hãy viết một bài văn thuyết minh nhanh minh cần gấp dc chép trên mạng

2 câu trả lời

Gửi bạn tham khảo 

         Trong quãng thời gian chúng ta còn đi học, có nhiều đồ vật thân thuộc như chiếc cặp sách, cây bút chì, cái thước kẻ, máy tính cầm tay…không thể thiếu cây bút bi.Bút bi là một vật dụng khá phổ biến và quen thuộc với học sinh. Nó giúp tạo nên nét chữ đẹp. Vì vậy, thời học sinh cây bút bi như một người bạn đồng hành.

       Mặc dù cây bút bi rất quen thuộc với mọi người nhưng không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của nó. Năm 1888, một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud xin được cấp bằng sáng chế bút bi nhưng không được khai thác thương mại do còn nhiều hạn chế như mực lâu khô, dễ bị lem. Nhưng phải năm 1930, một biên tập viên người Hung-ga-ry tên là László Bíró, cùng với người anh trai là một nhà hoá học tên George đã tạo ra cây bút bi hoạt động dựa trên nguyên lí chuyển động lăn của viên bi với nhiều ưu điểm: mực khô nhanh, nhỏ gọn, tiện dụng, phù hợp nhiều đối tượng sử dụng. Ngày 15/6/1938, László Bíró nhận bằng sáng chế tại Anh. Sau đó, 10/6/1944, George nhận bằng sáng chế tại Argentina.

       Trên thị trường hiện nay, có nhiều chủng loại bút bi với giá cả rất phong phú.Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại này gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này. Giá cả của bút bi phụ thuộc vào chất liệu và chất lượng cảu sản phẩm. Đối với bút bi dùng 1 lần, giá cả rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt với học sinh. Khoảng từ 3000 đồng đến 10.000 đồng có thể sở hữu 1 cây bút.Đối với loại nạp mực, giá thành cao hơn, khoảng từ vài chục đến vài trăm, thậm chí vài triệu 1 cây tuỳ theo chất liệu bút. Loại này phù hợp những doanh nhân, những người giàu có.Thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều thương hiệu bút bi. Tuy nhiên phổ biến có thể kể đến là nhãn hiệu Thiên Long, Hồng Hà, Bến Nghé….

        Cấu tạo của cây bút bi khá đơn giản, bút bi được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính gồm vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút  thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại nhẹ. Có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc tuỳ theo bản vẽ thiết kế mẫu và dụng ý của nhà sản xuất. Vỏ hình trụ tròn, dài. Chiều dài: Khoảng 12 đến 15 cm.Công dụng: Bộ phận này dùng để chứa và bảo vệ các bộ phận bên trong: ruột bút, lò xo. Đồng thời để tạo vẻ thẩm mĩ cho cây bút.Trên vỏ bút có bổ sung bộ phận gài bút, logo nhà sản xuất, mã vạch,…Tiếp theo là ruột bút ( còn gọi là ống mực) được làm bằng nhựa dẻo hoặc kim loại. Kiểu dáng hình trụ tròn, dài. Chiều dài khoảng 8 đến 10cm. Công dụng dùng để chứa mực nên còn gọi là ống mực. Gắn với ống mực là ngòi bút được làm bằng kim loại không rỉ, một đầu có lỗ tròn. Ở đầu lỗ có gắn một viên bi sắt mạ crôm hoặc niken, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,38 đến 0,7mm. Viên bi nhỏ có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều. Đầu còn lại của ống mực, sau khi đổ lượng mực vừa đủ, người ta thêm vào đó một chất có màu vàng trong suốt để ngăn không cho mực trào ra. Ngoài ra để bút bi hoạt động trơn tru nhà phát minh còn sáng chế bộ phận điều chỉnh bút hoặc nắp bút: gồm một đầu bấm ở cuối thân bút (đối vơi loại bút bấm). Bộ phận này kết hợp với lò xo (được làm bằng kim loại theo hình xoắn ốc) để điều chỉnh ngòi bút. Khi muốn sử dụng, ta chỉ cần bấm nhẹ đầu bấm ngòi bút sẽ lộ ra; khi không sử dụng, bấm đầu bấm cho ngòi bút thụt vào. Nắp bút (đối với loại bút dùng nắp đậy): Khi cần sử dụng hay không ta chỉ cần mở hoặc đậy nắp là được.

    Vậy cây bút bi có những công dụng gì? Trước hết, nó dùng để viết, vẽ, có thể nói từ cây bút rất giản dị mà đã truyền tải bao ý tưởng sáng tạo của con người. Với HS cây bút bi tạo nên những bài văn hay, ghi lại những ý tưởng sáng tạo khi giải các bài toán …..Làm quà tặng ý nghĩa trong dịp sinh nhật, lễ, kỷ niệm.

          Để chiếc bút bi có độ bền và chất lượng tốt chúng ta phải biết cách sử dụng và bảo quản.  Khi có nhu cầu, người sử dụng chỉ cần mở nắp bút (hoặc bấm bút, xoay bút, trượt bút), đặt nghiêng 45 độ trên mặt giấy và nhẹ nhàng viết chữ. Khi viết xong, cần cẩn thận đậy nắp bút hoặc bấm, xoay bút để ngòi bút thụt vào trong.Tránh va đập với vật cứng hoặc làm rơi theo phương thẳng đứng (90 độ) sẽ làm vỡ bi hoặc tắc mực.Tránh để nơi có độ ẩm cao hoặc nóng quá. Cần sử dụng thường xuyên tránh việc không sử dụng trong một thời gian dài, dễ dẫn đến hiện tượng tắc mực. Chẳng may bút bị tắc mực, chỉ cần vảy mạnh vài cái hoặc ngâm trong nước ấm vài phút có thể sử dụng lại được.

     Bút bi là 1 vật dụng vô cùng hữu ích và rất tiện lợi, dặc biệt là đối với các bạn học sinh. Bởi vì nó không chỉ tiện lợi mà còn mang lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Bút bi luôn gắn bó với tất cả mọi người và có nhiều kỉ niệm đẹp đối với học sinh trong thời đi học.

THUYẾT MINH VỀ 1 ĐỒ DÙNG HỌC TẬP : CÂY BÚT BI

CÁI NÀY MIK TỰ LÀM ĐỂ ĐI THI VÀ LƯU LẠI NHÁ. KO COP MẠNG ĐÂU

#danquyennguyen2109#

 

 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang.

Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước:

- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước.

Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm:

- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt.

Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại!

- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó.

Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong.

- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa?

Ngựa dừng lại ngạc nhiên:

- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế!

- Nếu vậy, ai đi thế cho ta?

- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng…

- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ.

- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó.

- Ta phải ngồi vào chỗ đó.

Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt.

Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu:

- Ôi! Chậm lại! Chậm lại!

Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất.

Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Ràu đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh!

Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật.

Viết bài văn cảm nhân về chú rùa ....

Ai dúp với

7 lượt xem
1 đáp án
13 giờ trước