Lập dàn bài thuyết minh về cách làm, cách chơi một đồ chơi, một trò chơi quen thuộc. Y/c: Trình bày mạch lạc

1 câu trả lời

Chào em, em tham khảo gợi ý:

1/ Mở bài: 

- Ngày nay khi cuộc sống ngày càng phát triển thì đã có biết bao nhiêu trò chơi mới ra đời để phục vụ nhu cầu giải trí của con người, đặc biệt là trẻ em.

- Nhưng khi rời thành phố ồn ào, náo nhiệt để đến với những làng quê yên bình sau những lũy tre xanh, thỉnh thoảng ta lại được nhìn ngắm cảnh những đứa trẻ say sưa trong những trò chơi dân gian thú vị, một trong những trò chơi ấy là ô ăn quan.

2/ Thân bài:

- Giới thiệu về lịch sử:

+ Trò chơi này đã có mặt ở nước ta từ hàng ngàn năm trước. Nhân dân còn lưu truyền những câu chuyện về Mạc Hiểu Tích – đỗ Trạng nguyên năm 1086, ông đã viết một cuốn sách bàn về các phép tính trong trò chơi ô ăn quan.

+ Ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala (có nguồn gốc từ động từ nagala – có nghĩa là di chuyển. Bàn chơi mancala đã xuất hiện ở Ai Cập từ khoảng 1150 năm tr.CN). 

+ Thường là trò chơi của các bé gái.

+ Hiện ở Bảo tàng dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này. 

- Số người chơi: Thường là 2 người.

- Bàn chơi:

+ Bàn chơi ô ăn quan được kẻ trên mặt bằng tương đối phẳng, có kích thước linh hoạt, miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân.

+ Bàn được vẽ theo hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông nhỏ, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau gọi là ô dân, 2 đầu kẻ 2 ô hình bán nguyệt gọi là ô quan.

- Quân chơi: Gồm 2 loại quan và dân, kích thước vừa để có thể cầm nắm nhiều quan trong 1 bàn tay, quan có kích thước lớn hơn (luôn là 2).

- Bố trí quân chơi: Quan được đặt vào 2 ô hình bán nguyệt, 50 dân chia đều cho 10 ô.

- Cách chơi:

+ Người được đi sẽ rải quân, khi đến quân cuối cùng, lại tiếp tục lấy quân ở ô đó rải tiếp, cứ như vậy, cho đến khi quân cuối cùng được rải mà trước nó là một ô trống thì người chơi sẽ được ăn toàn bộ quân ở ô kế tiếp. 

+ Khi rải đến quân cuối cùng mà liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống kế tiếp thì người chơi bị mất lượt.

+ Cuộc chơi kết thúc, khi toàn bộ quan và dân ở hai bên đã bị ăn hết. Trường hợp quan đã bị ăn hết mà dân vẫn còn thì quân ở hình ô vuông thuộc phía bên nào coi như bên đó được.

+ Bên nào có nhiều quan và dân hơn thì thắng cuộc.

3. Kết bài: 

- Là trò chơi dân gian có tính chất chiến thuật, có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị trò chơi.

- Trò chơi giúp trẻ khả năng quan sát và tính toán nhanh. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm