Giáo án Sinh học 8 Cánh diều Bài 29 Dinh dưỡng và hệ tiêu hóa ở người


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

Trường: …………………….

Tổ: ………………………….

Họ và tên giáo viên:

………………………………..

BÀI 29: DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.

- Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm, sử dụng ngôn ngữ một cách khoa học để diễn đạt. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:

+ Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa.

+ Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp.

+ Phân tích được các nguyên tắc lập khẩu phần ăn. Xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.

+ Kể tên và nêu được chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa. Phân tích được sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa.

+ Nêu được một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp để phòng, chống các bệnh về tiêu hóa.

+ Trình bày được một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề xuất được các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn.

- Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được một dự án liên quan đến tiêu hóa và dĩnh dưỡng.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết về an toàn thực phẩm để đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân và người thân trong gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8, kế hoạch bài dạy.

- Hình ảnh các loại thực phẩm; các hình ảnh trong SGK bài 29 và một số bao bì thực phẩm.

- Tranh phóng to hệ tiêu hóa ở người.

- Các phiếu học tập về an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng bệnh về tiêu hóa.

2. Học sinh:

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 8.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.

b) Nội dung:

- GV chiếu hình ảnh, đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:

+ Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn nào nên ăn thường xuyên, thức ăn nào em nên hạn chế ăn? Vì sao?

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu hình ảnh về các loại thức ăn.

Từ Vựng Tiếng Anh Các Loại Đồ Ăn/Foods Name in English/English Online (new) - YouTube

Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Trong các loại thức ăn em thích, thức ăn nào nên ăn thường xuyên, thức ăn nào em nên hạn chế ăn? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

- Một số loại thức ăn em yêu thích như: gà rán, khoai tây chiên, mì cay, bánh kem, bim bim, hoa quả, rau xanh,…Nên ăn hoa quả và rau xanh thường xuyên vì chúng là các thực phẩm dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa, nên hạn chế sử dụng thực phẩm chiên xào và đồ ngọt vì nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về dinh dưỡng và chất dinh dưỡng

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng, mối quan hệ giữa dinh dưỡng và tiêu hóa.

- Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, nghiên cứu thông tin trong SGK. HS hoạt động cặp đôi, trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về dinh dưỡng và chất dinh dưỡng.

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

1. Qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành các chất như: đường đơn, glycerol và acid béo, amino acid, vitamin, chất khoáng, giúp tế bào và cơ thể có thể hấp thu được.

2. a) Thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh:

- Năng lượng: 140 Kcal.

- Tổng chất béo: 6 g.

- Cholesterol: 4 mg.

- Natri: 160 mg.

- Tổng carbohydrate: 19 g.

- Chất xơ: 1 g.

- Đường: 5 g.

- Chất đạm: 2 g.

- Vitamin D

- Canxi: 26 mg.

b) Ý nghĩa của các thông tin trong bảng đối với người tiêu dùng: Giúp người tiêu dùng xác định thành phần dinh dưỡng cụ thể, dựa vào đó để lựa chọn sử dụng các sản phẩm phù hợp.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ học tập cá nhân, tìm hiểu thông tin SGK, sau đó hoạt động cặp đôi và trả lời các câu hỏi:

1. Quan sát hình 29.1, qua quá trình tiêu hóa, những chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành những chất gì để tế bào và cơ thể có thể hấp thu được?

2. Quan sát hình 29.2

a) Nêu thông tin về các loại chất dinh dưỡng có trong một chiếc bánh.

b) Thông tin trong bảng có ý nghĩa gì đối với người tiêu dùng?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung về dinh dưỡng và chất dinh dưỡng.

I. Dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng hợp lí

1. Dinh dưỡng và chất dinh dưỡng

- Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng là những chất trong thức ăn có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng hợp lí

a) Mục tiêu:

- Phân tích được các nguyên tắc lập khẩu phần ăn.

- Xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.

b) Nội dung:

- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân đọc thông tin mục I.2 SGK trang 140, bảng 29.2, 29.3 và thực hiện nhiệm vụ để tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng hợp lí.

- Thực hành: Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể.

2. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn:

+ Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng.

+ Phù hợp với nhu cầu cơ thể (tùy theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động của cơ thể, tình trạng bệnh tật).

+ Đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương.

- Chế độ ăn hợp lí cho bản thân mỗi HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi.

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lí là gì?

2. Nêu nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho một người trong một ngày.

- GV yêu cầu HS sử dụng các thông tin SGK, bảng 29.2 và 29.3, thực hành xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí cho bản thân và những người trong gia đình em.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi và thực hành xây dựng khẩu phần ăn.

- GV quan sát và hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi.

- Các HS chia sẻ khẩu phần ăn mà mình xây dựng.

- HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét và chốt nội dung về chế độ dinh dưỡng hợp lí.

I. Dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng hợp lí

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lí

- Chế độ dinh dưỡng hợp lí là số lượng, thành phần các loại thực phẩm một người sử dụng giúp cung cấp đầy đủ, cân bằng về năng lượng và các nhóm chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu của cơ thể.

- Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn:

+ Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng.

+ Phù hợp với nhu cầu cơ thể (tùy theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động của cơ thể, tình trạng bệnh tật).

+ Đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương.

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa

a) Mục tiêu:

- Kể tên và nêu được chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa. Phân tích được sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa.

b) Nội dung:

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục II SGK và thực hiện nhiệm vụ để tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của hệ tiêu hóa, quá trình tiêu hóa ở người.

- GV chuẩn bị tranh phóng to cấu tạo hệ tiêu hóa ở người, chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS hoạt động nhóm, tìm hiểu thông tin và lên bảng chỉ ra vị trí các cơ quan và chức năng của hệ tiêu hóa.

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận về sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa, mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng.

c) Sản phẩm:

- Phần trình bày của HS: nêu và chỉ ra được vị trí các cơ quan tiêu hóa trên hình, chức năng các cơ quan cấu tạo hệ tiêu hóa ở người.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS kể tên một số hệ cơ quan trong cơ thể người.

- GV chuẩn bị tranh phóng to cấu tạo hệ tiêu hóa ở người, yêu cầu HS hoạt động nhóm, tìm hiểu thông tin và lên bảng chỉ ra vị trí, chức năng các cơ quan của hệ tiêu hóa.

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận về sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa, mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.

- HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát và hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi.

- Các nhóm báo cáo phần tìm hiểu của nhóm mình.

- HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét và chốt nội dung về cấu tạo, chức năng và quá trình tiêu hóa ở người.

II. Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa

- Sơ đồ cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa ở người (Bảng 29.3 SGK).

- Thức ăn di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua quá trình tiêu hóa cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ, đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của enzyme) thành các chất đơn giản, các chất này được hấp thụ ở ruột non. Những chất không được tiêu hóa và hấp thu thải ra ngoài qua hậu môn.

Hoạt động 2.4: Tìm hiểu một số bệnh về an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng bệnh về tiêu hóa

a) Mục tiêu:

- Nêu được một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp để phòng, chống các bệnh về tiêu hóa.

b) Nội dung:

- GV giữ nguyên 4 nhóm như ở hoạt động trước, yêu cầu HS hoạt động nhóm, đọc thông tin SGK, hoàn thành phiếu học tập số 1 để tìm hiểu về an toàn vệ sinh thực phẩm và biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm.

c) Sản phẩm:

- Đáp án phiếu học tập số 1.

a) Một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, nấm mốc.

- Thực phẩm chứa chất phụ gia, chất bảo quản.

- Thực phẩm bị nhiễm các chất độc hóa học, các kim loại nặng như chì, thủy ngân,…

- Thực phẩm có chứa các độc tố tự nhiên như cá nóc, nấm có độc, lá ngón,…

b)

Khâu sản xuất

Khâu vận chuyển và bảo quản

Khâu sử dụng và chế biến

- Tuân theo tiêu chuẩn kĩ thuật nghiêm ngặt như không lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học hoặc thức ăn tăng trọng,…

- Quá trình sản xuất không gây ô nhiễm đến môi trường.

- Người sản xuất cần cập nhật kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Sử dụng các dụng cụ, thiết bị sạch sẽ, hợp vệ sinh.

- Phân loại, đóng gói thực phẩm; lựa chọn các phương pháp vận chuyển và bảo quản thực phẩm phù hợp.

- Chọn thực phẩm tươi và an toàn.

- Chế biến thực phẩm cần đảm bảo hợp vệ sinh: ngâm rửa kĩ, nấu chín,…

- Chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ. Kiểm tra vệ sinh của các quầy bán thực phẩm.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giữ nguyên 4 nhóm như ở hoạt động trước, yêu cầu HS hoạt động nhóm, đọc thông tin SGK, hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát và hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các nhóm báo cáo phần tìm hiểu của nhóm mình.

- HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét và chốt nội dung về an toàn vệ sinh thực phẩm.

III. Bảo vệ hệ tiêu hóa

1. An toàn vệ sinh thực phẩm

- Đáp án phiếu học tập số 1.

