• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
2 lượt xem
2 đáp án
2 lượt xem
2 đáp án
1 lượt xem

Phần I ( 6 điểm): Bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt là một bài thơ viết về tình bà cháu thật xúc động. Trong bài thơ có câu: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” Câu 1 (0,5đ). Hãy chép chính xác bảy câu thơ nằm trước câu thơ trên. Câu 2 (1,5đ). Em hiểu thế nào về cụm từ "mấy nắng mưa” trong đoạn thơ vừa chép? Hãy chép lại một câu thơ có chứa cụm từ “mấy nắng mưa” trong một văn bản khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9. Ghi rõ tên tác phẩm, tên tác giả. Câu 3 (1đ). Nhận xét về kiểu câu (xét theo mục đích nói) và giá trị biểu đạt của câu thơ: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”. Câu 4 (3đ). Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ vừa chép, trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép nối (gạch chân câu bị động và phép nối). Phần II ( 4 điểm): Cho đoạn văn sau: …“Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: Nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc“Thế là một- hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.” Câu 1(1đ). Trong nhan đề“Lặng lẽ Sa Pa” tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn này? Câu 2(0,5đ). Kể tên một tác phẩm cũng viết về đề tài lao động mà em đã học ở chương trình Ngữ văn 9, nêu tên tác giả. Câu 3(0,5đ). Xét về cấu tạo câu:“Không, không đừng vẽ cháu!” thuộc kiểu câu nào? Câu 4(2đ).Trong đoạn văn nhân vật“cháu”có nói“Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật hạnh phúc”. Bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy nêu suy nghĩ của mình về hạnh phúc được gợi ra từ những lời của nhân vật đó.

1 đáp án
9 lượt xem

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi. 

Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm. Khi bố về cũng là lúc ngọn cỏ đã đẫm sương đêm. Cái thùng câu bao lần chà đi, xát lại bằng sắn thuyền, cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm… Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông -đơ, cái xếp ghế bao lần thay vải nó theo bố đi xa lắm.

Bố ơi! Bố chữa làm sao đuợc lành lặn đôi bàn chân ấy…đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh…

(Tuổi Thơ im lặng  - Duy Khán)

Câu a . Đoạn trích trên đã sử dụng phuơng thức biểu đạt chính nào? (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận)

Câu b . Các từ:  đâu đâu, tất bật, lành lặn  thuộc loại từ gì?

Câu c . Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu:  “Bố tất bật đi từ khi ngọn cỏ còn đẫm sương đêm.”  thuộc kiểu câu nào? 

Câu d.  Văn bản trên gợi cho em tình cảm gì?

Câu e . Từ nội dung văn bản, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bộc lộ tình cảm của mình dành cho người cha (hoặc người mẹ ) yêu quý của mình.

GIÚP MÌNH VỚI NG

1 đáp án
2 lượt xem

Giúp mình bài này vs ạ mình cần gấp Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị Chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng Mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm Điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn. (Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 2. Giải thích nghĩa của các từ “lảo đảo”, “thập thững”. Các từ ấy có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô đồng và người bà? Câu 3. Sự vô tâm của người cháu và nỗi cơ cực của người bà thể hiện qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? Câu 5. Xác định tên và nêu tác dụng của phép tu từ cú pháp trong đoạn thơ cuối. Câu 6. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 7. Anh/chị hiểu như thế nào về đoạn thơ: Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Câu 8. Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy. Câu 9. Xác định từ loại của các từ sau: Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá Níu váy bà đi chợ Bình Lâm Bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần Câu 10. Xác định tên và chỉ ra mô hình cấu tạo của các cụm từ sau: Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế Bà mò cua xúc tép ở đồng Quan Bà đi gánh chè xanh Ba Trại Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn. Câu 11. Phân biệt từ láy và từ ghép trong các từ sau: cơ cực, thập thững, lảo đảo. Câu 12. Xét về cấu tạo, câu Níu váy bà đi chợ Bình Lâm thuộc kiểu câu gì? Câu 13. Xét về mục đích nói, câu Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá thuộc kiểu câu gì?

2 đáp án
3 lượt xem

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.

Câu Hỏi

TÌM "KHỞI NGỮ" TRONGG ĐOẠN VĂN TRÊN

1 đáp án
3 lượt xem