Viết đoạn văn qui nạp từ 12-15 câu làm rõ niềm khao khát tự do mãnh liệt của con hổ được thể hiện trong khổ thơ thứ 3 trong bài "Nhớ rừng". Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu nghi vấn. Chỉ ra câu nghi vấn và cho biết tác dụng.
2 câu trả lời
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu? "
Qua tác phẩm "Nhớ rừng", tác giả Thế Lữ đã cho người đọc thấy được cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ cũng như nỗi uất ức của Chúa sơn lâm khi bị giam trong vườn bách thú. Con hổ nuối tiếc thời quá khứ vàng son của nó. Trong khổ thơ thứ 3, tác giả đã sử dụng câu nghi vấn và câu cảm thán để bộc lộ nỗi lòng của con hổ. Thuở tung hoành của vị chúa sơn lâm, giờ đây phải thu mình trong cũi sắt, trở thành vật trưng bày cho "lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ" . Đâu còn những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa, những bình minh, cảnh hoàng hôn "lênh láng máu sau rừng"? Câu nghi vấn được tác giả sử dụng rất đắt để nói lên sự tù túng, giam cầm con hổ bây giờ và hồi tưởng lại quá khứ. câu nói xót xa: "than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu" cho thấy sự bi thương, u uất quá khứ nơi vị chúa sơn lâm. Con hổ và cũi sắt là hình ảnh ẩn dụ cho nhân dân ta lúc bấy giờ, bị giam cầm bởi bè lũ cướp nước. Sự căm tức của nhân dân chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, rơi vào cảnh nô lệ cũng như con hổ bị mất sự tự do nơi rừng sâu, sự tù túng trong chiếc lồng sắt. Nhà thơ đã mượn lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên nỗi lòng của người dân. Qua đó thể hiện lòng yêu nước, ý chí chiến đấu mãnh liệt bảo vệ tổ quốc. Đoạn thơ thứ 3 thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt của con hổ.
_________________________________________
Câu nghi vấn: Đâu còn những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa, những bình minh, cảnh hoàng hôn "lênh láng máu sau rừng"?
Tác dụng: Sự tiếc nuối, xót xa về quá khứ vàng son của hổ
Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:
Thế Lữ đã sử dụng động từ “gậm” để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc. “Khối căm hờn” là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn”gậm” trong mình. “Trong cũi sắt” lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình
Qua hình ảnh con hổ - vị chúa sơn lâm bị giam cầm trong vườn bách thú, nhà thơ đã thể hiện một cách rất gợi cảm cảnh ngộ bị tước mất tự do, sự sa cơ và u uất của nhân dân ta khi bị mất nước, rơi vào cảnh nô lệ. Con hổ nuối tiếc một thời oanh liệt nơi rừng xanh cũng như chính nhân dân ta nhớ tiếc lịch sử chống giặc hào hùng của dân tộc và khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của nhân dân.
`-` Tác dụng:
- Trong thời điểm khi tác giả sáng tác bài thơ, các tác phẩm văn nghệ gặp phải sự kiểm soát rất ngặt nghèo của thực dân.
`-` Vì vậy, việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” sẽ giúp tác giả có thể hiện một cách kín đáo, bóng bẩy những tâm sự của mình.
`#``zvyhoang2k5`