Giáo án Sinh học 8 Cánh diều Bài 30 Máu và hệ tuần hoàn ở người


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 30: MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN Ở NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu về máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm một cách có hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi tìm hiểu về miễn dịch, nhóm máu và truyền máu, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia thảo luận và trình bày.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nêu được chức năng của máu, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần.

+ Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể. Trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. Giải thích được cơ chế phòng bệnh và cơ sở của tiêm vaccine phòng bệnh.

+ Nêu được khái niệm nhóm máu. Phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.

+ Nêu được chức năng của hệ tuần hoàn. Kể được tên và chức năng của các cơ quan trong hệ tuần hoàn và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của hệ tuần hoàn.

+ Nêu được một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình.

- Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được dự án điều tra phong trào hiến máu nhân đạo, tỉ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học về máu và tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình. Nêu được điều gì xảy ra với cơ thể khi thiếu tiểu cầu, nêu được ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.

- Các hình ảnh trong SGK.

2. Học sinh:

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.

b) Nội dung:

- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:

+ Một người bị mất máu liên tục sẽ yếu dần và nguy hiểm đến tính mạng. Máu có vai trò gì đối với cơ thể? Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì trong quá trình đó?

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:

+ Một người bị mất máu liên tục sẽ yếu dần và nguy hiểm đến tính mạng. Máu có vai trò gì đối với cơ thể? Máu lưu thông trong cơ thể như thế nào và tim có vai trò gì trong quá trình đó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

- Vai trò của máu đối với cơ thể: Giúp bảo vệ cơ thể; vận chuyển các chất cần thiết cho tế bào và mang các chất thải từ tế bào tới các cơ quan bài tiết.

- Máu lưu thông trong cơ thể nhờ hệ tuần hoàn. Tim có vai trò như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về các thành phần của máu, miễn dịch, nhóm máu và truyền máu

a) Mục tiêu:

- Nêu được chức năng của máu, các thành phần của máu và chức năng của mỗi thành phần.

- Nêu được khái niệm miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể. Trình bày được cơ chế miễn dịch trong cơ thể người. Giải thích được cơ chế phòng bệnh và cơ sở của tiêm vaccine phòng bệnh.

- Nêu được khái niệm nhóm máu. Phân tích được vai trò của việc hiểu biết về nhóm máu trong thực tiễn.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về các thành phần của máu.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK để tìm hiểu về miễn dịch, nhóm máu và truyền máu.

- Vòng 1: Nhóm chuyên gia GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập.

- Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép. Thành lập nhóm các mảnh ghép: Mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia. Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng các thành phần của máu.

Thành phần của máu

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Huyết tương

Gồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hòa tan khác.

Vận chuyển các chất.

Tiểu cầu

Không nhân.

Tham gia vào quá trình đông máu.

Bạch cầu

Có nhân, không màu.

Tham gia bảo vệ cơ thể.

Hồng cầu

Hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏ.

Tham gia vận chuyển chất khí (O2 và CO2).

- Phần trình bày của các nhóm về miễn dịch, nhóm máu và truyền máu.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Hoạt động 2.1.1: Tìm hiểu về các thành phần của máu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ hoạt động cá nhân, quan sát hình ảnh, tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi.

1. Quan sát hình 30.2, nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý bảng 30.1

Thành phần của máu

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân, tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS báo cáo.

- Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung về các thành phần của máu.

I. Máu

1. Thành phần của máu

- Máu là phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm huyết tương và hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.

- Huyết tương gồm chủ yếu là nước và các chất tan: Duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.

- Tiểu cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế làm đông máu.

- Hồng cầu: Vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu.

- Bạch cầu: Tham gia bảo vệ cơ thể.

Hoạt động 2.1.2: Tìm hiểu về miễn dịch, nhóm máu và truyền máu

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Vòng 1:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về miễn dịch

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nhóm máu và truyền máu.

Các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi
thành viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt, như là chuyên gia.

- Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép, ½ thành viên của nhóm 1 sẽ chuyển sang nhóm 2 và ngược lại. Thành viên các nhóm chuyên gia cùng thảo luận và trả lời câu hỏi 2, 3 SGK trang 144, 145

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thực hiện nhiệm vụ các vòng theo yêu cầu của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm.

- Thảo luận, báo cáo các câu hỏi SGK.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Qua hoạt động, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết.

I. Máu

2. Miễn dịch

- Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể.

- Cơ thể có hàng rào bảo vệ tự nhiên: da, niêm mạc, dịch tiết,… ngăn không cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

- Nếu mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể tiêu diệt mầm bệnh bằng con đường thực bào, tạo ổ viêm.

- Tiêm vaccine giúp phòng bệnh vì vaccine chứa các kháng nguyên. Khi đưa vaccine vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh và “ghi nhớ” lại kháng nguyên đó. Nếu lần sau bị mầm bệnh xâm nhập thì cơ thể có khả năng sản sinh nhanh kháng thể để chống lại mầm bệnh vì bạch cầu có khả năng “ghi nhớ” loại kháng nguyên đó.

3. Nhóm máu và truyền máu

- Nhóm máu là sự phân loại máu dựa trên khác biệt về kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết tương của mỗi người.

- Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu: A, B, AB và O.

- Khi truyền máu có thể sẽ xảy ra hiện tượng phá hủy hồng cầu, gây nguy hiểm đến tính mạng người nhận máu. Do đó, khi truyền máu thì lựa chọn tối ưu nhất là truyền cùng nhóm máu.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

a) Mục tiêu:

- Nêu được chức năng của hệ tuần hoàn.

- Kể được tên và chức năng của các cơ quan trong hệ tuần hoàn và sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của hệ tuần hoàn.

b) Nội dung:

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục II SGK trang 146, 147 sơ đồ hệ tuần hoàn ở người và hoạt động cặp đôi để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

a) Tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn:

Tên cơ quan

Chức năng

Tim

Co dãn đều đặn và liên tục, giúp đẩy máu ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim.

Động mạch

Vận chuyển máu từ tim đến mao mạch.

Mao mạch

Thực hiện trao đổi chất (dinh dưỡng, chất thải,…) và khí (O2, CO2) giữa máu và tế bào của cơ thể.

Tĩnh mạch

Vận chuyển máu từ mao mạch trở về tim.

b) Đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn:

- Vòng tuần hoàn tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch đổ về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.

- Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận lại các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi.

+ Quan sát hình 30.8:

a) Nêu tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn.

b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) và vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi.

- HS còn lại lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung về cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.

- Giải quyết câu hỏi mở đầu.

II. Hệ tuần hoàn

1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn

- Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch máu, hoạt động phối hợp nhịp nhàng giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Tim co dãn đều đặn, liên tục, giúp đẩy máu ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim. Hệ mạch máu gồm: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Mao mạch là mạng lưới nối giữa động mạch và tĩnh mạch, có thành rất mỏng, là nơi thực hiện trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào của cơ thể. Vận tốc máu chảy cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu phòng bệnh về máu và hệ tuần hoàn

a) Mục tiêu:

- Nêu được một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn để bảo vệ bản thân và gia đình.

- Thực hiện được dự án điều tra phong trào hiến máu nhân đạo, tỉ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận cặp đôi, liên hệ kiến thức thực tế để tìm hiểu về một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn, đề xuất một số biện pháp bảo vệ hệ tuần hoàn.

- GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS thực hiện dự án điều tra phong trào hiến máu nhân đạo, tỉ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

1. Một số bệnh về máu: thiếu máu, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, ...

- Một số nguyên nhân: Do khẩu phần ăn thiếu sắt, folic acid; dẫn đến bệnh thiếu hồng cầu. Do chế độ ăn nhiều muối, đường, chất béo; sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia; chế độ luyện tập và nghỉ khơi kém khoa học,...

2. Một số biện pháp phòng bệnh về máu và hệ tuần hoàn: Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, lối sống lành mạnh, hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muỗi, đường, dẫu mờ, hạn chế sử dụng chất kích thích; vận động thể lực phù hợp. Ngoài ra, cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt các tác nhân truyền bệnh qua đường máu.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận cặp đôi, liên hệ kiến thức thực tế để trả lời các câu hỏi:

1. Nêu một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn, nguyên nhân dẫn tới các bệnh đó.

2. Đề xuất một số biện pháp để phòng bệnh về máu và hệ tuần hoàn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS báo cáo sản phẩm học tập.

- Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- GV nhận xét và chốt nội dung về một số bệnh về máu và tim mạch.

- GV giao nhiệm vụ về nhà, yêu cầu HS thực hiện dự án điều tra phong trào hiến máu nhân đạo, tỉ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương.

III. Một số bệnh về máu và tim mạch

- Một số bệnh về máu: thiếu máu, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, ...

- Một số nguyên nhân: Do khẩu phần ăn thiếu sắt, folic acid; dẫn đến bệnh thiếu hồng cầu. Do chế độ ăn nhiều muối, đường, chất béo; sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia; chế độ luyện tập và nghỉ khơi kém khoa học,...

- Biện pháp phòng bệnh về máu và hệ tuần hoàn: Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, lối sống lành mạnh, hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muỗi, đường, dẫu mờ, hạn chế sử dụng chất kích thích; vận động thể lực phù hợp. Ngoài ra, cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt các tác nhân truyền bệnh qua đường máu.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Củng cố cho HS kiến thức về máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người, khắc sâu mục tiêu bài học.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy khái quát kiến thức về máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người.

c) Sản phẩm:

- Sơ đồ tư duy của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày, nhận xét sơ đồ của một số HS.

Bước 4: Kết luận, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học.

- Sơ đồ tư duy của HS.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

- HS vận dụng được kiến thức bài học để đề xuất các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ hệ tuần hoàn cho bản thân và gia đình.

b) Nội dung:

- Dựa vào kiến thức đã học, hoạt động cá nhân và thực hiện trả lời các câu hỏi vận dụng.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi sau:

1. Người bị sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu tiểu cầu?

2. Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe.

3. Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời một số HS đưa ra câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học.

- Các câu trả lời của HS.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 31. Thực hành về máu và hệ tuần hoàn.

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Danh mục: Giáo án