Phần 1: Đọc - hiểu (5,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1,2,.....“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…- Khốn nạn…Ông giáo ơi!...Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết...Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. (Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, 2013 Câu 1: Xác định tác giả, phương thức biểu đạt chính, ngôi kể, người kể chuyện trong đoạn trích trên? Câu 2: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu trả lời của bạn Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên. Câu trả lời của bạn Câu 4: Em hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 200 chữ) bàn về lòng tự trọng của con người. (Rép nhanh ạ)

2 câu trả lời

1. 

- Tác giả: Nam Cao.

- Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

- Ngôi kể: thứ nhất.

- Người kể: ông giáo một nhânvật trong truyện.

2.

- Các thán từ: Này, a.

- Các tình thái  từ: ạ, à.

3.

- Lão Hạc kể chuyện bán chó 

4.

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, để bước qua những khó khăn ấy và đi tiếp trên con đường của mình, chúng ta cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp để đương đầu với những sóng gió phía trước. Một trong những đức tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tự trọng.

Vậy thế nào là tự trọng? Tự trọng là việc mỗi chúng ta tự ý thức được những giá trị tốt đẹp của bản thân; coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự đó và phát triển nó ngày càng tốt đẹp hơn. Mỗi con người ai cũng có những thế mạnh riêng, những phẩm chất tốt đẹp riêng của bản thân mình. Khi chúng ta nhận biết và ý thức được những giá trị đó, chúng ta sẽ tận dụng tối đa được lợi thế của mình để trau dồi và phát triển mạnh mẽ hơn theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó, người có lòng tự trọng sẽ là người có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cho cuộc sống, cho xã hội và cho người khác. Tuy nhiên, tự trọng không đồng nghĩa với tự cao và tự phụ. Tự cao và tự phụ là thói xấu của con người còn tự trọng là phẩm chất tốt đẹp, nó khiến ta tự hào về những gì chúng ta đã có và thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.

Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức, ý thức được những giá trị của bản thân và tự trọng về nó. Lại có những người vì những lợi ích trước mắt của bản thân mà tự hạ thấp mình, đánh mất đi lòng tự trọng vốn có,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, phê phán.

Tự trọng là một phẩm chất đáng quý mà mỗi con người cần rèn luyện. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Câu 1: Xác định tác giả, phương thức biểu đạt chính, ngôi kể, người kể chuyện trong đoạn trích trên?

→ Tác giả: Nam Cao;

→Phương thức biểu đạt chính: tự sự;

→ngôi kể: thứ nhất; 

→người kể: ông giáo một nhânvật trong truyện

Câu 2: Chỉ ra các thán từ và các tình thái từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

– Các thán từ: Này, a.

 – Các tình thái  từ: ạ, à.

Câu 3. Xác định nội dung chính của đoạn trích trên.

→ Lão Hạc kể chuyện bán chó 

Câu 4.

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Người có lòng tự trọng luôn biết tôn trọng bản thân và người khác, tích cực xây dựng những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, quyết liệt chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ công bằng và lẽ phải. Người có lòng tự trọng luôn hết lòng vì công việc, tôn trọng giờ giấc, trung thực với mọi người, đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu, hướng kết quả cao nhất trong công việc. Họ cũng sẵn sàng dám nhận ra lỗi sai của mình, sống trong sạch, thẳng thắng và có trách nhiệm cao trong công việc và trong ứng xử với mọi người. Ai cũng cần có lòng tự trọng. Chính lòng tự trọng tôn vinh vẻ đẹp nhân cách, khẳng định sức mạnh trí tuệ, cảm xúc và bản lĩnh hành động của con người. Cũng chính lòng tự trọng giúp ta phân biệt được giá trị của bản thân, nhận rõ thiện – ác và quan niệm về lí tưởng sống sâu sắc. Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội. Xã hội ngày càng văn mình và hiện đại thì lòng tự trọng của con người cũng phải càng lớn. Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Dẫu có đói rách, miễn còn lòng tự trọng, chắc chắn một ngày nào đó, con người cũng vươn tới thành công.