Ngày dạy: …/…/…
Lớp: …
TUẦN 2
1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 3: ÔN TẬP PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA (TIẾT 2)I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Tính nhẩm, đặt tính rồi tính được các phép nhân, chia trong phạm vi 100 000.
- Thông qua hoạt động luyện tập thực hành, vận dụng giải bài toán thực tế.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp toán học
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Bác mặt nạ thông thái”. - Mục đích: + Giúp học sinh củng cố lại cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia, thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, khả năng diễn đạt thành thạo, tự tin. - Chuẩn bị: + Giáo viên chuẩn bị 4 biển hình mặt nạ, một bên có hình mặt cười, một bên có hình mặt mếu, 04 bảng con. + Chọn 03 đội chơi, mỗi đội khoảng 03 em. - Cách tổ chức: Chơi thi đua giữa các đội Giáo viên xuất hiện từng bảng con. Trên mỗi bảng con có ghi cách thực hiện một biểu thức: 3 000 + 160 × 2 = 3 160 × 2 = 6 320 3 000 + 160 × 2 = 3 000 + 320 = 3 320 2 882 – 1 500 : 2 = 2 882 – 750 = 2 132 2 882 – 1 500 : 2 = 1 382 : 2 = 691 Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con, các đội quan sát nội dung. Khi giáo viên có tín hiệu nếu đội nào thấy thực hiện đúng thừ giơ mặt cười, nếu sai thì giơ mặt mếu. Giáo viên có thể nêu câu hỏi chấp vấn thêm để các em nhớ lại thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức như vì sao đội em cho là đúng? Hoặc căn cứ vào đâu mà đội em cho là sai? Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ. Mỗi lần trả lời đúng, quay mặt nạ đúng thì được 10 điểm. Nếu quay mặt nạ đúng song chưa trả lời được câu hỏi phụ của giáo viên thì bị trừ đi 1 -2 điểm. Đội nào nhiều điểm đội đó sẽ thắng - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: - Mục tiêu: + Ôn tập, củng cố về các tính phép nhân, chia các số trong phạm vi 100 000 + Vận dụng vào giải bài toán thực tế. - Cách tiến hành: | |
Bài 7. (Làm việc cá nhân) - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK trang 14. - GV hướng dẫn HS thực hiện. - GV gọi một số bạn nêu kết quả. - GV yêu cầu HS trình bày bài vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 8: (Làm việc cá nhân) Số?- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to đề bài - GV giúp học sinh phân tích đề bài: + Muốn tìm xem: Với cùng diện tích đất canh tác thì trong nhà màng thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam dưa lưới em làm phép tính gì? + Số cần điền vào chỗ trống là số nào? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV Nhận xét, tuyên dương. Đất nước em: (Làm việc nhóm 2) - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích đề bài. - GV mời một số nhóm nêu kết quả và trình bày trên bảng. - Các nhóm khác quan sát bài bạn và nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá và yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương. | Bài 7: - HS phân tích đề bài. - HS lắng nghe. - HS nêu kết quả Ngày thứ Sáu, gia đình bạn Liên thu hoạch được số quả dưa lưới là: 6 × 6 = 36 (quả) Ngày thứ Bảy, gia đình bạn Liên thu hoạch được số quả dưa lưới là: 6 × 8 = 48 (quả) Ngày Chủ Nhật, gia đình bạn Liên thu hoạch được số quả dưa lưới là: 6 × 7 = 42 (quả) a) Trong ba ngày, ngày thứ Bảy gia đình bạn Liên thu hoạch được nhiều dưa lưới nhất. b) Trong cả ba ngày, gia đình bạn Liên thu hoạch được số quả dưa lưới là: 36 + 48 + 42 = 126 (quả) Đáp số: 126 quả dưa lưới - HS lắng nghe. Bài 2:- HS xung phong đọc đề bài. - HS phát biểu: Với cùng diện tích đất canh tác thì trong nhà màng thu hoạch được: 2 500 × 2 = 5 000 (kg) + Số cần điền vào chỗ chấm là: 5000 - HS làm bài vào vở - HS lắng nghe. Đất nước em - HS làm việc nhóm 2. - HS nêu kết quả: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: 630 Mỗi ngày gia đình đó thu hoạch được số ki – lô – gam dưa lưới là: 15 × 6 = 90 (kg) Trong 1 tuần gia đình đó thu hoạch được số ki – lô – gam dưa lưới là: 90 × 7 = 630 (kg) Đáp số: 630 kg |
