Phần I (3 điểm). Mở đầu bài thơ “Ông đồ”, nhà thơ Vũ Đình Liên có viết: Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già Ở khổ thơ cuối tác giả lại viết: Năm nay đào lại nở/ Không thấy ông đồ xưa. Câu 1 (1 điểm). Cách viết đó tạo nên kiểu kết cấu nào? Có tác dụng gì?

2 câu trả lời

Cách viết đó tạo nên kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng, tương phản.

Có tác dụng thể hiện Việc lấy lại hình ảnh đã xuất hiện ở đầu bài thơ trong hai khổ thơ cuối nhằm khẳng định tâm trạng hụt hẫng, nuối tiếc của tác giả.

@namkhang08

`-` Cách viết đó tạo nên kiểu kết cấu câu nghi vấn.

`-` Cách viết đó tạo nên kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng, tương phản.

`-` Mục đích nói của câu đó là bộc lộ cảm xúc.

`→` Tác dụng:

`-` Nếu hình ảnh ông đồ và hoa đào cùng xuất hiện ở khổ thơ đầu thì đến khổ thơ cuối của bài thơ hoa đào vẫn xuất hiện theo quy luật (Năm nay đào lại nở) còn ông đồ đã hoàn toàn vắng bóng (Không thấy ông đồ xưa). Đằng sau hai câu thơ là nỗi niềm bâng khuâng, tiếc nuối của nhà thơ.

`=>` Khổ thơ kết đọng cảm xúc của toàn bài – nỗi thương cảm hoài niệm, nuối tiếc cảnh cũ người xưa, là lòng thương người và tình hoài cổ (Hoài Thanh) của thi nhân đối với thế hệ những nhà nho và với những nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của dân tộc.

`#``zvyhoang2k5`