Giáo án Toán 4 Kết nối tri thức Tuần 1


Môn học: Toán

Ngày dạy: …/…/…

Lớp: ….

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc, viết, xếp được thứ tự các số đến 100 000 (ôn tập).

- Nhận biết được cấu tạo và phân tích số của số có năm chữ số, viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục và đơn vị (ôn tập).

- Nhận biết được ba số tự nhiên có năm chữ số liên tiếp.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành: GV tổ chức trò chơi “truyền điện” để khởi động bài học.

+ Bạn đầu tiên được giáo viên chỉ định sẽ đọc một số có 5 chữ số bất kì.

+ Bạn đó sẽ được quyền chỉ định bạn tiếp theo đứng lên đọc số tự nhiên liền sau số đó.

+ Bạn nào đọc xong sẽ được chỉ định bạn tiếp theo. Cứ thế cho đến khi giáo viên hô dừng lại.

+ Mỗi bạn có 3 giây để suy nghĩ và nói. Bạn bất kì được chỉ định nếu nói sai hoặc chậm thời gian sẽ bị phạt nhảy lò cò một vòng quanh lớp.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh các số đến 100 000.

+ Ôn tập, củng cố về kiến thức về cấu tạo phân tích số có năm chữ số, viết số có năm chữ số thành các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị (và ngược lại).

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Viết số, phân tích số và đọc số

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết hàng số thứ nhất.

- Hàng 2, 3, 4 học sinh làm vào bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Viết số rồi đọc số

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Đề bài: Viết rồi đọc số, biết số đó gồm:

a) 4 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm và 3 chục

A picture containing graphical user interface Description automatically generated

b) 8 nghìn, 8 trăm, 8 chục và 8 đơn vị.

c) 5 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục và 4 đơn vị.

d) 9 chục nghìn, 4 nghìn và 5 đơn vị.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc nhóm 2) Số?

- GV cho HS nêu quy luật dãy số xuất hiện trên trục số.

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV giải thích lại cách làm:

- Quan sát dãy số a) ta thấy: Theo chiều từ trái sang phải số đứng sau hơn số đứng trước 1 đơn vị. Để điền số em chỉ cần cộng thêm 1 vào số đứng trước nó.

- Quan sát dãy số b) ta thấy: Theo chiều từ trái sáng phải số đứng sau hơn số đứng trước 10 000 đơn vị. Để điền số em cộng thêm 10 000 vào số đứng trước nó.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 5 (Làm việc cá nhân) Số?

Tìm số ở ô có dấu “?” để được ba số liên tiếp.

- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng.

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 1:

- HS theo dõi GV làm mẫu và hướng dẫn hoàn thiện bảng.

- HS lần lượt làm bảng con hoặc phiếu học tập

Bài 2:

- HS làm việc theo nhóm.

a) 4 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm và 3 chục

Viết số: 42 530

Đọc số: Bốn mươi hai nghìn năm trăm ba mươi.

b) 8 nghìn, 8 trăm, 8 chục và 8 đơn vị.

Viết số: 8 888

Đọc số: Tám nghìn tám trăm tám mươi tám

c) 5 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục và 4 đơn vị.

Viết số: 50 714

Đọc số: Năm mươi nghìn bảy trăm mười bốn.

d) 9 chục nghìn, 4 nghìn và 5 đơn vị.

Viết số: 94 005

Đọc số: Chín mươi tư nghìn không trăm linh năm.

Bài 3:

a) HS làm vào vở.

a) 6 825 = 6 000 + 800 + 20 + 5

b) 33 471 = 30 000 + 3 000 + 400 + 70 + 1

c) 75 850 = 70 000 + 5 000 + 800 + 50

d) 86 209 = 80 000 + 6 000 + 200 + 9

Bài 4.

a) HS đọc tia số.

- HS quan sát.

- HS nêu.

- HS thực hiện nhiệm vụ

A picture containing text, antenna Description automatically generated

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Bài 5

- 1 HS nêu:

+ Muốn tìm số liền trước của một số em lấy số đó trừ đi 1 đơn vị.

+ Muốn tìm số liền sau của một số em lấy số đó cộng với 1 đơn vị.

