Giáo án Toán 4 Kết nối tri thức Tuần 2


Môn học: Toán

Ngày dạy: …/…/…

Lớp: …

TUẦN 2

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 3: SỐ CHẴN, SỐ LẺ (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được số chẵn, số lẻ.

-Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan.

- Liên hệ thực tế: Sử dụng số chẵn, số lẻ trong đời sống hàng ngày.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

- GV chiếu các câu hỏi trên slide. Bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời.

+ Câu 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm để được ba số liên tiếp:

33 078, …, …

+ Câu 2: Tổng của 2 008 và 15 002 là bao nhiêu?

+ Câu 3: So sánh:

29 100 .... 26 100

+ Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

2, 4, 6, ..., 10, 12, ...., ...., ......, 20

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời:

Câu 1: Em điền được như sau: 33078, 33079, 33080.

Câu 2: Tổng của 2 008 và 15 002 là 17 010.

Câu 3: 29 100 > 26 100

Giải thích: Số 29 100 và 26 100 đều có 5 chữ số, đều có chữ số hàng chục nghìn bằng 2.

Số 29 100 có chữ số hàng nghìn là 9

Số 26 100 có chữ số hàng nghìn là 6.

Vì 9 > 6 nên 29 100 > 26 100

Câu 4. Em điền: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20.

Giải thích: Dãy số trên được viết theo quy luật:

Đi từ trái sang phải, số đứng sau hơn số đứng trước hai đơn vị.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được số chẵn, số lẻ.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu một bạn đứng lên đọc cuộc hội thoại giữa bạn Mi và bạn Robot (trang 12 sgk)

- GV nêu:

+ Các số như 10, 12, 14, 16, 18, .... là các số chẵn.

+ Các số như 11, 13, 15, 17, 19, ... là các số lẻ.

- GV nêu:

+ Các số 10, 12, 14, 16, 18 đều chia hết cho 2. Vậy số chia hết cho 2 là chỗ chẵn.

+ Các số 11, 13, 15, 17, 19 là các số không chia hết cho 2. Vậy số không chia hết cho 2 là số lẻ.

- GV yêu cầu học sinh quan sát đặc điểm của hai dãy số vừa nêu:

+ Các em hãy quan sát chữ số tận cùng trong mỗi số ở dãy số chẵn và cho biết chúng là những số nào?

+ Các em hãy quan sát chữ số tận cùng trong mỗi số ở dãy số lẻ và cho biết chúng là những số nào?

- GV yêu cầu học sinh nêu các số chẵn và các số lẻ có 4 chữ số?

- GV kết luận, nhận xét, tuyên dương, và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

- HS xung phong đọc bài.

- HS trả lời:

+ Các số chẵn có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8.

+ Các số lẻ có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9.

- HS trả lời:

+ Số chẵn có 4 chữ số: 1 876; 3 488; 6 092; 3 944.

+ Số lẻ có 4 chữ số: 1 985; 3 457; 8 341; 5 095.

3. Hoạt động

- Mục tiêu:

- Nhận biết được số chẵn, số lẻ.

-Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan.

- Liên hệ thực tế: Sử dụng số chẵn, số lẻ trong đời sống hàng ngày.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Hoạt động cá nhân) Trong các số dưới đây, số nào là số chẵn, số nào là số lẻ?

Graphical user interface, text, application, chat or text message Description automatically generated

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV gọi 1 HS trả lời, Các HS khác quan sát, nhận xét và đối chiếu bài làm của mình.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. (Hoạt động nhóm 2) Nêu các số chẵn, số lẻ trên tia số dưới đây.

- GV yêu cầu học sinh thực hiện nhóm 2, nêu các số chẵn, số lẻ có trên tia số.

- GV mời một bạn đại diện một nhóm lên bảng điền.

- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, đối chiếu với bài của mình và nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Hoạt động nhóm 4)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

Từ 10 đến 31 có bao nhiêu số chẵn, bao nhiêu số lẻ?

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4.

- GV yêu cầu từng nhóm ghi kết quả ra bảng con, GV gọi đại diện một số nhóm đứng lên giải thích kết quả.