3. Vận dụng - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng bằng Thử thách Quan sát các hình sau: Hình thứ sáu có bao nhiêu hình tròn - GV nhận xét, tuyên dương | - HS tham gia Thử thách - Kết quả dự kiến: Hình thứ nhất có: 1 hình tròn Hình thứ hai có: 4 hình tròn Hình thứ ba có: 9 hình tròn Hình thứ tư có: 16 hình tròn Số hình tròn ở hình thứ hai = 2 × 2 Số hình tròn ở hình thứ ba = 3 × 3 Số hình tròn ở hình thứ tư = 4 × 4 Như vậy: Số hình tròn ở hình thứ năm = 5 × 5 = 25 (hình tròn) Số tam giác ở hình thứ sáu = 6 × 6 = 36 (hình tròn) Vậy hình thứ sáu có 36 hình tròn. - HS lắng nghe. |
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Môn học: ToánNgày dạy: …/…/…
Lớp: …
TUẦN 2
1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 4: SỐ CHẴN, SỐ LẺ (TIẾT 1)I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được số chẵn, số lẻ.
- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan.
- Liên hệ thực tế: Sử dụng số chẵn, số lẻ trong đời sống hàng ngày.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học. - GV chiếu các câu hỏi trên slide. Bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ được trả lời. + Câu 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm để được ba số liên tiếp: 33 078, …, … + Câu 2: Tổng của 2 008 và 15 002 là bao nhiêu? + Câu 3: So sánh: 29 100 .... 26 100 + Câu 4: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 2, 4, 6, ..., 10, 12, ...., ...., ......, 20 - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi + Trả lời: Câu 1: Em điền được như sau: 33078, 33079, 33080. Câu 2: Tổng của 2 008 và 15 002 là 17 010. Câu 3: 29 100 > 26 100 Giải thích: Số 29 100 và 26 100 đều có 5 chữ số, đều có chữ số hàng chục nghìn bằng 2. Số 29 100 có chữ số hàng nghìn là 9 Số 26 100 có chữ số hàng nghìn là 6. Vì 9 > 6 nên 29 100 > 26 100 Câu 4. Em điền: 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20. Giải thích: Dãy số trên được viết theo quy luật: Đi từ trái sang phải, số đứng sau hơn số đứng trước hai đơn vị. - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nhận biết được số chẵn, số lẻ. - Cách tiến hành: | |
- GV yêu cầu HS quan sát vào hình ảnh SGK. - GV phân tích: + Hình ảnh có thầy giáo và các bạn học sinh, trong đó các bạn học sinh mang một chữ số từ 1 đến 11. + GV hỏi: Em hãy cho biết thầy giáo hỏi gì? + GV hỏi: Vậy bạn nào có thể bước lên 1 bước? - GV nêu: + Các số chẵn: 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; ... + Các số lẻ: 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; ... - GV kết luận: Vậy các bạn có thể bước lên 1 bước là các bạn mang số lẻ, đó là: 1; 3; 5; 7; 9; 11 - GV hỏi: Vậy dấu hiệu nào để em có thể nhận biết số chẵn hoặc số lẻ. - GV yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về số chẵn, số lẻ - GV kết luận, nhận xét, tuyên dương, và chuyển sang hoạt động tiếp theo. | - HS quan sát hình ảnh. - HS trả lời: Thầy giáo hỏi: Các bạn mang số lẻ bước lên 1 bước! - Một số HS có thể trả lời được: Các bạn có thể bước lên 1 bước là: 1, 3, 5, 7, 9, 11. - HS đọc SGK và trả lời: + Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 là số chẵn. + Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 là số lẻ. - HS trả lời: + Số chẵn có 4 chữ số: 1 876; 3 488; 6 092; 3 944. + Số lẻ có 4 chữ số: 1 985; 3 457; 8 341; 5 095. - HS lắng nghe |
