• Lớp 6
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
6 lượt xem
1 đáp án
8 lượt xem
1 đáp án
5 lượt xem

Tại Đền Hùng, để giỗ tổ, người ta tổ chức lễ hội vua Hùng kéo dài trong 4 ngày của tháng ba, từ ngày 8 đến ngày 11, trong đó, ngày mùng 10 chính là ngày lễ quan trọng nhất. Cũng giống như hầu hết các lễ hội khác của các tỉnh miền Bắc, lễ hội vua Hùng cũng được chia làm 2 phần là phần lễ và phần hội. Phần tế lễ là phần quan trọng nhất và được tổ chức theo hình thức quốc lễ. Lễ vật dùng để tế lễ là “lễ tam sinh”, nghĩa là 1 lợn, 1 dê và 1 bò. Bên cạnh đó còn có các loại bánh truyền thống, thường xuất hiện trong ngày Tết cổ truyền là bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu. Các nhạc khí được sử dụng trong tế lễ là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng được gióng lên thì các vị có chức sắc sẽ bước vào tế lễ dưới sự chủ trì của chủ lễ. Tiếp theo đó là đến lượt các vị bô lão lâu năm, có uy tín ở các làng xã sở tại quanh đền bắt đầu đi vào tế lễ. Sau nghi thức tế lễ long trọng là đến phần hội với các cuộc thi sôi nổi, được chú ý nhất là cuộc thi kiệu. Nhờ sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà càng khiến cho bầu không khí của lễ hội Hùng Vương trở nên sôi động, náo nhiệt hơn. Để tham gia cuộc thi thì trước khi lễ hội diễn ra vài ngày, các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước để chuẩn bị. Cỗ kiệu được giải nhất năm nay sẽ được thay mặt cho các cỗ kiệu tham gia vào lễ rước đền Thượng vào năm sau. Vì thế, có thể nói đây là một vinh dự vô cùng to lớn bởi họ tin rằng như vậy là cả làng đã được các vua Hùng phù hộ để cả năm may mắn, an khang. Thế nên, làng nào cũng mong rằng cỗ kiệu của mình sẽ giành được chiến thắng. Tuy nhiên, để có được cỗ kiệu đẹp không phải là điều dễ dàng, có làng phải chuẩn bị tới vài tháng trời để làm ra một cỗ kiệu tham dự vào phần hội này (...). Trong ngày lễ Đền Hùng Phú Thọ có một nghi lễ gọi là hát thờ hay hát Xoan. Đây là hình thức không thể thiếu trong ngày lễ vua Hùng. Theo dân gian kể lại rằng ngày xưa điệu hát này được gọi là hát Xuân và đã có từ thời các vua Hùng. Sau đó, điệu hát này dần được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Ngoài ra, ở đền Hạ còn tổ chức hát ca trù – một thể loại hát thờ được hát trước các cửa đình và do phường hát Do Nghĩa biểu diễn. Bên cạnh đó, tại sân đền Hạ còn tổ chức trò đu tiên – một trò chơi dân gian không thể thiếu trong các lễ hội miền Bắc. Xung quanh khu vực núi Hùng, các trò chơi dân gian khác cũng thu hút rất nhiều người tham gia như: ném côn, đấu vật, chịu gà, đánh cờ,…Tại đây, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các nhóm trai gái tụm năm tụm ba cùng nhau ca những điệu ví dặm hay hát đối đáp giao duyên. Vào buổi tối là lúc các sân khấu hát tuồng, hát chèo hoạt động ở các bãi rộng trước cửa đền Hạ, đền Giếng. Câu 1. Văn bản được trích phía trên thuộc loại văn bản gì? Sự kiện nào được thuật lại trong đoạn trích? Câu 2. Tác giả thuật lại sự kiện theo trình tự nào? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy? Câu 3. Liên hệ với văn bản “Ai ơi mồng 9 tháng 4” (Ngữ văn 6, tập hai) và cho biết các lễ hội tưởng nhớ tiền nhân - những người có đóng góp lớn cho cộng đồng - thường có đặc điểm như thế nào?