- GV kết luận.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 1.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả:

Trong các số đã cho:

+ Số chẵn là: 12; 108; 194; 656; 72 (vì các số này có tận cùng là 2; 4; 6; 8)

+ Số lẻ là: 315; 71; 649; 113; 107 (vì các số này có tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9)

Bài 2.

- HS hoạt động nhóm 2.

- HS nêu kết quả:

Trong tia số trên

+ Các số chẵn là: 0; 2; 4; 6; 8;10; 12

+ Các số lẻ là: 1; 3; 5; 7; 9

- HS lắng nghe.

Bài 3.

- HS thực hiện nhóm 4.

- HS nêu kết quả:

Từ 10 đến 31 có

+ 11 số chẵn. Đó là các số: 10; 12; 14; 16; 18; 20; 22; 24; 26; 28; 30

+ 11 số lẻ. Đó là các số: 11; 13; 15; 17; 19; 21; 23; 25; 27; 29; 31

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Truyền điện”

- GV chia lớp thành hai đội lần lượt tham gia chơi.

- Đội 1 chơi trước, GV yêu cầu từ bạn đầu tiên nêu số chẵn nhỏ nhất có 3 chữ số, lần lượt các bạn sau nên số chẵn liên tiếp đứng sau nó, bạn nào nêu sai thì cả nhóm sẽ bị trừ 1 điểm.

- Đội 2 tham gia chơi tương tự như đội 1, tuy nhiên đội 2 nêu các số lẻ có 3 chữ số bắt đầu từ số lẻ có ba chữ số nhỏ nhất.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS về nhà ôn lại bài và đọc trước bài mới.

- HS tham gia chơi để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Môn học: Toán

Ngày dạy: …/…/…

Lớp: …

TUẦN 2

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 3: SỐ CHẴN, SỐ LẺ (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được số chẵn, số lẻ.

- Nêu được các số chẵn (số lẻ) liên tiếp nhau.

- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan.

- Liên hệ thực tế: Sử dụng số chẵn, số lẻ trong đời sống hàng ngày.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đến số chẵn lẻ” để khởi động bài học.

+ GV chọn 1 bạn trong lớp làm quản trò, 2 bạn làm trọng tài.

+ Hô số bất kỳ: Quản trò sẽ hô bất cứ số nào trong dãy số tự nhiên.

+ Vỗ tay hoặc in lặng: Nếu đó là số lẻ thì người chơi vỗ tay 1 cái, còn số chẵn thì người chơi im lặng (không vỗ tay).

+ Trọng tài quan sát xem bạn nào làm không đúng theo lời nói là vi phạm luật chơi sẽ bị phạt nhảy lò cò.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

- Nhận biết được số chẵn, số lẻ.

- Nêu được các số chẵn (số lẻ) liên tiếp nhau.

- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan.

- Liên hệ thực tế: Sử dụng số chẵn, số lẻ trong đời sống hàng ngày.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Hoạt động cá nhân)

Con ong bay đến bông hoa màu nào nếu:

a) Con ong bay theo đường ghi các số chẵn?

b) Con ong bay theo đường ghi các số lẻ?

A picture containing diagram Description automatically generated

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV gọi 1 HS trả lời, Các HS khác quan sát, nhận xét và đối chiếu bài làm của mình.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2. (Hoạt động nhóm 2) Nêu số nhà còn thiếu.

a) Bên dãy số chẵn:

b) Bên dãy số lẻ:

Icon Description automatically generated

- GV mời một bạn đại diện một nhóm lên bảng điền.

- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, đối chiếu với bài của mình và nhận xét bài bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Hoạt động nhóm 4) Số?

- GV yêu cầu HS nêu đề bài.

a) Biết 116 và 118 là hai số chẵn liên tiếp. Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau đơn vị.

Biết 117 và 119 là hai số lẻ liên tiếp. Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau đơn vị.

b) Nêu các số chẵn để được ba số chẵn liên tiếp:

Nêu các số lẻ để được ba số lẻ liên tiếp:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4.

- GV yêu cầu từng nhóm ghi kết quả ra bảng con, GV gọi đại diện một số nhóm đứng lên giải thích kết quả.

- GV kết luận.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Hoạt động cá nhân)

Từ hai trong ba thẻ số 7, 4, 5, hãy lập tất cả các số chẵn và các số lẻ có hai chữ số.

