Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi: " Làng tôi vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông." Câu 1: Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và văn bản đó. Câu 2: tác giả đã giới thiệu về quê hương của mình qua những chi tiết nào? Nhận xét về cách giới thiệu của tác giả về quê hương? Câu 3: qua cách giới thiệu đó em cảm nhận được điều gì về quê hương của tác giả? Câu 4: Viết đoạn văn diễn dịch, nêu cảm nhận của em về hai câu thơ, trong đó có sử dụng một câu cảm thán, gạch chân câu cảm thán đó? Giúp mình với ạ:((( mình đang cần gấpp

2 câu trả lời

Câu `1.`

`-` Trích: Quê Hương của tác giả Tế Hanh.

`-` Tế Hanh (1921-2009). Tên thật là Trần Tế Hanh, quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi. Ông có mặt trong phong trào thơ mới vào những chặng cuối (1940-1945). Thơ ông thường giản dị, ông chuyên viết về đề tài quê hương. Bài thơ "Quê Hương" được sáng tác 1939, in trong tập "Nghẹn ngào" và được in lại trong tập "Hoa niên" (1945). Bài thơ là nỗi nhớ quê hương, tình cảm tha thiết của nhà thơ đối với những cảnh vật, con người và cuộc sống ở quê hương của nhà thơ.

Câu `2.` 

`-` Tác giả giới thiệu về quê hương mình: làm tôi làm nghề chài lưới ở cửa sông, ven biển.

`-` Lời thơ ngắn gọn, nhưng tác giả đã giới thiệu đầy đủ về quê hương mình từ công việc đến vị trí là cửa sông, ven biển của làng tác giả. Chỉ với hai câu thơ ngắn gọn, tác giả đã giới thiệu về làng của mình một cách tự nhiên, mộc mạc và chân thành, thể hiện niềm tự hào về làng quê của mình.

Câu `3.` Quê hương của tác giả chủ yếu làm công việc chài lưới truyền thống, bốn bề là sông nước bao quanh và cách xa biển nửa ngày sông.

Câu `4.` 

"Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông."

Hai câu thơ là bức tranh đậm chất làng quê về những hình ảnh của công việc chài lưới, công việc chài lưới này là nghề truyền thống lâu đời của làng tác giả. Hình ảnh đó đã gợi lên một làng quê đầy vất vả, lam lũ sống bên đầu ngọn gió. Tôi thương biết bao những con người lam lũ vất vả nơi làng quê! Tiếp đến là câu thơ "Nước bao vây cách biển nửa ngày sông" cho ta thấy rõ về vị trí của làng tác giả. Bốn bề là nước bao quanh, bên cạnh đó tác giả lại cho ta thấy rõ khoảng cách là nửa ngày sông - được đo bằng thời gian. Đã tạo nên một không gian quấn quýt, hòa quyện, mênh mông thơ mộng nơi làng chài. 

Câu 1: - Hai câu thơ trên trích trong văn bản Quê hương. Của tác giả Tế Hanh 

- Giới thiệu đôi nét về tác giả và văn bản đó: 

  + Về tác giả: Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi

  Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

     * Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương

     * Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến

     * Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

  Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết

   + Về tác phẩm: Bài thơ viết vào năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

Câu hỏi trong lớp Xem thêm