- HS hoàn thành bảng:

Số liền trước

Số đã cho

Số liền sau

8 289

8 290

8 291

42 134

42 135

42 136

79 999

80 000

80 001

99 998

99 999

100 000

- Hai bạn học sinh trong cùng một bàn đổi chéo vở kiểm tra kết quả.

- Một bạn học sinh đứng dậy nhận xét bài bạn.

- Cả lớp quan sát, lắng nghe, sửa bài vào vở nếu sai.

3. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Phân tích số”

+ Giáo viên chuẩn bị hai bảng phụ có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng.

Bảng 1:

…....... = 6 000 + 300 + 60 + 5

…......... = 70 000 + 500 + 30 + 1

…......... = 20 000 + 1 000 + 400 + 5

….......... = 20 000 + 700 + 40

8 301 = … + .... + 1

68 920 = …... + …... + ….. + ....

44 444 = 40 000 + … + … + .... + 4

9 090 = 9 000 + …

Bảng 2:

…......... = 4 000 + 600 + 50

…. = 80 000 + 60 + 4

…. = 70 000 + 6 000 + 500 + 3

…. = 9 000 + 40 + 5

99 999 = … + … + … +

21 212 = 20 000 + … + … + ..... + .....

19 225 = … + 9 000 + ... + ...... + 5

7 001 = 7 000 + …

+ Học sinh chuẩn bị phấn.

+ Thời gian 3 – 5 phút.

+ Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn các thành viên tham gia chơi (5 – 10 em), các em còn lại cổ vũ cho đội của mình. Hai đội xếp thành 02 hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội của mình một mảnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các thành viên trong đội đọc, quan sát so sánh tìm vị trí của mình cần điền.

+ Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu các bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên lớp (phần bài của đội mình). Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền, … Cứ như thế tiếp tục cho đến hết.

+ Các bạn học sinh dưới lớp và giáo viên thống kê, đánh giá điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bày đẹp hơn sẽ thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Kết quả đúng của hai bảng:

Bảng 1:

6 365 = 6 000 + 300 + 60 + 5

70 531 = 70 000 + 500 + 30 + 1

21 405 = 20 000 + 1 000 + 400 + 5

20 740 = 20 000 + 700 + 40

8 301 = 8 000 + 300 + 1

68 920 = 60 000 + 8 000 + 900 + 20

44 444 = 40 000 + 4 000 + 400 + 40 + 4

9 090 = 9 000 + 90

Bảng 2:

4 650 = 4 000 + 600 + 50

80 064 = 80 000 + 60 + 4

76 503 = 70 000 + 6 000 + 500 + 3

9 045 = 9 000 + 40 + 5

99 999 = 90 000 + 9 000 + 900 + 90 + 9

21 212 = 20 000 + 1 000 + 200 + 10 + 2

19 225 = 10 000 + 9 000 + 200 + 20 + 5

7 001 = 7 000 + 1

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Môn học: Toán

Ngày dạy: …/…/…

Lớp: …

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 - LUYỆN TẬP (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp và phát triển năng lực.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV gọi 3 HS đứng dậy, mỗi bạn thực hiện 1 nhiệm vụ:

+ Đếm từ 1 đến 10.

+ Đếm theo chục từ 10 đến 100.

+ Đếm theo trăm từ 100 đến 1 000.

- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới.

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Củng cố so sánh số, thứ tự số (tìm số lớn nhất, số bé nhất) liên hệ với số liên tiếp.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Nêu cách so sánh số.

- GV hướng dẫn cho HS nhận biết các dấu “>, <, =” ở câu có dấu “?”.

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số.

- GV lấy ví vụ hai phép so sánh đầu tiên:

a) 9 897 < 10 000

(Vì số 9 897 có 4 chữ số, số 10 000 có 5 chữ số)

68 534 > 68 499

(Vì số 68 534 có chữ số hàng trăm là 5; số 68 499 có chữ số hàng trăm là 4)

- Học sinh làm các phép so sánh còn lại ra bảng con.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Số?

- GV chia nhóm 2.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

Chọn câu trả lời đúng.

a) Số bé nhất trong các số 20 107; 19 482; 15 999; 18 700 là:

A. 20 107 B. 19 482

C. 15 999 D. 18 700

b) Số nào dưới đây có chữ số hàng trăm là 8?