A close-up of a stethoscope and a stethoscope Description automatically generated with medium confidence

- GV kết luận.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 1.

- HS làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả:

a) Con ong bay đến bông hoa màu xanh nếu bay theo đường ghi số chẵn (vì số 4 210 và số 6 408 là số chẵn)

b) Con ong bay đến bông hoa màu vàng nếu bay theo đường ghi số lẻ (vì số 2 107 và số 1 965 là số lẻ)

Bài 2.

- HS hoạt động nhóm 2.

- HS nêu kết quả:

Các số nhà còn thiếu lần lượt là:

a) Bên dãy số chẵn: 120; 122; 124

Em điền:

b) Bên dãy số lẻ: 121; 123; 125

Em điền:

Bài 3.

- HS thực hiện nhóm 4.

- HS nêu kết quả:

a) Biết 116 và 118 là hai số chẵn liên tiếp. Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.

(vì 118 – 116 = 2)

Biết 117 và 119 là hai số lẻ liên tiếp. Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.

(vì 119 – 117 = 2)

b) Nêu các số chẵn để được ba số chẵn liên tiếp: 78; 80; 82

Nêu các số lẻ để được ba số lẻ liên tiếp: 67; 69; 71

- HS lắng nghe.

Bài 4.

- HS hoạt động cá nhân.

- HS nêu kết quả:

Từ hai trong ba thẻ số 7, 4, 5 ta lập được

- Các số chẵn có hai chữ số: 74; 54

- Các số lẻ có hai chữ số: 47; 45; 57; 75

- HS nhận xét, tuyên dương.

4. Vận dụng:

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng bài toán:

Tìm hai số lẻ liên tiếp có tổng là 64.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS về nhà ôn lại bài và đọc trước bài mới.

- HS thực hiện bài toán và nêu kết quả:

Vì hai số lẻ liên tiếp cách nhau 2 đơn vị nên hiệu của hai số là 2

Số bé là:

(64 - 2) : 2 = 31

Số lớn là:

31 + 2 = 33

Đáp số: số bé: 31

số lớn 33

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Môn: Toán

Ngày dạy: .../.../...

Lớp: ....

TUẦN 2

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 4. BIỂU THỨC CHỮ (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- HS nhận biết được biểu thức chữ (biểu thức một chữ).

- HS tính được giá trị biểu thức chữ (biểu thức một chữ).

- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan.

- Thông qua các hoạt động giải các bài tập, bài toán thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Đi tìm ẩn số” để khởi động bài học.

+ Mục đích: Củng cố kĩ năng tính giá trị biểu thức.

+ Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành 3 đội (mỗi dãy bàn một đội). GV chuẩn bị ba bảng kẻ ô

128

+

10

=

+

+

+

27

+

=

334

×

=

=

8

+

=

=

:

2

=

+ Cách chơi: GV phát cho mỗi nhóm một bảng kẻ ô số và yêu cầu học sinh trong nhóm thực hiện ghi số cần tìm vào ô trống màu xanh. Đại diện một em trình bày bài của mình. Cả lớp theo dõi nhận xét kiểm tra bài làm của nhóm. Mỗi ô trống điền đúng được 2 điểm. Đội làm trong thời gian nhanh nhất được 2 điểm, đội xong thứ 2 được cộng 1 điểm.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Kết quả dự kiến:

128

+

10

=

138

+

+

+

27

+

=

334

×

=

=

8

+

=

=

:

2

=

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

- HS nhận biết được biểu thức chữ.

- HS tính được giá trị biểu thức chữ.

- Cách tiến hành:

a) Biểu thức chữ, giá trị của biểu thức:

- GV yêu cầu 1 HS đọc to cuộc hội thoại của các bạn trong SGK trang 14, cả lớp theo dõi.

- GV giới thiệu biểu thức chữ:

- GV yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về biểu thức chữ.

b) Tính giá trị của biểu thức:

- GV lấy thêm ví dụ và yêu cầu HS thực hiện:

Tính giá trị của biểu thức 174 – b với

b = 4

b = 100

b = 174

- HS theo dõi GV hướng dẫn.