3. Thực hành - Mục tiêu: - Thực hành nhận biết được số chẵn, số lẻ. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề. - Cách tiến hành: | |
Thực hành 1. (Hoạt động cá nhân) Tìm các số chẵn, số lẻ rồi nói theo mẫu. 154; 26; 447; 1 358; 69; 500; 86 053. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV gọi 1 số HS trả lời, Các HS khác quan sát, nhận xét và đối chiếu bài làm của mình. - GV nhận xét, tuyên dương. Thực hành 2. (Hoạt động nhóm 2) a) Viết ba số chẵn, ba số lẻ. b) Dùng cả bốn thẻ số sau ghép thành số lẻ lớn nhất. - GV yêu cầu học sinh thực hiện nhóm 2 - GV mời một bạn đại diện một nhóm báo cáo kết quả. - GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, đối chiếu với bài của mình và nhận xét bài bạn. - GV nhận xét, tuyên dương. | Thực hành 1. - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả: Số 154 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 4. Số 26 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 6. Số 447 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 7. Số 1 358 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 8. Số 69 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 9. Số 500 là số chẵn vì có chữ số tận cùng là 0. Số 86 053 là số lẻ vì có chữ số tận cùng là 3. Thực hành 2. - HS hoạt động nhóm 2. - HS nêu kết quả: a) Số chẵn: 10, 106, 204 Số lẻ: 11, 35, 79 b) Từ 4 thẻ số 2; 7; 5; 8 ta ghép được thành số lẻ lớn nhất là: 8 527 |
4. Luyện tập - Mục tiêu: - Nhận biết được số chẵn, số lẻ. - Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan. - Liên hệ thực tế: Sử dụng số chẵn, số lẻ trong đời sống hàng ngày. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề. - Cách tiến hành: | |
Bài 1. (Làm việc nhóm 4) Quan sát bảng các số từ 1 đến 100 a) Mỗi số bị che là số chẵn hay số lẻ? b) Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số lẻ, bao nhiêu số chẵn? - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm 4. - GV yêu cầu đại diện một số nhóm báo cáo kết quả, GV yêu cầu HS giải thích chi tiết vì sao chọn số đó. - GV yêu cầu HS trình bày bài vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương. | - HS làm việc nhóm 4. - HS nêu kết qủa: a) - Các số bị che lần lượt là: + Ở hàng thứ nhất: 6; 7 + Ở hàng thứ bảy: 61; 62; 63; 64; 65 + Ở hàng thứ 10 (hàng cuối cùng): 98; 99 - Số chẵn: 6; 62; 64; 98 - Số lẻ: 7; 61; 63; 65; 99 b) Từ 1 đến 100 có 50 số lẻ và 50 số chẵn. Giải thíchQuan sát bảng: Ta xét các cột từ trái sang phải, có 5 cột số lẻ xen kẽ 5 cột số chẵn, mỗi cột có 10 số. Vậy có tất cả: 10 × 5 = 50 (số lẻ) 10 × 5 = 50 (số chẵn) - HS lắng nghe. |
5. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức trò chơi “Đến số chẵn lẻ” + GV chọn 1 bạn trong lớp làm quản trò, 2 bạn làm trọng tài. + Hô số bất kỳ: Quản trò sẽ hô bất cứ số nào trong dãy số tự nhiên. + Vỗ tay hoặc in lặng: Nếu đó là số lẻ thì người chơi vỗ tay 1 cái, còn số chẵn thì người chơi im lặng (không vỗ tay). + Trọng tài quan sát xem bạn nào làm không đúng theo lời nói là vi phạm luật chơi sẽ bị phạt nhảy lò cò. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV yêu cầu HS về nhà ôn lại bài và đọc trước bài mới. | - HS tham gia chơi để vận dụng kiến thức đã học. - HS lắng nghe |
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Môn học: ToánNgày dạy: …/…/…
Lớp: …
TUẦN 2
1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 4: SỐ CHẴN, SỐ LẺ (TIẾT 2)I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được số chẵn, số lẻ.
- Nêu được các số chẵn (số lẻ) liên tiếp nhau.
- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan.
- Liên hệ thực tế: Sử dụng số chẵn, số lẻ trong đời sống hàng ngày.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Chẵn lẻ” - Cách chơi: + Quản trò cho cả lớp đếm số từ 1 đến hết. + Khi quản trò hô chẵn thì người số chẵn ngồi xuống sau đó đứng lên ngay, tương tự cho người số lẻ. Khi hô tổng thì tất cả mọi người cùng làm. + GV sẽ quan sát xem bạn nào thực hiện sai sẽ bị phạt hát hoặc múa một bài. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS tham gia trò chơi để khởi động tiết học. - HS lắng nghe. |
2. Luyện tập - Mục tiêu: - Nhận biết được số chẵn, số lẻ. - Nêu được các số chẵn (số lẻ) liên tiếp nhau. - Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan. - Liên hệ thực tế: Sử dụng số chẵn, số lẻ trong đời sống hàng ngày. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề. - Cách tiến hành: | |
Bài 2. (Hoạt động cá nhân) - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV gọi 1 HS trả lời, Các HS khác quan sát, nhận xét và đối chiếu bài làm của mình. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3. (Hoạt động nhóm 2)Tìm các số chia hết cho 2 trong các số sau: 71; 106; 8; 32; 4 085; 98 130; 619; 2 734 - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm 2. - GV gợi ý: Các số chẵn đều chia hết cho 2. - GV mời một bạn đại diện một nhóm lên bảng điền. - GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, đối chiếu với bài của mình và nhận xét bài bạn. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. (Hoạt động cá nhân) Số?- GV yêu cầu HS nêu đề bài. Mỗi nhóm bạn được chia đều thành hai đội. Số bạn của nhóm đó là số chẵn hay số lẻ? Tại sao? - GV gọi một số bạn nêu ý kiến, giải thích ý kiến. - GV kết luận. - GV yêu cầu HS trình bày bài vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương. | Bài 2. - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả: a) Các phép chia hết 10 : 2 = 5 22 : 2 = 11 14 : 2 = 7 36 : 2 = 18 58 : 2 = 29 Các phép chia có dư 11 : 2 = 5 (dư 1) 13 : 2 = 6 (dư 1) 25 : 2 = 12 (dư 1) 17 : 2 = 8 (dư 1) 29 : 2 = 14 (dư 1) 25 : 2 = 12 (dư 1) b) Các số chia hết cho 2 có tận cùng là các chữ số: 0; 2; 4; 6; 8 Các số không chia hết cho 2 có tận cùng là các chữ số: 1; 3; 5; 7; 9 - HS lắng nghe. Bài 3.Các số chia hết cho 2 trong các số trên là: 106; 8; 32; 98 130; 2 734 (vì các số này có chữ số tận cùng là 6; 8; 2; 0; 4 nên chia hết cho 2) Bài 4.- HS xung phong đọc đề bài. - HS nêu kết quả: Số bạn của nhóm đó là số chẵn vì một số chia hết cho 2 luôn là số chẵn |
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV yêu cầu HS tham gia hoạt động vận dụng: - Vận dụng 1: Vui học Số? Người ta đánh số nhà ở đường phố như sau: một bên là số chẵn, một bên là số lẻ. Từ đầu đường đến cuối đường, các số nhà được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. - Vận dụng 2: Hoạt động thực tế Nếu có dịp, em hãy quan sát các biển số nhà trên đường phố. Từ đầu đường đến cuối đường, các số nhà mang số chẵn ở bên phải hay ở bên trái em? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV yêu cầu HS về nhà ôn lại bài và đọc trước bài mới. | - Vận dụng 1: + HS điền: - Vận dụng 2: Từ đầu đường đến cuối đường, các số nhà mang số chẵn ở bên phải em. |
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Môn học: ToánNgày dạy: …/…/…
Lớp: …
TUẦN 2
1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 5: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Ôn tập về số và phép tính: Viết số thành tổng theo cấu tạo của số.