A. 57 680 B. 48 954

C. 84 273 D. 39 825

c) Số dân của một phường là 12 967 người. Số dân của phường đó làm tròn đến hàng nghìn là:

A. 12 900 B. 13 000

C. 12 000 D. 12 960

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Số?

- GV cho HS làm bài tập vào phiếu học tập.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Làm việc nhóm 4)

- GV cho HS đọc yêu cầu của bài, phân tích đề bài.

- GV hướng dẫn: So sánh các số: 36 785; 35 952; 37 243; 29 419 để tìm ra số lớn nhất, số bé nhất

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 1:

- 1 HS nêu cách so sánh số và đọc các dấu “>, <, =”.

- 1HS nhắc lại cách so sánh hai số.

- HS lần lượt làm bảng con viết số, điền dấu:

a) 9 897 < 10 000

(số 9 897 có 4 chữ số, số 10 000 có 5 chữ số)

68 534 > 68 499

(số 68 534 có chữ số hàng trăm là 5; số 68 499 có chữ số hàng trăm là 4)

34 000 > 33 979

(số 34 000 có chữ số hàng nghìn là 4; số 33 979 có chữ số hàng nghìn là 3)

b) 8 563 = 8 000 + 500 + 60 + 3

45 031 < 40 000 + 5 000 + 100 + 30

(Vì: 40 000 + 5 000 + 100 + 30 = 45 130)

70 208 > 60 000 + 9 000 + 700 + 9

(Vì: 60 000 + 9 000 + 700 + 9 = 69 709)

Bài 2:

- HS làm việc theo nhóm.

a) Đáp án đúng là: C

Số 20 107 có chữ số hàng chục nghìn là 2; các số còn lại có chữ số hàng chục nghìn là 1.

Các số 19 482; 15 999; 18 700 có chữ số hàng nghìn lần lượt là 9; 5; 8

Do 5 < 8 < 9 nên 15 999 < 18 700 < 19 482

Vậy số bé nhất trong các số trên là 15 999

b) Đáp án đúng là: D

Số 39 825 gồm 3 chục nghìn, 9 nghìn, 8 trăm, 2 chục và 5 đơn vị.

c) Đáp án đúng là: B

Số 12 967 có chữ số hàng trăm là 9, do 9 > 5 nên khi làm tròn số 12 967 đến hàng nghìn, ta làm tròn lên thành số 13 000.

Bài 3:

- HS làm vào phiếu học tập

- Kết quả dự kiến:

Ta điền như sau:

6 547 = 6 000 + 500 + 40 + 7

35 802 = 30 000 + 5 000 + 800 + 2

50 738 = 50 000 + 700 + 30 + 8

96 041 = 90 000 + 6 000 + 40 + 1

Bài 4:

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS làm bài:

So sánh các số: 36 785; 35 952; 37 243; 29 419

Số 29 419 có chữ số hàng chục nghìn là 2, các số còn lại có chữ số hàng chục nghìn là 3

Các số 36 785; 35 952; 37 243 có chữ số hàng nghìn lần lượt là: 6; 5; 7

Do 5 < 6 < 7 nên 35 952 < 36 785 < 37 243

Vậy: 29 419 < 35 952 < 36 785 < 37 243

- HS trình bày kết quả:

a) Ngày Thứ Tư thành phố A tiêm được nhiều liều vắc-xin nhất (37 243 liều). Ngày Thứ Năm thành phố A tiêm được ít liều vắc-xin nhất (29 419 liều)

b) Viết tên các ngày theo thứ tự có số liều vắc-xin đã tiêm được từ ít nhất đến nhiều nhất: Thứ Năm, Thứ Ba, Thứ Hai, Thứ Tư.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

+ GV tổ chức cho cả lớp tham gia chuyên mục “Đố em”.

Số 28 569 được xếp bởi các tính như sau:

Hãy chuyển một que tính để tạo thành số bé nhất

+ HS thực hiện nhóm đôi và tìm ra kết quả. Nhóm nào đưa ra đáp án nhanh và chính xác nhất sẽ được ken thưởng.

- Nhận xét, tuyên dương, cho điểm.

- HS tham gia.

- Dự kiến sản phẩm:

Em tiến hành chuyển que tính để tạo thành số: 20 568

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Môn học: Toán

Ngày dạy: …/…/…

Lớp: …

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 2: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép cộng, trừ trong phạm vi 100 000.