- HS nêu ví dụ:

Biểu thức: 16 – a

Nếu a = 3 thì 16 – a = 16 – 3 = 13, 13 là một giá trị của biểu thức 16 – 3

Nếu a = 10 thì 16 – a = 16 – 10 = 6, 6 là một giá trị của biểu thức 16 – 3

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện tính giá trị biểu thức:

Với b = 4

174 – b = 174 – 4 = 170

Với b = 100

174 – b = 174 – 100 = 74

Với b = 174

174 – b = 174 – 174 = 0

3. Hoạt động

- Mục tiêu:

- HS nhận biết được biểu thức chữ.

- HS vận dụng tính giá trị biểu thức chữ

- Cách tiến hành:

Hoạt động:

Bài 1. (Làm việc nhóm 2) Tính giá trị của biểu thức.

a) 125 : m với m = 5

b) (b + 4) × 3 với b = 27

- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm 2

- GV mời một số bạn nên kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

Chu vi P của hình vuông a được tính theo công thức P = a × 4

Text Description automatically generated with low confidence

Hãy tính chu vi hình vuông với a = 5 cm; a = 9 cm.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm vào vở.

- GV cho HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Hoạt động nhóm 2)

Chọn giá trị của biểu thức 35 + 5 × a trong mỗi trường hợp sau.

Text Description automatically generated

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2.

- GV gọi HS trình bày kết quả, GV yêu cầu HS giải thích chi tiết đối với từng kết quả.

- GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 1:

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm nêu kết quả.

a) Với m = 5, giá trị của biểu thức là:

125 : m = 125 : 5 = 25

b) Với b = 27, giá trị của biểu thức là:

(b + 4) × 3 = (27 + 4) × 3 = 31 × 3 = 93

- HS làm vào vở.

Bài 2:

- HS làm bài vào vở

- HS nêu kết quả

Với a = 5 cm, chu vi của hình vuông là:

a × 4 = 5 × 4 = 20 (cm)

Với a = 9 cm, chu vi của hình vuông là:

a × 4 = 9 × 4 = 36 (cm)

Đáp số: 20 cm; 36 cm

Bài 3.

- HS làm việc nhóm.

- HS nêu kết quả:

Giải thích:

Với a = 2, giá trị biểu thức 35 + 5 × a là:

35 + 5 × a = 35 + 5 × 2 = 45

Với a = 5, giá trị biểu thức 35 + 5 × a là:

35 + 5 × a = 35 + 5 × 5 = 60

Với a = 7, giá trị biểu thức 35 + 5 × 7 là:

35 + 5 × a = 35 + 5 × 7 = 70

Với a = 6, giá trị biểu thức 35 + 5 × 6 là:

35 + 5 × a = 35 + 5 × 6 = 65

- HS làm bài vào vở.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh làm bài tập vận dụng:

Tính giá trị của biểu thức:

a) 24 + 8 × a với a = 8

b) 50 : 5 + b với b = 0

c) 121 – (c + 55) với c = 45

d) d : (12 : 3) với d = 24

- GV tổng kết bài học.

- GV nhận xét, tuyên dương

- HS làm bài tập vận dụng vào vở.

- HS nêu kết quả:

a) 24 + 8 × a

= 24 + 8 × 8

= 24 + 64

= 88

b) 50 : 5 + b

= 50 : 5 + 0

= 10 + 0

= 10

c) 121 – (c + 55)

= 121 – (45 + 55)

= 121 – 100

= 21

d) d : (12 : 3) với d = 24

= 24 : (12 : 3)

= 24 : 4

= 6

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Môn: Toán

Ngày dạy: .../.../...

Lớp: ....

TUẦN 2

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 4. BIỂU THỨC CHỮ (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập về tính giá trị biểu thức một chữ.

- Nhận biết biểu thức hai chữ, tính giá trị biểu thức hai chữ.

- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan đến biểu thức hai chữ.

- Thông qua các hoạt động giải các bài tập, bài toán thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Hái hoa” để khởi động tiết học.

+ Chuẩn bị: Một cây cảnh (có thể là cây thật, cây bằng bìa hoặc cây vẽ trên bảng), trên cây có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các đề toán.

Đề 1: Tính giá trị biểu thức: 12 – 36 : n với n = 3

Đề 2: Một hình vuông có cạnh là a. Gọi chu vi của hình vuông là P. Công thức tính chu vi hình vuông là: P = a × 4

Em hãy tính chu vi hình vuông nếu độ dài cạnh là a = 8 dm.

