Cảm nhận khổ thơ thứ 4 của bài Nhớ rừng.

2 câu trả lời

   Đoạn bốn tả cảnh vườn Bách Thảo qua cái nhìn khinh bỉ của chúa sơn lâm. Tất cả chỉ là sự sắp đặt đơn điệu, buồn tẻ, khác xa với thế giới tự nhiên. Càng cố học đòi, bắt chước cảnh đại ngàn hoang dã thì nó lại càng lộ rõ sự tầm thường, giả dối đáng ghét:

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu.

    Của chốn ngàn năm cao cả, âm u. Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt trái ngược với khung cảnh rừng sâu núi thẳm hoang vu nơi nó đã từng ngự trị. Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng là hình ảnh ẩn dụ ám chỉ thực tại của xã hội đương thời. Âm hưởng thơ tỏ rõ tâm trạng chán chường, khinh miệt của số đông thanh niên có học thức trước thực tại quẩn quanh, bế tắc của xã hội lúc bấy giờ.

Xin hay nhất + 5sao + tym ạ!

Niềm uất hận trước thực tại tầm thường , giả dối của chúa sơn lâm thể hiện qua đoạn thơ thứ 4 

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
 Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu.

 Hổ uất hận không chỉ bị hạ bệ , bị giam giữ , bị coi như một thứ đồ chơi mà còn vì những thứ giả dối xung quanh  . Tầm thường nhưng không bao giờ chịu thay đổi , tất cả chỉ là sự sắp đặt giả tạo , đối lập hoàn toàn với khung cảnh , vẻ uy nghiêm , khoáng đạt của tự nhiên hoang dã . Bởi thế , hổ càng đau đớn , chán ghét thực tại hơn bao giờ hết . Hình ảnh " hoa chăm , cỏ xén , "... là hình ảnh ẩn dụ chỉ thực tại của xã hội đương thời . Tâm trạng chán chường của hổ chính là tâm trạng của số đông thanh niên Việt nam dưới thời Pháp thuộc trước thực tại quẩn quanh , bế tắc của xã hội lúc bấy giờ . Trong đoạn thơ trên , tác giả Thế Lữ đã sử dụng bút pháp lãng mạn , bay bổng . Chủ nghĩa lãng mạn không hòa nhập với thế giới của cái tầm thường mà luôn khao khát tới cái bay bổng , kì vĩ , phi thường . 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm