Phân tích ngắn gọn cái "ngông" của nhà thơ Tản Đà trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội. Từ tâm trạng nào mà tác giả lại "ngông" như vậy? Nguyên nhân của tâm trạng đó của tác giả? Nhanh giúp mình ạ!
2 câu trả lời
- Từ “ngông” ở đây có nghĩa là:
+ Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với bình thường
+ Chơi trội
+ Dám làm trái khuôn phép, trái với lẽ thường mà không sợ bị cười chê
⇒ Thể hiện thái độ phóng khoáng, coi thường phép tắc
- Cái “ngông” của tác giả nằm ở chỗ:
+ Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được Chị Hằng ghì cành đa để leo lên cung trăng, muốn được Chị Hằng coi là bạn
+ Muốn thoát khỏi trần gian nhem nhuốc để lên cõi thần tiên
⇒ Thể hiện khát khao muốn thoát khỏi, xa lánh cõi trần thế, được sánh vai bầu bạn với Hằng Nga và thiên nhiên mây trời của tác giả
- Tâm trạng dẫn tới sự “ngông” đó: tâm trạng chán nản cuộc sống của tác giả
- Nguyên nhân của tâm trạng đó:
+ Đất nước lúc bấy giờ không còn chủ quyền, và tác giả chẳng thể làm gì để thay đổi được hiện thực bi kịch này
+ Tác giả là người có tài nhưng số phận lận đận, không được công nhận
Bạn tham khảo!
- Từ "ngông" được hiểu:
+ Những việc làm lớn, vượt trội hơn so với người bình thường.
+ Chơi trội, dám làm trái lẽ thường, không sợ bị chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép.
- Cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội:
+ Muốn thoát khỏi trần buồn chán, xấu xa để lên cõi mộng.
+ Xưng hô suồng sã với chị Hằng, muốn được chị coi là bạn.
+ Cách lên trời, lên trăng bộc lộ chất "ngông": muốn chị Hằng ghì cành đa xuống.
+ Câu 3 là sự ướm hỏi thì câu 4 Tản Đà tự tin về bản thân, khi lên cung quế sẽ làm cho chị Hằng bớt lẻ loi, buồn tủi.
=> Tản Đà - một hồn thơ "ngông" giữa cái tỉnh và cái điên, giữa cõi thực và cõi mơ thể hiện cá tính, thái độ sống của ông trước cuộc đời đầy bất công, ô trọc. Phía sau cái "ngông" của ông là nhân cách hơn người.