Đề 3. Điền số thích hợp vào dấu ? sau:

25 + ...?... = 52

Đề 4: Tính giá trị biểu thức:

(c – 7) × 5 với c = 48

+ GV gọi bốn bạn giơ tay nhanh nhất lên tham gia thi, các bạn khác nhận xét kết quả của bạn.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- Kết quả dự kiến:

Đề 1:

12 – 36 : n

= 12 – 36 : 3

= 12 – 12

= 0

Đề 2:

P = a × 4

P = 8 dm × 4

P = 32 dm

Vậy với độ dài cạnh a = 8 dm thì hình vuông đó có chu vi là 32 dm.

Đề 3:

25 + 27 = 52

Đề 4:

(c – 7) × 5

= (48 – 7) × 5

= 41 × 5

= 205

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ HS vận dụng tính giá trị biểu thức một chữ, giải các bài toán liên quan.

+ HS nhận biết được biểu thức hai chữ, tính được giá trị của biểu thức hai chữ, giải các bài toán liên quan đến tính giá trị biểu thức hai chữ.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân) Số?

- GV nêu yêu cầu của bài và giới thiệu cho học sinh về biểu thức hai chữ.

- GV hướng dẫn học sinh hàng số thứ nhất của bảng.

Chu vi hình chữ nhật:

P = (a + b) × 2

P = (10 + 7) × 2

P = 17 × 2

P = 34

- GV yêu cầu HS thực hiện hai hàng số còn lại.

- GV mời một số bạn nên kết quả và giải thích.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

a) Tính giá trị của biểu thức a + b × 2 với a = 8, b = 2

b) Tính giá trị của biểu thức (a + b) : 2 với a = 15, b = 27

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, làm vào vở.

- GV cho HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 3. (Hoạt động nhóm 2)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

Quãng đường ABCD gồm 3 đoạn như hình vẽ dưới đây.

Chart Description automatically generated with medium confidence

Hãy tính độ dài quãng đường ABCD với:

a) m = 4 km, n = 7 km

b) m = 5 km, n = 9 km

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2.

- GV gọi HS trình bày kết quả.

- GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 4. (Hoạt động nhóm 4)

- GV nêu yêu cầu của đề bài:

a) Tính giá trị của biểu thức 12 : (3 – m) với m = 0; m = 1; m = 2

b) Trong ba giá trị biểu thức tìm được ở câu a, với m bằng bao nhiêu thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất?

- GV hướng dẫn HS thực hiện câu b bằng cách so sánh các kết quả của câu a đã làm được và đưa ra kết luận.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm lên bảng trình bày bài.

- GV nhận xét, kết luận, tuyên dương.

Bài 1:

- HS làm việc cá nhân vào vở.

- HS nêu kết quả.

Chiều dài (cm)

Chiều rộng (cm)

Chu vi hình chữ nhật (cm)

10

7

34

25

16

(25 + 16) × 2 = 82

34

28

(34 + 28) × 2 = 124

Bài 2:

- HS làm bài vào vở

- HS nêu kết quả

Giá trị của biểu thức a + b × 2 với a = 8, b = 2 là:

a + b × 2 = 8 + 2 × 2 = 12

Giá trị của biểu thức (a + b) : 2 với a = 15, b = 27 là:

(a + b) : 2 = (15 + 27) : 2 = 21

- HS lắng nghe.

Bài 3.

- HS làm việc nhóm.

- HS nêu kết quả:

Biểu thức tính độ dài quãng đường ABCD là m + 6 + n

a) Với m = 4 km, n = 7 km, độ dài quãng đường ABCD là:

m + 6 + n = 4 + 6 + 7 = 17 (km)

b) Với m = 5 km, n = 9 km, độ dài quãng đường ABCD là:

m + 6 + n = 5 + 6 + 9 = 20 (km)

Đáp số: a) 17 km

b) 20 km

- HS làm bài vào vở.

- HS lắng nghe.

Bài 4.

- Học sinh hoạt động nhóm.

