Viết đoạn văn theo cấu trúc quy nạp nêu suy nghĩ của em về hình ảnh ông đồ trong tác phẩm cùng tên của tác giả Vũ Đình Liên. Mọi người giúp em với ạaa

2 câu trả lời

“Ông đồ” là kiệt tác của Vũ Đình Liên tác giả nổi bật trong phong trào thơ mới. Bài thơ ngũ ngôn gồm 5 khổ để lại cho người đọc nhiều suy nghĩ về hình ảnh ông đồ từ khắc hoàng kim cho đến khi còn vang bóng.

Ông đồ thời xưa là những nhà nho, làm nhiệm vụ dạy học, ông đồ gắn liền với vòng lặp của thời gian:

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”.

Khi hoa đào nở đó là thời gian mùa xuân sắp về hình ảnh ông đồ xuất hiện, ông lại làm công việc quen thuộc của mình, với tài năng ông “thảo những nét phượng múa rồng bay”, nhiều người thuê ông viết và ai cũng khen ngợi tài năng của ông đồ.

Nhưng thời thế đã đổi thay, Hán học đang trong giai đoạn suy thoái trong thời gian thực dân nửa phong kiến, câu thơ “Người thuê viết nay đâu?”, câu hỏi bâng quơ và đầy cảm thương. Giấy đỏ, nghiên mực những hành trang gắn liền với ông đồ trên con đường tạo ra cái đẹp cho người đời nhưng giờ đây cũng u buồn, lặng lẽ. Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả nỗi buồn u sầu của những đồ vật vô tri vô giác. Không chỉ vậy “người buồn cảnh có vui bao giờ” nỗi buồn của ông đồ còn đủ sức lan tỏa vào không gian khiến cho cảnh vật xung quanh cũng có gam màu tối, ảm đạm.

“Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài giời mưa bụi bay”

Câu thơ đọc qua như có ý tả cảnh nhưng tác giả cũng nói lên nỗi lòng của ông đồ, đây là phép tả cảnh ngụ tình. Lá vàng rơi kết hợp với mưa rơi càng làm cho nỗi buồn trong chính nhân vật trở nên tê tái. Ông đồ vẫn ngồi đó, phố vẫn đông nhưng có điều không còn ai cảm thấy sự có mặt của ông nữa. Chính ông như cảm thấy cô đơn, lạc lõng trước khung cảnh quen thuộc.

“Năm nay, đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ”

Năm nay hình ảnh ông đồ đã không còn nữa, cái đẹp, tinh hoa giá trị tinh thần đã biến mất. Những người muôn năm cũ là ông đồ, người thuê viết hay bất kì ai điều đó cũng không còn quan trọng nữa, câu thơ đọc lên như một niềm day dứt, ngậm ngùi cho chính số phận của ông đồ. Giá trị cái đẹp đang dần bị lãng quên, câu hỏi như muốn nhắc nhở mọi người đừng quên quá khứ, văn hóa bởi đó là tinh hoa của dân tộc.

Bài thơ “Ông đồ” như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

 

Hình ảnh ông đồ trong bài thơ gợi lên vẻ tài năng, đẹp đẽ. Bằng tài nghệ của mình, ông đã cho mọi người chiêm ngưỡng những nét chữ tinh hoa của bản thân. Người xem có lẽ đã rất quen với điều đó , cứ mỗi năm thì ông đố lại ngồi đó, trải tấm giấy đỏ ra và viết những nét chữ như rồng bay phượng múa của mình. Dù là thời đắt khách hay khi thất thế, ông đồ vẫn ở trong lòng bạn đọc với bao suy tư, tình cảm. Hình ảnh ông gắn với hoa đào, với phố phường đông vui, tấp nập. Trong thời xưa, ông vẫn luon là trung tâm của sự chú ý. Cách gọi ông đồ già như một sự trân trọng của nhà thơ, như một điều minh chứng cho ta thấy hiểu hơn về ông, về nét đẹp văn hóa cho chữ cùng sự chảy trôi của thời gian. Vậy mà khi thời thế đổi thay, mọi thứ chỉ còn là dĩ vãng và chính cả ông đồ già cùng sự thịnh thế kia cũng là dĩ vãng đẹp trong lòng người. Ta có buồn và có chua xót trước thực tại ấy hay không? Có thể không đau buồn sao khi mà ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng mọi thứ đều đổi thay. SỰ thay đổi của thời đại đã làm chữ Nho chẳng còn giá trị. Ngòi bút tả cảnh ngụ tình của Vũ Đình Liên làm ta thương cảm và chua xót vô cùng, vô tận. Những lá, nhữn giấy cũng buồn vì ông chẳng hề cầm bút viết. Và rồi, ông đồ xưa, bóng hình ông chìm vào quên lãng cùng một thời đã qua!

Tham khảo nha!!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm