẳng cây nào có đủ một trăm đốt. Vẫn chưa nản lòng, anh lại tìm đến bụi tre già, anh cố chặt một cây cao nhất, mặc cho gai làm rách cả áo, xước cả da, cây tre đổ xuống, anh đếm đi, đếm lại vẫn chỉ có hơn bốn mươi đốt. Anh buồn quá, ngồi bên đống tre đốn dở và khóc. Bỗng nhiên, anh thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào khoan thai đi đến. Ông lão hỏi anh: - Làm sao cháu khóc? Anh lễ phép thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong ông lão nói: - Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre mang lại đây, ông sẽ giúp cháu.” (Theo truyện “Cây tre trăm đốt”) a. Xác định thể loại của văn bản trên. Kể tên một văn bản khác cùng thể loại mà em đã học trong sách Ngữ văn 6. b. Tìm cụm danh từ có trong câu văn: “Lão nhà giàu không muốn cho anh nông dân nghèo khổ cưới con gái của mình, lão lại tìm mưu kế để đánh lừa anh”.

2 đáp án
4 lượt xem

Bài 1. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: “Thấm thoát ba năm đã trôi qua, thời hạn làm thuê của anh nông dân cũng đã hết. Lão nhà giàu không muốn cho anh nông dân nghèo khổ cưới con gái của mình, lão lại tìm mưu kế để đánh lừa anh. Lão nhà giàu gọi anh đến và bảo: - Con ơi, bấy lâu nay con đã chăm chỉ làm việc, ta sẽ cho con cưới con gái ta. Bây giờ, con phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt, đem về đây để làm đũa cho cả làng ăn cỗ cưới. Anh nông dân thật thà, vác dao đi ngay vào rừng để chặt tre. Đợi anh nông dân đi khỏi làng, lão nhà giàu bèn gả con gái lão cho một tên nhà giàu khác ở trong làng. Lão cho giết bò, giết lợn, nấu xôi, mở rượu làm cỗ cưới thật là linh đình. Trong khi lão nhà giàu làm cỗ thì anh nông dân một mình lang thang trong rừng. Anh ngả hết cây tre này đến cây tre khác. Anh cẩn thận đếm từng đốt trên các cây tre nhưng chẳng cây nào có đủ một trăm đốt. Vẫn chưa nản lòng, anh lại tìm đến bụi tre già, anh cố chặt một cây cao nhất, mặc cho gai làm rách cả áo, xước cả da, cây tre đổ xuống, anh đếm đi, đếm lại vẫn chỉ có hơn bốn mươi đốt. Anh buồn quá, ngồi bên đống tre đốn dở và khóc. Bỗng nhiên, anh thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào khoan thai đi đến. Ông lão hỏi anh: - Làm sao cháu khóc? Anh lễ phép thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong ông lão nói: - Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre mang lại đây, ông sẽ giúp cháu.” (Theo truyện “Cây tre trăm đốt”) a. Xác định thể loại của văn bản trên. Kể tên một văn bản khác cùng thể loại mà em đã học trong sách Ngữ văn 6. b. Tìm cụm danh từ có trong câu văn: “Lão nhà giàu không muốn cho anh nông dân nghèo khổ cưới con gái của mình, lão lại tìm mưu kế để đánh lừa anh”. c. Giải thích nghĩa của từ “nản lòng” và nêu cách giải nghĩa. d. Chỉ ra một chi tiết thần kì xuất hiện trong đoạn trích và cho biết ý nghĩa của chi tiết thần kì đó.

2 đáp án
15 lượt xem