- HS nêu kết quả:

a) Với m = 0, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:

12 : (3 – 0) = 12 : 3 = 4

Với m = 1, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:

12 : (3 – 1 ) = 12 : 2 = 6

Với m = 2, giá trị biểu thức 12 : (3 – m) là:

12 : (3 – 2) = 12 : 1 = 12

b) Vì 4 < 6 < 12 nên trong ba giá trị tìm được ở câu a, với m = 2 thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh làm bài tập vận dụng:

Bài 1. Tính giá trị của biểu thức 3 × a + b nếu:

a) a = 8 và b = 15

b) a = 1 và b = 97

Bài 2. Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a và b cùng đơn vị đo).

Gọi S là diện tích của hình chữ nhật.

Công thức tính diện tích hình chữ nhật là:

S = a × b

Tính diện tích của hình chữ nhật nếu:

a) a = 5 cm và b = 7 cm

b) a = 8 dm và b = 12 dm

c) a = 6 cm và b = 7 dm

- GV tổng kết bài học.

- GV nhận xét, tuyên dương

- HS làm bài tập vận dụng vào vở.

- HS nêu kết quả:

Bài 1.

a) Nếu a = 8 và b = 15 thì biểu thức có giá trị là:

3 × a + b

= 3 × 8 + 15

= 39

b) Nếu a = 1 và b = 97 thì biểu thức có giá trị là:

3 × a + b

= 3 × 1 + 97

= 3 + 97

= 100

Bài 2:

a) Với a = 5 cm và b = 7 cm thì hình chữ nhật có diện tích là:

S = a × b

S = 5 × 7

S = 35 cm

b) Với a = 8 dm và b = 12 dm

S = a × b

S = 8 × 12

S = 96 dm

c) Với a = 6 cm và b = 7 dm

Đổi 7 dm = 70 cm

Hình chữ nhật có diện tích là:

S = a × b

S = 6 × 70

S = 420 dm

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Môn: Toán

Ngày dạy: .../.../...

Lớp: ....

TUẦN 2

CHỦ ĐỀ 1: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

BÀI 4. BIỂU THỨC CHỮ (TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập về tính giá trị biểu thức một chữ và hai chữ.

- Nhận biết biểu thức ba chữ, tính giá trị biểu thức ba chữ.

- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan đến biểu thức ba chữ.

- Thông qua các hoạt động giải các bài tập, bài toán thực tế.

- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm bài tập ra bảng con để khởi động tiết học:

+ Bài tập: Tính giá trị các biểu thức sau:

a) 237 – (66 + a) với a = 34

b) (a + b) × 3 với a = 15 và b = 60

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS làm bài tập ra bảng con.

- Kết quả dự kiến:

a) 237 – (66 + a)

= 237 – (66 + 34)

= 237 – 100

= 137

b) (a + b) × 3

= (15 + 60) × 3

= 75 × 3

= 225

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ HS nhận biết được biểu thức ba chữ, tính được giá trị của biểu thức ba chữ, giải các bài toán liên quan đến tính giá trị biểu thức ba chữ.

- Cách tiến hành:

Bài 1. (Làm việc cá nhân)

- GV nêu yêu cầu của bài và giới thiệu cho học sinh về biểu thức ba chữ.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- GV mời một số bạn nên kết quả và giải thích.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 2.

- GV cho HS trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Bài 1:

- HS làm việc cá nhân vào vở.

- HS nêu kết quả.

a) Chu vi tam giác là:

P = a + b + c = 62 + 75 + 81 = 218 (cm)

b) Chu vi tam giác là:

P = a + b + c = 50 + 61 + 72 = 183 (dm)

Đáp số: a) 218 cm; b) 183 dm

Bài 2:

- HS làm bài vào vở

- HS nêu kết quả

Với m = 9, n = 6, p = 4, ta có:

A. m – (n – p) = 9 – (6 – 4) = 9 – 2 = 7

B. m × (n – p) = 9 × (6 – 4) = 9 × 2 = 18

C. m × n – m × p = 9 × 6 – 9 × 4 = 54 – 36 = 18

D. m – n + p = 9 – 6 + 4 = 7

Vậy A = D; B = C

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Hái bưởi” SGK trang 18 để vận dụng bài học.

- GV nhận xét, rút kinh nghiệm.

- GV tổng kết bài học, yêu cầu HS về nhà ôn lại bài và đọc trước bài mới.

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Danh mục: Giáo án