• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

I.ĐỌC HIỂU “Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở? […] Tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta thấy như tự bắc được một cái cầu giữa tâm hồn ta và tâm hồn các danh nhân trong muôn thuở. Chắc bạn còn nhớ lời của Von – te: Người siêng học lần lần tự khoác cho mình một cái tôn vọng mà chức tước, của cải đều không cho được”. […] Thiêng liêng thay sự tự học! Mỗi lần vào một thư viện công cộng, tôi đều có cảm giác rờn rợn mà lâng lâng như vào một tòa đền […]. Ở đây không có hương, không có trầm nhưng có hàng chục, hàng trăm người đang tụng niệm, vì đọc sách có khác chi tụng kinh và sách vở nào đứng đắn mà chẳng là một cuốn kinh?” (Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 2003 – Trích theo Ngữ Văn 11 – Tập một – NXB GD 2009, tr 212) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2: Hãy giải thích cụm từ “thú vui rất thanh nhã” mà người viết sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 3: Xác định các biện pháp tu từ và hiệu quả của nó trong câu văn sau: “Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.” Câu 4 EMcó đồng tình với ý kiến của Nguyễn Hiến Lê: “sách nào đứng đắn mà chằng là một cuốn kinh?”. Vì sao?

2 đáp án
15 lượt xem
1 đáp án
6 lượt xem

Phần 1: Đọc - hiểu (5,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2,.....“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2013 Câu 1: Xác định tác giả, phương thức biểu đạt chính, ngôi kể, người kể chuyện trong đoạn trích trên? Câu 2: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu trả lời của bạn Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên. Câu trả lời của bạn Câu 4: Em hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 200 chữ) bàn về lòng tự trọng của con người. (Rép nhanh ạ)

2 đáp án
6 lượt xem

Giúp mình với ạ, mong mn rep nhanh * Phần 1: Đọc - hiểu (5,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2,.....“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1, Nxb Giáo dục, 2013) Câu 1: Xác định tác giả, phương thức biểu đạt chính, ngôi kể, người kể chuyện trong đoạn trích trên? (1 đ) * Câu 2: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên. (1 đ) * Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên. (1 đ) *

1 đáp án
6 lượt xem
2 đáp án
8 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem
1 đáp án
8 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem

Đọc đoạn văn sau: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng việc đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ, thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu. (Chu Quang Tiểm, Bàn về đọc sách) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? Nội dung chính của đoạn trích? Câu 2: Từ học vấn trong đoạn văn trên được dùng với nghĩa nào? Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn văn trên và chỉ ra đó là gì? Câu 3: Em có đồng ý với quan niệm của tác giả: Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại hay không? Vì sao? Câu 4: Theo anh/chị tại sao tác giả cho rằng: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại” Giúp em vs mn ơi!!! Hứa vote 5*

2 đáp án
7 lượt xem