Hoạt động 2.5: Tìm hiểu một số bệnh về an toàn vệ sinh thực phẩm và phòng bệnh về tiêu hóa

a) Mục tiêu:

- Trình bày được một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề xuất được các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn.

b) Nội dung:

- GV giữ nguyên 4 nhóm như ở hoạt động trước, yêu cầu HS hoạt động nhóm, đọc thông tin SGK, hoàn thành phiếu học tập số 2 để tìm hiểu về một số bệnh về tiêu hóa và phòng bệnh về tiêu hóa.

c) Sản phẩm:

- Đáp án phiếu học tập số 2

a)

Tên bệnh

Nguyên nhân

Ngộ độc thực phẩm

Do sử dụng thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm hóa học, các thực phẩm biến chất, ôi iu hoặc có sẵn độc tố,…

Tiêu chảy

Do ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn vi sinh đường ruột,…

Giun sán

Do môi trường sống ô nhiễm; thói quen ăn thực phẩm sống, rửa chưa sạch; nhiễm ấu trùng giun sán từ thú cưng,…

Sâu răng

Do vi khuẩn tấn công, vệ sinh răng miệng không đúng cách, thường xuyên ăn vặt, sử dụng thực phẩm nhiều đường,…

Táo bón

Do chế độ ăn uống không hợp lí (uống ít nước, thiếu chất xơ, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo,…); do mắc các bệnh lí; sử dụng một số loại thuốc;…

Viêm dạ dày

Do nhiễm vi khuẩn HP, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, tâm lí căng thẳng,…

b) Biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa:

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ.

- Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.

- Tạo bầu không khí vui vẻ khi ăn.

- Hạn chế sử dụng chất kích thích.

- Vệ sinh răng miệng đúng cách.

- Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giữ nguyên 4 nhóm như ở hoạt động trước, yêu cầu HS hoạt động nhóm, đọc thông tin SGK để hoàn thành phiếu học tập số 2.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV quan sát và hỗ trợ HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các nhóm báo cáo phần tìm hiểu của nhóm mình.

- HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét và chốt nội dung về phòng bệnh về tiêu hóa.

III. Bảo vệ hệ tiêu hóa

1. Phòng bệnh về tiêu hóa

- Đáp án phiếu học tập số 2.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu:

- Củng cố cho HS kiến thức về hệ vận động ở người, khắc sâu mục tiêu bài học.

b) Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau:

1. Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể gồm

A. thịt, cá, trứng, sữa.

B. thịt, cá, rau, hải sản, nước.

C. carbohydrate, canxi, chất xơ, vitamin và chất khoáng.

D. carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và chất khoáng.

2. Enzyme amylase của tuyến nước bọt có chức năng

A. biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn.

B. biến đổi một phần vitamin trong thức ăn.

C. biến đổi một phần protein trong thức ăn.

D. biến đổi một phần lipid trong thức ăn.

3. Tại dạ dày xảy ra chủ yếu hoạt động nào sau đây?

A. Hấp thụ lại nước.

B. Hấp thụ các chất dinh dưỡng.

C. Dự trữ, nghiền, đảo trộn thức ăn.

D. Cử động để đẩy thức ăn xuống trực tràng.

4. Dịch mật có chức năng

A. hoạt hóa pepsinogen thành pepsin.

B. nhũ tương hóa lipid.

C. chứa enzyme tiêu hóa protein và carbohydrate.

D. chứa enzyme amylase tiêu hóa một phần tinh bột.

5. Nguyên tắc lập khẩu phần ăn là

A. đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

B. cân đối thành phần các chất dinh dưỡng.

C. cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

D. Tất cả các đáp án trên.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

1. D

2. A

3. C

4. B

5. D

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. HS nào nhanh tay và trả lời đúng sẽ được tuyên dương hoặc nhận quà.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời HS xung phong trả lời.

- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học.

- Các câu trả lời của HS.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức bài học để đề lựa chọn phương pháp chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn cho gia đình.

- Đề xuất các biện pháp để bảo vệ đường tiêu hóa cho bản thân và gia đình.

b) Nội dung:

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức bài học, hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, hoạt động cá nhân và thực hiện các nhiệm vụ:

1. Trình bày các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm của gia đình em thường sử dụng. Trong đó, phương pháp nào an toàn? Phương pháp nào có thể gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm?

2. Em và những người thân trong gia đình thường thực hiện biện pháp nào để bảo vệ đường tiêu hóa?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà).

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời một số HS đưa ra câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học.

- Các câu trả lời của HS.

IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong Sách bài tập.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 30. Máu và hệ tuần hoàn ở người.

V. HỒ SƠ HỌC TẬP

Phiếu học tập số 1

a) Một số nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

b) Một số biện pháp giữ an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu sản xuất, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và chế biến:

Khâu sản xuất

Khâu vận chuyển và bảo quản

Khâu sử dụng và chế biến

Phiếu học tập số 2

a) Tên và nguyên nhân một số bệnh về tiêu hóa:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy

Giun sán

Sâu răng

Táo bón

Viêm dạ dày

b) Biện pháp phòng một số bệnh về tiêu hóa:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Danh mục: Giáo án