• Lớp 6
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
7 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi: - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không? Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng đã cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. […] Tỏ sự ngậm ngùi thương xót thầy tôi, cô tôi chập chừng nói tiếp: - Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ?.” (SGK Ngữ văn 6 Cánh diều, tập 1- trang 52) Câu 1(0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2(0,5 điểm): Theo em, mục đích của người cô khi nhắc với bé Hồng về người mẹ của bé là gì? Câu 3(1 điểm): Qua cuộc đối thoại giữa Hồng với bà cô, em thấy chú bé Hồng là người như thế nào? Câu 4(1 điểm): Theo em, người thân trong một gia đình nên có cách đối xử với nhau như thế nào?Ở tuổi cắp sách đến trường, em nghĩ tuổi thơ cần những gì?

2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
5 lượt xem
1 đáp án
12 lượt xem

Đề 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi : ( ... ) Sơn Tinh có một mắt ở trán, Thuỷ Tinh râu ria quăn xanh rì. Một thần phi bạch hổ trên cạn, Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi. Hai thần bên cửa thành thi lễ, Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu. Nhưng có một nàng mà hai rể, Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều! Thuỷ Tinh khoe thần có phép lạ, Dứt lời, tay hất chòm râu xanh, Bắt quyết hò mây to nước cả, Dậm chân rung khắp làng gần quanh. Ào ào mưa đổ xuống như thác, Cây xiêu, cầu gẫy, nước hò reo, Lăn, cuốn, gầm, lay, tung sóng bạc, Bò, lợn, và cột nhà trôi theo. Mỵ Nương ôm Hùng Vương kinh hãi. Sơn Tinh cười, xin nàng đừng lo, Vung tay niệm chú. Núi từng dải, Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò. Chạy mưa. Vua tuỳ con kén chọn. Mỵ Nương khép nép như cành hoa "Con đây phận đào tơ bé mọn, Nhân duyên cúi để quyền mẹ cha Vua nghĩ lâu hơn bàn việc nước, Rồi bảo mai lửa hồng nhuốm sương Lễ vật thần nào mang đến trước, Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương. ... ( Theo Nguyễn Nhược Pháp ) Câu 1. Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6? Thể loại của văn bản đó? Câu 2. Đoạn trích trên kể về sự việc gì? Câu 3. Hai vị thần được nói đến trong đoạn trích trên là những ai? Hãy nêu ngắn gọn đặc điểm của hai vị thần ấy? Câu 4. Trong hai câu thơ: Lễ vật thần nào mang đến trước, Vui lòng vua gả nàng Mỵ Nương. Từ “lễ vật” có nghĩa là gì? “Lễ vật” mà nhà vua yêu cầu bao gồm những gì? Câu 5. Hãy nhập vai vào một trong hai vị thần và kể lại cuộc giao tranh quyết liệt bằng đoạn văn từ 8 – 10 câu. Trong đoạn có sử dụng 02 cụm động từ. (Gạch chân và chú thích) Câu 6. Câu chuyện “vua Hùng kén rể” đã gián tiếp giải thích nguồn gốc của hiện tượng lũ lụt trong đời sống theo góc nhìn dân gian. Theo em, hiện nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhân dân ta đã sáng tạo ra những cách thức nào để chế ngự thiên tai – lũ lụt ? Hãy nêu 02 cách mà em biết.

1 đáp án
6 lượt xem

Đề 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi phía dưới: Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa . Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh , trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh . Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba ... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội ”. Có bạn hỏi : “ Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế ?”. “ Mẹ tớ may đấy ! ” – Tôi hãnh diện trả lời. Ba hi sinh trong một lần tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc, như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi. (Theo Phạm Hải Lê Châu) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và đặt cho văn bản một nhan đề phù hợp. Câu 2. Xác định chủ ngữ , vị ngữ và cấu tạo của vị ngữ trong câu văn sau : Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi . Câu văn trên có phải là câu trần thuật đơn không ? Vì sao ? Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong những câu văn sau : Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh . Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Câu 4. Mỗi một món quà đều ít nhiều chứa đựng trong nó những câu chuyện , những kỉ niệm đáng nhớ. Em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu tả về một món quà tuổi thơ mà mình yêu thích nhất. Trong đoạn văn có sử dụng 02 cụm tính từ. (Gạch chân và chú thích rõ). GIÚP EM VỚI Ạ :((((((((((

1 đáp án
6 lượt xem