1 đáp án
7 lượt xem

Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã. Một lần ngồi khóc lóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi biết sự tình, ông già nói vói cô bé: - Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, hãy lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sóng được bằng ấy năm. Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới nhìn thấy bông hoa trắng đó, khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình. (Truyện cổ tích Việt Nam đặc sắc, NXB văn học) Câu 1: Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản. Câu 2: Tìm các số từ được sử dụng trong văn bản trên. Câu 3: Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ? Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm là gì? Câu 5: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống. helpppp em đg cần rất gấp ạk giupe em vs mng ơi

2 đáp án
9 lượt xem

ĐÊ 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : YẾT KIÊU Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi. Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương đầu. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng. Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: – “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: – “Nhà ngươi cần bao nhiêu người’? bao nhiêu thuyền bè?” – “Tâu bệ hạ – ông đáp – chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc. Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. Chúng sai những tên quân có tài bơi lặn lặn xuống nước do thám. Mấy tên quân đó tìm mãi mới thấy Yết Kiêu đang khoan một chiếc tàu. Bọn chúng xông lại nhưng chúng đâu có phải là địch thủ của ông, cho nên cuối cùng ông không để cho một đứa nào trở về. Quân giặc vô cùng sợ hãi. Mãi về sau tên tướng giặc đem một cái ống dòm thủy tinh có phép nhìn được thấu qua nước đến đáy biển. Chúng thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vó bằng sắt nhân lúc ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Nhờ thế chúng bắt sống được Yết Kiêu. Lập tức chúng tra khảo ông: – “Trong nước mày những người lặn như mày có bao nhiêu người?”. Ông bảo chúng: – “Không kể những người đi lại dưới nước suốt 10 ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không thể chở hết. Hiện giờ ở dưới đó hết lớp này xuống lại lớp kia lên không mấy khi vắng người”. Nghe nói thế, bọn giặc kinh sợ cuối cùng chúng dỗ dành: – “Mày muốn tốt phải đưa chúng tao đi bắt sẽ có hậu thưởng, bằng không thì sẽ giết chết”. – “Được, theo ta, ta chỉ cho!”. Quân giặc tưởng thật, bắt ông cùng với mười tên quân đem vó sắt ngồi trên thuyền nhỏ ra biển dò tìm. Thừa lúc chúng vô ý, ông nhảy tòm xuống nước trốn đi. Chúng nó trông nhau ngơ ngác. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe Yết Kiêu nói nước Nam có nhiều người tài lặn nên cuối cùng chúng đành phải quay tàu trở về không dám quấy nhiễu nữa. Nhà vua mừng quá, khen ngợi Yết Kiêu vô cùng, phong ông làm đại vương. Sau khi ông mất, mọi người nhớ ơn lập đền thờ ở cửa Vạn Ninh và ở nhiều cửa biển khác. Câu 1: Có bạn cho rằng câu chuyện Yết Kiêu là truyền thuyết có bạn lại cho rằng không phải truyền thuyết mà là cổ tích. Em đồng tính với ý kiến nào? Vì sao? Câu 2: Em hãy liệt kê các chi tiết kì ảo? Qua truyện Yết Kiêu dân gian đã thể hiện thái độ gì với Yết Kiêu? Câu 3: Tìm một chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất trong truyện và phân tích giá trị, ý nghĩa của chi tiết đó helppppppppppppppppppppppp

1 đáp án
9 lượt xem

Đề số 3: Truyện cổ tích Cậu bé Tích Chu Ngày xưa, có một cậu bé tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà. Hàng ngày bà phải làm việc quần quật để kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức ăn gì ngon bà cũng nhường cho Tich Chu. Ban đêm khi Tích Chu ngủ thì bà thức để quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người nói với bà: - Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên thể nào Tích Chu cũng không bao giờ quên ơn bà đâu. Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại chẳng thương bà. Bà thì làm việc vất vả, còn Tích Chu thì suốt ngày rong chơi với bạn bè. Vì làm việc mệt nhọc, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. vì Tích Chu còn mải rong chơi với bạn bè. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi: - Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước nào. Bà khát khô cả cổ rồi! Bà gọi một lần… hai lần… rồi ba lần… nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Khi Tích Chu về nhà thì thấy bà đã hóa thành con chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên: - Bà ơi, bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà. Bà ơi! - Cúc… cu… cu! Cúc… cu…cu! Chậm mất rồi cháu ạ. Bà khát quá, không thể chụi nổi, phải hóa thành con chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây! Bà không về với cháu nữa đâu!Nghe tiếng chim nói, Tích Chu òa lên khóc. Tích Chu thương bà và hối hận lắm. Giữa lúc đó một bà Tiên hiện ra. Bà Tiên bảo Tích Chu: - Tích Chu ơi! Nếu cháu muốn cho bà cháu trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không? Cậu bé Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. Tích Chu chạy mãi, chạy mãi vượt qua bao nhiêu rừng núi hiểm trở, cuối cùng Tích Chu cũng đến được suối tiên. Chú vội vàng lấy đầy bình nước mang về cho bà. Về đến nhà Tích Chu gọi to: – Bà ơi! Bà ơi! Cháu mang nước về cho bà rồi đây. Bà mau uống đi. Vừa được uống nước bà Tích Chu trở lại thành người. Tích Chu ôm chầm lấy bà vừa khóc vừa nói: – Bà ơi! Cháu biết lỗi rồi, từ nay trở đi cháu sẽ luôn ở bên và chăm sóc bà. Từ đấy, cậu bé Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà. Hai bà cháu lại chung sống hạnh phúc bên nhau. HỆ THỐNG CÂU HỎI. 1. Câu chuyện kể theo ngôi thứ mấy? 2. Câu chuyện trên thuộc thể loại truyện nào? Căn cứ nào mà em xác định như vậy? 3. Trong chuyện có mấy nhân vật ? 4. Bà đã thương yêu Tích Chu như thế nào ? 5.Vì sao Tích Chu lại không thương bà ? 6. Khi Bà bị ốm Bà gọi Tích Chu thế nào ? 7. Khi bà biến thành chim thái độ Tích Chu ra sao ? 8.Tích chu đã nói với bà như thế nào ? 9. Bà trả lời Tích Chu ra sao ? 10. Trên đường đi tìm bà Tích Chu đã gặp ai? 11.Bà tiên đã nói gì với Tích Chu? 12.Tích Chu đã làm gì để bà trở lại thành người ? - Câu chuyện vừa rồi nhắc nhở chúng ta điều gì? Bạn Tích Chu trong truyện đáng khen hay đáng chê? 13. Tìm những chi tiết hoang đường trong câu chuyện. 14.Qua câu chuyện, em rút ra những ý nghĩa gì? helppp e đg cần rất gấp ạk ai xog và đug em cho ctlhn nha

