• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Đọc văn bản sau : Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ . Lần đầu tiên chập chững bước đi , bạn đã bị ngã . Lần đầu tiên tập bơi , bạn đã uống nước và suýt chết đuối phải không ? Lần đầu tiên đánh bóng bản , bạn có đánh trung không ? không sao đâu vì ... Oan Đi- Nhậy từng bị nhà bảo sa thải vì thiếu ý tưởng . Ông cũng nếm mùi phá sản nhiều lần trước khi sang tạo nên Đi- xuấy - len . Lúc còn đi học phổ thông , Lu - i Pa - xto chỉ là một học sinh trung bình . Về môn hóa , ông đứng thứ hạng 15 trong tổng số 22 học sinh của lớp Lep Tôn - xôi , tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng “ Chiến tranh và hòa bình " , bị đình chỉ học đại học vì “ vừa không có năng lực , vừa thiếu ý chỉ học tập " . Hen - ri Pho thất bại và chảy tủi đến năm lần trước khi thành công . Ca sĩ ô – pệ – ra nổi tiếng En - ri - cô Ca- ru –xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được . Vậy xin bạn chở lo thất bại . Điều đảng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình . ( Theo Ngữ văn 7 , tập 2 , tr 41 , NXB giáo dục Việt Nam , 2015 )

Câu 3 : Từ văn bản , hãy rút ra 1 thông điệp mà em tâm đắc nhất . Lý giải vì sao điều đó có ý nghĩa với em ?

1 đáp án
9 lượt xem

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nha quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hoặc hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.” (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi) Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì? Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện như thế nào? Câu 4 (1,25đ): Qua đoạn trích, em hiểu thế nào về tầm quan trọng của văn nghệ?

2 đáp án
6 lượt xem

Câu chuyện về một cành nho

Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức . Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó.

Nhưng một ngày kia, bão lốc tràn về , gió thổi dữ dội , mưa không ngớt, cành nho bé nhỏ đã bị dập ngã. Nó rũ xuống , yếu ớt và đau đớn . Cành nho đã kiệt sức . Bỗng nó nghe thấy tiếng gọi của một cành nho khác:

– Hãy lại đây và nắm lấy tay tôi !

Cành nho do dự trươc đề nghị ấy. Từ trước đến giờ ,cành nho bé nhỏ đã quen giải quyết mọi khó khăn một mình. Nhưng lần này thật đuối sức ….. Nó ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi.

– Bạn đừng sợ! Bạn chỉ cần quấn những sợi tua của bạn vào tôi là có thể giúp bạn đứng thẳng dậy trong mưa bão – Cành nho kia nói . Và cành nho bé nhỏ đã làm theo .

Gió vẫn dữ dội , mưa tầm tã và tuyết lạnh buốt ập về. Nhưng cành nho bé nhỏ không còn đơn độc , lẻ loi nữa mà nó đã cùng chịu đựng với những cành nho khác.Và mặc dù những cành nho bị gió thổi lắc lư, chúng vẫn tựa vào nhau như không sợ bất cứ điều gì.

(Trích hạt giống tâm hồn 4)

Câu 1 (1,0đ). Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?

Câu 2(1,0đ). Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích trên?

Câu 3(1,0đ). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4(1,0đ). Bài học sâu sắc nhất gợi ra cho em từ câu chuyện về cành nho?

2 đáp án
5 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những mơ ước rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò — lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như mọt ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức… (Theo Phạm Lữ Ân, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn) 1. Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nội dung của đoạn trích là gì? 2. Cho câu: “Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn.” a) Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu gì? b) Câu văn trên thực hiện hành động nói nào?

2 đáp án
5 lượt xem
2 đáp án
3 lượt xem
2 đáp án
5 lượt xem
2 đáp án
4 lượt xem
1 đáp án
4 lượt xem
2 đáp án
4 lượt xem
1 đáp án
4 lượt xem