- So sánh giá trị của các biểu thức.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.
- Ôn tập về số chẵn, số lẻ.
- Liên hệ thực tế: Sử dụng tiền Việt nam trong việc mua và bán.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức cho cả lớp hát một bài. - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới | - HS hát. - HS lắng nghe. |
2. Luyện tập - Mục tiêu: - Nhận biết được số chẵn, số lẻ. - Nêu được các số chẵn (số lẻ) liên tiếp nhau. - Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan. - Liên hệ thực tế: Sử dụng số chẵn, số lẻ trong đời sống hàng ngày. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề. - Cách tiến hành: | |
Bài 1. (Hoạt động cá nhân) - GV yêu cầu HS đọc đề bài. Câu nào đúng, câu nào sai? a) 60 752 = 60 000 + 700 + 50 + 2 b) Số liền sau của một số là số lớn hơn số đó 1 đơn vị. c) Một số khi cộng với 0 thì bằng chính số đó. d) Một số khi nhân với 0 thì bằng chính số đó. e) Chỉ có các số 0; 2; 4; 6; 8 là số chẵn. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV gọi 1 HS trả lời, Các HS khác quan sát, nhận xét và đối chiếu bài làm của mình. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2. (Hoạt động nhóm 2)Đã tô màu số con vật của những hình nào? - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm 2. - GV mời một bạn đại diện một nhóm trả lời. - GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, đối chiếu với bài của mình và nhận xét bài bạn. - GV hướng dẫn HS giải thích kết quả. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3. (Hoạt động cá nhân) Đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính vảo vở. - GV gọi một số bạn lên bảng trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương. Vui học - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS tìm số ngôi sao sau khi Thu và Thảo cho Thành. a) Sau khi Thu và Thảo cho Thành thì số ngôi sao của ba bạn bằng nhau. Tức là có tất cả 405 ngôi sao chia đều cho ba bạn. Mỗi bạn có số ngôi sao là: 405 : 3 = 135 ngôi sao - GV hướng dẫn HS tìm số ngôi sao của ba bạn lúc đầu. - GV yêu cầu HS trình bày vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4. (Hoạt động cá nhân)- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS làm bài vảo vở. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 5. (Làm việc nhóm 2)- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu a. - GV gợi ý HS sử dụng bảng chia 9 để trả lời câu a. - GV hướng dẫn HS suy nghĩ và trả lời câu b. - GV gợi ý HS sử dụng bảng chia 3 để trả lời câu a. - GV yêu cầu HS nêu kết quả. - GV yêu cầu HS trình bày bài vào vở. - GV nhận xét, đánh giá. | Bài 1. - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả: a) Đúng. Số 60 752 gồm 6 chục nghìn, 7 trăm, 5 chục và 2 đơn vị. b) Đúng. c) Đúng. Ví dụ: 23 + 0 = 23 d) Sai. Bất kì số nào khi nhân với 0 đều bằng 0 Ví dụ: 2 384 × 0 = 0 e) Sai. Các số có tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 là số chẵn. Ví dụ: 2 432; 87 204; 66; 790; ... - HS lắng nghe. Bài 2.