• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
9 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả: ''Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...'' cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?... Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ... Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn khua khoét ngày trước lại ra vào hống hách trong cái đình... Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa.Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” (Kim Lân, “Làng”, Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005) Câu 1: Có bạn cho rằng đoạn trích trên đã sử dụng hình thức độc thoại, lại có bạn cho rằng đó là độc thoại nội tâm. Ý kiến của em? Câu 2: Nếu thay các dấu ba chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm cảm trong đoạn trích trên bằng dấu chấm thì giá trị biểu cảm có gì thay đổi?

2 đáp án
12 lượt xem
1 đáp án
8 lượt xem

I. Đọc –Hiểu (3 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : HOA THƠM VEN ĐƯỜNG Từ năm 20 tuổi, một chàng trai bắt đầu làm công việc đưa thư. Mỗi ngày, anh chạy đi chạy lại 50 km, gửi đến cho từng gia đình trong khu phố bao tin buồn vui. Cứ thế 20 năm trôi qua, con người, sự vật cũng trải qua mấy lần thay đổi. Duy chỉ có con đường anh qua lại hàng ngày là không hề có một nhành cây, cọng cỏ mà chỉ toàn là cát bụi mịt mù. Vì thế, có đôi lần anh khó chịu nghĩ: “Hừm, ngày nào cũng phải qua lại con đường buồn tẻ này!”. Một hôm, sau khi làm xong công việc của mình, anh vô tình đi ngang qua một tiệm bán hoa. Nhìn thấy những bông hoa khoe sắc tươi vui qua khung cửa kính, anh chợt bừng tỉnh: “Đúng rồi, chính là đây!”. Thế là anh chạy ngay vào tiệm đó, mua hạt giống hoa dại, và ngay ngày hôm sau đem rải khắp ven đường. Cứ như thế, một ngày trôi qua, hai ngày, một tháng, rồi hai tháng… anh kiên trì vun đắp cho “vườn hoa” của mình. Giờ đây, con đường buồn tẻ ngày nào giờ đã không còn mà thay vào đó là sắc hoa rực rỡ bốn mùa. Cuộc sống như thoi đưa, dòng sông thời gian trôi chảy bất tận đôi khi khiến ta thấy thật buồn chán. Vậy thay vì chờ đợi một điểm sáng xuất hiện, sao ta không tự tô điểm thêm để cuộc đời mình rực rỡ và nhiều hương hoa? Câu 1(0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản . Câu 2(0,5 điểm). Hai câu “Một hôm, sau khi làm xong công việc của mình anh vô tình đi ngang qua một tiệm bán hoa. Nhìn thấy những bông hoa khoe sắc tươi vui qua khung cửa kính, anh chợt bừng tỉnh: “Đúng rồi, chính là đây!”. được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào ? Câu 3(1 điểm) : Em hiểu “vườn hoa” mà nhân vật “anh” vun đắp ấy có ý nghĩa gì ? Câu 4(1 điểm).Thông điệp tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta qua câu chuyện trên ?

1 đáp án
10 lượt xem

Phần I, 3 điểm: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “- Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả 11 thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: “Quân thua chém tướng”. Tội của các ngươi đều đáng chết một vạn lần. Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài.” ( Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục) 1.Đoạn trích trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Hãy giải thích nhan đề của tác phẩm ấy. 2.Đoạn trích là lời của nhân vật nào, nói với ai? Lời đó được nói trong hoàn cảnh nào? Lời nói ấy giúp em hiểu thêm gì về phẩm chất của nhân vật được nhắc tới? PHẦN II, 7 điểm Cho câu thơ : “Quê hương anh nước mặn đồng chua” 1.Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. 2.Đoạn thơ vừa chép được trích từ bài thơ nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ đó. 3.Trong câu thơ thứ ba của đoạn thơ vừa chép có thể thay từ “đôi” bằng từ “hai” được không? Vì sao? 4.Câu thơ cuối cùng của đoạn thơ xét về mục đích nói thuộc kiểu câu gì? 5.Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu hãy làm rõ những cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội của những người lính được thể hiện qua đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch chân và chú thích rõ).

2 đáp án
13 lượt xem

Đọc đoạn trích sau: Nhịp sống hiện đại ngày nay đã mang đến cho con người cuộc sống thật phong phú, đa dạng. Song song với đó, mỗi người đều có một quan điểm sống riêng. Lựa chọn quan điểm và cách sống thế nào tùy thuộc vào cá nhân mỗi người. Và có lẽ sống đẹp là cách con người luôn hướng đến. Sống đẹp, trước phải sống đúng, đúng bổn phận, nghĩa vụ, pháp luật, đạo đức. Sau đó là sống có chí cầu tiến, biết đứng dậy bằng chính đôi chân mình khi vấp ngã, biết bền lòng và dũng cảm vượt qua những khó khăn, thử thách để vươn lên, chắp cánh cho ước mơ của mình được bay cao, bay xa. Đồng thời, sống đẹp còn là một lối sống có văn hóa, có tình người, là sự cho đi, cống hiến không so đo, toan tính. Nền văn minh nhân loại đã ghi nhận và vinh danh bao lớp người sống đẹp, miệt mài cùng những sáng tạo, nghiên cứu, nỗ lực cống hiến trí tuệ, đóng góp vào sự phát triển chung của thế giới. Nhiều tổ chức, cá nhân đã coi việc thiện nguyện, giúp đỡ người nghèo khó, thiếu thốn là lẽ sống. Bao anh hùng liệt sỹ đã dâng hiến tuổi trẻ, sinh mệnh cho chính nghĩa, cho Tổ quốc là biểu trưng của sống đẹp. Trong phạm vi hẹp, sống đẹp là sự yêu thương, hiếu kính ông bà, cha mẹ, thầy cô…; sự quan tâm, đùm bọc, sẻ chia với những người xung quanh và cả sự nỗ lực học tập, làm việc, cống hiến cho quê hương, đất nước của thế hệ trẻ… Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, thế nào là sống đẹp? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ hoán dụ trong câu trích: biết đứng dậy bằng chính đôi chân mình khi vấp ngã. Câu 4. Quan điểm: Lựa chọn quan điểm và cách sống thế nào tùy thuộc vào cá nhân mỗi người trong đoạn trích có ý nghĩa gì với em?

2 đáp án
12 lượt xem