Sóng Hồng có nhận xét" Thơ là thơ nhưng cũng là vẽ,là nhạc,là chạm khắc theo một nét riêng Bằng việc phân tích bài thơ"Nhớ rừng" của Thế Lữ ,Em hãy sáng tỏ ý kiến trên.Từ đó liên hệ với khổ thơ đầu bài thơ"Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu. Chỉ cần viết mở bài thôi ạ , viết mở bài chi tiết và hay nữa thì càng tốt ạ . Giúp mình với !!
2 câu trả lời
Giấc mơ thường đem đến cho chúng ta những điều kì diệu. Đúng vậy. Có lần tôi đã mơ thấy mình lạc vào miền không gian thơ. Đong đầy trong nước mắt tôi là sắc biếc của bầu trời xanh, ánh sáng của những vì sao đêm long lanh như chẳng bao giờ tắt.Lắng tai nghe tôi thấy du dương của những bản “nguyệt cầm”, của những con sóng khát khao ngàn năm không thoả. Thơ có hoạ, có chạm khắc và có nhạc. Đó chỉ là một giấc mơ? Không ! Bản chất thực của thơ ca là như vậy. Nói như Sóng Hồng: “Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc là chăm khắc theo một cách riêng”.Một trong những nhà văn tiêu biểu phải kể đến Thế Lữ với bài thơ Nhớ rừng. Ông đã sáng tác nên đứa con tinh thần với đoạn bức tranh tứ bình , từ đó ta cảm nhận được thơ của ông không chỉ được khắc hoạ lên từ ngôn từ mà còn thể hiện tính nhạc, tính hoạ trong đó.
Mở bài:
Trong nền thơ ca nhân loại, có rất nhiều định nghĩa, nhận xét về thơ, mỗi ý kiến đều có nét đặc trưng riêng của mình. Nhà thơ Sóng Hồng từng nhận xét rằng: " Thơ là thơ nhưng cũng là vẽ,là nhạc,là chạm khắc theo một nét riêng". Nhận định trên quả là đúng đắn đối với bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ, nó là lăng kính phản chiếu nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm nổi tiếng này.