- HS làm việc nhóm 2. - HS nêu kết quả: Đã tô màu số con vật ở Hình A và Hình B. Giải thích:+ Hình A số con ong được chia thành 4 hàng, mỗi hàng đều có 5 con ong. Đã tô màu 2 hàng. Vậy Hình A đã tô màu số con ong. + Hình B số con cánh cam được chia thành 4 cột, mỗi cột đều có 3 con cánh cam. Đã tô màu 2 cột. Vậy Hình B đã tô màu số con cánh cam. + Hình C số con bướm được chia thành 5 cột, mỗi cột đều có 4 con bướm. Đã tô màu 3 cột. Vậy Hình C không tô màu số con bướm. Bài 3.- HS làm bài vào vở. - HS xung phong lên bảng trình bày. - HS trình bày kết quả:
Vui học Em điền: a) Sau khi Thu và Thảo cho Thành, mỗi bạn có 135 ngôi sao. b) Lúc đầu: Thu xếp được 150 ngôi sao. Thảo xếp được 145 ngôi sao. Thành xếp được 110 ngôi sao. Giải thích:a) Sau khi Thu và Thảo cho Thành thì số ngôi sao của ba bạn bằng nhau. Tức là có tất cả 405 ngôi sao chia đều cho ba bạn. Mỗi bạn có số ngôi sao là: 405 : 3 = 135 ngôi sao b) Lúc đầu Thu xếp được số ngôi sao là: 135 + 15 = 150 ngôi sao. Lúc đầu Thảo xếp được số ngôi sao là: 135 + 10 = 145 ngôi sao. Lúc đầu Thành xếp được số ngôi sao là: 135 – 15 – 10 = 110 ngôi sao. Bài 4.- HS làm việc cá nhân. - HS nêu kết quả: Bài giải Tổng số tiền của Hà và Huế là: 24 000 + 48 000 = 72 000 (đồng) Minh mang theo số tiền là: 72 000 : 2 = 36 000 (đồng) Đáp số: 36 000 đồng Bài 5.- HS hoạt động nhóm 2. - HS nêu kết quả: a) Dựa vào bảng nhân 9 ta thấy: Trong các số từ 1 đến 90, có 10 số chia hết cho 9 gồm các số: {9; 18; 27; 36; 45; 54; 63; 72; 81; 90} b) Số cần tìm là: 36; 45. Chia đều 36 tờ giấy màu cho 9 nhóm, mỗi nhóm được số tờ giấy màu là: 36 : 9 = 4 (tờ giấy màu) Chia đều 45 quyển vở cho 9 nhóm, mỗi nhóm được số tờ giấy màu là: 45 : 9 = 5 (quyển vở) |
3. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV yêu cầu HS tham gia “Thử thách” Có ba bạn dự định góp tiền mua chung một hộp đồ chơi. Các bạn phải chọn hộp nào để mỗi bạn sẽ góp một số tiền như nhau và nhận được số lượng đồ chơi như nhau? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV yêu cầu HS về nhà ôn lại bài và đọc trước bài mới. | - HS tham gia thử thách Hộp đồ chơi các bạn chọn phải có số lượng đồ chơi và số tiền đều là các số chia hết cho 3. Trong 4 hộp ta thấy có hộp màu xanh lá (18 cái) và hộp màu tím (12 cái) chứa số lượng đồ chơi là số chia hết cho 3. Hộp màu xanh lá có giá 48 000 đồng/hộp là số chia hết cho 3. Hộp màu tím có giá 34 000 đồng/hộp là số không chia hết cho 3. Vậy các bạn phải chọn hộp màu xanh lá để mỗi bạn sẽ góp một số tiền như nhau và nhận được số lượng đồ chơi như nhau. Hộp xanh lá cây có 18 cái, mỗi bạn sẽ nhận được: 18 : 3 = 6 (cái) Số tiền mỗi bạn cần góp là: 48 000 : 3 = 16 000 (đồng) |
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Môn học: ToánNgày dạy: …/…/…
Lớp: …
TUẦN 2
1. ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
BÀI 6. BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊI. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
- Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. + Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức hát tập thể để khởi động bài học. - GV dẫn dắt vào bài mới. | - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe. |