- Ôn tập về tính giá trị biểu thức.

- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhiều điểm nhất” để khởi động bài học.

- Chuẩn bị:

+ 2 chậu cây cảnh có đánh số 1, 2 (có thể thay bằng cây vẽ trên bảng hoặc cây bằng bìa).

+ Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như

2 500 + 1 500

45 986 + 1 000

8 950 – 4 000

41 500 – 31 400

15 000 × 2

22 222 × 3

80 000 : 2

64 222 : 2

+ Phấn màu, nam châm.

+ Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký.

- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó gắn bông hoa lên cây của đội mình bằng nam châm.

Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả.
- Cách tính điểm :
+ Mỗi phép tính đúng được 10 điểm
+ Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều điểm hơn là đội đó thắng cuộc.
* Lưu ý: Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về tính nhẩm đặt tính rồi tính phép cộng và phép trừ.

+ Ôn tập về tính giá trị biểu thức.

+ Vận dụng vào giải bài toán thực tế.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Tính nhẩm

- GV ôn lại cho học sinh cách tính nhẩm, tính giá trị biểu thức.

Text Description automatically generated

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Đặt tính rồi tính:

- GV chia nhóm 2, các nhóm làm việc vào phiếu học tập nhóm.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc nhóm 2) (Tính giá trị biểu thức)

a) 57 670 – (29 653 – 2 653)

b) 16 000 + 8 140 + 2 760

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: (Làm việc cá nhân) Bài toán:

Giá một hộp bút là 16 500 đồng, giá một ba lô học sinh nhiều hơn giá một hộp bút là 62 500 đồng. Mẹ An mua cho An một hộp bút và một ba lô học sinh. Hỏi mẹ của An phải trả người bán hàng bao nhiêu tiền?

- GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải.

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 1:

- 1 HS nêu cách nhẩm số

a) 8 000 + 7 000

Nhẩm: 8 nghìn + 7 nghìn = 15 nghìn

Vậy 8 000 + 7 000 = 15 000

16 000 – 9 000

Nhẩm: 16 nghìn – 9 nghìn = 7 nghìn

Vậy 16 000 – 9 000 = 7 000

25 000 + 30 000

Nhẩm: 25 nghìn + 30 nghìn = 55 nghìn

Vậy 25 000 + 30 000 = 55 000

b) 46 000 + 4 000 + 9 000 = 50 000 + 9 000 = 59 000

73 000 – 3 000 – 50 000 = 70 000 – 50 000 = 20 000

32 000 + 5 000 – 17 000 = 37 000 – 17 000 = 20 000

Bài 2:

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm nêu kết quả.

- HS làm vào vở.

- HS lắng nghe.

Bài 3:

- HS làm vào vở.

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm nêu kết quả.

a) 57 670 – (29 653 – 2 653)

= 57 670 – 27 000

= 30 670

b) 16 000 + 8 140 + 2 760

= 16 000 + (8 140 + 2 760)

= 16 000 + 10 900

= 26 900

- HS lắng nghe.

Bài 4:

- HS đọc bài toán có lời văn, phân tích bài toán, nêu cách trình bày bài giải.

Bài giải

Giá tiền một ba lô học sinh là:

16 500 + 62 500 = 79 000 (đồng)

Mẹ của An phải trả người bán hàng số tiền là:

16 500 + 79 000 = 95 500 (đồng)

Đáp số: 95 500 đồng

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng làm bài toán.

+ Bài toán: Vụ mùa trước, gia đình bác Toàn thu hoạch được 6 576 kg thóc. Vụ mùa này gia đình của bác thu hoạch được nhiều hơn vụ mùa trước 1 560 kg thóc. Hỏi cả hai vụ mùa gia đình bác Toàn thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam thóc?

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời:

Bài giải

Vụ mùa này gia đình bác Toàn thu hoạch được số ki-lô-gam thóc là:

6 576 + 1 560 = 8 136 (kg)

Cả hai vụ mùa gia đình bác Toàn thu hoạch được số ki-lô-gam thóc là:

6 576 + 8 136 = 14 712 (kg)

Đáp số: 14 712 kg

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Môn học: Toán

Ngày dạy: …/…/…

Lớp: …

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 2: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép nhân, chia trong phạm vi 100 000.

- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi “Đố bạn”

Ví dụ: GV hướng dẫn:

+ Quản trò nói: “Đố bạn, đố bạn.”

+ HS: Đố gì? Đố gì? Quản trò:

80 000 + 1 000 = ?

+ HS biết xung phong phát biểu: 81 000

* Tương tự quản trò ra các câu đố tiếp theo.

+ Quản trò nói: “Đố bạn, đố bạn.”

+ HS: Đố gì? Đố gì?

Quản trò nói: 6 000 – 3 000 = ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về các tính phép nhân, chia các số trong phạm vi 100 000

+ Vận dụng vào giải bài toán thực tế.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Những phép tính nào dưới đây có cùng kết quả?

- GV hướng dẫn cho HS thực hiện phép tính trong từng đám mây để tìm ra phép tính có cùng kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2) Đặt tính rồi tính

- GV yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính vào vở.

- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Bài toán:

Có 4 xe ô tô, mỗi xe chở 4 500 kg gạo đến giúp đỡ đồng bào vùng bị lũ lụt. Dự kiến tất cả số gạo đó được chia đều cho 5 xã. Hỏi mỗi xã sẽ nhận được bao nhiêu ki – lô – gam gạo?

- GV hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: (Bài toán cho biết gì? hỏi gì) nêu cách giải.

- GV nhận xét tuyên dương.

Bài 4: (Làm việc cá nhân)

Tính giá trị của biểu thức

a) 6 000 × 5 : 3

b) 13 206 × (36 : 9)

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 1:

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả

80 000 : 2 = 40 000

6 000 × 4 = 24 000

5 000 × 8 = 40 000

90 000 : 3 = 30 000

20 000 × 2 = 40 000

Vậy các phép tính có cùng kết quả là:

80 000 : 2 = 5 000 × 8 = 20 000 × 2 = 40 000

Bài 2:

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm nêu kết quả.

Bài 3:

- HS đọc bài toán có lời văn, phân tich bài toán, nêu cách trình bày bài giải.

Bài giải:

4 xe ô tô chở được tất cả số gạo là:

4 500 × 4 = 18 000 (kg)

Mỗi xã sẽ nhận được số ki – lô – gam gạo là:

18 000 : 5 = 3 600 (kg)

Đáp số: 3 600 kg gạo

Bài 4:

- HS làm vào vở.

- Nêu kết quả

a) 6 000 × 5 : 3

= 30 000 : 3

= 10 000

b) 13 206 × (36 : 9)

= 13 206 × 4

= 52 824

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng bài toán

+ Bài toán: Hôm qua mỗi lít xăng chỉ có giá 20000 đồng. Hôm nay, mẹ vào cửa hàng mua 3l xăng thì biết mỗi lít xăng có giá 24500 đồng. Hỏi nếu hôm qua mẹ mua xăng thì mẹ có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

+ GV mời hai bạn lên bảng trình bày, các bạn còn lại làm bài vào vở. GV đi từng bàn theo dõi các bạn làm bài và hướng dẫn nếu cần.

- GV nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS làm bài:

Bài giải

Hôm qua, mẹ mua 6l xăng thì hết số tiền là:

20 000 × 3 = 60 000 (đồng)

Hôm nay, mẹ mua 3 l xăng thì hết số tiền là:

24500 × 3 = 73500 (đồng)

Nếu hôm nay mẹ mua xăng thì mẹ tiết kiệm được số tiền là:

73500 – 60000 = 13500 (đồng)

Đáp số: 13500 đồng.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Môn học: Toán

Ngày dạy: …/…/…

Lớp: …

TUẦN 1

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 2: ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.

- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

- GV chiếu các câu hỏi trên slide. Bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời.

+ Câu 1: Kết quả của phép tính 65200 + 19300 là bao nhiêu?

+ Câu 2: Gấp 18 215 lên 4 lần là được số nào?

