Cảm nhận về bài thơ "Tức cảnh pác bó". Ưu tiên mấy bạn có bài sẵn. Lưu ý: chi tiết, dài
2 câu trả lời
Tức cảnh Pác- Bó là bài thơ tiêu biểu cho thấy phong thái ung dung, lạc quan của vị Chủ tich vĩ đại. Khi nhắc đến chỗ ở, khung cảnh sinh hoạt thường ngày của mình, Bác đã dùng một giọng điệu thơ hết sức vui tươi xen lẫn sự hóm hỉnh : Sáng ra bờ suối tối vào hang. Đó là một cuộc sống hài hòa, thư thái, có ý nghĩa của một người cách mạng luôn làm chủ hoàn cảnh. Chính tâm hồn ung dung, thoải mái đã giúp Bác chiến thắng mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.Nếu như câu thơ thứ nhất nói về cảnh sống, nơi ở thì câu thơ thứ hai lại cho ta thấy chuyện ăn uống của Bác. Cháo ngô, măng rừng đã thay thế cho cơm trở thành món ăn quen thuộc có mặt hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Đây là cách nói rất thực . Cụm từ " vẫn sẵn sàng" cho thấy cháo bẹ rau măng dù kham khổ nhưng lúc nào cũng đầy đủ, trở thành món ăn thú vị, đồng thời còn cho thấy một tâm thế, một tinh thần Cách mạng luôn sẵn sàng dù cuộc sống có gian khổ. Đó là tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên, núi rừng. Không chỉ nơi ở hiểm trở, bữa ăn đạm bạc, dân dã mà ngay cả đến nơi làm việc của người đứng đầu lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng "chông chênh". " Chong chênh" không chỉ miêu tả cái bàn đá tự tạo mà còn phần nào gợi ra cái ý nghĩa tượng trưng cho thế lưc cách mạng nước ta đang trong thời kì khó khăn. Hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ chân thực vừa có tầm vóc lớn lao, trong tư thế uy nghi, giống như bức tượng đài vị lãnh tụ cách mạng. Với người cách mạng những khó khăn vật chất thì cũng không thể cản trở cách mạng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào người cách mạng vẫn có thể hoà hợp với thiên nhiên, thích nghi với hoàn cảnh. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng không mệt mỏi, Người đã thấy rằng " Cuộc đời Cách mạng thật là sang". Lối nói khoa trương nhưng rất chân thành, niềm vui ấy toả ra từ toàn bộ bài thơ, từ thiên nhiên, hình ảnh giọng điệu thơ. Tất cả điều đó đều xuất hiện từ quan niệm sống của Bác Hồ. Bác không quản ngại khó khăn, gian truân để cống hiến, mang lại độc lập, tự do cho dân tộc. Lý tưởng cách mạng đã soi sáng cho con đường của người chiến sĩ cộng sản.Câu thơ là tâm trạng, tình cảm của Bác khi tự nhìn nhận đánh giá về cuộc sống của minh, cuộc đời cách mạng của người ở Pắc – Bó thật cảm động. Bài thơ đã khiến người đọc thật xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn của vị lãnh tụ, trước phong thái ung dung, lạc quan của Người.
Xin hay nhất ạ
Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã thể hiện được thú lâm tuyền, vẻ đẹp tâp hồn của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh Người sống và chiến đấu tại rừng Việt Bắc. Thật vậy, vẻ đẹp tâm hồn của Bác không chỉ đến từ tình yêu thiên nhiên mà còn đến từ phong thái hoạt động cách mạng của Bác. Trong bài thơ, thú lâm tuyền của Bác được thể hiện ở nếp sống sinh hoạt hàng ngày của Bác. "Sáng ra bờ suối, tối vào hang" cho thấy một cuộc sống dân dã, bình yên, gần gũi với thiên nhiên trong thời gian biểu hàng ngày. Không những vậy, thức ăn của Bác cũng vô cùng giản dị và mộc mạc, chủ yếu là những đồ sẵn có trong rừng như: cháo bẹ, rau măng. Nếp sống của Bác giản dị và Bác trân trọng những điều đó, thích thú những vật chất mà thiên nhiên mang lại, được thể hiện qua "vẫn sẵn sàng". Câu thơ như thể hiện được sự biết ơn của Người trước những thứ mà thiên nhiên mang lại. Trong những tháng ngày hoạt động cách mạng tại Việt Bắc, Bác sống giản dị và hòa mình với thiên nhiên nhưng điều lớn lao hơn chính là phong thái ung dung cùng tinh thần thép của Người trước những khó khăn của đất nước, của dân tộc đang cận kề trước mắt. Hai câu thơ cuối bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã thể hiện được tâm thế hiên ngang, phong thái ung dung cùng tinh thần lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. Hai câu thơ vô cùng ngắn gọn, súc tích đã thể hiện được hình tượng của 1 vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh gian khó:"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang". Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh và làm việc của Bác. Người đọc có thể hình dung đó là điều kiện làm việc khó khăn được thể hiện qua từ láy tượng hình đặc sắc "chông chênh". Từ láy này có 2 tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc: bàn làm việc của Bác bằng đá nên gồ ghề và chênh vênh. Tầng nghĩa thứ hai là Bác ngụ ý cho con đường giải phóng dân tộc của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước. Tuy nhiên dù là nghĩa nào thì hình ảnh Bác làm việc vẫn hiện lên ung dung, điềm tĩnh. Đây chính là phong thái của người chiến sỹ cách mạng lạc quan và dành trọn cho đất nước, non sông. Câu thơ kết thúc bài thơ "Cuộc đời cách mạng thật là sang" giống như một câu cảm thán khép lại bài thơ và có yếu tố bất ngờ. "Sang" ở đây có thể hiểu là sang trọng, nhưng ý nghĩa đúng hơn vẫn là lòng tự hào của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Vì tình yêu Bác dành hết cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nên Bác yêu biết bao cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của mình! Dù cho cuộc đời hoạt động cách mạng có gian khổ nhưng đối với Bác thì đó là chặng đường đầy tự hào vì Bác đang gánh vác trọng trách lớn lao của cả 1 dân tộc. Từ đây, người đọc thấy được tư thế hiên ngang vượt qua mọi khó khăn của người chiến sỹ cách mạng cùng phong thái ung dung, tình yêu thiên nhiên, yêu cách mạng, yêu đất nước của Bác.