2. Khám phá: - Mục tiêu: + Nhận biết được bài toán liên quan đến rút về đơn vị. + Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Cách tiến hành: | |
- GV yêu cầu HS quan sát vào hình ảnh SGK và đọc đoạn hội thoại. - GV phân tích đoạn hội thoại. - GV gọi HS đọc bài toán. - GV hỏi: + Bài toán hỏi gì? + Muốn tính số sách mỗi bạn được thưởng ta làm như thế nào? - GV giới thiệu: Để tìm số sách mỗi bạn được thưởng chúng ta thực hiện phép tính chia. Bước này gọi là rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau. - GV kết luận, nhận xét, tuyên dương, và chuyển sang hoạt động tiếp theo. | - HS quan sát hình ảnh và đọc cuộc hổi thoại giữa cô giáo và các bạn học sinh. - HS trả lời. - HS lắng nghe. |
3. Thực hành - Mục tiêu: - Vận dụng giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề. - Cách tiến hành: | |
Thực hành 1. (Hoạt động cá nhân) Số? a) - GV hướng dẫn HS giải bài toán theo tóm tắt: + Muốn tìm số cái bút trong một hộp em làm như thế nào? + Muốn tìm số cái bút trong 3 hộp em làm như thế nào? + Em điền số nào? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. b) - GV hướng dẫn HS giải bài toán theo tóm tắt: + Muốn tìm số cái thước trong 1 hộp em làm như thế nào? + Muốn tìm số cái thước trong 7 hộp em làm như thế nào? + Em điền số nào? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương. Thực hành 2. (Hoạt động nhóm 3) Nói theo mẫu. Mẫu: Cô Thu xếp đều 36 cái bánh vào 9 hộp. Hỏi 7 hộp như thế có bao nhiêu cái bánh? a) Bà Tám nhốt đều 24 con thỏ vào 8 chuồng. Hỏi 6 chuồng như thế có bao nhiêu con thỏ? b) Muốn có 6 can đầy như nhau cần 90l nước. Để có 9 can đầy như thế cần bao nhiêu lít nước? - GV yêu cầu học sinh thực hiện nhóm 3. - GV mời một số nhóm lên nói theo mẫu. - GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, đối chiếu với bài của mình và nhận xét bài bạn. - GV nhận xét, tuyên dương. | Thực hành 1. - HS làm bài vào vở. - HS nêu kết quả: a) Mỗi hộp có số cái bút là: 24 : 6 = 4 (cái bút) 3 hộp có số cái bút là: 4 × 3 = 12 (cái bút) Em điền: a) 6 hộp: 24 cái bút 1 hộp: 4 cái bút 3 hộp: 12 cái bút b) Mỗi hộp có số cái thước là: 30 : 5 = 6 (cái thước) 7 hộp có số cái thước là: 6 × 7 = 42 (cái thước) Em điền: b) 5 hộp: 30 cái thước 1 hộp: 6 cái thước 7 hộp: 42 cái thước. Thực hành 2. a) Bà Tám nhốt đều 24 con thỏ vào 8 chuồng. Hỏi 6 chuồng như thế có bao nhiêu con thỏ? Bạn A: Tìm số thỏ trong 1 chuồng. Bạn B: Sau đó, tìm số thỏ trong 6 chuồng. Bạn C: 1 chuồng có 3 con thỏ. 6 chuồng có 18 con thỏ. b) Muốn có 6 can đầy như nhau cần 90l nước. Để có 9 can đầy như thế cần bao nhiêu lít nước? Bạn A: Tìm số lít nước trong 1 can. Bạn B: Tìm số lít nước trong 9 can. Ban C: 1 can chứa 15 lít nước. 9 can chứa 135 lít nước. |
4. Luyện tập - Mục tiêu: + Nhận biết được bài toán liên quan đến rút về đơn vị. + Vận dụng giải được các bài tập, bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. + Phát triển năng lực lập luận, tư duy toán học và năng lực giao tiếp giải quyết vấn đề. - Cách tiến hành: | |
