Giúp em với ạ, em đang cần gấp!!! 1. Nêu nội dung chính của truyền thuyết Bình Dương. 2. Truyền thuyết về Võ Tòng Tân Khánh ca ngợi những ai và kể về chuyện gì? 3. Truyền thuyết Truyền thuyết về Võ Tòng Tân Khánh có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung của từng phần. 4. Dựa theo câu chuyện, nói về nhân vật ông Ất, ông Giá qua những gợi ý dưới đây: - Hoàn cảnh xuất hiện - Tài năng xuất chúng Phẩm chất tốt đẹp - Lời nói và hành động - Chiến công phi thường 5. Tìm những chi tiết có tính chất kì ảo trong câu chuyện và nêu ý nghĩa của những chi tiết đó. 6. Trong truyền thuyết trên, sự xuất hiện các địa danh Tân Khánh, Bàu Lòng có ý nghĩa gì? (Chọn ý trả lời đúng nhất) A. Giới thiệu thêm về các vùng quê của địa phương B. Phân biệt truyền thuyết này với truyền thuyết khác C. Tạo tính xác thực cho câu chuyện được kể trong truyền thuyết 7.Chủ đề của Truyền thuyết về Võ Tòng Tân Khánh là gì? Em rút ra được bài học gì từ câu
1 câu trả lời
1) Nội dung chính của truyền thuyết "Cọp Bàu Lòng, Võ Tòng Tân Khánh" là kể về chiến công đả hổ của ông Ất và ông Giá vốn là người giỏi môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà xuất phát từ làng Tân Khánh xưa, nay là phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
2) Truyền thuyết "Cọp Bàu Lòng, Võ Tòng Tân Khánh" ca ngợi ông Ất và ông Giá (người làng Tân Khánh) đã sử dụng môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà để diệt trừ ác hổ ở Bàu Lòng (nay là khu phố Bàu Lòng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương), được ví như nhân vật Võ Tòng giỏi võ đã từng trị hổ trong tiểu thuyết Thủy Hử.
3) Truyền thuyết "Cọp Bàu Lòng, Võ Tòng Tân Khánh" có thể chia làm 3 phần: phần 1 kể về chuyện cọp dữ phá hại ở Bàu Lòng, phần thứ 2 kể về việc thất bại trước cọp Bàu Lòng của một "thầy" Gia Bẹ từng nổi tiếng trừ cọp, phần thứ 3 kể về việc ông Ất và Ông Giá giỏi môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà ở làng Tân Khánh được rước lên Bàu Lòng để diệt trừ ác hổ, giúp dân lành.
4) Ông Ất và ông Giá là hai con người có thật, sống từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Hai ông là người làng Tân Khánh, giỏi môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà, từng nhiều lần đả hổ giúp dân lành. Do nhiều phen đả hổ cho nên việc đối diện với loài thú dữ này đối với hai ông là chuyện bình thường, từ đó hai ông biết được sở trường, sở đoản của loài hổ dữ để tiêu trừ chúng. Riêng con cọp ở Bàu Lòng quá to lớn và hung dữ nhưng ông Ất và ông Giá đã hạ nó quá dễ dàng, cho nên người đời mới tôn vinh hai ông bằng câu "Cọp Bàu Lòng, Võ Tòng - Tân Khánh !", xem đó là chiến công phi thường.
5) Tính chất kỳ ảo của truyền thuyết "Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh" thể hiện qua chi tiết ông Ất và ông Giá thấy cọp nằm ngửa đưa bốn chân lên thì không đánh nữa, mà nghỉ ...mết, bởi vì kinh nghiệm của hai ông biết rằng đó là tư thế cọp dụ người tấn công để đoạt binh khí và sau đó giết hại con người dễ dàng. Chờ khi cọp đứng dậy thì hai ông mới đánh với nó tiếp tục.
6) Truyền thuyết "Cọp Bàu Lòng - Võ Tòng Tân Khánh" nói lên cái hay của môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà, cũng như tính chất quả cảm của những bậc tiền bối của người Việt trong quá trình khai hoang lập ấp vùng đất Đông Nam Bộ - Bình Dương đầy nguy hiểm vì phải đối mặt với thú dữ. Nhưng cuối cùng con người đã chiến thắng để chúng ta có vùng đất Bình Dương nói riêng và cả miền đất Nam Bộ nói chung trù phú ngày hôm nay. Do đó mà ngày 3 tháng 2 năm 2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận môn Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà có nguồn gốc từ đất Bình Dương, là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.