+ Câu 3: Một cửa hàng có 2 160 kg gạo, sau khi bán thì số gạo giảm đi 3 lần. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

+ Câu 4: Chọn dấu phép tính: “×; ;” thích hợp điền vào ô trống:

32 000 (4 2) = 4 000

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Ôn tập, củng cố về các tính phép cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100000

+ Vận dụng vào giải bài toán thực tế.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Chọn câu trả lời đúng

a) Tổng của 53 640 và 8 290 là:

A. 61 830 B. 61 930

C. 51 930 D. 60 930

b) Hiệu của 68 497 và 35 829 là:

A. 31 668 B. 32 568

C. 32 678 D. 32 668

c) Tích của 29 073 và 3 là:

A. 67 219 B. 87 019

C. 87 219 D. 87 291

d) Thực hiện phép tính 54 658 : 9 được:

A. Thương là 6 073 và số dư là 1

B. Thương là 673 và số dư là 1

C. Thương là 6 072 và số dư là 10

D. Thương là 672 và số dư là 1

- GV hướng dẫn cho HS thực hiện phép tính để chọn đáp án đúng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việccá nhân) Giải toán:

Ở một nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em, tháng Một sản xuất được 12 960 sản phẩm. Số sản phẩm sản xuất được trong tháng Hai giảm đi 2 lần so với tháng Một. Hỏi tháng Hai nhà máy đó sản xuất được bao nhiêu sản phẩm?

- GV yêu cầu một bạn đứng lên đọc đề bài.

- GV hỏi bài toán yêu cầu gì? Bài toán hỏi gì.

- GV yêu cầu hai bạn lên bảng trình bày bài.

- GV yêu cầu các học sinh khác làm bài vào vở.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3: (Làm việc cá nhân) Tính giá trị biểu thức

a) (54 000 – 6 000) : 8

b) 43 680 – 7 120 × 5

- GV cho HS làm bài tập vào vở.

- Gọi HS nêu kết quả, HS nhận xét lẫn nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4: (Làm việc nhóm 2) Giải toán

Để phục vụ năm học mới, một cửa hàng nhập về 4 050 quyển sách tham khảo. Số sách giáo khoa nhập về gấp 5 lần số sách tham khảo. Hỏi cửa hàng đó nhập về tất cả bao nhiêu quyển sách giáo khoa và sách tham khảo?

- GV yêu cầu một bạn đứng lên đọc đề bài.

- GV hỏi bài toán yêu cầu gì? Bài toán hỏi gì.

- GV Các nhóm thảo luận và làm bài vào vở.

- GV mời đại diện hai nhóm lên bảng trình bày bài.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 1:

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả

a) Đáp án đúng là: B

b) Đáp án đúng là: D

c) Đáp án đúng là: C

d) Đáp án đúng là: A

Bài 2:

- HS giơ tay đọc đề bài.

- HS đọc đề bài, phân tích đề bài và trả lời:

+ Bài toán cho biết:

Tháng Một sản xuất: 12 960 sản phẩm.

Tháng Hai sản xuất giảm 2 lần so với tháng Một.

Hỏi: Tháng Hai sản xuất được bao nhiêu sản phẩm.

- HS xung phong lên bảng trình bày bài.

- HS làm vào vở, nhận xét và đối chiếu với bài bạn trên bảng.

Bài giải

Tháng Hai nhà máy đó sản xuất được số sản phẩm là:

12 960 : 2 = 6 480 (sản phẩm)

Đáp số: 6 480 sản phẩm

- HS lắng nghe.

Bài 3:

- HS làm vào vở.

- Nêu kết quả

a) (54 000 – 6 000) : 8

= 48 000 : 8

= 6 000

b) 43 680 – 7 120 × 5

= 43 680 – 35 600

= 8 080

Bài 4.

- HS giơ tay đọc đề bài.

- HS đọc đề bài, phân tích đề bài và trả lời.

- HS xung phòng lên bảng trình bày bài.

- HS làm bài vào vở

- HS nêu kết quả, đối chiếu, nhận xét bài bạn, rút kinh nghiệm bài của mình.

Bài giải

Cửa hàng đó nhập về số quyển sách giáo khoa là:

4 050 × 5 = 20 250 (quyển)

Cửa hàng đó nhập về tất cả số quyển sách giáo khoa và sách tham khảo là:

20 250 + 4 050 = 24 300 (quyển)

Đáp số: 24 300 quyển sách.

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng bài tập

Tìm thành phần của phép tính sau:

- GV nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia trò chơi.

1536 + 5391 = 6927

1023 - 42 = 981

2 × 923 = 1846

2416 : 604 = 4

- HS lắng nghe.

4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Danh mục: Giáo án