Bài 1. (Làm việc cá nhân) Có 35 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 4 bao gạo như thế có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? - GV gọi 1 HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS phân tích đề bài. - GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tính 4 bao gạo như thế có bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta phải làm gì trước? - GV yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán vào vở. - GV mời một số bạn lên bảng trình bày. - Gv hỏi thêm: Trong hai bước em đã thực hiên, bước nào là bước rút về đơn vị? - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2 (Làm việc cá nhân)- GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV mời một số bạn nêu kết quả. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3. (Làm việc nhóm 2)- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2. - GV hướng dẫn HS phân tích đề bài. - GV hỏi: Muốn tìm xem 3 vỉ trứng có giá bao nhiêu tiền em phải làm bước nào trước? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở. - GV yêu cầu HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, tuyên dương. | Bài 1.
- HS xung phong đọc đề bài - HS nêu: + Bài toán cho biết: 35 kg gạo đựng đều trong 7 bao. + Bài toán hỏi: 4 bao gạo như thế có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? + Muốn tính 4 bao gạo như thế có bao nhiêu ki-lô-gam gạo ta phải tính xem 1 bao gạo như thế có bao nhiêu ki-lô-gam gạo? - HS tóm tắt và giải bài toán: Tóm tắt 7 bao: 35 kg gạo 1 bao: ..?.. kg gạo 4 bao: ..?.. kg gạo Bài giải: Mỗi bao có số ki-lô-gam gạo là: 35 : 7 = 5 (kg) 4 bao như thế có số ki-lô-gam gạo là: 5 × 4 = 20 (kg) Đáp số: 20 kg - HS lắng nghe. Bài 2.- HS đọc đề bài. - HS nêu kết quả: Tóm tắt 4 căn phòng: 2 400 viên gạch 1 căn phòng: ..?.. viên gạch 6 căn phòng: ..?.. viên gạch Bài giải: Để lát nền 1 căn phòng cần dùng số viên gạch loại đó là: 2 400 : 4 = 600 (viên gạch) Để lát nền 6 căn phòng như thế cần số viên gạch loại đó là: 600 × 6 = 3 600 (viên gạch) Đáp số: 3 600 viên gạch Bài 3.- HS hoạt động nhóm 2. - HS trả lời: Muốn tìm xem 3 vỉ trứng có giá bao nhiêu tiền em phải tìm xem một vỉ trứng có giá bao nhiêu tiền trước. - HS nêu kết quả: Bài giải Giá tiền mỗi vỉ trứng là: 60 000 : 2 = 30 000 (đồng) Giá tiền 3 vỉ trứng là: 30 000 × 3 = 90 000 (đồng) Đáp số: 90 000 đồng |
4. Vận dụng: - Mục tiêu: + Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung. + Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. + Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học. - Cách tiến hành: | |
- GV tổ chức vận dụng bằng bài toán + GV đưa ra tóm tắt bài toán, yêu cầu HS làm việc cá nhân và nêu bài giải 7 người: 56 sản phẩm 22 người: ... sản phẩm - GV nhận xét, tuyên dương. - GV nhắc nhở HS về nhà ôn lại bài và đọc trước bài mới. | - HS nêu bài giải Bài giải 1 người làm được số sản phẩm là: 56 : 7 = 8 (sản phẩm) 22 người làm được số sản phẩm là: 8 × 22 = 176 (sản phẩm) Đáp số: 176 sản phẩm - HS lắng nghe |
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................