nếu đặc đặc điểm của thơ

2 câu trả lời

Đặc điểm: Là đặc trưng chung của ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, bởi tác phẩm văn học là sản phẩm của cảm xúc của người nghệ sĩ trước cảnh đời, cảnh người, trước thiên nhiên. Cho nên, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương phải biểu hiện được cảm xúc của tác giả và phải truyền được cảm xúc của tác giả đến người đọc, khơi dậy trong lòng người đọc những cảm xúc thẩm mĩ. Tuy nhiên, do đặc trưng của thơ là tiếng nói trực tiếp của tình cảm, trái tim nên ngôn ngữ thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt.

$#OMG$

ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ

1. Thơ nhìn bên ngoài

Bên ngoài, thơ là một cấu tạo ngôn ngữ đặc biệt: ngắm nhìn hay đọc lên, đều có thể tác động đến thị giác và thính giác. Sự sắp xếp các dòng (câu) tha như những đơn vị nhịp điệu đã phá vỡ hình thức văn xuôi của lời nói thường, làm nên một hình thức có tính tạohình đẹp mắt. Sự hiệp vần, phối xén tiếng bằng tiếng trắc, tiếng trầm tiếng bổng, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa, tạo nên nhạc điệu. Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của thơ.

2. Thơ nhìn sâu vào bên trong

Bên trong, ta thấy thơ là tiếng nói của tâm hồn con người. Lời thơ tuy có thể đọc thành tiếng, song đó là lời nói thầm của nộitâm sâu kín, thường phải được ngâm lên hay đọc diễn cảm thì mới thấy ý vị. Các biện pháp tu từ thường thấy ở thơ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, trùng điệp, câu đảo trang... đều là những hình thức biểu hiện sự rung động của tâm hồn và ý nghĩ thầm kín của nhân vật trữ tình. Tuy vậy, lời thơ lại là những lời có ý nghĩa khái quát về con người, về xã hội và nhân loại, có giá trị thẩm mĩ và giá trị nhân cách sâu sắc, đủ làm nền tảng cho sự thông cảm lẫn nhau và phát triển đời sống nội tâm phong phú của con người.

3. Sự kiện thơ - Nhân vật trữ tình

Bài thơ bao giờ cũng có ít nhất một sự kiện làm nảy sinh rung động thẩm mĩ mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ mà văn bản thơ là sự thể hiện của rung động ấy. Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) thường là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó với tư tưởng, tình cảm nhà thơ, nhưng không nên đồng nhất với con người thực tế của nhà thơ. Bởi nhân vật trữ tình, do "sống" trong thế giới thơ nên có phần tự do, ít ràng buộc hơn so với tác giả ngoài đời.

4. Ngôn ngữ thơ

Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng. Ý nghĩa thơ muốn biểu đạt thường không được thông báo trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ, mà do giọng điệu, hình ảnh, biểu tượng thơ gợi lên. Ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi, giữa các câu thơ có nhiều khoảng trống, những chỗ không liên tục gợi ra nhiều nghĩa, đòi hỏi người đọc phải liên tưởng, tưởng tượng, thể nghiệm thì mới hiểu hết sự phong phú bên trong.