2 đáp án
8 lượt xem
2 đáp án
4 lượt xem
2 đáp án
4 lượt xem
1 đáp án
5 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem
1 đáp án
6 lượt xem

Khi ông Trời bắt đầu tạo ra người cha đầu tiên trên thế gian, ngài chuẩn bị sẵn một cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc: “Thưa ngài, tại sao người cha lại cao đến như vậy? Nếu ông ta đi chơi bi với trẻ con thì phải quỳ gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình lại phải cúi nguời. Thật bất tiện!”. Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù: “Ngươi nói có lý. Thế nhưng nếu ta để cho nguời cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới?”. Thấy Trời nặn đôi bàn tay nguời cha to và thô ráp, vị nữ thần lại lắc đầu buồn rầu: “Ngài có biết đang làm gì không? Những bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi bàn tay ấy, người cha chật vật lắm mới có thể găm kim băng đóng tã, cài nút áo cho con trai, thắt chiếc nơ hồng cho con gái. Bàn tay ấy không đủ khéo léo để lấy những mảnh dằm nằm sâu trong da thịt mềm mại của trẻ”. Ông Trời mỉm cuời đáp: “Nhưng đôi bàn tay to lớn vững chãi đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc chúng trưởng thành”.

Vị nữ thần đứng bên cạnh nhìn Trời nặn người cha với một đôi vai rộng, lực lưỡng. “Tại sao ngài phí thế?”, nữ thần thắc mắc. “Thế người cha sẽ đặt con ngồi đâu khi phải đưa nó đi xa? Lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu, khi đi xem xiếc về khuya?”. “Quan trọng hơn, đôi vai đó sẽ gánh vác cả gia đình”, ông Trời đáp.

Ông Trời thức trắng đêm để nặn cho xong người cha đầu tiên. Ngài cho tạo vật mới ít nói, nhưng mỗi lời phát ra là một lời quyết đoán. Tuy đôi mắt của người cha nhìn thấu mọi việc trên đời, nhưng lại bình tĩnh và bao dung. Cuối cùng khi đã gần như hoàn tất công việc, Trời thêm vào khóe mắt người cha vài giọt nước mắt. Nhưng sau một thoáng tư lự, Ngài lại chùi chúng đi. Thành ra người đời sau không mấy khi thấy được những giọt lệ hiếm hoi của người cha, mà chỉ có thể cảm và đoán được rằng ông ta đang khóc.

Xong việc, ông Trời quay lại nói với nữ thần: “Ngươi thấy đó, người cha cũng đáng yêu như người mẹ mà ta đã dồn bao công sức để tạo ra”

a) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính?

b) Cho biết từ láy được sử dụng trong đoạn?

c) Tìm cụm danh từ có trong câu Bàn tay ấy không đủ khéo léo để lấy những mảnh dằm nằm sâu trong da thịt mềm mại của trẻ?

d) Câu chuyện khiến em có những suy nghĩ gì về người cha?

M.n giúp mk với

2 đáp án
8 lượt xem