• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Câu 1. (4.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Chao ôi! Cái huyền diệu của lẽ hóa sinh: Nơi đâu có ánh sáng mặt trời, là sự sống sinh sôi, nảy nở. Bàn tay tạo hóa vô hình mà kì diệu lắm thay! Tôi thoáng nghe trong gió, tiếng ri rỉ của một chú dế đực, trang điểm vân nâu trên đôi cánh mỏng, buồn bã, lang thang […] nhập cuộc cùng chị giun rừng, già lão xồ xề, to bằng ngón chân cái, một bên đầu ướt nhẵn thín, bên này râu dài mẫn cảm, mơn man động viên nhau, rồi cao hứng, cùng cất tiếng gáy ro ro, sau đó cả hai, chui vào đám lá mục lấp lánh ánh sáng lân tinh, từ những mùa trước, đã thum thủm lên men nồng nàn như mùi chuối tiêu chín nẫu. Bỗng một đám mây đen sà đến, nhuộm tím cái thung lũng đầy nắng vàng kia. Và rồi, tất cả sự tình dưới đó bị dập vùi trong cái hoang vắng, thô kệch của mọi sắc màu, kết đặc lại trong cái nền thẫm xanh, đen kịt, u tối, nơi ngự trị những ngọn gió ngàn, cố hữu, đang ra sức cựa quậy, cố nhấc mình lên mà không nổi, đành phải chết đi thành ma quỷ muôn năm dưới đó. (Trích Rừng Cúc Phương - một lần chúng tôi đến – T.N.C)1 a. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn. b. Theo nhân vật tôi thì Cái huyền diệu của lẽ hóa sinh được thể hiện qua những đối tượng cụ thể nào? c. Tìm trong đoạn văn 01 thán từ và 01 tình thái từ. d. Xác định một biện pháp tu từ chủ yếu trong đoạn trích và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

1 đáp án
3 lượt xem
2 đáp án
2 lượt xem

Tóm tắt đoạn văn sau: Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", điệp từ “không’’ nói lên sự thiếu thốn những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

2 đáp án
3 lượt xem